Powered by Techcity

Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành thép

Hiện nay, Trung Quốc đang gia tăng xuất khẩu thép cán nóng HRC giá rẻ vào Việt Nam, làm tăng các mối lo ngại về thừa cung. Ðiều này gây áp lực rất lớn đến thị trường thép, tác động tiêu cực đến sức cạnh tranh, có nguy cơ khiến các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước thua ngay trên sân nhà.

Sản xuất thép cuộn tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên.

Vừa có tín hiệu phục hồi khi thị trường bất động sản bắt đầu khởi sắc sau thời gian dài chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhưng nếu không có các biện pháp phù hợp, ngành thép có thể lại rơi vào khó khăn trước sức ép từ thép nhập khẩu. Do đó, việc kiểm soát chất lượng, số lượng thép nhập khẩu, cũng như tăng cường bảo hộ cho nền sản xuất thép trong nước đang là vấn đề cấp bách, cần được quan tâm hơn nữa.

Gia tăng sức ép cạnh tranh

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), ngành thép Việt Nam hiện nay đang đứng đầu danh sách về các vụ kiện phòng vệ thương mại và được dự báo sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Riêng trong giai đoạn năm 2004-2022, các nước trên thế giới đã kiện thép xuất khẩu của Việt Nam với gần 70 vụ việc.

Những vụ kiện này không chỉ đến từ các thị trường xuất khẩu lớn và “khó tính” như Mỹ, Canada, EU mà còn ngay tại thị trường “ruột” ở một số nước trong khu vực ASEAN như: Thái Lan, Indonesia, Malaysia. Ðiều này đã đưa ngành thép trở thành ngành có áp lực chịu kiện phòng vệ thương mại lớn nhất và dự báo xuất khẩu các sản phẩm từ thép sẽ gặp nhiều khó khăn thời gian tới.

Không chỉ xuất khẩu gặp khó, ngay tại thị trường trong nước, áp lực cạnh tranh cũng rất khốc liệt khi làn sóng thép nhập khẩu đang ồ ạt vào nước ta, nhất là với thép giá rẻ từ Trung Quốc. Bởi cũng như Việt Nam, những năm gần đây, ngành thép của một số quốc gia, trong đó có Trung Quốc phải đối diện với vấn đề dư thừa nguồn cung, chi phí sản xuất tăng. Trước xu hướng này, Trung Quốc đang tìm cách đưa lượng lớn hàng tồn dư của mình sang các nước khác.

Số liệu từ Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) cho thấy, trong năm 2023, Việt Nam nhập khẩu tới 13,8 triệu tấn thép các loại, tăng 3,2% so với năm 2022 và 11% so với năm 2021, với giá trị đạt 10,4 tỷ USD. Chỉ riêng hai tháng đầu năm, cả nước đã nhập khẩu 2,65 triệu tấn với trị giá là 1,88 tỷ USD, tăng 85,4% về lượng và tăng 57% về trị giá so với hai tháng đầu năm 2023, trong đó, 70% là thép nhập từ Trung Quốc. Dự báo, đến hết quý I/2024, giá trị nhập khẩu thép sẽ vượt bốn tỷ USD.

Các chuyên gia cho rằng, tuy lợi nhuận ngành thép từ cuối năm 2023 đến nay khả quan hơn so với năm ngoái, nhưng thị trường thép Việt Nam vẫn đang chịu nhiều ảnh hưởng từ thị trường Trung Quốc. Vì vậy, việc nhập khẩu ồ ạt mặt hàng thép trong khi chưa có những hàng rào kỹ thuật, các biện pháp phòng vệ thương mại, kiểm tra chất lượng, đã khiến doanh nghiệp sản xuất thép trong nước gặp khó, nhất là khi giá bán của thép từ Trung Quốc thấp hơn nhiều so với thép Việt Nam, có thể gây ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh.

Thực tế ngay từ đầu năm 2024, bức tranh kinh doanh của các doanh nghiệp ngành thép đã bước qua thời kỳ ảm đạm khi giá thép đã có dấu hiệu phục hồi tăng trở lại, các doanh nghiệp không còn phải trích lập hàng tồn kho lớn như năm ngoái. Tuy nhiên đến nay, do nhu cầu tiêu thụ phục hồi chậm, lại phải cạnh tranh gay gắt với thép giá rẻ đến từ Trung Quốc, cho nên giá các mặt hàng thép của Việt Nam hiện chỉ đang giao dịch quanh mức 14 triệu đồng/tấn.

Cần có các giải pháp mạnh mẽ, phù hợp

Trước làn sóng thép Trung Quốc đang tràn vào nước ta, một số doanh nghiệp kiến nghị cần nhanh chóng áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm thép HRC nhập khẩu từ Trung Quốc. Mới đây, hai doanh nghiệp sản xuất thép lớn trong nước gồm Tập đoàn Hòa Phát và Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa đã đề xuất khởi xướng điều tra chống bán phá giá thép Trung Quốc.

Hai doanh nghiệp này cho rằng, sản lượng thép nhập khẩu tăng đột biến cũng như giá bán thép Trung Quốc giảm mạnh có thể gây ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành sản xuất trong nước. Với lượng nhập khẩu tăng mạnh gấp 2-3 lần, nhưng mức giá thép cuộn cán nóng của Trung Quốc từ quý I/2023 đến nay đã giảm từ 618 USD/tấn xuống còn khoảng 520-560 USD/tấn tùy loại.

Thậm chí trước tình trạng dư thừa nguồn cung, nhiều công ty thép Trung Quốc đã và đang chấp nhận bán lỗ dưới giá vốn để đưa được sản phẩm ra bên ngoài. Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát Nguyễn Việt Thắng chia sẻ, doanh nghiệp đã có đơn kiến nghị gửi Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) xem xét, đánh giá, nếu phát hiện có vi phạm, cần áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại ngay để bảo hộ nền sản xuất thép trong nước. Song điều mà các doanh nghiệp thép quan tâm là một giải pháp đồng bộ từ Nhà nước hướng tới một thị trường lành mạnh, công bằng hơn.

Cụ thể, các cơ quan quản lý nhà nước cần nhanh chóng thiết lập hàng rào kỹ thuật nhằm kiểm soát tuân thủ chất lượng, điều tiết lượng hàng nhập khẩu; tăng cường biện pháp phòng vệ thương mại, áp thuế cao đối với các hàng hóa nhập khẩu được trợ giá như nhiều quốc gia khác đã và đang thực hiện; tăng cường rà soát để tránh trường hợp thép giá rẻ Trung Quốc “đội lốt” hàng Việt Nam xuất khẩu sang các nước khác…




Tiêu thụ trong nước sụt giảm, xuất khẩu gặp khó khăn, nhưng thép nhập khẩu vẫn ùn ùn vào Việt Nam, đang khiến các doanh nghiệp lao đao. Thế nhưng theo quy định của Việt Nam, thép không nằm trong mặt hàng nhóm 2 gây mất an toàn theo Thông tư 06/2020/TT-BKHCN, cho nên không thuộc đối tượng phải kiểm tra chuyên ngành về chất lượng sản phẩm hàng hóa. Trong khi đó, thép Việt Nam khi xuất khẩu sang các nước đều phải có giấy chứng nhận sản phẩm theo tiêu chuẩn riêng của từng nước khá khắt khe, thì Việt Nam vẫn chấp nhận tiêu chuẩn do doanh nghiệp tự soạn và công bố.

Chủ tịch VSA, Nghiêm Xuân Ða


Ngoài ra, sản phẩm thép nhập khẩu vào Việt Nam phần lớn được hưởng mức thuế nhập khẩu 0%, thuế chống bán phá giá dao động trong khoảng 4,43-25,22%; trong khi thép Việt Nam xuất khẩu sang nhiều nước phải chịu thuế rất cao lên tới 42% tại Thái Lan, và 450% tại Mỹ. Hơn nữa, tại Việt Nam, các biện pháp phòng vệ thương mại như tự vệ phôi thép đã bị dỡ bỏ; các sản phẩm thép khác như tôn mạ, tôn màu, thép HRC, ống thép, thép dự ứng lực,… đều không phải chịu bất kỳ biện pháp phòng vệ thương mại nào.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay, các doanh nghiệp thép trong nước vẫn hạn chế về năng lực tài chính, công nghệ, dẫn đến tiêu tốn nhiên liệu, chi phí cao. Ðó là lý do khiến các sản phẩm thép trong nước khó có thể cạnh tranh được với các sản phẩm nhập khẩu, giá thành rẻ.

