Powered by Techcity

“Quả ngọt” trên hành trình xây dựng nông thôn mới

Trong không khí vui tươi của những ngày đầu năm mới, niềm hân hoan, phấn khởi như được nhân lên đối với toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Bình Liêu khi ngày 6/2/2024 vừa qua, huyện Bình Liêu đã được Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 148/QĐ-TTg công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2023. Bình Liêu cũng là huyện miền núi, biên giới, dân tộc đầu tiên trong toàn quốc đạt chuẩn NTM theo Bộ tiêu chí giai đoạn 2021-2025. Nhìn lại hành trình 13 năm xây dựng NTM đầy gian khó song luôn có tinh thần đoàn kết, đồng lòng, quyết tâm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân. Những thành quả hôm nay chính là động lực để Bình Liêu tiếp tục vững bước trên chặng đường mới.

Từ huyện “trắng” xã nông thôn mới

Những con đường nhựa liên xã, đường bê tông liên thôn như dải lụa uốn quanh núi đồi, những ngôi nhà mới khang trang nổi bật giữa bát ngát sắc xanh của rừng hồi, rừng quế, vang vọng đâu đây làn điệu Then, Soóng cọ, Pả dung ngọt ngào, đằm thắm của người dân Bình Liêu gửi gắm tình yêu, tự hào sự đổi thay của quê hương, đất nước. Nhìn vào bức tranh NTM tươi sáng, “thay da đổi thịt” từng ngày ấy, có lẽ ít ai còn nhớ đến những ngày đầu bước vào hành trình xây dựng NTM với muôn vàn khó khăn khi huyện “trắng” xã NTM, mọi xuất phát điểm đều ở mức thấp.

Diện mạo NTM Bình Liêu ngày càng khởi sắc.

Bình Liêu có địa hình đồi núi cao, chia cắt, phức tạp, kết cấu hạ tầng KT-XH chưa đồng bộ, cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; sản xuất nông lâm nghiệp còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa khai thác được các tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Hầu hết các chỉ tiêu, tiêu chí xây dựng NTM đều chưa đạt là thách thức không nhỏ đối với Bình Liêu.

Cùng với đó, địa phương có trên 96% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, tư tưởng của một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân còn trông chờ, ỷ lại; nhiều phong tục, tập quán lạc hậu còn tồn tại trong nếp sống của nhân dân cũng khiến cho Bình Liêu càng gặp khó khăn.

Năm 2010, khi bắt đầu thực hiện chương trình xây dựng NTM, toàn huyện trung bình mới đạt 2,6/19 tiêu chí, 9,8/39 chỉ tiêu; có 6 xã đặc biệt khó khăn, chưa có xã nào đạt chuẩn NTM; thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 8,82 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo trên 60%.

Nhiều hộ dân đã xây nhà cao tầng khang trang.

Anh Bùi Xuân Chiều, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Nà Sa (xã Hoành Mô), bộc bạch: Vốn là một thôn vùng xa lại giáp biên, Nà Sa có đời sống kinh tế khó khăn, dân trí không cao, dân cư thưa thớt. Được sự tuyên truyền, vận động, trực tiếp “cắm bản”, “cầm tay chỉ việc” của đội ngũ cán bộ, đảng viên, bà con nhân dân đã nhận thức được xây dựng NTM chính là “dân làm, dân hưởng thụ, lấy sức dân để lo cho dân”.

Không những khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại, bà con còn tích cực học hỏi, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế hộ gia đình như chăn nuôi gia cầm, gia súc, khai thác hiệu quả các loại cây có giá trị kinh tế cao như hồi, quế. Hạ tầng đường, điện, nhà văn hóa… được đầu tư bằng nguồn lực nhà nước và nhân dân cùng làm đã đáp ứng nhu cầu sản xuất, sinh hoạt chính trị, văn hóa của nhân dân. Nhờ vậy, Nà Sa ngày càng phát triển, cuộc sống của bà con dân bản khấm khá hơn, luôn tin tưởng và ủng hộ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới.

Lãnh đạo tỉnh và huyện cắt băng khánh thành Trường THPT Bình Liêu, tháng 9/2023. Ảnh: Đỗ Phương
Lãnh đạo tỉnh và huyện cắt băng khánh thành Trường THPT Bình Liêu, tháng 9/2023. Ảnh: Đỗ Phương

Mỗi năm qua đi, người dân lại đón một cái Tết thêm đầm ấm, đủ đầy bởi bà con đã quyết tâm vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương. Nhân dân các dân tộc Tày, Dao, Sán Chỉ ở Bình Liêu ngày càng chủ động phát huy những lợi thế, giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc mình để phát triển du lịch, nâng cao thu nhập. Đặc biệt, huyện đã khai thác tốt các sản phẩm đặc sản, truyền thống để phát triển các sản phẩm OCOP tạo thương hiệu trên thị trường. Các hợp tác xã sản xuất miến dong, dầu sở, mật ong… đã tạo việc làm, thu nhập ổn định cho hàng trăm hộ dân.

Khởi sắc một miền quê

13 năm trên chặng đường xây dựng NTM với cán bộ, đảng viên và người dân nơi đây là cả quá trình nỗ lực, phấn đấu bền bỉ, chung sức, đồng lòng. Hết năm 2023, toàn huyện có 6/6 xã đạt chuẩn NTM, trong đó có 2 xã Hoành Mô và Húc Động đạt chuẩn NTM nâng cao. Thị trấn Bình Liêu đáp ứng đủ điều kiện đô thị văn minh. Huyện đạt chuẩn 19/19 tiêu chí, 36/36 chỉ tiêu theo Bộ tiêu chí huyện NTM giai đoạn 2021-2025. Thu nhập bình quân đạt 70,52 triệu đồng/người/năm (trong đó khu vực nông thôn đạt 65,2 triệu đồng). Tỷ lệ nghèo đa chiều toàn huyện là 0,84% (còn 66 hộ cận nghèo, không còn hộ nghèo); toàn huyện không còn nhà tạm; 100% người dân sử dụng nước hợp vệ sinh.

Người dân mạnh dạn phát triển các mô hình chăn nuôi, trồng trọt hiệu quả mang lại thu nhập cao.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện bình quân đạt trên 13%/năm, cơ cấu các ngành kinh tế chuyển dịch đúng hướng, đời sống nhân dân không ngừng cải thiện, nâng cao. Hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH, các trường học, trạm y tế, trụ sở làm việc, các thiết chế văn hoá, thể thao… được đầu tư xây dựng đồng bộ, hiện đại. Diện mạo nông thôn có sự thay đổi rõ nét, ngày càng khang trang, sáng, xanh, sạch, đẹp. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, an ninh vùng biên giới được tăng cường và giữ vững. Bình Liêu cũng là địa phương có nhiều điểm sáng trong phong trào thi đua yêu nước; phong trào chung sức xây dựng NTM; phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá.

Đồng chí Phạm Đức Thắng, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Bình Liêu, khẳng định: Xác định xây dựng NTM chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc, vì vậy, huyện tiếp tục nỗ lực hơn nữa để giữ được các thành quả đã đạt được, xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Phấn đấu đến năm 2025, cơ bản huyện Bình Liêu đạt chuẩn NTM nâng cao theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVIII, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra.

Trong đó, tập trung phát triển nông, lâm nghiệp gắn với thực hiện đẩy mạnh phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, có hạ tầng KT-XH nông thôn đồng bộ và từng bước hiện đại, đảm bảo môi trường, cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; xây dựng NTM gắn với phát triển du lịch và dịch vụ.

Đồng bào các dân tộc Tày, Dao, Sán Chỉ ngày càng chủ động phát huy những lợi thế, giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc mình để phát triển du lịch.

Bình Liêu đang từng ngày vươn mình trở thành vùng quê trù phú, yên bình, giàu bản sắc. Diện mạo mới, sức sống mới của huyện NTM đang hiện hữu thật rõ nét, sẽ tiếp tục là động lực, là niềm tin, kỳ vọng để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Bình Liêu không ngừng phấn đấu với ý chí, khát vọng vươn lên, chung sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh, thật sự trở thành phên giậu vững chắc vùng Đông Bắc Tổ quốc.



Nguồn

Cùng chủ đề

Hoành Mô quan tâm xây dựng đời sống văn hóa

Trong quá trình xây dựng NTM, thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xã Hoành Mô đặc biệt quan tâm và triển khai có hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Nhờ đó, mức hưởng thụ văn hóa, đời sống tinh thần của người dân không ngừng được nâng lên. Các buổi sinh hoạt của CLB hát then, đàn tính ở xã Hoành Mô luôn đông đủ các...

Vững vàng khối đại đoàn kết các dân tộc vùng biên

Thời gian qua, MTTQ Việt Nam các cấp huyện Bình Liêu đã phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trong hệ thống chính trị và đời sống xã hội. Các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước được triển khai sâu rộng, phát huy được sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân. Nét đẹp văn...

Độc đáo không gian trình diễn, giới thiệu văn hóa dân gian của dân tộc Dao Thanh Phán

Tối 9/11, tại Quảng trường 25/12, thị trấn Bình Liêu, đã diễn ra không gian trình diễn, giới thiệu văn hóa dân gian của dân tộc Dao Thanh Phán. Dân tộc Dao Thanh Phán là một trong những dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện Bình Liêu. Người Dao Thanh Phán vẫn lưu giữ được những nét văn hóa, phong tục, tập quán, ẩm thực độc đáo của dân tộc mình. Trong không gian trình diễn văn hoá dân...

Để mỗi người dân là một cột mốc sống nơi biên cương

Khu vực biên giới luôn tiềm ẩn nguy cơ các đối tượng lợi dụng địa hình để hoạt động phạm tội hoặc lôi kéo cư dân biên giới thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Là lực lượng nòng cốt, Công an các xã vùng biên trên địa bàn tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, góp phần giữ vững an ninh, an toàn khu...

Đa sắc màu dân tộc trên những thửa ruộng bậc thang

Sáng 3/11, tại thôn Cao Thắng, xã Lục Hồn, huyện Bình Liêu, gần 100 diễn viên không chuyên đã tham gia trình diễn trang phục dân tộc đẹp trên ruộng bậc thang. Đây là chương trình nằm trong chuỗi sự kiện của Tuần Văn hóa - Du lịch, Hội Mùa vàng Bình Liêu năm 2024.  Mỗi dân tộc ở huyện Bình Liêu đều có trang phục truyền thống riêng. Nghệ thuật trang trí trên các loại trang phục dân tộc...

Cùng tác giả

ĐBQH tỉnh Quảng Ninh góp ý đối với một số dự thảo luật

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 23/11, Quốc hội tiến hành phiên thảo luận tổ về: Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Luật Công nghiệp công nghệ số. Phát biểu thảo luận, đại biểu Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, ĐBQH tỉnh Quảng Ninh...

Thẩm định giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024 tại Quảng Ninh

Trong các ngày 20 và 23/11/2024, Đoàn thẩm định số 41, Ban Tổ chức Giải Sao Vàng đất Việt 2024 thuộc Hội Doanh nghiệp trẻ Việt Nam đã đi thẩm định 3 doanh nghiệp thuộc Hội Doanh nhân trẻ Quảng Ninh. Đoàn thẩm định giải Sao Vàng đất Việt năm 2024 tiến hành thẩm định hồ sơ tham gia của 3 doanh nghiệp trẻ Quảng Ninh gồm: Công ty Cổ phần Thương mại Trung Thành – thương hiệu Vườn Nhật...

Tour du lịch kết hợp từ thiện về Kỳ Thượng (Hạ Long)

Ngày 23/11, công ty Du lịch Vietravel chi nhánh Quảng Ninh tổ chức tour du lịch kết hợp từ thiện “Áo ấm cho em” về xã Kỳ Thượng, TP Hạ Long. Đoàn du lịch kết hợp từ thiện năm nay của Vietravel có trên 50 khách tham gia. Họ đến từ các địa phương trong tỉnh và một số thành phố tỉnh ngoài như Hải Dương, Hà Nội. Năm nay điểm đến của đoàn du lịch từ thiện là...

Khai trương Đại lý ô tô Skoda Quảng Ninh

Ngày 22/11/2024, Skoda Việt Nam đã chính thức khai trương Đại lý ủy quyền của Skoda Việt Nam tại Quảng Ninh. Skoda Quảng Ninh tọa lạc tại Lô A14 - Khu Đô Thị Monbay, một vị trí đắc địa tại trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa của thành phố Hạ Long. Và đặc biệt đây là Đại lý có vị trí vô cùng thuận lợi, chỉ cách Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng là nơi...

Gạo Việt Nam đắt đỏ nhất thế giới

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục neo cao và giữ mức đắt đỏ nhất trong nhóm các quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới. Ngày 23/11, theo khảo sát thị trường xuất khẩu, giá gạo Việt Nam tiếp tục tăng nhẹ và dẫn đầu khu vực. Giá gạo 5% tấm của Việt Nam ở mức 522 USD/tấn. Mức giá này cao hơn hẳn so các quốc gia khác xuất khẩu cùng chủng loại như Thái Lan giá...

Cùng chuyên mục

Thẩm định giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024 tại Quảng Ninh

Trong các ngày 20 và 23/11/2024, Đoàn thẩm định số 41, Ban Tổ chức Giải Sao Vàng đất Việt 2024 thuộc Hội Doanh nghiệp trẻ Việt Nam đã đi thẩm định 3 doanh nghiệp thuộc Hội Doanh nhân trẻ Quảng Ninh. Đoàn thẩm định giải Sao Vàng đất Việt năm 2024 tiến hành thẩm định hồ sơ tham gia của 3 doanh nghiệp trẻ Quảng Ninh gồm: Công ty Cổ phần Thương mại Trung Thành – thương hiệu Vườn Nhật...

Khai trương Đại lý ô tô Skoda Quảng Ninh

Ngày 22/11/2024, Skoda Việt Nam đã chính thức khai trương Đại lý ủy quyền của Skoda Việt Nam tại Quảng Ninh. Skoda Quảng Ninh tọa lạc tại Lô A14 - Khu Đô Thị Monbay, một vị trí đắc địa tại trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa của thành phố Hạ Long. Và đặc biệt đây là Đại lý có vị trí vô cùng thuận lợi, chỉ cách Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng là nơi...

Gạo Việt Nam đắt đỏ nhất thế giới

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục neo cao và giữ mức đắt đỏ nhất trong nhóm các quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới. Ngày 23/11, theo khảo sát thị trường xuất khẩu, giá gạo Việt Nam tiếp tục tăng nhẹ và dẫn đầu khu vực. Giá gạo 5% tấm của Việt Nam ở mức 522 USD/tấn. Mức giá này cao hơn hẳn so các quốc gia khác xuất khẩu cùng chủng loại như Thái Lan giá...

Lập Hội đồng thẩm định quy hoạch đường sắt Lào Cai – Quảng Ninh

Bộ Giao thông vận tải vừa thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh dài hơn 447km, có chi phí đầu tư ước tính hơn 183.800 tỉ đồng. Theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Hội đồng thẩm định quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh gồm 30 thành viên do ông Nguyễn...

Dự báo giá vàng năm 2025: Bị ‘đốn ngã’ bởi nhiều yếu tố tiêu cực, vàng hạ nhiệt

Những bất ổn kinh tế và địa chính trị sẽ tác động tiêu cực lên giá vàng thế giới trong năm 2025. Giới phân tích cảnh báo nhà đầu tư vàng cần chuẩn bị tâm lý trước một chặng đường gập ghềnh và nhiều rủi ro giảm giá đáng kể trong năm tới. Năm 2024, vàng thế giới biến động dữ dội chưa từng có, có thời điểm lập đỉnh cao kỷ lục lịch sử khi lên tới gần 2.800...

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Tổng cục Hải quan vừa thông tin tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa trong nửa đầu tháng 11/2024, tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt hơn 681 tỷ USD. Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 11/2024 (từ ngày 01/11 đến ngày 15/11/2024) đạt 33,44...

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm

Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại Tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Tại đây nhiều đại biểu cho ý kiến về việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng điều hoà. Theo tờ trình dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc...

Hàng không tăng thêm 3.000 chuyến bay, bổ sung lượng vé Tết

Sáng 22-11, Vietnam Airlines Group (gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO) thông báo cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội địa Việt Nam dịp Tết 2025. Theo đó, giai đoạn từ 13-1-2025 đến 12-2-2025 (tức 14 tháng chạp năm Giáp Thìn đến 15 tháng giêng năm Ất Tỵ), Vietnam Airlines Group sẽ cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội...

Giữ nhịp tăng trưởng xuất khẩu dệt may

Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam ước đạt 44 tỷ USD, tăng 11,26% so với năm 2023. Đây là con số ấn tượng trước bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, tổng cầu giảm mạnh, chi phí tăng cao đã ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả của doanh nghiệp. Mặc dù hiện nay lượng đơn hàng tương đối dồi dào, nhưng trước sự cạnh tranh gay gắt, nhất là về nguồn...

Gợi ý cho Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

Báo cáo Việt Nam 2045 của Ngân hàng Thế giới đưa ra lộ trình giúp Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu, trở thành quốc gia thu nhập cao. Ngày 21/11, Ngân hàng Thế giới (WB) công bố báo cáo với tựa đề “Việt Nam 2045: Nâng cao vị thế thương mại trong một thế giới đang thay đổi – Con đường dẫn đến tương lai thu nhập cao”. Báo cáo đã đưa ra lộ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất