Powered by Techcity

Ngân hàng Nhà nước: Đổi mới cơ chế điều hành, gỡ “nút thắt” tín dụng

Theo Phó Thống đốc Đào Minh Tú, để tăng khả năng hấp thụ vốn cho nền kinh tế, năm 2024, Ngân hàng Nhà nước đã đổi mới cơ chế điều hành mức tăng trưởng tín dụng.

Đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh là nhiệm vụ hàng đầu

Chia sẻ với báo giới trong những ngày đầu Xuân Giáp Thìn 2024, Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú cho biết, trong bối cảnh thị trường vốn của Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn, nguồn vốn của nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng thì nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh vẫn luôn là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của ngành ngân hàng.

Tuy vậy, việc giải quyết “nút thắt” về tăng trưởng tín dụng không phải bài toán dễ. Phó Thống đốc điểm lại câu chuyện tăng trưởng tín dụng trong năm 2023 với rất nhiều khó khăn, thách thức do các nguyên nhân: Tác động của cầu đầu tư, sản xuất kinh doanh, tiêu dùng giảm, dẫn tới cầu tín dụng của người dân, doanh nghiệp giảm tương ứng. Khả năng hấp thụ tín dụng của thị trường bất động sản suy giảm, trong khi dư nợ tín dụng bất động sản chiếm trên 21% tổng dư nợ tín dụng chung toàn nền kinh tế.

Bên cạnh đó thị trường vốn (chứng khoán, trái phiếu…) khó khăn do một số tập đoàn, doanh nghiệp phát hành, sử dụng trái phiếu không đúng quy định, làm ảnh hưởng đến niềm tin của nhà đầu tư. Từ đó, nhu cầu vốn trung, dài hạn gây áp lực lên thị trường tiền tệ, vốn tín dụng ngân hàng, làm cho khả năng cân đối vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn tăng cao, nguy cơ rủi ro thanh khoản, rủi ro kỳ hạn gia tăng.

Ngoài ra, sau thời gian kinh tế gặp khó khăn, mức độ rủi ro của khách hàng bị đánh giá cao hơn, khi hoạt động của doanh nghiệp khó chứng minh hiệu quả (chi phí đầu vào, nguyên vật liệu nhập khẩu cao, thị trường đầu ra, đơn hàng, doanh thu giảm…); tổ chức tín dụng rất khó khăn trong quyết định cho vay.

Nguồn vốn của nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng

Đặc biệt, một số nhóm khách hàng có nhu cầu nhưng chưa đáp ứng điều kiện vay vốn, nhất là nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa. Việc tiếp cận tín dụng của nhóm này còn hạn chế do quy mô vốn nhỏ, vốn chủ sở hữu và năng lực tài chính, quản trị điều hành hạn chế, thiếu phương án kinh doanh khả thi, chưa có kế hoạch ứng phó với biến động thị trường, khả năng liên kết với chuỗi sản xuất còn hạn chế.

Thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa còn thiếu minh bạch làm ảnh hưởng đến khả năng thẩm định của tổ chức tín dụng để đánh giá thực chất tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc triển khai các giải pháp tăng khả năng tiếp cận tín dụng thông qua các cơ chế hỗ trợ của nhà nước (Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa…) còn chưa phát huy hiệu quả.

Xác định doanh nghiệp và ngân hàng có mối quan hệ cộng sinh nên ngành ngân hàng đã chủ động áp dụng đồng bộ rất nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp, người dân vay vốn. Với sự nỗ lực rất lớn của ngành ngân hàng, đến ngày 31/12/2023, tín dụng toàn nền kinh tế đã đạt khoảng 13,56 triệu tỷ đồng, tăng 13,71% so với cuối năm 2022, gần đạt mức định hướng tăng trưởng tín dụng 14%-15% Ngân hàng Nhà nước đã đề ra từ đầu năm.

“Năm 2024, để tăng khả năng hấp thụ vốn cho nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước đã đổi mới cơ chế điều hành mức tăng trưởng tín dụng. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước đã giao hết chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng 15% của năm 2024 và thông báo công khai nguyên tắc xác định để tổ chức tín dụng chủ động xây dựng kế hoạch, phương án tăng trưởng tín dụng”, Phó Thống đốc Đào Minh Tú nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chỉ đạo tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất cho vay, cắt giảm các loại phí không cần thiết hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh; khẩn trương rà soát các dự án, các doanh nghiệp để đảm bảo cung ứng tín dụng kịp thời cho các dự án khả thi, hiệu quả, chia sẻ hỗ trợ doanh nghiệp, khách hàng vay vượt qua khó khăn để tiếp tục quay vòng vốn, trả nợ; tham gia các hội nghị kết nối ngân hàng – doanh nghiệp và chủ động tổ chức hội nghị khách hàng để giải quyết các khó khăn; tiếp tục đơn giản hóa các quy trình, thủ tục vay vốn, công khai phí, lãi suất… nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng…

“Bên cạnh các giải pháp của ngành Ngân hàng, tôi cho rằng cũng cần có sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành nhằm kích cầu đầu tư, tiêu dùng, thúc đẩy các động lực tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu; khai thác thị trường nội địa; cải thiện môi trường kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục hành chính; ổn định, khơi thông dòng vốn trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp; xử lý các vấn đề tồn tại của thị trường bất động sản, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững, nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa; xử lý các tổ chức, cá nhân lợi dụng, trá hình kinh doanh tiền tệ bất hợp pháp (qua mạng và đòi nợ thuê)… Trong khi đó, các doanh nghiệp cần nâng cao năng lực, khả năng hấp thụ vốn thông qua các biện pháp tái cấu trúc hoạt động, nâng cao năng lực quản trị điều hành, xây dựng các phương án, dự án sản xuất kinh doanh khả thi, minh bạch tình hình tài chính… để tổ chức tín dụng có cơ sở thẩm định, quyết định cho vay và tăng khả năng tiếp cận các nguồn vốn từ các kênh huy động khác như phát hành cổ phiếu, trái phiếu…”, Phó Thống đốc nêu quan điểm.

Năm 2024, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh

Tiếp tục giao thêm hạn mức tín dụng trong điều kiện cho phép

Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước nhận định, kinh tế thế giới năm 2024 dự báo vẫn tăng trưởng chậm với nhiều bất trắc. Lạm phát dù đã có dấu hiệu qua đỉnh nhưng vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao tại nhiều nước, nhiều Ngân hàng Trung ương vẫn duy trì chính sách lãi suất cao, giá hàng hóa thế giới tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến động mạnh.

Ở trong nước, tăng trưởng kinh tế cũng đứng trước những rủi ro ngày càng tăng khi cầu thế giới suy giảm, tác động tiêu cực lên các ngành sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo; trong khi áp lực lạm phát vẫn còn, các hoạt động đầu tư, tiêu dùng cũng gặp nhiều khó khăn. Những diễn biến này sẽ tiếp tục tạo ra nhiều khó khăn, thách thức, áp lực đối với điều hành chính sách tiền tệ trong năm 2024.

“Để tiếp tục ổn định thị trường tiền tệ, đảm bảo an toàn hệ thống và góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, Ngân hàng Nhà nước sẽ bám sát diễn biến kinh tế, tiền tệ trong và ngoài nước để điều hành chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ; phối hợp đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm góp phần hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo mục tiêu khoảng 6-6,5%, gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát mục tiêu bình quân khoảng 4-4,5%”, Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định.

Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành nghiệp vụ thị trường mở linh hoạt, chủ động, sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống tổ chức tín dụng; điều hành lãi suất phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ; khuyến khích các tổ chức tín dụng tiếp tục tiết giảm chi phí, giảm mặt bằng lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh.

Ngân hàng Nhà nước cũng tập trung điều hành tỷ giá phù hợp với điều kiện thị trường, can thiệp thị trường khi cần thiết, phối hợp đồng bộ các biện pháp và công cụ chính sách tiền tệ để bình ổn thị trường ngoại tệ, góp phần kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.

Mặt khác, Ngân hàng Nhà nước điều hành tín dụng hài hòa với diễn biến kinh tế vĩ mô nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng; điều hành tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống các tổ chức tín dụng năm 2024 khoảng 15%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế.

Cụ thể, trong năm 2024, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng kinh tế theo chủ trương của Chính phủ, kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, góp phần hạn chế “tín dụng đen”.

“Nếu như ngân hàng, tổ chức tín dụng nào đạt được chỉ tiêu mà vẫn có khả năng cung ứng thêm vốn cho nền kinh tế, bảo đảm chất lượng cũng như an toàn hệ thống, bảo đảm điều kiện kinh tế vĩ mô cho phép thì Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục giao thêm hạn mức tín dụng”, Phó Thống đốc nói.

Ngành Ngân hàng cũng tiếp tục triển khai Đề án tái cơ cấu gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025 nhằm nâng cao năng lực tài chính, quản trị của các tổ chức tín dụng, góp phần phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng hoạt động lành mạnh, chất lượng, hiệu quả, công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật và tiệm cận, đáp ứng các chuẩn mực, thông lệ quốc tế. Trong số đó, đẩy mạnh xử lý, thu hồi nợ xấu; phấn đấu năm 2024 tỷ lệ nợ xấu nội bảng (không bao gồm các ngân hàng thương mại yếu kém) dưới 3%; tập trung thực hiện có hiệu quả phương án xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, triển khai cơ cấu lại các ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt theo chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền…

Ngân hàng Nhà nước giao Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) tiếp tục thực hiện hiệu quả hoạt động mua, bán, xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường nhằm đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu; đẩy mạnh hoạt động của Sàn giao dịch nợ; phối hợp tích cực với các tổ chức tín dụng trong việc tăng cường xử lý thu hồi nợ xấu, tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt.

Bên cạnh đó, ngành ngân hàng cũng tích cực đổi mới, tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát có trọng tâm, trọng điểm, các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro nhằm ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các rủi ro, tồn tại và sai phạm của tổ chức tín dụng, góp phần bảo đảm an ninh, kỷ luật trên thị trường tiền tệ, ngân hàng.

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đẩy mạnh Chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng và hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, đáp ứng yêu cầu đối với các mô hình kinh doanh và sản phẩm dịch vụ mới trên nền tảng công nghệ thông tin, ngân hàng số, thanh toán số; tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán và Chuyển đổi số.

Đặc biêt, Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm khuyến khích các tổ chức tín dụng phát triển mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch tại các địa phương ở vùng sâu, vùng xa, nơi không có điều kiện áp dụng ngân hàng số và các dịch vụ ngân hàng hiện đại nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng; hạn chế tối đa việc thành lập thêm chi nhánh, phòng giao dịch tại các thành phố lớn và vùng đô thị.



Nguồn

Cùng chủ đề

Hoàn thành giải ngân 100% vốn phát triển sản xuất trong tháng 12/2024

Thực hiện Nghị quyết số 216/NQ-HĐND ngày 10/7/2024 của HĐND tỉnh về việc bổ sung, điều chỉnh, phân bổ dự toán ngân sách cấp tỉnh năm 2024, cuối tháng 9, UBND tỉnh đã phân bổ gần 288 tỷ đồng kinh phí sự nghiệp hỗ trợ phát triển sản xuất ủy thác cho Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Quảng Ninh để cho vay phát triển sản xuất. Tính đến nay, toàn tỉnh đã có trên 2.600 người dân...

Eximbank lên tiếng về việc “bị Ngân hàng Nhà nước thanh tra”

Eximbank vừa phát đi thông tin khẳng định không nhận được bất kỳ quyết định nào của Ngân hàng Nhà nước về việc tiến hành thanh tra các hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng trong thời gian gần đây. Những ngày gần đây, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) liên tiếp nhận được các câu hỏi của cổ đông, đối tác, khách hàng và các cơ quan báo chí liên quan đến bài viết thông...

Thống đốc: Ngân hàng Nhà nước không cấm cho vay bất động sản

Cho biết dư nợ lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam hiện chiếm khoảng 20%-21% tổng dư nợ nền kinh tế, Thống đốc khẳng định Ngân hàng Nhà nước không cấm các ngân hàng cho vay bất động sản. Tại phiên chất vấn ngày 11/11, nhiều đại biểu Quốc hội đã gửi đến Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng về nguồn vốn tín dụng dành cho bất động sản. Đại biểu Đỗ Huy Khánh (Đồng Nai) nêu...

Tín dụng tăng hơn 10%

Dư nợ tín dụng đến hết tháng 10 ước tính tăng trưởng trên 10%, cao hơn so với tốc độ cùng kỳ năm ngoái. Thông tin này được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng nêu tại báo cáo gửi đại biểu Quốc hội. Theo đó, bà Hồng cho biết tăng trưởng tín dụng đến ngày 31/10 đạt 10,08% so với cuối năm 2023. So với cùng kỳ năm ngoái, tín dụng tăng 16,65%. Năm nay, Ngân hàng Nhà...

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả

Đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam vừa có bài viết về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh-gọn-mạnh-hiệu năng-hiệu lực-hiệu quả, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong hệ thống chính trị. Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư. 1. Trong mọi giai đoạn cách mạng, Đảng, Nhà nước ta luôn đặc biệt coi...

Cùng tác giả

Ban Kinh tế – Ngân sách HĐND tỉnh họp thẩm tra các tờ trình, dự thảo nghị quyết

Ngày 25/11, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh họp thẩm tra các báo cáo, tờ trình, dự thảo nghị quyết trình tại Kỳ họp thứ 23 (kỳ họp thường lệ cuối năm 2024) HĐND tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026. Dự cuộc họp có các đồng chí: Vi Ngọc Bích, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Lê Văn Ánh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Vũ Văn Diện, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; cùng đại...

Nhà băng không được gửi tin nhắn chứa đường link tới khách hàng

Nếu không có yêu cầu của chủ tài khoản, ngân hàng sẽ không được gửi tin nhắn, email có chứa đường link truy cập website tới khách hàng. Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 50 quy định về an toàn, bảo mật trong dịch vụ trực tuyến ngân hàng, có hiệu lực từ đầu 2025. Một trong những quy định mới được đề cập tại Thông tư là ngân hàng không gửi tin nhắn SMS, thư điện tử cho...

Thanh Lam gây tranh cãi

Thanh Lam quay lại với hình ảnh quen thuộc, khoe chất giọng trong đêm chung kết “Bài hát của chúng ta”. Tuy vậy, sân khấu “Áo mới Cà Mau” cách đây một tuần của cô đang tạo tranh luận trên mạng xã hội. Thanh Lam gây tranh cãi vì sân khấu "Áo mới Cà Mau" Sân khấu Áo mới Cà Mau của Thanh Lam và Orange trong tập 12 Bài hát của chúng ta (Our song Việt Nam) tạo tranh cãi...

Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định khai trừ Đảng các đồng chí Phạm Văn Vọng, Ngô Đức Vượng, Nguyễn Doãn Khánh; để các đồng chí: Bùi Văn Cường, Nguyễn Văn Thể thôi giữ chức Ủy viên TW. Ngày 25/11/2024, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về một số nội dung như sau: 1. Về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của...

Làng nghề, điểm may gia công bị xóa sổ

Nhiều điểm sản xuất nhỏ, cơ sở may gia công, làng nghề đang gặp khó hoặc buộc rời bỏ cuộc chơi trước sức ép hàng ngoại nhập giá rẻ, nhất là hàng Trung Quốc bán trên kênh online. Ngoài kinh tế khó khăn khiến người dân hạn chế mua sắm, nhiều đơn vị cho rằng hàng Trung Quốc giá rẻ là nguyên nhân lớn. Tuy nhiên, để học theo cách làm của phía Trung Quốc là điều không dễ. Lụi dần Chia...

Cùng chuyên mục

Nhà băng không được gửi tin nhắn chứa đường link tới khách hàng

Nếu không có yêu cầu của chủ tài khoản, ngân hàng sẽ không được gửi tin nhắn, email có chứa đường link truy cập website tới khách hàng. Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 50 quy định về an toàn, bảo mật trong dịch vụ trực tuyến ngân hàng, có hiệu lực từ đầu 2025. Một trong những quy định mới được đề cập tại Thông tư là ngân hàng không gửi tin nhắn SMS, thư điện tử cho...

Làng nghề, điểm may gia công bị xóa sổ

Nhiều điểm sản xuất nhỏ, cơ sở may gia công, làng nghề đang gặp khó hoặc buộc rời bỏ cuộc chơi trước sức ép hàng ngoại nhập giá rẻ, nhất là hàng Trung Quốc bán trên kênh online. Ngoài kinh tế khó khăn khiến người dân hạn chế mua sắm, nhiều đơn vị cho rằng hàng Trung Quốc giá rẻ là nguyên nhân lớn. Tuy nhiên, để học theo cách làm của phía Trung Quốc là điều không dễ. Lụi dần Chia...

Hàng không đua bổ sung máy bay trước cao điểm Tết

Các hãng bay trong nước liên tục thuê thêm tàu bay để tăng nguồn lực khai thác, chuẩn bị cho dịp cao điểm Tết sắp tới. Cách đây hai ngày, Vietravel Airlines nhận tàu bay thân hẹp thuộc Avion Express - nhà cung cấp dịch vụ cho thuê máy bay trụ sở tại Litva. Đây là tàu bay hãng này thuê ướt (gồm máy bay và phi hành đoàn) để phục vụ dịp cao điểm cuối năm nay và Tết...

Sắp ‘bơm’ gần 670.000 tỷ đồng ra nền kinh tế

Trong 2 tháng cuối năm sẽ có thêm gần 670.000 tỷ đồng vốn được bơm ra nền kinh tế, để đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% trong năm nay. Hiện các ngân hàng ra sức chạy đua tăng trưởng tín dụng. "Thúc" tăng trưởng tín dụng cuối năm Ông Nguyễn Khắc Duy - Phó giám đốc Công ty Chơn Chính, một doanh nghiệp xuất khẩu gạo - cho biết, lượng đơn hàng năm nay của doanh nghiệp tăng...

Xuất khẩu thủy sản tăng tốc để cán mốc 10 tỷ USD

Theo các doanh nghiệp thủy sản, các mùa lễ hội cuối năm đang được kỳ vọng tạo cú hích trong xuất khẩu những tháng còn lại của năm 2024. Tháng 10 vừa qua, kim ngạch theo tháng của ngành thủy sản đạt mức 1 tỷ USD. Sau hơn 2 năm chúng ta mới lại có con số này. Theo các doanh nghiệp, thị trường ấm dần lên, đơn hàng tăng trở lại, đặc biệt là mùa lễ hội cuối năm......

Người buôn bán nhỏ muốn ngưỡng chịu thuế lên trên 300 triệu

Nhiều hộ và cá nhân buôn bán nhỏ lẻ cho biết hằng năm chi phí mặt bằng, nhân công, điện nước và nguyên vật liệu đã quá 200 triệu đồng. Kinh tế khó khăn, nhiều người doanh thu không đủ chi hoặc chỉ lời chút đỉnh để cố gắng sống dè sẻn, duy trì buôn bán, nuôi cha mẹ già và con cái ăn học... Theo dự thảo Luật Thuế VAT sửa đổi, ngưỡng doanh thu chịu thuế VAT của hộ...

Chuyên gia: Chung tay với xe điện Việt là cách để mỗi người thể hiện lòng yêu nước

Theo các chuyên gia, số 1 của VinFast không chỉ là kỷ lục của riêng một doanh nghiệp, mà còn là niềm tự hào chung của nhiều người dân Việt Nam. Với rất nhiều người, việc chung tay với xe điện Việt là cách để ủng hộ, nâng tầm sản phẩm Việt cũng như thể hiện tinh thần yêu nước một cách thiết thực nhất. Vượt qua hoài nghi, chứng minh đẳng cấp xe điện “make in Vietnam” “Quá nhiều sự...

Mạo danh shipper giao hàng lừa đảo ngày càng tinh vi

Lừa đảo từ việc mạo danh shipper ngày càng tinh vi, khiến khách hàng lúng túng và rơi vào vòng xoáy mất tiền mà không hề hay biết. Phản ảnh tới Tuổi Trẻ, chị Bảo Dung (TP.HCM) cho biết vừa gặp phải trường hợp mạo danh shipper lừa đảo với kịch bản vô cùng tinh vi. Mạo danh shipper gọi điện tới tấp, lừa nhiều lớp, nhiều lần Chị kể trong lúc đang làm việc, chị nhận được cuộc gọi từ một...

Nỗ lực hoàn thành kế hoạch năm

Ngay từ đầu năm nay, tỉnh tiếp tục bám sát chỉ đạo của Trung ương, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nghị quyết của Chính phủ và nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh về nhiệm vụ phát triển KT-XH và chủ đề công tác năm 2024. Thực hiện nhiệm vụ năm 2024 trong bối cảnh có nhiều thuận lợi nhưng cũng đan xen nhiều thách thức. Đặc biệt, Quảng Ninh là địa bàn trọng điểm chịu...

Thẩm định giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024 tại Quảng Ninh

Trong các ngày 20 và 23/11/2024, Đoàn thẩm định số 41, Ban Tổ chức Giải Sao Vàng đất Việt 2024 thuộc Hội Doanh nghiệp trẻ Việt Nam đã đi thẩm định 3 doanh nghiệp thuộc Hội Doanh nhân trẻ Quảng Ninh. Đoàn thẩm định giải Sao Vàng đất Việt năm 2024 tiến hành thẩm định hồ sơ tham gia của 3 doanh nghiệp trẻ Quảng Ninh gồm: Công ty Cổ phần Thương mại Trung Thành – thương hiệu Vườn Nhật...

Tin nổi bật

Tin mới nhất