Vì vậy, cùng với các giải pháp bảo hộ phù hợp thông lệ quốc tế, vấn đề cốt lõi là các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước cần nâng cao chất lượng sản phẩm, tối ưu hóa quy mô sản xuất với quy trình khép kín, chủ động tái cơ cấu, tăng cường đầu tư công nghệ tiên tiến nhằm giảm giá thành sản phẩm, góp phần cạnh tranh tốt hơn. Ðồng thời, cần chủ động được nguồn nguyên liệu, đa dạng hóa thị trường, cơ cấu sản phẩm, nhất là các sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu với biên lợi nhuận cao.



Nguồn

Cùng chủ đề

Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam: Chìa khoá cạnh tranh với hàng nhập ngoại

Việc hàng nước ngoài tràn vào Việt Nam với giá cạnh tranh là chuyện bình thường, đòi hỏi hàng Việt phải tự nâng cao chất lượng để chinh phục người tiêu dùng. Hàng Trung Quốc tràn vào Việt Nam với giá rẻ Là một bà nội trợ, hàng tháng, nhu cầu mua sắm của chị Hoàng Thị Mai (Cầu Giấy), rất lớn. Trước đây, chị thường đến siêu thị để mua hàng, nhưng hiện nay, chị thích mua hàng qua các...

Khó khăn bủa vây ngành thép

Sản xuất thép của Việt Nam kỳ vọng tăng khoảng 10% trong năm 2024 và 8% vào năm 2025 khi nhu cầu sử dụng thép của các ngành kinh tế trong nước phục hồi trở lại. Tuy nhiên, dự báo ngành thép khó đạt mức tăng trưởng cao như kỳ vọng trong năm nay do lượng hàng tồn kho còn khá lớn, tình trạng bảo hộ thương mại gia tăng… Gia tăng sức ép Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), hiện...

Phim 18+ Cám có đủ sức cạnh tranh phòng vé khi công chiếu?

Phim kinh dị 18+ Cám ra rạp vào 20.9 tới, cuộc đua phòng vé nhộn nhịp hơn khi có nhiều dự án trong nước và bom tấn ngoại. Phòng vé Việt có nhiều phim ngoại mới, phim Việt hạ nhiệt Sau 2 dự án phim Việt là "Ma da" và "Làm giàu với ma" vượt trăm tỉ, điện ảnh Việt giai đoạn tháng 8 và đầu tháng 9 có nhiều khởi sắc hơn sau loạt dự án hè thất bại. Hiện tại,...

Tăng sức cạnh tranh cho ngành hàng sầu riêng

Năm 2024, mặt hàng sầu riêng Việt Nam hướng tới mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 3 tỷ USD. Thị trường xuất khẩu chính hiện nay là Trung Quốc và mặt hàng này đang chịu sự cạnh tranh gay gắt, do đó cần ổn định sản lượng, nâng cao chất lượng để tăng khả năng cạnh tranh của sầu riêng Việt Nam trong thời gian tới. Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), Việt Nam là thị...

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam nói gì về cạnh tranh ngành bị tụt hạng?

Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam vừa có đánh giá về Chỉ số năng lực phát triển du lịch toàn cầu 2024, trong đó Việt Nam giảm 3 bậc so với năm 2021. Báo cáo Chỉ số năng lực phát triển du lịch toàn cầu 2024 theo phương pháp đánh giá mới do Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) vừa công bố. "Kết quả xếp hạng chỉ số này chưa phản ánh thật sự chính xác" Theo Cục Du lịch...

Cùng tác giả

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vì tương lai bền vững

Tính đến giữa năm 2024, cả nước có hơn 40.000 di tích, trong đó có 8 Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới, 130 Di tích Quốc gia Đặc biệt, 3.621 Di tích Quốc gia, hơn 10.000 di tích cấp tỉnh. Hơn 4000 năm lịch sử đã để lại cho dân tộc Việt Nam những di sản văn hóa rất phong phú và đa dạng. Nó không chỉ là tài sản vô giá của dân tộc mà còn...

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội

Chiều 22/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Trước khi thảo luận tại tổ, làm việc tại hội trường, các đại biểu Quốc hội đã nghe Bộ trưởng...

Chương trình nghệ thuật “Bài ca người chiến sĩ công an nhân dân”

Tối 22/11, tại TP Hạ Long, Hội VHNT Quảng Ninh và Công an tỉnh phối hợp tổ chức chương trình nghệ thuật công bố tác phẩm về đề tài người chiến sĩ công an nhân dân với chủ đề "Bài ca người chiến sĩ công an nhân dân". Đồng chí Đặng Xuân Phương, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, đến dự chương trình. Chương trình giới thiệu 14 tác phẩm thơ, nhạc nội dung...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen

Chiều nay, 22/11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen. Chủ tịch Hun Sen nhiệt liệt chào đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lần đầu tiên thăm chính thức Campuchia trên cương vị người đứng đầu Cơ quan lập pháp và đại diện Lãnh đạo Đảng,...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP), chiều 22/11, tại thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet. Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet trân trọng cảm...

Cùng chuyên mục

Lập Hội đồng thẩm định quy hoạch đường sắt Lào Cai – Quảng Ninh

Bộ Giao thông vận tải vừa thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh dài hơn 447km, có chi phí đầu tư ước tính hơn 183.800 tỉ đồng. Theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Hội đồng thẩm định quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh gồm 30 thành viên do ông Nguyễn...

Dự báo giá vàng năm 2025: Bị ‘đốn ngã’ bởi nhiều yếu tố tiêu cực, vàng hạ nhiệt

Những bất ổn kinh tế và địa chính trị sẽ tác động tiêu cực lên giá vàng thế giới trong năm 2025. Giới phân tích cảnh báo nhà đầu tư vàng cần chuẩn bị tâm lý trước một chặng đường gập ghềnh và nhiều rủi ro giảm giá đáng kể trong năm tới. Năm 2024, vàng thế giới biến động dữ dội chưa từng có, có thời điểm lập đỉnh cao kỷ lục lịch sử khi lên tới gần 2.800...

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Tổng cục Hải quan vừa thông tin tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa trong nửa đầu tháng 11/2024, tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt hơn 681 tỷ USD. Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 11/2024 (từ ngày 01/11 đến ngày 15/11/2024) đạt 33,44...

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm

Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại Tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Tại đây nhiều đại biểu cho ý kiến về việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng điều hoà. Theo tờ trình dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc...

Hàng không tăng thêm 3.000 chuyến bay, bổ sung lượng vé Tết

Sáng 22-11, Vietnam Airlines Group (gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO) thông báo cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội địa Việt Nam dịp Tết 2025. Theo đó, giai đoạn từ 13-1-2025 đến 12-2-2025 (tức 14 tháng chạp năm Giáp Thìn đến 15 tháng giêng năm Ất Tỵ), Vietnam Airlines Group sẽ cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội...

Giữ nhịp tăng trưởng xuất khẩu dệt may

Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam ước đạt 44 tỷ USD, tăng 11,26% so với năm 2023. Đây là con số ấn tượng trước bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, tổng cầu giảm mạnh, chi phí tăng cao đã ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả của doanh nghiệp. Mặc dù hiện nay lượng đơn hàng tương đối dồi dào, nhưng trước sự cạnh tranh gay gắt, nhất là về nguồn...

Gợi ý cho Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

Báo cáo Việt Nam 2045 của Ngân hàng Thế giới đưa ra lộ trình giúp Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu, trở thành quốc gia thu nhập cao. Ngày 21/11, Ngân hàng Thế giới (WB) công bố báo cáo với tựa đề “Việt Nam 2045: Nâng cao vị thế thương mại trong một thế giới đang thay đổi – Con đường dẫn đến tương lai thu nhập cao”. Báo cáo đã đưa ra lộ...

Hội nghị phổ biến quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

Sáng 22/11, tại TP Hạ Long, Sở Công Thương Quảng Ninh chủ trì phối hợp cùng Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinacontrol và Công ty Than Hòn Gai – TKV tổ chức hội nghị phổ biến quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, bảo vệ tầng Ô-Dôn và kiểm kê khí nhà kính trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Tham dự hội nghị có 120 đại biểu là lãnh đạo, cán bộ đại diện cho 55 đơn...

Bộ trưởng Công Thương: Không để găm hàng, tăng giá dịp Tết

Trước biến động giá cả có thể xảy ra, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, đơn vị trực thuộc bộ và các doanh nghiệp, tập đoàn có biện pháp ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng găm hàng, thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025. Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Chỉ...

Rau quả xuất khẩu hơn 6,6 tỷ USD trong 11 tháng

Đà tăng trưởng tốt, xuất khẩu rau quả có thể đạt 6,6 tỷ USD trong 11 tháng, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Số liệu này được Hiệp hội Rau quả Việt Nam tính toán dựa trên dữ liệu từ hải quan. Trung Quốc vẫn là thị trường mua rau quả Việt nhiều nhất, gần 4,1 tỷ USD trong 10 tháng. Mức này tăng gần 30% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 66,5% tổng kim ngạch xuất...

Tin nổi bật

Tin mới nhất