Powered by Techcity

Lộ trình chuyển đổi cho các nhà máy nhiệt điện than lớn của Việt Nam

Việc loại bỏ dần điện than là điều cần phải làm chứ không phải một lựa chọn, nhằm giảm lượng phát thải carbon cho nền kinh tế Việt Nam và đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng “0”.

Sự phụ thuộc vào sản xuất điện than đặt ra những thách thức đáng kể đối với sự phát triển bền vững và an ninh năng lượng

Đây là chia sẻ của bà Ramla Khalidi, Trưởng đại diện thường trú của UNDP Việt Nam cuộc họp kỹ thuật về lộ trình chuyển đổi từ sản xuất nhiệt điện than sang các giải pháp thay thế bền vững do Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) Việt Nam tổ chức ngày 28/3.

Mục tiêu của cuộc họp kỹ thuật này là cung cấp thông tin cập nhật về chính sách và công nghệ cho quá trình chuyển đổi các nhà máy nhiệt điện than, kinh nghiệm quốc tế về công nghệ tốt nhất hiện có (BAT), chi phí, lợi ích và tác động tiềm tàng của quá trình chuyển đổi, đồng thời thảo luận các phương án khác nhau cho việc ngừng hoạt động, chuyển đổi mục đích sử dụng và cải tạo các loại hình nhà máy nhiệt điện than khác nhau.

Khi Việt Nam hướng tới đạt được mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, kết quả của cuộc họp kỹ thuật này được kỳ vọng sẽ góp phần đáng kể vào việc hình thành lộ trình chuyển đổi năng lượng công bằng và bình đẳng ở Việt Nam và xa hơn thế nữa.

Cuộc họp cũng tạo điều kiện cho sự kết nối giữa các chủ đầu tư của các·nhà máy điện với các nhà đầu tư tiềm năng và các tổ chức tài chính để tìm hiểu cơ hội đầu tư trong tương lai cho quá trình chuyển đổi của các nhà máy điện than.

Cuộc họp này quy tụ các bên liên quan quan trọng đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm các cơ quan chính phủ, thành viên của Nhóm các đối tác quốc tế (IPG) và GFANZ, các nhà máy nhiệt điện than, các tổ chức tài chính, ngân hàng, nhà đầu tư, đối tác phát triển và các tổ chức phi chính phủ, để thảo luận kết quả của một nghiên cứu điển hình toàn diện.

Nghiên cứu đã đưa ra các lộ trình chuyển đổi khả thi cho các nhà máy nhiệt điện than lớn của Việt Nam, cụ thể là Nhà máy Phả Lại, Cao Ngạn và Vân Phong. Nghiên cứu cũng đánh giá các tác động, chi phí và lợi ích tiềm tàng của các phương án chuyển đổi năng lượng khác nhau. Các chiến lược như đồng đốt sinh khối, chuyển đổi sang điện khí LNG và tích hợp các nguồn tài nguyên tái tạo đã được đánh giá cùng với các công nghệ tiên tiến như Hệ thống lưu trữ năng lượng bằng pin (BESS) và Thu hồi, sử dụng và lưu trữ carbon (CCUS).

Đại diện ADB cũng trình bày kinh nghiệm của Indonesia và Philippines về Cơ chế chuyển đổi năng lượng. Đại diện Ngân hàng Thế giới chia sẻ kết quả nghiên cứu bước đầu về các giải pháp chuyển đổi cho nhà máy nhiệt điện than Ninh Bình.

Báo cáo về nhà máy Phả Lại, gồm hai nhà máy máy nhiệt điện than Phả Lại 1 và Phả Lại 2. Phả Lại 1, công suất 440 MW là nhà máy nhiệt điện lâu đời nhất đã vận hành gần 40 năm, nằm trong danh mục ngừng hoạt động theo Quyết định 500/QĐ-TTg; nghiên cứu đã đưa ra khả năng tích hợp công nghệ chuyển đổi phù hợp sang công nghệ sạch hơn như là các tổ máy chạy tua bin khí linh hoạt kết hợp với BESS và điện mặt trời, hoặc BESS kết hợp với điện mặt trời và SynCON.

Trong khi đó, Phả Lại 2, công suất 600MW, vận hành 23 năm cũng được yêu cầu chuyển đổi. Một số lộ trình được xem xét cho Phải Lại 2 bao gồm đồng đốt NH3 hoặc tua bin khí linh hoạt, hoặc BESS kết hợp với tua bin khí linh hoạt và điện mặt trời, hoặc BESS kết hợp tua bin khí và SynCON.

Những chiến lược này không chỉ có lợi cho môi trường bằng cách giảm đáng kể lượng phát thải khí nhà kính mà còn rất quan trọng để tăng cường an ninh năng lượng và tính bền vững của ngành.

Về trường hợp của nhà máy Cao Ngạn, nhà máy nằm ở vị trí trung tâm thành phố Thái Nguyên nên cần tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường chặt chẽ. Nghiên cứu nhấn mạnh đến khả năng tích hợp của nhà máy với các nguồn năng lượng tái tạo. Nghiên cứu cũng chỉ ra tiềm năng kết hợp với năng lượng mặt trời và năng lượng gió vào hệ thống phát điện hiện có, được tăng cường nhờ các công nghệ Hệ thống lưu trữ năng lượng pin (BESS) và Công nghệ thu hồi, sử dụng và lưu trữ carbon (CCUS) tiên tiến. Cách tiếp cận này có thể là một mô hình để cân bằng giữa sản xuất năng lượng với bảo vệ môi trường.

Đối với Nhà máy nhiệt điện than BOT Vân Phong 1, nhà máy mới và lớn nhất có vị trị thuận lợi cho việc tích hợp điện mặt trời, đồng đốt sinh khối. Nghiên cứu phân tích sâu vào các phương án chuyển đổi khác nhau, bao gồm việc tiên phong sử dụng năng lượng hạt nhân quy mô nhỏ và tái sử dụng nhà máy để phù hợp với các công nghệ mới nổi.

Vị trí nhà máy nằm gần hồ chứa dầu Phú Khánh, có thể sử dụng làm nơi lưu trữ carbon. Các biện pháp mang tính chuyển đổi này phù hợp với mục tiêu giảm phát thải của Việt Nam và hứa hẹn tiếp thêm sinh lực cho nền kinh tế địa phương cũng như thúc đẩy đổi mới công nghệ. Tuy nhiên với bất kỳ giải pháp nào được đề xuất, các vấn đề pháp lý sẽ phát sinh liên quan đến hợp đồng BOT cần phải được đàm phán lại.

Tại cuộc họp, các đại biểu cũng đã thảo luận về các thông lệ quốc tế tốt nhất, tiến bộ công nghệ và mô hình tài chính để hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng của Việt Nam.

“Sự phụ thuộc của chúng ta vào sản xuất điện than đặt ra những thách thức đáng kể đối với sự phát triển bền vững và an ninh năng lượng. Việc loại bỏ dần điện than là điều cần phải làm chứ không phải một lựa chọn, nhằm giảm lượng phát thải carbon cho nền kinh tế Việt Nam và đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0”, bà Ramla Khalidi, Trưởng đại diện thường trú của UNDP Việt Nam cho biết.

Bà Ramla nhấn mạnh tầm quan trọng của những nỗ lực phối hợp giữa các bên nhằm giảm thiểu những thách thức này và sự cần thiết của một quá trình chuyển đổi công bằng và toàn diện.

“Một số lượng lớn công nhân lao động trực tiếp hoặc gián tiếp trong các hoạt động khai thác than, vận tải và sản xuất điện, đặc biệt là ở các vùng sâu vùng xa, có thể bị ảnh hưởng bởi việc ngừng sử dụng than. Điều quan trọng là phải cung cấp các hỗ trợ về đào tạo lại và tái đào tạo kỹ năng cho những người lao động và cộng đồng bị ảnh hưởng, đồng thời cần thiết để đảm bảo sự tham gia của họ và hưởng lợi từ quá trình chuyển đổi này”, bà Ramla cho biết.



Nguồn

Cùng chủ đề

Lộ trình tăng giá điện cần ít tác động đến đời sống, sản xuất, kinh doanh

Nhiều chuyên gia cho rằng, đã đến lúc cần phải tính đúng, tính đủ giá thành điện sao cho ít tác động nhất đến đời sống dân sinh, hoạt động sản xuất, kinh doanh. Theo Quyết định 05 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ thì cơ cấu chi phí giá phát điện, bao gồm các khoản như chi phí phát điện, chi phí truyền tải điện, chi phí phân phối bán lẻ điện và chi phí phụ trợ quản...

Yêu cầu có lộ trình xóa bù chéo giá điện sinh hoạt cho sản xuất

Ủy ban Khoa học, Công nghệ và môi trường yêu cầu khi sửa Luật Điện lực cần có lộ trình rõ ràng để xóa bỏ tình trạng bù chéo giá điện sinh hoạt cho sản xuất. Chiều 19/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp phiên thứ 36, thảo luận dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi). Luật hiện hành quy định "thực hiện cơ cấu biểu giá bán lẻ điện hợp lý với các nhóm khách hàng", nhưng gần...

Cân nhắc việc luật hóa lộ trình tăng thuế giá trị gia tăng

Nhấn mạnh việc xác định lộ trình tăng thuế suất thuế giá trị gia tăng phải được tính toán hết sức kỹ lưỡng, thận trọng, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế hiện còn nhiều khó khăn, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị cân nhắc không quy định lộ trình tăng thuế trong Luật mà giao Chính phủ nghiên cứu, trình Quốc hội xem xét, quyết định. Sáng 14/8, dưới sự điều hành của Phó Chủ...

Khởi công xây dựng nhà máy của Công ty TNHH Tamagawa Việt Nam tại KCN Sông Khoai

Sáng 17/5, tại KCN Sông Khoai (TX Quảng Yên) đã diễn ra lễ khởi công xây dựng nhà máy của Công ty TNHH Tamagawa Việt Nam. Dự án nhà máy của Công ty TNHH Tamagawa Việt Nam được đầu tư xây dựng tại các lô CN-M-05, CN-M-06, CN-S-86 của KCN Sông Khoai (TX Quảng Yên) với tổng diện tích đất hơn 6,27ha. Nhà máy có tổng số vốn đầu tư hơn 35 triệu USD, chuyên sản xuất máy dò góc...

Chuyện đời, chuyện nghề – Người đem rối nước từ nhà ra thế giới

Tọa lạc trong một con hẻm nhỏ, khó tìm, “đậm chất” Hà Nội, ngôi nhà của nghệ nhân rối nước Phan Thanh Liêm vẫn đều đặn chào đón những khán giả yêu thích loại hình nghệ thuật dân gian này. Nhiều người hàng xóm khi chỉ đường cho khách tới xem đều nói rằng: “Đó là căn nhà của người đem rối nước tại gia ra thế giới”. Tiên phong cho rối nước mini Sinh ra trong “cái nôi” của nghệ...

Cùng tác giả

Dị nhân của rap Việt

Chỉ trong thời gian ngắn, 7dnight từ tên tuổi xa lạ thành hiện tượng nhạc Việt. Đoạn nhạc "Không sao cả" của nam rapper đang làm khuynh đảo làng sáng tạo nội dung trên nền tảng TikTok. Đoạn nhạc Không sao cả đã được sử dụng cho hơn một triệu video sáng tạo nội dung trên TikTok, qua đó nâng tổng lượt nghe lên hơn một tỷ. Từ thành tích vượt trội đó, Không sao cả hiện diện ở vị...

Đề nghị bổ sung cơ chế miễn trừ trách nhiệm trong một số hoạt động khoa học, công nghệ

Đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung cơ chế miễn trừ trách nhiệm của các tập thể, cá nhân quyết định việc đầu tư, quản lý, sử dụng kết cấu hạ tầng phục vụ cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đối số khi xảy ra thất thoát, lãng phí mà không có nguyên nhân từ tham nhũng, tiêu cực. Sáng 17/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội...

Nhà thơ Trịnh Công Lộc: “Từ biển mà đi” về với “Mặt trời cỏ”

Sinh ra ở quê lúa Thái Bình nhưng lập nghiệp ở Quảng Ninh, nhà thơ Trịnh Công Lộc đã định vị sáng tác của mình ở mảng đề tài chủ yếu về biển đảo. Để rồi cuối cùng, chính ông lại trở về với bờ tre gốc rạ yêu thương. Nhà thơ Trịnh Công Lộc sinh ngày 5/6/1952 tại xã Hoa Lư, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, nhưng gần suốt đời gắn bó với Quảng Ninh. Có thể nói,...

Ông Huỳnh Thành Đạt giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương

Ông Huỳnh Thành Đạt, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ được điều động, phân công giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương. Sáng 17/2, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Dân vận Trung...

Chống thất thu thuế trong hoạt động thương mại điện tử

Theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, cá nhân kinh doanh nếu có phát sinh doanh thu trên 100 triệu đồng/năm thì thuộc diện phải nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Số thuế phải nộp được xác định theo tỷ lệ % trên doanh thu. Tỷ lệ % (thuế suất) áp dụng đối với cá nhân kinh doanh theo lĩnh vực ngành nghề quy định tại biểu thuế...

Cùng chuyên mục

Chống thất thu thuế trong hoạt động thương mại điện tử

Theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, cá nhân kinh doanh nếu có phát sinh doanh thu trên 100 triệu đồng/năm thì thuộc diện phải nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Số thuế phải nộp được xác định theo tỷ lệ % trên doanh thu. Tỷ lệ % (thuế suất) áp dụng đối với cá nhân kinh doanh theo lĩnh vực ngành nghề quy định tại biểu thuế...

Xuất khẩu dừa lần đầu vượt tỷ USD

Theo số liệu của cơ quan hải quan, tính đến cuối năm ngoái dừa tươi xuất khẩu đạt 390 triệu USD, tăng 61% so với cùng kỳ. Tính chung các sản phẩm từ dừa, xuất khẩu mặt hàng này đạt gần 1,1 tỷ USD, tăng trên 20% so với năm 2023. Đây là lần đầu sau 14 năm, trái dừa đem lại kim ngạch tỷ USD cho Việt Nam. Theo Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, cả nước hiện...

Nhập khẩu trái cây của Hàn Quốc đạt mức cao kỷ lục trong năm 2024

Nhập khẩu 12 loại trái cây tươi của Hàn Quốc (bao gồm chuối, xoài, dứa, cam, anh đào và kiwi) đạt giá trị tổng cộng 1,45 tỷ USD trong năm 2024, tăng 20,1% so với năm trước. Dữ liệu vừa công bố cho thấy nhập khẩu trái cây tươi của Hàn Quốc đã đạt mức cao kỷ lục trong năm 2024, do tình trạng giảm sản lượng bởi Biến đổi Khí hậu và nhu cầu ngày càng tăng. Theo số liệu...

Sản phẩm công nghiệp chủ lực tăng cao trong tháng 1/2025

Nền sản xuất công nghiệp có sự phục hồi lạc quan trong tháng đầu năm 2025, nhất là đối với các mặt hàng chủ lực. Sức bật từ công nghiệp chủ lực Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, trong tháng 1, điểm sáng của bức tranh sản xuất cả nước là chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) ước tính giảm 9,2% so với tháng trước, song vẫn tăng nhẹ 0,6% so với cùng kỳ năm trước...

Bộ Công Thương nỗ lực đạt tăng trưởng xuất nhập khẩu 12%

Bộ Công Thương đã và đang triển khai nhiều giải pháp để hoạt động xuất nhập khẩu đạt tăng trưởng 12% năm 2025. Số ngày làm việc ít, xuất nhập khẩu giảm nhẹ tháng đầu năm Theo báo cáo mới nhất của Bộ Công Thương, do số ngày làm việc của tháng 01/2025 ít hơn tháng 01/2024 nên kim ngạch xuất khẩu nhập khẩu hàng hóa tháng 01/2025 so với tháng trước và so với cùng kỳ năm trước đều giảm....

Bộ Công Thương tính tăng mua điện từ Trung Quốc, Lào tới 2030

Bộ Công Thương dự kiến tăng nhập khẩu điện từ Trung Quốc, Lào lần lượt thêm 3.000 MW và 2.500 MW đến năm 2030, cao hơn 1,5-5 lần so với quy hoạch hiện nay. Chính phủ dự kiến tăng trưởng hai chữ số trong những năm tới, để sớm đạt mục tiêu thành nước thu nhập cao vào 2045. Với mục tiêu này, nhu cầu tăng trưởng điện mỗi năm khoảng 12-14%. Tại dự thảo lấy ý kiến về Quy hoạch...

Nhà đầu tư lỗ hơn 2 triệu đồng/lượng vàng sau một tuần

Giá vàng giảm 1 triệu đồng/lượng trong phiên giao dịch sáng nay, cộng với chênh lệch mua - bán, khiến nhà đầu tư lỗ hơn 2 triệu đồng chỉ sau một tuần. Cụ thể, nếu mua vàng trong phiên gia dịch ngày 9/2, bán ra vào phiên hôm nay 16/2, người mua vàng lỗ hơn 2 triệu đồng/lượng. Trả lời phỏng vấn Báo điện tử VTC News sáng 16/2, chuyên gia kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho biết, những ngày...

Đầu tư kênh dẫn nước kín từ hồ Yên Lập

Kênh chính Yên Lập dài 26,5km dẫn nước từ hồ Yên Lập đến các xã khu vực Hà Nam (TX Quảng Yên) cung cấp nước cho các nhà máy sản xuất nước sinh hoạt và tưới tiêu cho toàn bộ địa bàn thị xã. Là kênh dẫn nước hở, chạy qua nhiều khu đông dân cư, nên thường xuyên xảy ra tình trạng vứt rác thải xuống dòng kênh gây ô nhiễm nguồn nước và tiềm ẩn nguy cơ...

Thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hai bên biên giới

Quảng Ninh là địa phương duy nhất cả nước có cả đường biên giới trên bộ, trên biển và đường hàng không với Trung Quốc, đây là điều kiện thuận lợi giúp thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu (XNK). Trên nền tảng hữu nghị truyền thống Việt Nam - Trung Quốc, thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đã tăng cường các hoạt động gặp gỡ, trao đổi, phối hợp với Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây,...

UBND tỉnh họp bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị ngành Than

Ngày 15/2, UBND tỉnh làm việc với Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tổng Công ty Đông Bắc (TCT Đông Bắc) để giải quyết những kiến nghị liên quan đến việc triển khai các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Đồng chí Vũ Văn Diện, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, chủ trì cuộc họp. Cùng dự có đồng chí Nghiêm Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh;...

Tin nổi bật

Tin mới nhất