Powered by Techcity

Nâng tầm, làm sâu sắc hơn nữa quan hệ giữa Cơ quan lập pháp Việt Nam-Trung Quốc

Chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch Quốc hội sẽ góp phần làm sâu sắc hơn nữa quan hệ giữa hai Cơ quan lập pháp, trở thành trụ cột quan trọng trong tổng thể quan hệ hai Đảng, hai Nhà nước.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình chụp ảnh chung trongchuyến thăm Việt Nam ngày 13/12/2023. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Nhận lời mời của Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc Triệu Lạc Tế, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ ngày 7-12/4/2024.

Nhân dịp này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Lê Thu Hà đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan đến chuyến thăm.

– Xin bà cho biết về bối cảnh và ý nghĩa chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tới Trung Quốc?

Phó Chủ nhiệm Lê Thu Hà: Sau 15 năm kể từ khi xác lập quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, quan hệ giữa hai Đảng, hai nước Việt Nam-Trung Quốc không ngừng mở rộng và đi vào chiều sâu, hợp tác trên các lĩnh vực đạt nhiều tiến triển tích cực, toàn diện.

Hai bên duy trì các hoạt động tiếp xúc, đối thoại và trao đổi đoàn ở các ngành, các cấp, nhất là các chuyến thăm cấp cao; ra “Tuyên bố chung về việc tiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ Đối tác Hợp tác Chiến lược Toàn diện, xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược,” nỗ lực vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Trong bối cảnh đó, chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ là chuyến thăm cấp cao đầu tiên của lãnh đạo Đảng và Nhà nước sau khi hai nước nâng tầm quan hệ, cũng là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của đồng chí Vương Đình Huệ trên cương vị Chủ tịch Quốc hội, có ý nghĩa hết sức quan trọng, định hướng chiến lược cho quan hệ song phương, cụ thể hóa nhận thức chung cấp cao và những kết quả đạt được trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (tháng 10/2022) và chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình (tháng 12/2023) với 6 phương hướng hợp tác lớn, đặc biệt là thúc đẩy “lòng tin chính trị cao hơn,” củng cố “nền tảng xã hội vững chắc hơn,” góp phần nâng tầm và làm sâu sắc quan hệ Đối tác Hợp tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Trung Quốc; khẳng định chủ trương xuyên suốt, nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam coi phát triển quan hệ với Trung Quốc là sự lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu trong tổng thể đường lối đối ngoại của Việt Nam.

Trong bối cảnh quan hệ hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Nhân đại toàn quốc Trung Quốc không ngừng được củng cố và phát triển tốt đẹp, chuyến thăm có ý nghĩa đặc biệt, góp phần nâng tầm và làm sâu sắc, thực chất hơn nữa quan hệ giữa hai Cơ quan lập pháp, đưa mối quan hệ này trở thành trụ cột quan trọng trong tổng thể quan hệ hai Đảng, hai Nhà nước.

– Bà đánh giá như thế nào về hợp tác giữa hai nước Việt Nam-Trung Quốc trong thời gian qua, trong đó có hợp tác giữa hai cơ quan lập pháp?

Phó Chủ nhiệm Lê Thu Hà: Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc thời gian qua về tổng thể duy trì đà phát triển tốt đẹp và đạt nhiều kết quả quan trọng. Giao lưu, tiếp xúc cấp cao diễn ra mật thiết, góp phần tăng cường tin cậy chính trị, định hướng chiến lược; không khí hữu nghị, tin cậy lan tỏa đến các cấp, ngành, địa phương và đoàn thể nhân dân, tạo thành cục diện giao lưu, hợp tác sôi động.

Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước trong năm 2023 đạt 172 tỷ USD. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất và là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Trong khi đó, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 5 của Trung Quốc trên thế giới và là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN.

Lũy kế đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam đạt 27,6 tỷ USD, đứng thứ 6/145 đối tác đầu tư của Việt Nam.

Hợp tác du lịch từng bước phục hồi, trong quý 1/2024, Việt Nam đã đón 1,75 triệu lượt khách Trung Quốc, đứng thứ hai trong các thị trường gửi khách đến Việt Nam.

Bà Lê Thu Hà, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)

Tiếp nối chuyến thăm chính thức Trung Quốc rất thành công của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (tháng 10/2022) và hai bên ra “Tuyên bố chung về việc tiếp tục đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác Hợp tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Trung Quốc”, tháng 12/2023, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam, hai bên ra “Tuyên bố chung về việc tiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ Đối tác Hợp tác Chiến lược Toàn diện, xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược” và ký kết 36 văn kiện hợp tác trên nhiều lĩnh vực, là nền tảng để phát triển quan hệ song phương ổn định, lành mạnh, bền vững và lâu dài.

