Powered by Techcity

Bảo đảm cung ứng điện, cung cấp than, khí cho sản xuất điện trong thời gian tới

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 05/CT-TTg về việc bảo đảm cung ứng điện, cung cấp than, khí cho sản xuất điện trong thời gian tới.

Thủ tướng chỉ thị bảo đảm cung ứng điện, cung cấp than, khí cho sản xuất điện. (Ảnh minh họa)

Công điện nêu rõ, bảo đảm cung ứng điện, giữ vững an ninh năng lượng quốc gia là nền tảng và là tiền đề quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội, quyết định thành công của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, tập trung chỉ đạo về bảo đảm an ninh năng lượng, trong đó, an ninh cung ứng điện có vai trò trụ cột. Tuy nhiên, thực hiện cung ứng điện trong thời gian qua có lúc, có nơi còn bất cập, khó khăn do nhiều nguyên nhân, có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan; trong đó, đã để xảy ra tình trạng thiếu điện cục bộ ở miền Bắc vào cuối mùa khô năm 2023.

Để bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng, an ninh cung cấp điện cho sản xuất – kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:

Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng tập trung chỉ đạo, kiểm tra, điều hòa phối hợp và đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ về đầu tư, xây dựng các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng theo đúng các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ và quyết định, văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc chủ đầu tư các công trình, dự án, các tổ chức tư vấn, các nhà thầu trong thực hiện những nhiệm vụ đã được xác định trong Quy hoạch, Kế hoạch được duyệt, chủ trương đầu tư các công trình, dự án hoặc quyết định phê duyệt của từng dự án thành phần để bảo đảm tiến độ thi công và chất lượng công trình.

Chỉ đạo, đôn đốc các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết theo thẩm quyền các khó khăn, vướng mắc liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng và báo cáo ngay Thủ tướng Chính phủ các nội dung vượt thẩm quyền, đồng thời kiến nghị giải pháp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định khi phát sinh các vấn đề vướng mắc đối với các dự án trọng điểm, cấp bách.

Bộ trưởng Công thương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể nhất là kế hoạch để triển khai Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII). Trong đó, tập trung triển khai các nhiệm vụ nhằm bảo đảm nguồn cung cho hệ thống điện miền Bắc trong các năm sắp tới như sau: i) Phối hợp với Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ Tập đoàn Điện lực Việt Nam triển khai, đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành sớm nhất có thể đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch-Phố Nối cấp điện cho miền Bắc (phấn đấu nhất định hoàn thành và đóng điện trong tháng 6 năm 2024); ii) Khẩn trương hoàn thiện, trình Hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị định của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời điện mặt trời áp mái lắp đặt tại nhà dân, cơ quan công sở, khu công nghiệp; iii) Chủ trì phối hợp với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam xây dựng Nghị định liên quan đến cơ chế mua bán điện khí, gió theo hình thức rút gọn và chậm nhất phải hoàn thành trong quý II năm 2024; iv) Khẩn trương rà soát các nguồn điện khu vực miền Bắc, báo cáo Thủ tướng Chính phủ các giải pháp thúc đẩy tiến độ các dự án nguồn điện đang đầu tư xây dựng, các giải pháp triển khai ngay các nguồn điện mới, cụ thể cho từng dự án ở khu vực miền Bắc.

Chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia thực hiện điều hành hệ thống điện đảm bảo cung cấp điện, xây dựng kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia với mục tiêu đảm bảo cung cấp điện, đảm bảo dự phòng nguồn cung và có khả năng ứng phó, kiểm soát với các kịch bản vận hành cực đoan có thể xảy ra.

Dự báo và xây dựng kế hoạch để chỉ đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam và Tổng công ty Đông Bắc cung cấp đầy đủ, liên tục bảo đảm cung cấp đúng thời gian, đủ khối lượng, đúng chủng loại than phục vụ sản xuất điện theo Hợp đồng/Cam kết đã ký; phối hợp với các đơn vị liên quan để dự báo tình hình sử dụng và cung ứng nhiên liệu, bảo đảm an ninh cung cấp điện.

Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thực hiện mọi giải pháp đảm bảo tiến độ chuỗi dự án khí – điện Lô B theo Quy hoạch điện VIII, tập trung tháo gỡ các vướng mắc thuộc thẩm quyền, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền.

Theo dõi, giám sát tiến độ các dự án năng lượng trọng điểm, như dự án Cá Voi Xanh, Thị Vải – Nhơn Trạch; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan kịp thời xử lý các vấn đề thuộc thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ các nội dung vượt thẩm quyền, đảm bảo công tác triển khai dự án theo kế hoạch đề ra.

Đẩy mạnh thực hiện nghiêm túc, thực chất và có hiệu quả Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường tiết kiệm điện, Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, chương trình quản lý nhu cầu điện, chuyển đổi năng lượng xanh, sạch; phối hợp nghiên cứu thúc đẩy sản xuất trong nước, ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo, tăng năng suất lao động trong lĩnh vực năng lượng.

Thực hiện nghiêm túc chặt chẽ hiệu quả quản lý nhà nước đối với các nguồn điện được sản xuất kinh doanh mua bán điện ngoài khu vực nhà nước. Rà soát các cam kết và xây dựng kế hoạch cung cấp điện, giá bán điện theo đúng quy định của pháp luật. Nghiêm cấm mọi tiêu cực, tham nhũng lợi ích nhóm trong quá trình thực hiện việc sản xuất kinh doanh mua bán điện ở khu vực ngoài nhà nước.

Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp kịp thời phê duyệt theo pháp luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư và sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp đối với các dự án đầu tư trọng điểm trong lĩnh vực năng lượng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam.

Chỉ đạo, đôn đốc Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam tập trung triển khai các dự án năng lượng trọng điểm, rà soát các khó khăn vướng mắc, giải quyết theo thẩm quyền và chỉ báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền nếu có vấn đề vượt thẩm quyền.

Bộ trưởng Tài chính chủ trì cùng các cơ quan liên quan tiếp tục rà soát, hướng dẫn và hằng năm có kế hoạch cụ thể kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về giá đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh than, khí, dầu và cung cấp than, khí, dầu cho sản xuất điện; phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương trong thực hiện cơ chế bán lẻ điện theo quy định.

Chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty Đông Bắc và các cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng giá tham chiếu đối với mặt hàng than nhập khẩu để có thể áp dụng được ngay khi Luật Giá số 16/2023/QH15 có hiệu lực thi hành.

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư tham mưu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề liên quan đến chuyên môn, chức năng nhiệm vụ để triển khai công tác đầu tư các dự án điện trong Quy hoạch điện VIII (về hình thức đầu tư, trình tự triển khai đầu tư, trách nhiệm cụ thể của từng cơ quan liên quan để triển khai đầu tư các dự án điện, công tác xác định, lựa chọn nhà đầu tư, công tác đấu thầu…); đồng thời gửi Bộ Công thương để nghiên cứu, tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai xây dựng kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII.

Rà soát, đẩy nhanh công tác thẩm định chủ trương đầu tư các dự án điện theo thẩm quyền, tuyệt đối không để xảy ra chậm trễ gây ảnh hưởng tới tiến độ các dự án điện.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương chỉ đạo, hướng dẫn các nhà máy nhiệt điện khu vực Đông Bắc (đặc biệt là các nhà máy nhiệt điện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh) có các giải pháp liên quan tới nhiệt độ nước làm mát nhằm đảm bảo công suất khả dụng của các nhà máy điện trong mùa khô hàng năm.

Trên cơ sở phương án vận hành linh hoạt các hồ chứa trong các Quy trình vận hành liên hồ chứa do Tập đoàn Điện lực Việt Nam phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan đề xuất, rà soát các Quy trình vận hành liên hồ chứa nhằm bảo đảm an toàn cho công trình, vùng hạ du, sử dụng nguồn nước hiệu quả cho các mục đích sử dụng nhằm tối ưu hóa lợi ích về phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ môi trường do nguồn nước mang lại.

Hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương các vấn đề về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho các dự án năng lượng, điện lực thuộc Quy hoạch điện VIII.

Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương rà soát, xử lý theo thẩm quyền và báo cáo Thủ tướng Chính phủ các vấn đề vướng mắc vượt thẩm quyền về chuyển mục đích sử dụng rừng liên quan tới các dự án năng lượng, điện lực; đảm bảo không để xảy ra việc chậm trễ quá trình giải quyết công việc làm ảnh hưởng tới việc triển khai các dự án năng lượng, điện lực.

Thủ trưởng các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ căn cứ chức năng, nhiệm vụ, bám sát tình hình, chủ động đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết các tồn tại, vướng mắc trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý của mình liên quan tới hoạt động điện lực.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo: Rà soát tiến độ triển khai đầu tư xây dựng các công trình nguồn điện, lưới điện trong quy hoạch, kế hoạch phát triển điện lực thuộc địa bàn quản lý; Chỉ đạo các đơn vị chức năng có liên quan giải quyết các vướng mắc, tồn tại trong việc giải quyết các thủ tục về đầu tư xây dựng, công tác giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ các công trình nguồn và lưới điện; (iii) Phối hợp với Bộ trưởng Công thương, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư và cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ theo thẩm quyền để xác định, lựa chọn chủ đầu tư, khẩn trương triển khai các dự án nguồn điện, lưới điện theo tiến độ quy hoạch được duyệt; Đối với các tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; đề nghị tập trung hoàn thiện trình kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025) cấp tỉnh về Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổ chức thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Ủy ban nhân dân các tỉnh báo cáo định kỳ hằng năm, báo cáo đột xuất kịp thời tình hình sử dụng đất công trình năng lượng cho các dự án năng lượng, điện lực thuộc kế hoạch để thực hiện Quy hoạch điện VIII thuộc địa bàn địa phương quản lý.

Chủ tịch Tập đoàn Điện lực Việt Nam chỉ đạo phối hợp với Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia xây dựng kế hoạch, phương thức vận hành hệ thống điện quốc gia với mục tiêu đảm bảo cung cấp điện, đặc biệt lưu ý dự phòng nguồn cung, khả dụng thủy điện, chuẩn bị đầy đủ nhiên liệu cho nhiệt điện để cấp điện cao điểm mùa khô hằng năm.

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ đầu tư, xây dựng và đưa vào vận hành các dự án nguồn điện, lưới điện được giao làm chủ đầu tư, đặc biệt là các công trình nguồn điện, lưới điện trọng điểm phục vụ cấp điện cho miền Bắc như đường dây 500kV mạch 3 (phấn đấu nhất định hoàn thành và đóng điện trong tháng 6/2024), Thủy điện Hòa Bình mở rộng, Nhiệt điện Quảng Trạch I.

Chủ động phối hợp chặt chẽ với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong triển khai chuỗi Dự án khí – điện Lô B, đảm bảo tiến độ chung của chuỗi dự án.

Chỉ đạo cập nhật, rà soát cân đối cung cầu điện năng, công suất hệ thống điện quốc gia, đặc biệt là cho khu vực miền Bắc đến 2025 và đến 2030, bao gồm các giải pháp bảo đảm cung ứng điện, xử lý theo thẩm quyền; báo cáo các cấp có thẩm quyền những vấn đề vượt thẩm quyền.

Chỉ đạo triển khai tiết kiệm điện trong toàn ngành, phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các khách hàng sử dụng điện triển khai thực hiện các giải pháp tiết kiệm điện; đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng, có hiệu quả, thực chất về sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả đến từng đối tượng, thành phần khách hàng sử dụng điện để nâng cao nhận thức và hành vi sử dụng điện của người dân và doanh nghiệp; đồng thời đẩy mạnh thực hiện các chương trình quản lý nhu cầu điện, điều chỉnh phụ tải điện.

Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chỉ đạo tập trung, khẩn trương triển khai đẩy nhanh tiến độ Dự án khí – điện Lô B, báo cáo ngay các vấn đề vượt thẩm quyền (nếu có), chịu trách nhiệm toàn diện nếu để chậm trễ đối với các vấn đề thuộc thẩm quyền, có Quyết định đầu tư cuối cùng (FID) trong thời gian sớm nhất, bảo đảm tiến độ có dòng khí đầu tiên vào quý IV/2026.

Tập trung chỉ đạo triển khai, tháo gỡ vướng mắc các dự án nguồn điện được giao làm chủ đầu tư, báo cáo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và các cơ quan liên quan các vấn đề vượt thẩm quyền.

Phối hợp chặt chẽ với Chủ mỏ khí, Chủ đầu tư các nhà máy điện khí và Chủ tịch Tập đoàn Điện lực Việt Nam triển khai các giải pháp trong quá trình thực hiện phương án cung cấp, ưu tiên huy động khí cho sản xuất điện đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện, bảo đảm hiệu quả tối ưu của chuỗi khí – điện và lợi ích quốc gia.

Khẩn trương chỉ đạo nghiên cứu, đề xuất giải pháp cơ cấu lại thị trường khí, hạ tầng công nghiệp khí phù hợp với Đề án thị trường năng lượng cạnh tranh.

Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam và Tổng công ty Đông Bắc chỉ đạo quán triệt thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nhiệm vụ đã được Thủ tướng Chính phủ giao tại Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 2/12/2019 về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh than và cung cấp than cho sản xuất điện; các nhiệm vụ, giải pháp để phát triển thị trường than theo Đề án phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh.

Thực hiện đồng bộ, quyết liệt và hiệu quả các biện pháp chỉ đạo, điều hành, tổ chức sản xuất nhằm nâng cao năng lực, năng suất và sản lượng khai thác than trong nước; theo dõi chặt chẽ và bám sát diễn biến của thời tiết để bố trí, lập kế hoạch điều hành khai thác than phù hợp; nhập khẩu than để pha trộn cung cấp cho sản xuất điện một cách hợp lý, hiệu quả; chủ yếu phải đẩy mạnh sản xuất kinh doanh than trong nước.

Chủ động rà soát, cân đối cung – cầu than sản xuất trong nước theo hướng ưu tiên cung cấp đủ than cho sản xuất điện theo Hợp đồng đã ký; xây dựng các phương án sản xuất than, kho trung chuyển, dự trữ than, phương tiện vận chuyển, ứng phó, kiểm soát các kịch bản cực đoan có thể xảy ra,… nhằm bảo đảm cung cấp đủ và ổn định cho các nhà máy nhiệt điện than, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia; dứt khoát không được để thiếu than cho các nhà máy điện.

Chủ đầu tư các nhà máy nhiệt điện quán triệt thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nhiệm vụ đã được Thủ tướng Chính phủ giao tại Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 2/12/2019 về việc tiếp tục tăng cường hoạt động sản xuất kinh doanh than và cung cấp than cho sản xuất điện theo cơ chế thị trường.

Chịu trách nhiệm thu xếp đầy đủ nhiên liệu sơ cấp để cung cấp ổn định, liên tục theo yêu cầu huy động của hệ thống điện trong suốt thời gian tồn tại của nhà máy; đặc biệt cần tính toán chính xác khối lượng than phải tự thu xếp cho phát điện ngoài khối lượng than do Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam và Tổng công ty Đông Bắc cam kết cung cấp để chuẩn bị đầy đủ, kịp thời cho sản xuất điện theo cơ chế thị trường.

Thường xuyên rà soát, cập nhật, tính toán nhu cầu sử dụng nhiên liệu sơ cấp cho sản xuất điện bảo đảm bám sát tình hình thực tế và nhu cầu phụ tải điện theo mùa, theo vùng miền để chuẩn bị sẵn sàng nhiên liệu đủ theo yêu cầu huy động của hệ thống điện và duy trì dự phòng hợp lý cho hoạt động của nhà máy điện. Tuyệt đối không được để xảy ra tình trạng tổ máy sẵn sàng phát điện nhưng lại thiếu nhiên liệu dẫn đến không phát đủ công suất hoặc phải dừng tổ máy.

Tăng cường quản lý chất lượng than đầu vào bảo đảm thông số kỹ thuật để nâng cao hiệu suất của tổ máy phát điện, giảm thiểu sự cố do chất lượng than gây ra; chủ động vận hành các tổ máy ổn định, tin cậy đáp ứng yêu cầu huy động của hệ thống điện.

Hoàn thành việc tính toán nhu cầu than cho sản xuất điện và ký hợp đồng mua bán than cho sản xuất điện hằng năm xong trước ngày 1/12 của năm liền kề trước đó, báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Công thương trước ngày 10/12 hằng năm (kèm theo nhu cầu than và hợp đồng mua bán than đã ký với tất cả các đơn vị cung cấp) để phục vụ việc xây dựng Biểu đồ cấp than cho điện. Thực hiện nghiêm cam kết tại hợp đồng mua bán than đã ký.

Yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng Giám đốc các Tập đoàn: Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty Đông Bắc và các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện nghiêm Chỉ thị này.



Nguồn

Cùng chủ đề

Bảo đảm công tác đền bù, tái định cư phải gắn với đầu tư hoàn thành dự án

Cơ bản thống nhất với đề xuất của Chính phủ về việc cho phép tách riêng việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập đối với tất cả các nhóm dự án, song đại biểu Quốc hội đề nghị cần quy định chặt chẽ tại các điều, khoản để bảo đảm công tác đền bù, tái định cư gắn với đầu tư hoàn thành dự án, không để hoang phí. Chiều...

TKV phát triển các sản phẩm ngoài than

Đối với Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), hoạt động sản xuất kinh doanh chính là khai thác, chế biến than - khoáng sản. Ngoài ra, TKV chủ trương định hướng chiến lược phát triển kinh doanh đa ngành trên nền công nghiệp than.  Sản xuất điện được TKV xác định là một trong những lĩnh vực kinh doanh chính, đảm bảo vai trò trọng yếu của Tập đoàn về an ninh năng lượng cho...

Thủ tướng: Triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện ổn định, lâu dài

Sáng 19/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành về tình hình triển khai các dự án quan trọng để bảo đảm cung ứng đủ điện, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia năm 2025 và nhưng năm tiếp theo. Dự cuộc họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc; lãnh đạo các...

Thủ tướng chỉ đạo triển khai các giải pháp bảo đảm cung ứng xăng dầu

Trong Công điện số 99, Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành liên quan phải chủ động nguồn hàng, cung cấp đủ xăng dầu cho hệ thống, tuyệt đối không để gián đoạn nguồn cung. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 99/CĐ-TTg ngày 23/9/2024 về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm cung ứng xăng dầu cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp. Công điện gửi...

Sửa đổi Luật Dược để bảo đảm tăng tiếp cận thuốc cho người dân

Đại biểu Quốc hội cho rằng, việc sửa đổi Luật Dược được kỳ vọng sẽ giải quyết hầu hết các vướng mắc, bất cập hiện nay, đồng thời bổ sung nhiều nội dung mới nhằm bảo đảm tăng tiếp cận thuốc cho người dân. Cần quy định chặt chẽ hơn kinh doanh dược theo hình thức thương mại điện tử Chiều 26/6, theo chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa...

Cùng tác giả

Thủ tướng Chính phủ đồng ý tổ chức Hội nghị đối thoại với nông dân năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng ý với đề nghị của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về việc tổ chức Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam trong năm 2024. Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn số 9433/VPCP-NN gửi Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; các bộ, cơ quan: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi...

Thủ tướng: Triển khai thực hiện Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Thủ tướng Chính phủ vừa ký văn bản số 1098/TTg-QHĐP về việc triển khai thực hiện Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV gửi: Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; các Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực...

Quy định mới về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi

Chính phủ ban hành Nghị định số 158/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động vận tải đường bộ. Nghị định số 158/2024/NĐ-CP quy định cụ thể về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi gồm các nội dung quy định đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi, cước chuyến đi trong các trường hợp: thông qua sử dụng đồng hồ tính tiền, thông qua sử dụng phần mềm tính tiền và trong trường...

Không có chuyện UNESCO xem xét loại vịnh Hạ Long khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới

"Đoàn giám sát của UNESCO sắp sang đánh giá tổng thể hiện trạng bảo tồn di sản thế giới vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà theo lời mời của Việt Nam. Không có chuyện UNESCO xem xét loại vịnh Hạ Long ra khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới'. Ngày 20/12, Hãng Reuters đưa tin UNESCO sẽ triển khai một nhóm chuyên gia để đánh giá những rủi ro có thể xảy ra đối với việc...

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam đến chào từ biệt

Chiều 23/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ công tác. Tại buổi tiếp, Tổng Bí thư đánh giá cao những đóng góp tích cực và nỗ lực của Đại sứ cho việc thúc đẩy quan hệ hai nước thời gian qua, với điểm nhấn là việc nâng cấp quan hệ hai...

Cùng chuyên mục

Quy định mới về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi

Chính phủ ban hành Nghị định số 158/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động vận tải đường bộ. Nghị định số 158/2024/NĐ-CP quy định cụ thể về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi gồm các nội dung quy định đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi, cước chuyến đi trong các trường hợp: thông qua sử dụng đồng hồ tính tiền, thông qua sử dụng phần mềm tính tiền và trong trường...

Giá vàng ngày 23/12: Vàng nhẫn và vàng miếng SJC tăng 500.000 đồng/lượng

Giá vàng thế giới hôm nay (23/12) giảm nhẹ xuống giao dịch ở mức 2.621 USD/ounce trong bối cảnh thị trường giao dịch trầm lắng trước thềm Lễ Giáng sinh. Trong nước, giá vàng miếng và vàng nhẫn phục hồi sáng đầu tuần sau những phiên giảm liên tiếp tuần trước, giao dịch lần lượt ở mức 84,3 triệu đồng/lượng; vàng nhẫn giao dịch ở mức 83,6 triệu đồng/lượng. Cụ thể, tại thời điểm 11 giờ ngày 23/12, Công ty...

Doanh nghiệp ráo riết kích cầu tiêu dùng cuối năm

Các doanh nghiệp đang vừa khẩn trương sản xuất, chuẩn bị hàng Tết, vừa phải tập trung kích cầu tiêu dùng dịp cuối năm. Những tháng cuối năm khi Tết Ất Tỵ 2025 đã cận kề, để kích cầu mua sắm, các doanh nghiệp vừa phải khẩn trương sản xuất, chuẩn bị hàng Tết, vừa phải tập trung Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các chương trình kích cầu tiêu dùng, đẩy mạnh tiêu...

Xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Australia tăng trưởng hơn 24,4%

Nhiều mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Australia tăng mạnh như máy móc-thiết bị tăng 108,3%, nông sản rau quả tăng hơn 27%, thủy sản tăng hơn 10%, dệt may tăng 21,5%, gỗ và sản phẩm gỗ tăng 45%. Tại Australia, những ngày trước lễ Giáng sinh và Năm mới 2025, ở các quán càphê không hiếm những cuộc trò chuyện về du lịch đến Việt Nam, kinh doanh ở Việt Nam. Cụm từ “kỷ nguyên vươn mình” được...

Hơn 200.000 đồng một kg mận hậu sớm trái vụ

Trái nhỏ bằng một nửa hàng chính vụ, vị chua, nhưng mận Hậu sớm trái vụ được săn đón dù giá đắt đỏ. Năm nay, mận Hậu trái vụ xuất hiện sớm hơn mọi năm. Tháng 12, các vườn mận tại Sơn La đã bắt đầu thu hoạch những lứa tỉa đầu tiên. Thông thường, mận trái vụ chỉ có từ tháng 2 của năm sau, nhưng nhờ kỹ thuật kích thích ra trái sớm, các thương lái và cửa...

Chợ mạng vào cao điểm Tết

Ngay sau Black Friday, các thương hiệu đã đồng loạt mở các chuyên mục dành riêng cho sản phẩm Tết trên sàn thương mại điện tử, "đua" tung khuyến mãi, quà tặng hấp dẫn. Dù chưa tới Tết dương lịch, các sản phẩm Tết Nguyên đán như áo dài, yếm, các phụ kiện thời trang Tết đã "lên sóng" sôi động. Không khí mua sắm trên chợ mạng rộn ràng nhờ những ưu đãi sâu, miễn phí vận chuyển... Sắm Tết...

TP Hạ Long: Thu ngân sách từ phí, lệ phí đạt 4.425 tỷ đồng

Theo thông tin từ UBND TP Hạ Long, tính đến hết ngày 22/12, số thu phí, lệ phí và thu khác đã đạt 4.425 tỷ đồng (bằng 102% dự toán tỉnh và 100% kế hoạch của thành phố, bằng 161% so với cùng kỳ năm 2023). Năm 2024, tổng thu nội địa ngân sách tỉnh giao TP Hạ Long thu là 9.025 tỷ đồng, trong đó số thu từ thuế phí, lệ phí, thu khác là 4.338 tỷ đồng, số...

Chi nhánh xăng dầu Quảng Ninh trao thưởng “Hóa đơn trao tay – vận may bất ngờ”

Ngày 23/12, Chi nhánh xăng dầu Quảng Ninh, Công ty xăng dầu B12 (Petrolimex Quảng Ninh) tổ chức trao giải thưởng chương trình khuyến mại “Hóa đơn trao tay – Vận may bất ngờ" cho khách hàng may mắn. Chương trình khuyến mại “Hóa đơn trao tay – Vận may bất ngờ" được Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam tổ chức từ ngày 22/9/2024 đến 30/11/2024 trên toàn quốc. Cơ cấu giải thưởng gồm: 62 giải Nhất; 186 giải Nhì;...

Trái cây độc lạ ‘trình làng’ dịp Tết

Những năm gần đây, những loại trái cây độc, lạ như dừa dát vàng, bưởi hồ lô, bưởi đỏ tiến vua... thường được nhiều người lựa chọn để bày mâm ngũ quả ngày Tết, khiến cho mặt hàng này trở nên hút khách mỗi dịp cuối năm. Dừa dát vàng chạy đơn cho kịp Tết Mỗi dịp Tết đến, dừa dát vàng được nhiều người ưa chuộng vì vẻ ngoài đẹp mắt, lóng lánh sang trọng, tượng trưng cho sự thịnh...

Dự báo lợi nhuận, nợ xấu ngân hàng năm 2025

Các chuyên gia cho rằng, lợi nhuận trước thuế của ngành ngân hàng trong quý IV năm nay với mức tăng trưởng tích cực nhưng chậm lại trong năm 2025, trong khi đó nợ xấu có xu hướng giảm dần. Lợi nhuận ngân hàng tăng chậm lại trong năm 2025 Tại báo cáo ngành ngân hàng năm 2025, Công ty TNHH Chứng khoán Á Châu (ACBS) dự báo lợi nhuận ngành ngân hàng tăng trưởng 16,2% trong năm nay, sang năm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất