Powered by Techcity

Thủ tướng: Sớm nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam lên thị trường mới nổi

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết hằng ngày Thủ tướng theo dõi sát sao tình hình thị trường chứng khoán, vì thị trường này phản ánh “sức khỏe” của doanh nghiệp và sự điều hành của Chính phủ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển thị trường chứng khoán năm 2024. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Ngày 28/2, tại Trụ sở Chính phủ, chủ trì Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển thị trường chứng khoán năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu sớm nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi.

Sau gần 25 năm, đây là hội nghị đầu tiên về phát triển thị trường chứng khoán do Thủ tướng Chính phủ chủ trì.

Dự hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái; các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương; các Đại sứ, Trưởng đại diện cơ quan quốc tế tại Việt Nam; lãnh đạo các hiệp hội, tập đoàn, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước tại Việt Nam, các tổ chức tham gia thị trường chứng khoán.

Tăng trưởng tốt so với nhiều nước khu vực châu Á

Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, trong bối cảnh chịu áp lực lớn từ diễn biến phức tạp của thị trường tài chính, chứng khoán quốc tế nhưng với sự hỗ trợ từ nền tảng kinh tế vĩ mô trong nước ổn định và sự chỉ đạo, điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, cùng sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, đơn vị liên quan, thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2023 chứng kiến sự phục hồi tốt, cấu trúc thị trường ngày càng được hoàn thiện, nhiều kết quả quan trọng trên các khía cạnh đạt được mục tiêu đề ra và tiếp tục là điểm sáng thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước, là kênh dẫn vốn hiệu quả cho nền kinh tế.

Trải qua nhiều biến động, song nhìn chung thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2023 giữ xu hướng phục hồi tốt. Tính đến ngày 29/12/2023, chỉ số VN-Index đạt 1.129,93 điểm, tăng 12,2% so cuối năm 2022 và chỉ số HNX-Index đóng cửa ở mức 231,04 điểm, tăng 12,5% so cuối năm 2022, là mức tăng trưởng tốt so với nhiều nước trong khu vực châu Á.

Quy mô vốn hóa và quy mô niêm yết của thị trường cổ phiếu tiếp tục tăng so cuối năm 2022. Tính đến cuối năm 2023, mức vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 5.937 nghìn tỷ đồng, tăng 13,6% so cuối năm 2022, tương đương 58,1% GDP ước tính năm 2023.

Quy mô niêm yết, đăng ký giao dịch của thị trường đạt 2.128 nghìn tỷ đồng, tăng 7,3% so cuối năm 2022 với 739 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết trên 2 Sở giao dịch chứng khoán và 862 cổ phiếu đăng ký giao dịch trên UPCoM.

Số lượng tài khoản nhà đầu tư mới tham gia thị trường tiếp tục tăng mạnh. Trong năm 2023, tổng số tài khoản chứng khoán tăng 395.290 tài khoản so với cuối năm 2022, đưa tổng số lượng tài khoản chứng khoán lên hơn 7,29 triệu tài khoản, tương đương 7,5% dân số, vượt mức 5% dân số theo mục tiêu được Chính phủ đưa ra trong Đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và bảo hiểm đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.”

Trong năm 2023, sau khi mua ròng mạnh trong quý 1 trên thị trường cổ phiếu với tổng giá trị mua ròng lên tới 6.959 tỷ đồng, nhà đầu tư nước ngoài đã chuyển sang bán ròng liên tục từ tháng 4 đến năm 2023 trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam liên tục điều chỉnh tỷ giá trung tâm lên mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây. Tính chung cả năm 2023, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 21.301 tỷ đồng cổ phiếu và chứng chỉ quỹ.

Năm 2024, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đặt ra 6 nhiệm nhằm phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong đó, tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý và chính sách phát triển thị trường; cải thiện chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh doanh chứng khoán; đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao chất lượng hàng hóa trên thị trường; phát triển và đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư, cải thiện chất lượng cầu đầu tư; tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm; đẩy mạnh hợp tác quốc tế; hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thị trường chứng khoán…

Tại hội nghị, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, các thành viên tham gia thị trường chứng khoán đã thảo luận nhằm đánh giá tình hình hoạt động thị trường chứng khoán Việt Nam; đề xuất các giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam lành mạnh, an toàn, bền vững.