Trong tổng thể nỗ lực thúc đẩy “Tin cậy chính trị ngày càng cao hơn,” hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Nhân đại toàn quốc Trung Quốc thời gian qua không ngừng được củng cố và phát triển đi vào chiều sâu.

Lãnh đạo hai bên duy trì trao đổi, tiếp xúc cấp cao bằng nhiều hình thức linh hoạt.

Đáng chú ý, hoạt động đối ngoại đầu tiên của đồng chí Triệu Lạc Tế sau khi được bầu giữ chức vụ Ủy viên trưởng Nhân đại toàn quốc Trung Quốc là hội đàm trực tuyến với Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ (tháng 3/2023), trao đổi nhiều phương hướng hợp tác lớn trong quan hệ hai nước.

Ngoài ra, giao lưu hợp tác giữa các ủy ban chuyên môn, nhóm nghị sĩ hữu nghị… đạt nhiều kết quả tích cực. Hai bên cũng duy trì tiếp xúc, tham vấn, phối hợp chặt chẽ trên các diễn đàn liên nghị viện khu vực và quốc tế, đặc biệt là Liên minh Nghị viện thế giới (IPU), Hội đồng Liên nghị viện ASEAN (AIPA).

Trong chuyến thăm lần này, dự kiến, hai bên sẽ ký mới Thỏa thuận hợp tác thay thế cho Thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Nhân đại toàn quốc Trung Quốc (năm 2015) với những nội hàm mới. Việc ký kết Thỏa thuận sẽ là dấu mốc quan trọng trong lịch sử quan hệ Quốc hội Việt Nam-Nhân đại toàn quốc Trung Quốc; tạo cơ sở pháp lý để nâng tầm quan hệ hợp tác giữa hai Cơ quan lập pháp, tương xứng với tầm cao quan hệ hai nước.

– Vậy thưa bà, đâu là những tiềm năng hợp tác mà hai nước có thể tiếp tục đẩy mạnh trong thời gian tới, đặc biệt là thông qua kênh ngoại giao nghị viện?

Phó Chủ nhiệm Lê Thu Hà: Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng anh em, chia sẻ nhiều điểm tương đồng về nền tảng tư tưởng, mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội, kiên trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, phấn đấu vì lợi ích và hạnh phúc của nhân dân…

Đảng, Nhà nước Việt Nam đặc biệt coi trọng phát triển quan hệ ổn định, lành mạnh, bền vững, lâu dài với Trung Quốc, coi đây là chủ trương xuyên suốt, nhất quán, là sự lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu trong tổng thể đường lối đối ngoại của Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Uỷ viên trưởng Nhân đại toàn quốc Trung Quốc Triệu Lạc Tế nhân chuyến thăm Trung Quốc ngày 27/6/2023. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Thông qua chuyến thăm lần này của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, tôi tin tưởng rằng, trong thời gian tới, hai bên sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác hiện có trên các kênh Đảng, Chính phủ, các tổ chức chính trị xã hội; đẩy mạnh tiềm năng hợp tác trên tất cả các lĩnh vực theo 6 trụ cột đã xác định, trọng tâm là: tăng cường tin cậy chính trị; đẩy mạnh hợp tác quốc phòng, an ninh; đẩy nhanh kết nối chiến lược phát triển, mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác thực chất, nhất là thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại theo hướng cân bằng, bền vững, chất lượng cao; đẩy mạnh giao lưu hữu nghị, xây dựng nền tảng xã hội tốt đẹp của quan hệ song phương.

Đặc biệt, thông qua kênh ngoại giao nghị viện, với Thỏa thuận hợp tác mới khi được ký kết giữa Quốc hội Việt Nam và Nhân đại toàn quốc Trung Quốc; Văn phòng Quốc hội Việt Nam với Ban Thư ký Nhân đại toàn quốc Trung Quốc sẽ góp phần nâng tầm và làm sâu sắc, thực chất hơn nữa quan hệ giữa hai Cơ quan lập pháp, đưa mối quan hệ này trở thành trụ cột quan trọng trong tổng thể quan hệ hai Đảng, hai Nhà nước.

Hai bên sẽ tiếp tục tăng cường trao đổi đoàn các cấp của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội, Đoàn Hội đồng nhân dân/Nhân đại các địa phương hai nước; tăng cường trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn, kinh nghiệm về hoạt động của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội về: hoàn thiện phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; xây dựng, hoàn thiện thể chế chính sách phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ môi trường, đóng góp chung cho sự phát triển của nhân loại…

Tăng cường vai trò giám sát của hai Cơ quan lập pháp đối với việc triển khai thực hiện các Thỏa thuận hợp tác đã ký kết giữa hai nước; phát huy vai trò của các đại biểu Quốc hội/Nhân đại, nhất là Nhóm Nghị sỹ hữu nghị Việt-Trung trong tuyên truyền hữu nghị, củng cố đồng thuận và xây dựng nền tảng xã hội tốt đẹp của quan hệ hai nước; phối hợp, ủng hộ nhau trên các diễn đàn liên nghị viện khu vực và thế giới, góp phần tiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ Đối tác Hợp tác Chiến lược Toàn diện, xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược, đưa quan hệ hai Đảng, hai nước bước vào giai đoạn mới, cùng nhau chung tay phát triển lành mạnh, ổn định, lâu dài, góp phần duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới.

-Trân trọng cảm ơn Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Lê Thu Hà./.



Nguồn

Cùng chủ đề

Tiếp tục hoàn thiện, nâng tầm Dự thảo Báo cáo kinh tế-xã hội với hàm lượng trí tuệ và tính thực tiễn cao

Ngày 13/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp Tiểu ban Kinh tế-xã hội Đại hội XIV của Đảng. Tại cuộc họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Tiểu ban và đồng chí Nguyễn Chí Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư, Thường trực Tiểu ban, Tổ trưởng Tổ Biên tập kinh tế-xã hội trình bày báo cáo về quá trình bổ sung, hoàn...

Việt Nam-Trung Quốc nỗ lực vì hạnh phúc của nhân dân hai nước

Người phát ngôn cho biết 2 bên nhất trí xây dựng Cộng đồng Chia sẻ Tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược, nỗ lực vì hạnh phúc của nhân dân 2 nước, vì sự nghiệp hòa bình của nhân loại. Chiều 14/12, tại Họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, một số cơ quan báo chí đặt câu hỏi với Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng về Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc...

Hai Tổng Bí thư gặp mặt Nhân sỹ Hữu nghị, Thế hệ Trẻ Việt Nam-Trung Quốc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh, đánh giá cao những tình cảm, đóng góp tích cực, quan trọng của nhân dân hai nước, trong đó Nhân sỹ và Thanh niên đóng vai trò nòng cốt. Chiều 13/12, Cuộc Gặp gỡ Hữu nghị với Nhân sỹ và Thế hệ Trẻ hai nước Việt Nam-Trung Quốc đã diễn ra tại Hà Nội, nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương...

Cùng tác giả

ĐBQH tỉnh Quảng Ninh cho ý kiến vào một số dự án luật quan trọng

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 22/11, Quốc hội tiến hành phiên thảo luận tổ về: Dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Cho ý kiến...

Dự báo giá vàng năm 2025: Bị ‘đốn ngã’ bởi nhiều yếu tố tiêu cực, vàng hạ nhiệt

Những bất ổn kinh tế và địa chính trị sẽ tác động tiêu cực lên giá vàng thế giới trong năm 2025. Giới phân tích cảnh báo nhà đầu tư vàng cần chuẩn bị tâm lý trước một chặng đường gập ghềnh và nhiều rủi ro giảm giá đáng kể trong năm tới. Năm 2024, vàng thế giới biến động dữ dội chưa từng có, có thời điểm lập đỉnh cao kỷ lục lịch sử khi lên tới gần 2.800...

Tăng cường quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị Di sản vịnh Hạ Long – quần đảo Cát Bà

Ngày 22/11, tại TP Hạ Long, Ban Quản lý (BQL) vịnh Hạ Long phối hợp với UBND huyện Cát Hải (TP Hải Phòng) tổ chức hội nghị tổng kết công tác phối hợp quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long và các vịnh thuộc Quần đảo Cát Bà năm 2024. Năm qua, việc triển khai các nội dung, chương trình, kế hoạch phối hợp được hai bên thực hiện hiệu...

Ban Pháp chế HĐND tỉnh thẩm tra các báo cáo trình tại kỳ họp thứ 23 HĐND tỉnh

Để chuẩn bị nội dung phục vụ kỳ họp thường lệ cuối năm 2024, HĐND tỉnh khoá XIV, ngày 22/11, Ban Pháp chế HĐND tỉnh tiến hành thẩm tra báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2024 của Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tỉnh, Toà án nhân dân (TAND) tỉnh, Cục Thi hành án dân sự (CTHADS) tỉnh. Theo báo cáo của VKSND tỉnh, năm 2024, ngành kiểm sát hai cấp của tỉnh đã...

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Tổng cục Hải quan vừa thông tin tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa trong nửa đầu tháng 11/2024, tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt hơn 681 tỷ USD. Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 11/2024 (từ ngày 01/11 đến ngày 15/11/2024) đạt 33,44...

Cùng chuyên mục

ĐBQH tỉnh Quảng Ninh cho ý kiến vào một số dự án luật quan trọng

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 22/11, Quốc hội tiến hành phiên thảo luận tổ về: Dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Cho ý kiến...

Ban Pháp chế HĐND tỉnh thẩm tra các báo cáo trình tại kỳ họp thứ 23 HĐND tỉnh

Để chuẩn bị nội dung phục vụ kỳ họp thường lệ cuối năm 2024, HĐND tỉnh khoá XIV, ngày 22/11, Ban Pháp chế HĐND tỉnh tiến hành thẩm tra báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2024 của Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tỉnh, Toà án nhân dân (TAND) tỉnh, Cục Thi hành án dân sự (CTHADS) tỉnh. Theo báo cáo của VKSND tỉnh, năm 2024, ngành kiểm sát hai cấp của tỉnh đã...

Toàn văn phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại Hội nghị ICAPP 12

Chúng tôi trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP 12). Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 22/11, tại thủ đô Phnom Penh, Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ...

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và phát biểu tại Trường đại học Quốc gia Malaya (Malaysia)

Sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đến thăm và phát biểu tại Trường đại học quốc gia Malaya (Malaysia). Cùng dự, về phía Malaysia có Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo Chang Lih Kang; Ban lãnh đạo Trường đại học quốc gia Malaya và giảng viên, sinh viên nhà trường. Phát biểu chào mừng, Giáo sư, Tiến sĩ Dató Seri Noor Azuan Abu Osman, Hiệu trưởng...

Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), đa số ý kiến nhất trí với việc bổ sung nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam, có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Hội nghị ICAPP 12

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP 12), trong đó nhấn mạnh chìa khóa giải quyết xung đột trên thế giới. Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 22/11, Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) với chủ đề “Tìm kiếm hòa bình và hòa giải” đã khai mạc tại thủ đô Phnom Penh của...

Tuyên truyền giới thiệu về lực lượng Cảnh sát biển và tình hình biển, đảo Việt Nam

Sáng 22/11, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Ninh và Thành ủy Hạ Long tổ chức chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” nhằm tuyên truyền, giới thiệu về lực lượng Cảnh sát biển, tình hình biển, đảo Việt Nam và tình hình biển Đông. Trong chương trình, Thiếu tướng Trần Văn Hậu, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển...

Động lực mới cho quan hệ giữa Việt Nam với Brazil và Cộng hòa Dominicana

Chuyến công tác của Thủ tướng thể hiện vai trò, uy tín, đóng góp của Việt Nam đối với các vấn đề toàn cầu, tạo động lực mới cho việc tăng cường hơn nữa quan hệ Việt Nam-Brazil và Việt Nam-Dominicana. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam vừa kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi...

Thủ tướng đề nghị Việt Nam-Dominicana tăng hợp tác trên 6 lĩnh vực ưu tiên

Thủ tướng đề xuất hai nước cần sớm có các cơ sở, nền tảng pháp lý thuận lợi; trong đó cần tập trung đàm phán, ký kết các hiệp định về thương mại tự do, khuyến khích và bảo hộ đầu tư,... Theo Đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana, chiều 21/11 theo giờ địa phương, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu chính sách tại Học viện...

Người chiến sĩ dân tộc Dao ở Tiên Yên được kết nạp Đảng tại thao trường diễn tập

Trong đợt diễn tập có bắn đạn thật các lực lượng phòng không năm 2024 do Quân chủng Phòng không - Không quân tổ chức vừa qua, Chi bộ Đại đội 2 - Tiểu đoàn bộ, Tiểu đoàn 81, Trung đoàn 238, Sư đoàn 363 đã tổ chức kết nạp Đảng cho đồng chí Binh nhất Chìu Văn Nguyên, Pháo thủ bệ phóng Đại đội 2, Tiểu đoàn 81, dân tộc Dao quê ở xã Điền Xá, huyện Tiên...

Tin nổi bật

Tin mới nhất