Powered by Techcity

Quảng Ninh phát triển liên kết vùng

Sau hơn 1 năm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW (ngày 23/11/2022) của Bộ Chính trị “Về phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng – an ninh Vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, tỉnh Quảng Ninh đã thể hiện được vai trò nòng cốt, dẫn dắt phát triển liên kết vùng, tiên phong tham vấn những cơ chế, chính sách và dành nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, kỹ thuật, góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững cả vùng và quốc gia.

Một đoạn tuyến Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái nhìn từ trên cao.
Một đoạn tuyến Cao tốc Vân Đồn – Móng Cái.

Đồng bộ hệ thống giao thông kết nối

Quảng Ninh là tỉnh đầu tiên trong Vùng đồng bằng sông Hồng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 80/QĐ-TTg, ngày 11/2/2023). Quy hoạch đã định hình cho Quảng Ninh một không gian phát triển mới với hệ thống hạ tầng giao thông được đầu tư đồng bộ, hiện đại, mở rộng, kết nối với các tỉnh trong Vùng đồng bằng sông Hồng và kết nối với Trung Quốc.

Ngay sau khi tuyến cao tốc Hải Phòng – Hạ Long – Vân Đồn – Móng Cái được đầu tư theo hình thức đối tác “công – tư” đưa vào khai thác, hoạt động, thực hiện chiến lược phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng – an ninh Vùng đồng bằng sông Hồng, tỉnh Quảng Ninh đã dành nhiều nguồn lực đầu tư thêm nhiều tuyến giao thông kết nối mới, tạo không gian phát triển mới, dẫn dắt phát triển liên kết vùng.

Cầu Bình Minh vừa được khánh thành, đưa vào sử dụng 1/1/2024.
Cầu Bình Minh vừa được khánh thành, đưa vào sử dụng ngày 1/1/2024.

Theo ông Hoàng Quang Hải, Giám đốc Sở GTVT, các dự án hạ tầng giao thông đang được tỉnh đầu tư, sau khi hoàn thành sẽ khơi thông và thúc đẩy tiềm năng các khu vực động lực của tỉnh, như Quảng Yên, Vân Đồn, Móng Cái, Uông Bí, Đông Triều. Đặc biệt, nhiều tuyến giao thông gắn kết phát triển giữa vùng động lực với vùng khó khăn cũng như liên thông, tổng thể với các tỉnh, thành trong Vùng đồng bằng sông Hồng, tạo ra những giá trị, động lực phát triển mới của tỉnh và khu vực.

Chỉ sau 1 năm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW, năm 2023 tỉnh Quảng Ninh đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 36 dự án, công trình hạ tầng kỹ thuật, trong đó có nhiều dự án giao thông động lực, trọng điểm, điển hình như đường tỉnh 341, cầu Tình Yêu, cầu Bình Minh. Tỉnh tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo hoàn thành một loạt các dự án giao thông khác, như: Cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 342; đường kết nối cao tốc Vân Đồn – Móng Cái đến cảng Vạn Ninh (TP Móng Cái); đường ven sông kết nối cao tốc Hạ Long – Hải Phòng đến TX Đông Triều; đường nối cầu Bến Rừng.

Cầu Bến Rừng nối đôi bờ Quảng Ninh - Hải Phòng qua sông Đá Bạch.
Cầu Bến Rừng nối đôi bờ Quảng Ninh – Hải Phòng qua sông Đá Bạch.

Để đảm bảo mục tiêu, kế hoạch đề ra cũng như phát huy vai trò, trách nhiệm của tỉnh có vai trò trụ cột trong dẫn dắt phát triển liên kết vùng, ngay trong những ngày đầu năm 2024, các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã trực tiếp xuống hiện trường các dự án giao thông để thăm, động viên, khích lệ các đơn vị nhà thầu “vượt nắng, thắng mưa” làm việc xuyên Tết.

Ông Nguyễn Hữu Đuyến, Giám đốc BQL dự án đầu tư các dự án dân dụng, công nghiệp tỉnh, cho biết: Đơn vị đang tập trung chỉ đạo các nhà thầu huy động máy móc, thiết bị kỹ thuật và công nhân thi công 3 ca, 4 kíp để đẩy nhanh hoàn thành các dự án hạ tầng giao thông. Riêng năm 2024  hoàn thành dự án đường nối cầu Bến Rừng; quyết tâm hoàn thành hạng mục chính dự án đường ven sông kết nối cao tốc Hạ Long – Hải Phòng đến TX Đông Triều, hoàn thành dự án vào quý II/2025, chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI.

Tuyến đường tỉnh 342 qua địa bàn huyện Ba Chẽ đang được triển khai tích cực, hoàn thiện trong năm 2024.
Tuyến đường tỉnh 342 qua địa bàn huyện Ba Chẽ phấn đấu hoàn thành trong năm 2024.

Tỉnh Quảng Ninh đang phối hợp với TP Hải Phòng và tỉnh Hải Dương đầu tư, kiến tạo một số dự án giao thông kết nối liên vùng giai đoạn 2022-2025, như: Tuyến nối QL18 và đường tốc độ cao ven sông TX Đông Triều – Quảng Yên (tỉnh Quảng Ninh) với đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng tại huyện Thanh Hà (tỉnh Hải Dương); trục giao thông kết nối huyện Yên Dũng (tỉnh Bắc Giang), TP Chí Linh (tỉnh Hải Dương) với TX Đông Triều (tỉnh Quảng Ninh); đầu tư cải tạo, nâng cấp QL10 đoạn từ nút giao với QL18 (tỉnh Quảng Ninh) đến cầu vượt Quán Toan (TP Hải Phòng).

Trong giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Quảng Ninh định hình tương lai kết nối hạ tầng giao thông quốc gia thông qua 3 tuyến cao tốc (Nội Bài – Bắc Ninh – Hạ Long; Tiên Yên – Lạng Sơn – Cao Bằng; Hải Phòng – Hạ Long – Vân Đồn – Móng Cái); 7 tuyến quốc lộ (QL18A, QL18B, QL18C, QL279, QL10, QL17B, QL4B); 3 tuyến đường sắt quốc gia (Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long – Cái Lân; Nam Định – Thái Bình – Hải Phòng – Quảng Ninh; Hạ Long – Móng Cái) và hệ thống các cảng biển phục vụ vùng, quốc gia, quốc tế. Từ định hướng này, tỉnh Quảng Ninh tạo ra hệ thống giao thông tổng thể, đồng bộ, thông suốt, giữ vai trò gắn kết phát triển liên kết Vùng đồng bằng sông Hồng, kết nối các nước ASEAN với Trung Quốc và các nước Đông Bắc Á.

Giữ vai trò, trách nhiệm thúc đẩy phát triển vùng

Với vai trò, vị trí quan trọng trong Vùng đồng bằng sông Hồng, tỉnh Quảng Ninh đã chủ trì triển khai xây dựng nhiều cơ chế, chính sách quan trọng, tạo động lực đẩy mạnh phát triển liên kết vùng, như: Đề án xây dựng các cơ chế, chính sách thí điểm triển khai Khu hợp tác kinh tế qua biên giới Việt Nam – Trung Quốc; Đề án xây dựng cơ chế, chính sách thí điểm phát triển KKT Vân Đồn; Đề án điều chỉnh ranh giới vùng đệm Di sản Vịnh Hạ Long; Đề án Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử – Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn, Kiếp Bạc, trình UNESCO công nhận Di sản thế giới; Đề án phát triển Quảng Ninh trở thành đầu tàu du lịch quốc gia, trung tâm du lịch quốc tế.

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc được Bộ VHTT&DL trình UNESCO công nhận di sản thế giới.
Quần thể Di tích và danh thắng Yên Tử – Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn, Kiếp Bạc được Bộ VH,TT&DL trình UNESCO công nhận Di sản thế giới.

Tỉnh Quảng Ninh phối hợp với các tỉnh, thành phố trong vùng xây dựng các cơ chế, chính sách, như: Đề án phát triển khu vực Hải Phòng – Quảng Ninh trở thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế, hàng đầu ở Đông Nam Á và là động lực phát triển của vùng; xây dựng cơ chế, chính sách về tài chính, ngân sách để khuyến khích, nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu, cho phép địa phương được sử dụng ngân sách địa phương để đầu tư các dự án vùng, liên vùng; Đề án phát triển du lịch cho cả vùng, trọng tâm là du lịch văn hóa, kết nối các di sản tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội; xây dựng cơ chế, chính sách riêng cho các tỉnh, thành phố có di sản thế giới và tiếp tục đầu tư 9 khu du lịch quốc gia trong vùng.

Đến nay các đề án đã và đang được hoàn thiện trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt trong năm 2024, làm cơ sở để các tỉnh, thành trong vùng thực hiện. Riêng Đề án Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử – Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn, Kiếp Bạc trình UNESCO công nhận Di sản thế giới, với vai trò nòng cốt, dẫn dắt và chủ động của tỉnh Quảng Ninh, đến nay Đề án đã hoàn thành toàn bộ nội dung. Hồ sơ đề cử đã được Bộ VH,TT&DL gửi Trung tâm Di sản thế giới UNESCO.

Hội đàm giữa UBND TP Móng Cái (Quảng Ninh, Việt Nam) với Chính quyền nhân dân TP Đông Hưng (Quảng Tây, Trung Quốc) ngày 19/11/2023.
Hội đàm giữa UBND TP Móng Cái (Quảng Ninh, Việt Nam) với Chính quyền nhân dân TP Đông Hưng (Quảng Tây, Trung Quốc) ngày 19/11/2023.

Theo TS Hà Thị Thùy Dương, Trưởng Khoa CNXH khoa học, Học viện Chính trị khu vực IV, chia sẻ tại Hội thảo “Tư duy và hành động đột phá phát triển tỉnh Quảng Ninh – Giá trị lý luận và thực tiễn” (tổ chức tháng 11/2023), Quảng Ninh rất chủ động, mạnh dạn trong thực hiện các mô hình mới, chưa có tiền lệ và đạt được hiệu quả rất cao. Đồng thời với đó, với vai trò là tỉnh phát triển của vùng, Quảng Ninh tích cực tham gia xây dựng các cơ chế, chính sách cho tỉnh cũng như của vùng, thậm chí có tầm ảnh hưởng quốc gia. Những điều này đã giúp cho Quảng Ninh luôn giữ vững đà tăng trưởng GRDP trên 2 con số trong nhiều năm liên tiếp, ngay cả khi đất nước bị đại dịch Covid-19. Các tỉnh, thành trong nước nể phục trước sự phát triển vượt bậc của Quảng Ninh, đặt Quảng Ninh là tỉnh kiểu mẫu để học tập, noi theo.

Là một tỉnh biên giới, Quảng Ninh thường xuyên có hoạt động trao đổi cấp cao, hội đàm giữa cấp sở, ngành, địa phương của Quảng Ninh (Việt Nam) với lãnh sở, ngành, địa phương của Quảng Tây (Trung Quốc) để thúc đẩy hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa của các tỉnh, thành trong vùng và cả nước qua các cặp cửa khẩu Bắc Luân (TP Móng Cái) – Đông Hưng, Bắc Phong Sinh (huyện Hải Hà) – Lý Hỏa, Hoành Mô (huyện Bình Liêu) – Động Trung (Trung Quốc).

Tổng trọng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu trên địa bàn TP Móng Cái năm 2023 đạt trên 1,4 triệu tấn. Ảnh: Mạnh Trường
Hàng hóa xuất nhập khẩu trên địa bàn TP Móng Cái năm 2023 đạt trên 1,4 triệu tấn. 

Trước những chính sách biên mậu chặt chẽ của Trung Quốc, năm 2023 lãnh đạo TP Móng Cái đã tổ chức nhiều cuộc hội đàm với lãnh đạo TP Đông Hưng (Trung Quốc) để trao đổi, tháo gỡ khó khăn, tăng hiệu suất, thúc đẩy hoạt động thông quan hàng hoá XNK qua cặp Cửa khẩu Móng Cái – Đông Hưng; áp dụng linh hoạt cơ chế kiểm soát hàng hoá tương đồng với các cặp cửa khẩu khác trên tuyến biên giới Việt Nam – Trung Quốc; giảm tỷ lệ và thời gian kiểm nghiệm, kiểm dịch đối với hàng thủy hải sản, hoa quả tươi từ Việt Nam nhập khẩu vào Trung Quốc; bổ sung cho phép một số mặt hàng hoa quả tươi, nông sản được phép thông quan qua lối mở Km3+4 Hải Yên/Cặp chợ biên giới Đông Hưng.

Ông Hồ Quang Huy, Chủ tịch UBND TP Móng Cái, cho biết: Năm 2023 hàng hóa XNK qua Cửa khẩu Móng Cái tăng 73,6%; tổng trọng lượng đạt trên 1,4 triệu tấn, tăng 73,6% so với năm 2022. Rất nhiều mặt hàng nông sản và hàng hóa sản xuất được của doanh nghiệp thuộc các tỉnh, thành trong nước đã được xuất khẩu qua Cửa khẩu Móng Cái. TP Móng Cái hiện hữu là địa phương trung chuyển hàng hóa XNK, gắn kết sự phát triển kinh tế giữa các tỉnh, thành trong nước với Trung Quốc và các nước Đông Bắc Á.

Tàu biển Zhao Shang Yi Dun cập cảng tàu khách quốc tế Hạ Long ngày 13/2.
Tàu biển Zhao Shang Yi Dun cập Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long ngày 13/2/2024.

Với vai trò là một tỉnh thành viên của Vùng đồng bằng sông Hồng, tỉnh Quảng Ninh gắn kết chặt chẽ sự phát triển giữa các thành phần kinh tế của tỉnh cũng như của vùng, tạo ra những giá trị cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Năm 2023 Quảng Ninh đạt tốc độ tăng trưởng GRDP 11,03%, đứng thứ nhất các tỉnh, thành Vùng đồng bằng sông Hồng, đứng thứ 3 cả nước, là năm thứ 9 liên tiếp tăng trưởng đạt 2 con số (2015-2023); thu NSNN đạt trên 55.600 tỷ đồng, thuộc nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước; thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 3,1 tỷ USD, gấp 3,1 lần kế hoạch năm, đứng trong nhóm dẫn đầu cả nước.

Năm 2024, tỉnh đưa nhiều giải pháp thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 30-NQ/TW, tạo sự đột phá về phát triển kinh tế nhanh, bền vững, lan tỏa trong phát triển kinh tế vùng, liên vùng; ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng bền vững, bao trùm; nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ, khả năng thích ứng, sức cạnh tranh của nền kinh tế, giữ vững đà tăng trưởng bền vững 2 con số; thu hút các nhà đầu tư có thương hiệu toàn cầu, có năng lực tài chính lớn, có khả năng đầu tư ổn định, lâu dài, có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao vào các KCN, KKT, nhất là những KCN có hạ tầng kỹ thuật đồng bộ.



Nguồn

Cùng chủ đề

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Hồng lần thứ ba

Sáng 9/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Hồng chủ trì Hội nghị lần thứ ba của Hội đồng. Tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch cho lãnh đạo các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng. Cùng dự...

Thúc đẩy liên kết vùng, kết nối giao thương

Liên kết vùng trong tiêu thụ sản phẩm là hướng đi hiệu quả, giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) đẩy mạnh quảng bá, đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng. Để phát huy tối đa lợi ích liên kết vùng, tỉnh Quảng Ninh đang đẩy mạnh nhiều hoạt động kết nối giao thương, xúc tiến thương mại... Để tạo sự liên kết tiêu thụ sản phẩm bền vững, nhiều hoạt động hợp tác liên kết...

Quyết tâm tạo đột phá trong liên kết vùng

Nằm tại cực Đông Bắc của Tổ quốc, Quảng Ninh được Trung ương xác định là trung tâm liên kết vùng, có vai trò đặc biệt trong thúc đẩy kinh tế khu vực. Đây cũng là cơ hội, thời cơ để tỉnh khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh đặc thù, riêng có, từ đó ưu tiên nguồn lực phát triển hạ tầng kết nối, nhất là các công trình kết nối liên vùng. Đầu tư hoàn thiện hạ...

Thúc đẩy liên kết vùng, tạo xung lực phát triển mới

Trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã tích cực phối hợp với các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương và TP Hải Phòng trong kết nối giao thông thúc đẩy liên kết vùng. Từ đó góp phần tích cực phát triển KT-XH của từng địa phương và thúc đẩy phát triển liên kết vùng, hợp tác hóa lãnh thổ ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả theo nguyên tắc “Chia sẻ, đồng thuận, cùng phát triển". Khơi thông các...

Hội thảo báo Đảng với tuyên truyền liên kết vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội

Ngày 9-9, Báo Đồng Nai tổ chức Hội thảo Báo Đảng miền Đông Nam bộ mở rộng năm 2023 với chủ đề “Báo Đảng với việc tuyên truyền liên kết vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội” và ra mắt giao diện mới Báo Đồng Nai điện tử. Tham dự hội thảo có các ông: Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ...

Cùng tác giả

Phát huy vai trò của người dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí

Theo đại biểu Quốc hội, người dân không chỉ đồng tình, ủng hộ mà còn tham gia vào quá trình đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Do đó, cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế pháp lý để phát huy vai trò của người dân trong công tác này. Nhận diện “bề nổi của tảng băng chìm” Chiều 26/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về các báo cáo công tác của Chánh án...

Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ

Với 407/451 đại biểu tán thành, chiều 26/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Luật quy định về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, người nộp thuế, căn cứ và phương pháp tính thuế, khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng. Báo cáo trước khi Quốc hội biểu...

Thông cáo báo chí số 26 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Trong ngày làm việc thứ 26, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Thứ Ba, ngày 26/11, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 26 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Nội dung...

Quán triệt, triển khai thực hiện các Chỉ thị, Hướng dẫn về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu...

Chiều 26/11, tại TP Hạ Long, Đảng ủy Quân sự tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện các Chỉ thị, Hướng dẫn của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng cục Chính trị, Ban Thường vụ Đảng ủy Quân khu, Cục Chính trị Quân khu 3, Tỉnh ủy Quảng Ninh và Đảng ủy Quân sự tỉnh về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu...

Đề xuất sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân: Vướng mắc nào sẽ được tháo gỡ?

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế). Dự thảo đang được gửi xin ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nghiên cứu, đóng góp ý kiến. Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hiện hành được Quốc hội khóa XII thông qua tại kỳ họp thứ 2 ngày 21/11/2007. Trong quá trình thực hiện, để tháo gỡ kịp thời những vướng mắc phát...

Cùng chuyên mục

Đề xuất sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân: Vướng mắc nào sẽ được tháo gỡ?

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế). Dự thảo đang được gửi xin ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nghiên cứu, đóng góp ý kiến. Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hiện hành được Quốc hội khóa XII thông qua tại kỳ họp thứ 2 ngày 21/11/2007. Trong quá trình thực hiện, để tháo gỡ kịp thời những vướng mắc phát...

Kiến nghị cắt lỗ chứng khoán không cần đóng thuế

Bộ Tài chính ghi nhận ý kiến rằng bán chứng khoán lỗ vẫn đóng thuế 0,1% là chưa phù hợp và cần xác định lại có lãi mới phải nộp. Báo cáo đánh giá tác động của chính sách liên quan xây dựng Luật thuế thu nhập cá nhân (thay thế), Bộ Tài chính cho biết trong quá trình thực hiện thu thuế thu nhập cá nhân với chuyển nhượng chứng khoán, có ý kiến cho rằng việc thu theo...

Eximbank được NHNN chấp thuận sửa đổi mức vốn điều lệ lên gần 18.700 tỷ đồng

Ngân hàng Eximbank (Mã chứng khoán: EIB) vừa được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chấp thuận sửa đổi mức vốn điều lệ lên hơn 18.688 tỷ đồng. Như vậy, vốn điều lệ của Eximbank được tăng thêm 1.218 tỷ đồng (mức vốn điều lệ trước đây là hơn 17.469 tỷ đồng) thông qua hình thức phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận chưa phân phối lũy kế đến năm 2023 sau khi trích...

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ có thể vượt 16 tỷ USD

Tính chung 10 tháng của năm nay, kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ đã đạt 13,2 tỷ USD, tăng gần 21% so với năm ngoái. Ngành gỗ đang hướng tới triển vọng vượt 16 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu cả năm nay, vượt xa mục tiêu trên 14,2 tỷ USD mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đặt ra từ đầu năm. Tại Công ty Cổ phần Woodsland, kho hàng chờ xuất khẩu luôn sẵn sàng...

Giá cà phê cao chưa từng thấy khi vào chính vụ, nông dân thành ‘đại gia’

Giá cà phê có xu hướng tăng dần khi vào chính vụ khiến nhiều nông dân phấn khởi bởi "chưa năm nào vào vụ mà giá cao như năm nay'. Với giá thành sản xuất khoảng trên dưới 25.000 đồng/kg, nhiều nông dân trồng cà phê đang có thu nhập khủng. Theo thông tin từ nhiều đại lý và nhà vườn, giá cà phê giao dịch ngày 26-11 ở mức phổ biến 26.000-27.500 đồng/kg tươi và 118.000-120.000 đồng/kg nhân tùy...

Sàn thương mại điện tử có thể xuất hoá đơn thay người bán

Thủ tướng giao Bộ Tài chính sửa Nghị định để người bán có thể ủy nhiệm cho các sàn bán lẻ online lập hóa đơn điện tử giao tới người mua. Tại công điện ngày 25/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá thương mại điện tử giúp doanh nghiệp, cá nhân dễ dàng giới thiệu, giao sản phẩm đến người tiêu dùng. Song sự phát triển nhanh chóng của hoạt động này khiến cơ quan quản lý gặp thách...

Không lo thiếu thịt lợn dịp Tết

Ông Tống Xuân Chinh - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ NN-PTNT cho biết, đến cuối năm nay tổng sản lượng thịt lợn dự báo vẫn đạt trên 5 triệu tấn. Chỉ còn 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán. Vào dịp cuối năm này, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của người dân lại tăng lên. Dịch bệnh kéo dài rồi đến thiên tai đã gây thiệt hại lớn cho chăn nuôi ở nhiều địa phương. Vậy...

Quy mô kinh tế Đông Nam Á dự báo vượt Nhật Bản vào 2029

Với tốc độ tăng trưởng bình quân 4,7%, quy mô 6 nền kinh tế Đông Nam Á sẽ vượt Nhật Bản vào 2029, theo tính toán của HSBC. Theo báo cáo của Ngân hàng HSBC, quy mô nền kinh tế Đông Nam Á (gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam) khoảng 4.000 tỷ USD vào 2023. Mức này đứng thứ 5 thế giới sau Mỹ, Trung Quốc, Đức và Nhật Bản. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự...

Lộ diện ngân hàng lãi ‘khủng’ từ bán bảo hiểm

Nhiều ngân hàng ghi nhận doanh thu tăng từ phí dịch vụ bảo hiểm. Đơn cử như KienlongBank trong quý III vừa qua thu từ bảo hiểm gần 40 tỷ đồng, tăng gần 73% cùng kỳ. Báo cáo tài chính quý III của Techcombank cho thấy, thu từ phí dịch vụ bảo hiểm mang về 594 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm nay, tăng gần 30% so với cùng kỳ. Techcombank và Manulife Việt Nam có 8 năm hợp...

Giá vàng quay đầu giảm mạnh

Sáng nay (26/11), giá vàng trong nước quay đầu giảm 400.000 - 800.000 đồng/lượng. Theo đó, giá vàng miếng SJC về quanh mốc 86 triệu đồng, vàng nhẫn mức 85 triệu đồng/lượng. Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 84,6 - 86,6 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, giảm 400.00 đồng/lượng so với sáng qua. Các doanh nghiệp kinh doanh vàng lớn như Công ty Bảo Tín Minh Châu, Tập đoàn Doji Công...

Tin nổi bật

Tin mới nhất