Thủ tướng Phạm Minh Chính với các đại biểu tham dự hội nghị. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Các đại biểu đề xuất các giải pháp tăng tiếp cận vốn của các tổ chức, cá nhân tham gia thị trường chứng khoán; nâng cao chất lượng hàng hóa trên thị trường; mở rộng thị trường chứng khoán Việt Nam; tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, nhất là liên quan sở hữu nước ngoài; thu hút nhà đầu tư nước ngoài; tăng cường Chuyển đổi Số trong quản lý, giám sát thị trường chứng khoán; nâng cấp cơ sở hạ tầng và hệ thống giao dịch; thúc đẩy thực hiện đồng bộ các giải pháp để sớm nâng hạng thị trường chứng khoán…

Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết hằng ngày, Thủ tướng theo dõi sát sao tình hình thị trường chứng khoán, vì thị trường này phản ánh “sức khỏe” của doanh nghiệp, sự điều hành của Chính phủ; luôn đặt vị trí của mình vào vị trí của các nhà đầu tư, mong các bên đều có lợi, góp phần đưa kinh tế Việt Nam phát triển nhanh và bền vững. Thủ tướng khẳng định Chính phủ luôn bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các nhà đầu tư, chủ thể có liên quan thị trường chứng khoán; mong muốn thị trường chứng khoán Việt Nam, phát triển lành mạnh, bền vững, tiến kịp, đi cùng thế giới; chia sẻ với những khó khăn của các chủ thể liên quan trên thị trường chứng khoán trong 2 năm khó khăn vừa qua; mong muốn chung sức, đồng lòng để tăng tốc phát triển thị trường chứng khoán trong năm 2024 và bứt phá trong năm 2025.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định thị trường chứng khoán Việt Nam là một loại thị trường bậc cao, một cấu phần quan trọng của thị trường tài chính nói riêng và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta nói chung.

Thị trường chứng khoán là một kênh đầu tư linh hoạt, hấp dẫn; kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng cho doanh nghiệp; góp phần quan trọng thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, đổi mới mô hình tăng trưởng, phát triển kinh tế-xã hội.

Theo Thủ tướng, Đảng, Nhà nước, Chính phủ rất quan tâm và đã ban hành các chủ trương, đường lối, thể chế, cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam; mới đây nhất, Chính phủ ban hành Quyết định số 1726/QĐ-TTg ngày 29/12/2023 phê duyệt Chiến lược Phát triển Thị trường Chứng khoán đến năm 2030 với mục tiêu: “Phát triển thị trường chứng khoán ổn định, an toàn, lành mạnh, hiệu quả, bền vững, hội nhập; nâng cao khả năng chống chịu rủi ro, có cơ cấu hợp lý giữa các cấu phần thị trường, trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng, chủ yếu cho nền kinh tế; duy trì tăng trưởng về quy mô, chú trọng nâng cao chất lượng; phát triển các công cụ tài chính xanh, tài chính bền vững; đẩy mạnh công tác chuyển đổi số trong lĩnh vực chứng khoán; xây dựng hệ thống quản lý, giám sát thị trường gắn với ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại; tăng cường liên kết và hội nhập quốc tế, từng bước thu hẹp về khoảng cách phát triển giữa thị trường chứng khoán Việt Nam so với các nước phát triển.”

Nhìn lại chặng đường gần 1/4 thế kỷ hình thành và phát triển, dù thị trường chứng khoán Việt Nam còn khá trẻ so với thế giới và khu vực, nhưng đã chứng minh được sự trưởng thành nhanh chóng cũng như tiềm năng, triển vọng tích cực; từng bước khẳng định, phát huy vai trò quan trọng là kênh dẫn vốn trung và dài hạn của nền kinh tế, đóng góp không nhỏ cho phát triển kinh tế-xã hội.

Thể chế, cơ chế, chính sách phát triển thị trường chứng khoán được từng bước xây dựng, rà soát, hoàn thiện, bổ sung phù hợp theo từng thời kỳ và trình độ, yêu cầu phát triển; thị trường chứng khoán không ngừng hoàn thiện về cấu trúc và hiện đại hóa; thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển về quy mô, khả năng huy động vốn cho doanh nghiệp; thị trường chứng khoán ngày càng phát triển theo tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế, đáp ứng các tiêu chí quan trọng của các tổ chức xếp hạng trên thế giới; công tác giám sát, thanh tra và xử lý vi phạm được tăng cường…

“Thị trường chứng khoán Việt Nam mặc dù còn khá non trẻ so với thế giới, nhưng không ngừng phát triển mạnh mẽ, tiệm cận thông lệ quốc tế, mau chóng thu hẹp khoảng cách và trình độ so với các thị trường lớn, tiên tiến hàng đầu thế giới,” Thủ tướng khẳng định.

Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ rõ một số tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc của thị trường chứng khoán Việt Nam, nhất là về tính đồng bộ khung khổ pháp lý; tình trạng làm giá, thao túng chứng khoán; tính chính xác thông tin công bố của một số doanh nghiệp đại chúng, công ty niêm yết, nhà đầu tư; ứng dụng công nghệ, nhất là công nghệ số trong vận hành và quản lý thị trường chứng khoán; hệ sinh thái thị trường chứng khoán phát triển chưa toàn diện, thực sự lành mạnh…

Bảo đảm lợi ích chính đáng của các chủ thể tham gia thị trường

Phân tích bối cảnh tình hình, tiềm năng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam, nhất là những thuận lợi nhờ sự phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết sau hơn 35 năm đổi mới, “Việt Nam chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay” như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định; nhấn mạnh những kết quả tương đối toàn diện trên các lĩnh vực là nền tảng quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội trong giai đoạn tới, trong đó có phát triển thị trường chứng khoán.

Nêu lại các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán tại các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng, các Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ và Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh phải phát triển thị trường chứng khoán đồng bộ và thống nhất trong tổng thể thị trường tài chính của đất nước và an toàn, lành mạnh, hiệu quả, bền vững, hội nhập, gắn liền với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh cơ cấu lại thị trường chứng khoán nhằm hoàn chỉnh cấu trúc của thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng; phát triển thị trường về quy mô, nâng cao chất lượng; chú trọng ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin, tiếp cận với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế; tăng cường quản lý, giám sát, bảo đảm an ninh, an toàn thị trường…

Thủ tướng Phạm Minh Chính với các đại biểu tham dự hội nghị. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Thủ tướng quán triệt rõ tinh thần chung là bảo đảm lợi ích chính đáng của các thành phần tham gia thị trường chứng khoản theo đúng quy định pháp luật; các bộ, ngành, các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, các thành viên, định chế thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư cùng hợp sức, cùng chung tay để góp sức thúc đẩy thị trường chứng khoán ngày càng phát triển mạnh mẽ, bền vững, mang lại lợi ích cho hài hòa cho các bên, đề cùng nhau đi xa, cùng nhau thắng lợi.

Về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các bộ, ngành liên quan tập trung xây dựng và triển khai ngay các chương trình hành động cụ thể về thực hiện Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2030.

Bộ Tài chính cần khẩn trương rà soát, sửa đổi các quy định bất cập hiện hành đặc biệt liên quan đến quy định việc minh bạch thông tin doanh nghiệp, quyền và trách nhiệm của các chủ thể quản lý, tham gia thị trường như cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, công ty chứng khoán, nhà đầu tư.

Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đẩy mạnh nâng cấp, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động của thị trường chứng khoán theo hướng hiện đại, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ số; nâng cao chất lượng quản lý, giám sát thị trường; tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp, các định chế thị trường, các nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam theo hướng hài hòa lợi ích của Nhà nước-doanh nghiệp cung cấp dịch vụ-nhà đầu tư.

Cùng với đó, tiếp tục tập trung nâng cao hiệu quả công tác giám sát, thanh kiểm tra thị trường chứng khoán nhằm phòng chống, ngăn ngừa hiệu quả các hành vi vi phạm trên thị trường chứng khoán, xử lý nghiêm theo đúng quy định pháp luật những trường hợp, hành vi vi phạm, đảm bảo thị trường chứng khoán phát triển bền vững và vận hành được công bằng, công khai, minh bạch.

Đồng thời mở rộng các hoạt động xúc tiến, quảng bá, cung cấp thông tin chính thống về thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng, nền kinh tế Việt Nam nói chung; đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính; nhanh chóng rà soát, cắt bỏ, sửa đổi các thủ tục còn rườm rà, chồng chéo liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và trong lĩnh vực chứng khoán, thị trường chứng khoán nói riêng.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tiếp tục phối hợp với các hiệp hội nghề nghiệp tăng cường quản lý, giám sát đối với người hành nghề chứng khoán; áp dụng các nguyên tắc và chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp đối với người quản lý công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và người hành nghề; từng bước chuyển giao hoạt động thi, cấp chứng chỉ hành nghề cho các hiệp hội nghề nghiệp.

Đặc biệt, khẩn trương triển khai các biện pháp cần thiết để nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi vào năm 2025, đặc biệt tập trung giải quyết các khó khăn, vướng mắc để đáp ứng tiêu chí nâng hạng với tinh thần “Đã nói là làm, đã cam kết là phải thực hiện.”

Để thực hiện nhiệm vụ này, Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương rà soát, đề xuất việc sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật cần thiết nhằm xử lý các vấn đề kỹ thuật còn vướng mắc, nâng cao tính minh bạch trên thị trường chứng khoán, tháo gỡ ngay những rào cản để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài; rà soát, công bố đầy đủ tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa của các ngành nghề kinh doanh có điều kiện hoặc hạn chế tiếp cận đối với nhà đầu tư nước ngoài; khẩn trương xem xét, rà soát để đơn giản hóa thủ tục hồ sơ, rút ngắn quy trình mở tài khoản vốn đầu tư gián tiếp của nhà đầu tư nước ngoài.

Đối với các công ty chứng khoán, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh tái cấu trúc doanh nghiệp; nâng cao năng lực quản trị công ty, quản trị rủi ro, tăng khả năng cạnh tranh của các công ty trên thị trường; phát triển chuyên nghiệp các dịch vụ được phép hoạt động; tiếp tục phát triển hoạt động khối các công ty chứng khoán theo mô hình đa năng và chuyên doanh; nghiên cứu, xây dựng cơ chế hướng dẫn, quản lý và giám sát việc áp dụng công nghệ tài chính trong giao dịch chứng khoán.

Đối với các nhà phát hành, Thủ tướng Phạm Minh Chính khuyến khích các loại hình doanh nghiệp thực hiện chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) gắn với niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán; thu hút các doanh nghiệp có quy mô lớn, tình hình tài chính, quản trị công ty tốt thực hiện niêm yết trên thị trường chứng khoán; hỗ trợ tích cực việc hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa.

Cùng với đó, phát hành đa dạng các kỳ hạn trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương; thúc đẩy việc chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng gắn với niêm yết; đa dạng các loại trái phiếu phù hợp với nhu cầu huy động vốn; phát triển các sản phẩm trái phiếu doanh nghiệp cho mục tiêu thực hiện dự án, dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP); khuyến khích phát hành trái phiếu Chính phủ xanh, trái phiếu chính quyền địa phương xanh và trái phiếu doanh nghiệp xanh; tiếp tục phát triển sản phẩm chứng khoán phái sinh và các sản phẩm mới.

Với tiềm lực và vị thế của Việt Nam đang tiếp tục được bồi đắp và tăng cao trên trường quốc tế và với truyền thống kiên cường, đoàn kết của dân tộc, dưới sự lãnh đạo chỉ đạo sáng suốt của Đảng, sự chỉ đạo điều hành của Chính phủ, sự nỗ lực, quyết tâm và chung sức chung lòng của cả hệ thống chính trị, người dân, cộng đồng doanh nghiệp, cộng đồng nhà đầu tư trong nước và quốc tế, Thủ tướng tin tưởng nền kinh tế Việt Nam, thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2024, tiếp tục phát triển tích cực, đặt tiền đề quan trọng để thực hiện thành công Chiến lược Phát triển Kinh tế-Xã hội và Chiến lược Phát triển Thị trường Chứng khoán đến năm 2030, trước mắt nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi vào năm 2025./.



Nguồn

Cùng chủ đề

Thủ tướng đề nghị Việt Nam-Dominicana tăng hợp tác trên 6 lĩnh vực ưu tiên

Thủ tướng đề xuất hai nước cần sớm có các cơ sở, nền tảng pháp lý thuận lợi; trong đó cần tập trung đàm phán, ký kết các hiệp định về thương mại tự do, khuyến khích và bảo hộ đầu tư,... Theo Đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana, chiều 21/11 theo giờ địa phương, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu chính sách tại Học viện...

Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominicana

Hai bên nhất trí về sự cần thiết tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư, kết nối doanh nghiệp và tạo điều kiện cho các sản phẩm xuất khẩu tiếp cận thị trường của nhau. Từ ngày 19-21/11/2024, Tổng thống Luis Rodolfo Abinader Corona cùng các quan chức cấp cao của Chính phủ Cộng hòa Dominicana đã đón Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính thăm...

Thủ tướng dự khánh thành tôn tạo tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở CH Dominicana

Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt tại quảng trường Hồ Chí Minh nằm ở vị trí trung tâm, bên cạnh là tượng nhiều danh nhân như: anh hùng Cuba Jose Marti; vị tướng lừng danh Máximo Gómez y Báez... Theo đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, sáng 21/11 theo giờ địa phương, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu Việt Nam dự lễ khánh...

Mong muốn tiếp tục trao đổi, tìm hiểu những kinh nghiệm, thành tựu và hội nhập quốc tế của Việt Nam

Chiều 20/11 (theo giờ địa phương), tiếp chương trình thăm chính thức Cộng hòa Dominica, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp đồng chí Miguel Mejia, Tổng Bí thư Đảng Phong trào Cánh tả Thống nhất (MIU), Bộ trưởng Chính sách Hội nhập Khu vực Cộng hòa Dominica. Tại cuộc tiếp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính bày tỏ vui mừng lần đầu tiên thăm chính thức Cộng hòa Dominica và cảm ơn sự tiếp đón trọng...

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống CH Dominicana chủ trì họp báo chung

Thủ tướng cảm ơn Tổng thống Luis Abinader đã đón tiếp trọng thị, chu đáo; cho rằng chuyến thăm lần này có tính chất lịch sử, tạo xung lực mới, mở ra trang mới trong quan hệ Việt Nam-Dominicana. Theo đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hòa Dominicana, sáng 20/11 (theo giờ địa phương), sau hội đàm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Tổng thống Cộng hòa Dominicana Luis Abinader đã họp báo...

Cùng tác giả

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vì tương lai bền vững

Tính đến giữa năm 2024, cả nước có hơn 40.000 di tích, trong đó có 8 Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới, 130 Di tích Quốc gia Đặc biệt, 3.621 Di tích Quốc gia, hơn 10.000 di tích cấp tỉnh. Hơn 4000 năm lịch sử đã để lại cho dân tộc Việt Nam những di sản văn hóa rất phong phú và đa dạng. Nó không chỉ là tài sản vô giá của dân tộc mà còn...

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội

Chiều 22/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Trước khi thảo luận tại tổ, làm việc tại hội trường, các đại biểu Quốc hội đã nghe Bộ trưởng...

Chương trình nghệ thuật “Bài ca người chiến sĩ công an nhân dân”

Tối 22/11, tại TP Hạ Long, Hội VHNT Quảng Ninh và Công an tỉnh phối hợp tổ chức chương trình nghệ thuật công bố tác phẩm về đề tài người chiến sĩ công an nhân dân với chủ đề "Bài ca người chiến sĩ công an nhân dân". Đồng chí Đặng Xuân Phương, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, đến dự chương trình. Chương trình giới thiệu 14 tác phẩm thơ, nhạc nội dung...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen

Chiều nay, 22/11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen. Chủ tịch Hun Sen nhiệt liệt chào đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lần đầu tiên thăm chính thức Campuchia trên cương vị người đứng đầu Cơ quan lập pháp và đại diện Lãnh đạo Đảng,...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP), chiều 22/11, tại thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet. Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet trân trọng cảm...

Cùng chuyên mục

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội

Chiều 22/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Trước khi thảo luận tại tổ, làm việc tại hội trường, các đại biểu Quốc hội đã nghe Bộ trưởng...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen

Chiều nay, 22/11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen. Chủ tịch Hun Sen nhiệt liệt chào đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lần đầu tiên thăm chính thức Campuchia trên cương vị người đứng đầu Cơ quan lập pháp và đại diện Lãnh đạo Đảng,...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP), chiều 22/11, tại thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet. Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet trân trọng cảm...

Bí thư Thái Bình Ngô Đông Hải làm phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương

Bộ Chính trị điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương. Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng...

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn Malaysia, Chủ tịch Đảng UMNO

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, ngày 22/11, tại Kuala Lumpur, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch Đảng Tổ chức thống nhất dân tộc Mã Lai (UMNO) Dato’ Seri Dr. Ahmad Zahid Hamidi và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia. Tại buổi tiếp, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch...

Trao Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Đinh Thế Huynh

Ngày 22/11, Đảng ủy Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Lễ trao Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Đinh Thế Huynh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư khóa XII. Dự Lễ trao Huy hiệu Đảng có các đồng chí: Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Lâm Thị Phương Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng,...

Thông cáo báo chí số 23 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Ngày 22/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 23 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Thứ Sáu, ngày 22/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 23 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Buổi sáng, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, nghe...

ĐBQH tỉnh Quảng Ninh cho ý kiến vào một số dự án luật quan trọng

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 22/11, Quốc hội tiến hành phiên thảo luận tổ về: Dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Cho ý kiến...

Ban Pháp chế HĐND tỉnh thẩm tra các báo cáo trình tại kỳ họp thứ 23 HĐND tỉnh

Để chuẩn bị nội dung phục vụ kỳ họp thường lệ cuối năm 2024, HĐND tỉnh khoá XIV, ngày 22/11, Ban Pháp chế HĐND tỉnh tiến hành thẩm tra báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2024 của Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tỉnh, Toà án nhân dân (TAND) tỉnh, Cục Thi hành án dân sự (CTHADS) tỉnh. Theo báo cáo của VKSND tỉnh, năm 2024, ngành kiểm sát hai cấp của tỉnh đã...

Toàn văn phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại Hội nghị ICAPP 12

Chúng tôi trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP 12). Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 22/11, tại thủ đô Phnom Penh, Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất