Powered by Techcity

Thủ tướng: Vun đắp quan hệ bằng quyết tâm, lòng tin và sự chân thành

Nhân dịp dự Tuần lễ Cấp cao Khóa 78 Đại hội đồng Liên hợp quốc và hoạt động song phương tại Hoa Kỳ, sáng 19/9 (giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới thăm và phát biểu chính sách tại Đại học Georgetown ở thủ đô Washington, D.C., Hoa Kỳ – nơi nhiều chính trị gia trên thế giới từng đến thăm và phát biểu chính sách.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Đại học Georgetown. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Mở đầu bài phát biểu, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính điểm lại các mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ trong suốt chặng đường lịch sử vừa qua; cho rằng việc hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện, thể hiện tinh thần gác lại quá khứ, hướng đến tương lai, vì hoà bình, hợp tác và phát triển bền vững; hiện thực hoá tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Thư gửi Tổng thống Harry Truman ngày 16/2/1946 đã bày tỏ mong muốn thiết lập quan hệ đầy đủ với Hoa Kỳ.

Trong bài phát biểu, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận định bước vào thập niên thứ ba của thế kỷ 21, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là nguyện vọng thiết tha của nhân dân thế giới. Cách mạng công nghiệp 4.0 với trí tuệ nhân tạo và xu hướng chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, đổi mới sáng tạo tiếp tục mở ra những cơ hội phát triển mới. Trí tuệ sáng tạo của con người là không giới hạn. Song nhân loại cũng đang đứng trước thời điểm khó khăn kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, cạnh tranh địa chính trị, địa kinh tế, gia tăng vũ trang, sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, chủ nghĩa dân tộc cực đoan đang nổi lên.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận định: “Thế giới Tổng thể là hoà bình – cục bộ có chiến tranh; Tổng thể là hoà hoãn – cục bộ có xung đột; Tổng thể là ổn định – cục bộ có căng thẳng. Ranh giới giữa chiến tranh và hoà bình, giữa phát triển và tụt hậu, giữa độc lập và phụ thuộc trở nên mong manh”.

Cũng theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, những thách thức già hoá dân số, an ninh phi truyền thống như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, lương thực, nguồn nước, năng lượng và tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm mạng diễn biến ngày càng gay gắt, đa chiều, gây hậu quả nặng nề. Kinh tế toàn cầu đang chứng kiến nhiều cơn gió ngược. Ngân hàng Thế giới (WB) đã phát đi cảnh báo về một “thập kỷ mất mát”. Nhiều Mục tiêu Phát triển Bền vững bị đẩy lùi, khó có thể hoàn thành vào năm 2030.

Theo Thủ tướng, thế giới đứng trước 2 sự lựa chọn: Một là, thụ động hứng chịu những thách thức, nguy cơ với cái giá phải trả rất đắt; Hai là, chủ động thích ứng, tranh thủ cơ hội, hoá giải thách thức, lấy hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển làm mục tiêu, lấy Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế làm nền tảng, lấy đối thoại và hợp tác làm công cụ. Trong đó, Việt Nam chọn con đường thứ hai và mong muốn các đối tác cũng có sự lựa chọn này.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Đại học Georgetown. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Theo đó, Việt Nam lựa chọn các nền tảng cơ bản để phát triển đất nước, với mục tiêu lấy dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh vừa là mục tiêu tổng quát, vừa là động lực để phấn đấu đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Thủ tướng chỉ rõ một số bài học kinh nghiệm để đi tới thành công như: Kiên định con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; Nhân dân làm nên lịch sử; sự nghiệp cách mạng là của toàn dân, do dân, vì dân; Đoàn kết, đại đoàn kết; Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định sự thắng lợi của Cách mạng Việt Nam.

Để đạt được những mục tiêu đề ra, Việt Nam thực hiện đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Cùng với đó, Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hoá, đa phương hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng và có hiệu quả, là bạn, đối tác tin cậy, là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.

Việt Nam thực hiện các biện pháp đảm bảo vững chắc quốc phòng, an ninh, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân – xây dựng thế trận an ninh Nhân dân – xây dựng thế trận lòng dân vững chắc; kiên trì chính sách quốc phòng “bốn không” gồm: không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Đặc biệt, xây dựng Đảng cầm quyền trong sạch, vững mạnh, trong đó quan trọng nhất là Đảng phải xây dựng đường lối đúng; xây dựng bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý đủ phẩm chất, năng lực ngang tầm nhiệm vụ.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định xuyên suốt quá trình đó, con người làm trung tâm, chủ thể, động lực, nguồn lực quan trọng nhất và là mục tiêu của sự phát triển; không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội, an sinh xã hội, không hy sinh bảo vệ môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần. Hiện nay, Việt Nam đang đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược về hoàn thiện thể chế, phát triển nguồn nhân lực và xây dựng hệ thống hạ tầng đồng bộ, hiện đại.

Nhờ đó, Việt Nam đạt được kết quả bước đầu, chứng minh sự đúng đắn của chính sách. Từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá và bao vây cấm vận. Việt Nam đến nay đã thuộc Top 40 nền kinh tế có quy mô Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) lớn nhất thế giới và Top 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). GDP năm 2022 đạt gần 410 tỷ USD; tổng kim ngạch thương mại đạt hơn 723 tỷ USD. Giá trị thương hiệu quốc gia đứng thứ 32 trên Top 100 giá trị thương hiệu quốc gia cao nhất thế giới trong giai đoạn 2020 – 2022.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Đại học Georgetown. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Chính trị, xã hội ổn định, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao. Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 192 quốc gia; hơn 30 đối tác có quan hệ từ Đối tác toàn diện trở lên; đã ký kết 16 Hiệp định Thương mại Tự do (FTA). Việt Nam đã hoàn thành các Mục tiêu Thiên niên kỷ; là hình mẫu quan hệ với Liên hợp quốc và xoá đói giảm nghèo.

Phần phát biểu được các giáo sư, sinh viên Đại học Georgetown hết sức quan tâm, đó là Việt Nam – Hoa Kỳ phải làm gì để hiện thực hóa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện trong thời gian tới.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhắc lại việc nhân chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam ngày 10-11/9 vừa qua của Tổng thống Joe Biden, hai nước đã nâng cấp khuôn khổ quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững, mở ra giai đoạn phát triển mới cho hợp tác song phương. Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: “Khuôn khổ mới cũng đòi hỏi chúng ta phải có tư duy mới, cách thức mới để tạo ra những đột phá mới, và đạt được những thành quả mới”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng hai bên cần tập trung cụ thể hoá việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững thành những chiến lược, chương trình, kế hoạch hành động, dự án, hoạt động hợp tác kinh doanh cụ thể. Trong đó, tiếp tục quan tâm và ưu tiên dành nguồn lực để hiện thực hóa các cam kết trong Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ giữa hai nước. Việt Nam mong muốn Hoa Kỳ hỗ trợ Việt Nam thực hiện thành công ba đột phá chiến lược về hoàn thiện thể chế, phát triển nguồn nhân lực, và xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; qua đó góp phần hiện thực hoá định hướng xây dựng “một Việt Nam mạnh, độc lập, tự cường và thịnh vượng” như hai bên mong muốn.

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, hai nước cần tăng cường hiểu biết lẫn nhau, xây dựng và củng cố tin cậy chính trị giữa lãnh đạo, chính giới và nhân dân hai nước. Tăng cường trao đổi, tiếp xúc cấp cao thường xuyên hơn, giữa các kênh nghị viện, giữa các chính đảng, mở rộng trao đổi, đối thoại trên các lĩnh vực cùng quan tâm; thúc đẩy hơn nữa hợp tác địa phương, giao lưu nhân dân.

Hai bên cần xác định hợp tác kinh tế – thương mại – đầu tư là động lực chủ yếu và là “động cơ vĩnh cửu” thúc đẩy quan hệ song phương. Hoa Kỳ sớm thúc đẩy lộ trình công nhận Quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam và mở cửa thị trường hơn nữa cho hàng hóa của Việt Nam trên cơ sở bảo đảm cân bằng, bình đẳng, cùng có lợi.

Hai bên tiếp tục củng cố, nâng cao hiệu quả thực hiện Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư (TIFA) để thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác cụ thể, tăng cường kết nối giữa hai nền kinh tế và kịp thời giải quyết các vấn đề vướng mắc phát sinh.

Hoa Kỳ cần quan tâm hơn nữa, hỗ trợ thiết thực các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận công nghệ tiên tiến, quản trị hiện đại, phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế; khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư phát triển các dự án lớn, nhất là công nghiệp chế tạo và mở rộng chuỗi cung ứng tại Việt Nam.

Về phần mình, Việt Nam sẵn sàng trao đổi, phối hợp để tạo những điều kiện thuận lợi cho hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư của Hoa Kỳ tại Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao đổi với các sinh viên Đại học Georgetown. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng cho rằng hai bên cần sớm hoàn thiện các khuôn khổ hợp tác mới, làm cơ sở thúc đẩy, làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác. Xác định khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo sẽ là lĩnh vực mang tính đột phá, không giới hạn. Tập trung vào những lĩnh vực ưu tiên, trọng tâm: nền tảng công nghệ số, hệ sinh thái bán dẫn, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi năng lượng, công nghệ sinh học, y tế, dược phẩm; đào tạo sinh viên và nguồn nhân lực chất lượng cao… Đáng lưu ý, hai bên cần tiếp tục hợp tác hiệu quả về quốc phòng, an ninh; tiếp tục thúc đẩy khắc phục hậu quả chiến tranh làm điểm sáng trong hợp tác giữa hai nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Việt Nam sẵn sàng đóng vai trò cầu nối trong thúc đẩy hợp tác nhiều mặt giữa ASEAN, giữa các nước tiểu vùng Me Kong với Hoa Kỳ và các đối tác khác; đóng góp vào các nỗ lực chung về trung gian hòa giải, đối thoại, giải quyết hòa bình các tranh chấp.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tin tưởng trong những thập kỷ tới và xa hơn nữa, với tinh thần quyết tâm, lòng tin và sự chân thành, quan hệ giữa hai nước sẽ tiếp tục được củng cố và vun đắp; các thế hệ tương lai của hai dân tộc sẽ luôn là những người bạn tốt và chân thành của nhau.

Kết thúc bài phát biểu, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhắc lại câu nói của Tổng thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln để nhấn mạnh quan điểm của mình: “Luôn nhớ rằng quyết tâm thành công của chính bạn quan trọng hơn bất cứ điều gì khác”.

Bài phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính được Hiệu trưởng trường Đại học Georgetown Joel Hellman và các giáo sư, sinh viên nhiệt liệt hưởng ứng; đồng thời đặt thêm nhiều câu hỏi dành cho Thủ tướng.

Trả lời câu hỏi liên quan việc Việt Nam và Hoa Kỳ nâng cấp quan hệ, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định lại đường lối đối ngoại của Việt Nam và nhấn mạnh, việc nâng cấp quan hệ hai nước phụ thuộc lợi ích, mong muốn của nhân dân hai nước; có lợi cho hòa binh, hợp tác, phát triển trong khu vực và thế giới. Việt Nam và Hoa Kỳ xây dựng các chương trình cụ thể để triển khai, nhất là trong các lĩnh vực kinh tế, đầu tư, thương mại và giáo dục, đào tạo, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo…

Đối với câu hỏi về sự tham gia của Việt Nam trong chống biến đổi khí hậu, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết đây là vấn đề toàn cầu, toàn dân nên có cách tiếp cập toàn cầu, toàn dân. Việt Nam đã và đang nỗ lực thực hiện vấn đề này, trong đó đã cam kết và thực hiện cam kết giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và người dân vừa là trung tâm, chủ thể, mục tiêu, động lực và nguồn lực trong thực hiện chống biến đổi khí hậu.



Nguồn

Cùng chủ đề

Thủ tướng: Triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện ổn định, lâu dài

Sáng 19/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành về tình hình triển khai các dự án quan trọng để bảo đảm cung ứng đủ điện, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia năm 2025 và nhưng năm tiếp theo. Dự cuộc họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc; lãnh đạo các...

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dự Hội nghị các nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị các nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng tại Kazan, Liên bang Nga từ ngày 23 đến ngày 24/10. Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, nhận lời mời của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, Chủ tịch Nhóm BRICS năm 2024, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính...

Thủ tướng: Tạo nên bức tranh đẹp, giàu bản sắc của Phụ nữ Việt Nam

Thủ tướng mong muốn phụ nữ Việt Nam không ngừng phát huy truyền thống và phẩm chất tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang, không ngừng đóng góp công sức, trí tuệ để xây dựng quê hương, đất nước. Nhân kỷ niệm Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10), chiều 17/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thăm Học viện Phụ nữ Việt Nam, gặp mặt cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và giảng viên,...

Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội đồng chủ trì Hội nghị chuẩn bị Kỳ họp thứ 8

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Chính phủ sẽ nỗ lực chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu trình Quốc hội ở Kỳ họp thứ 8; phối hợp chặt chẽ với lãnh đạo Quốc hội đưa ra quyết sách kịp thời. Hội nghị Ban Cán sự Đảng Chính phủ với Đảng đoàn Quốc hội về Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV diễn ra sáng 15/10, tại Trụ sở Chính phủ. Bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ,...

Mong muốn tỉnh Gunma tăng cường hợp tác, mở rộng đầu tư hiệu quả tại Việt Nam

Tối 14/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Yamamoto Ichita, Thống đốc tỉnh Gunma (Nhật Bản) dẫn đầu đoàn đại biểu chính quyền và doanh nghiệp tiêu biểu tỉnh Gunma đang thăm, làm việc tại Việt Nam để tiếp tục cụ thể hóa ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính khi thăm tỉnh Gunma vào tháng 12/2023 về việc tăng cường quan hệ giữa tỉnh Gunma và Việt Nam. Thủ tướng...

Cùng tác giả

Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Lễ trao giải Cuộc thi chính luận về Bảo vệ nền tảng...

Tối 20/10, Lễ trao giải Cuộc thi chính luận về Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư, năm 2024 đã diễn ra tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo. Chúng tôi trân trọng giới thiệu nội dung phát biểu: Thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước;Thưa các quý vị đại biểu, khách quý!Thưa toàn thể đồng bào...

Trao QĐ thăng quân hàm Đại tướng, Thượng tướng cho lãnh đạo Công an, Quân đội

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị các đồng chí được thăng cấp bậc hàm, quân hàm Đại tướng, Thượng tướng nỗ lực xây dựng Quân đội, Công an trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Chiều 20/10, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Thống lĩnh các lực lượng vũ trang đã chủ trì buổi...

Quốc hội sẽ tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước trong ngày làm việc đầu tiên của Kỳ họp thứ 8

Theo chương trình dự kiến của Kỳ họp thứ 8 trình Quốc hội thông qua, trong ngày họp đầu tiên của kỳ họp, Quốc hội sẽ tiến hành quy trình nhân sự bầu Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026. Kịp thời tháo gỡ vướng mắc về thể chế, chính sách Chiều 20/10, Văn phòng Quốc hội tổ chức họp báo về chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Ông Vũ Minh Tuấn, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội...

Jennie (Blackpink) trở lại vị trí Top 1 danh tiếng

Nhờ màn tái xuất bùng nổ với “Mantra", Jennie (Blackpink) quay trở lại vị trí Top 1 bảng xếp hạng danh tiếng nữ thần tượng Kpop sau 9 tháng. Viện Nghiên cứu Kinh doanh Hàn Quốc vừa công bố bảng xếp hạng danh tiếng thương hiệu tháng 10 của các thành viên nhóm nhạc nữ Kpop. Bảng xếp hạng được xác định thông qua phân tích mức độ tham gia của người tiêu dùng, phạm vi phủ sóng truyền thông và...

Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

Ngày 20/10, tại Hội trường Diên Hồng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại điểm cầu Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Ba Đình, Hà Nội, kết nối với 14.934 điểm cầu trên toàn quốc, với hơn 1,2 triệu...

Cùng chuyên mục

Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Lễ trao giải Cuộc thi chính luận về Bảo vệ nền tảng...

Tối 20/10, Lễ trao giải Cuộc thi chính luận về Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư, năm 2024 đã diễn ra tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo. Chúng tôi trân trọng giới thiệu nội dung phát biểu: Thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước;Thưa các quý vị đại biểu, khách quý!Thưa toàn thể đồng bào...

Trao QĐ thăng quân hàm Đại tướng, Thượng tướng cho lãnh đạo Công an, Quân đội

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị các đồng chí được thăng cấp bậc hàm, quân hàm Đại tướng, Thượng tướng nỗ lực xây dựng Quân đội, Công an trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Chiều 20/10, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Thống lĩnh các lực lượng vũ trang đã chủ trì buổi...

Quốc hội sẽ tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước trong ngày làm việc đầu tiên của Kỳ họp thứ 8

Theo chương trình dự kiến của Kỳ họp thứ 8 trình Quốc hội thông qua, trong ngày họp đầu tiên của kỳ họp, Quốc hội sẽ tiến hành quy trình nhân sự bầu Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026. Kịp thời tháo gỡ vướng mắc về thể chế, chính sách Chiều 20/10, Văn phòng Quốc hội tổ chức họp báo về chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Ông Vũ Minh Tuấn, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội...

Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

Ngày 20/10, tại Hội trường Diên Hồng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại điểm cầu Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Ba Đình, Hà Nội, kết nối với 14.934 điểm cầu trên toàn quốc, với hơn 1,2 triệu...

Đại hội Đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Quảng Ninh lần thứ VII

Sáng 20/10, tại TP Hạ Long đã diễn ra Đại hội Đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh Quảng Ninh lần thứ VII, nhiệm kỳ 2024 – 2029. Dự và chỉ đạo tại Đại hội có các đồng chí: Nguyễn Phạm Duy Trang, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng đội Trung ương; Nguyễn Xuân Hiếu, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Phó Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam. Về phía...

Chính thức khai mạc Đại hội đồng liên Nghị viện ASEAN lần thứ 45

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn Đại biểu Cấp cao Quốc hội Việt Nam tham dự Lễ khai mạc Đại hội đồng AIPA-45 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia ở thủ đô Vientiane (Lào). ZaloFacebookTwitterBản inCopy link Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 19/10, Đại hội đồng liên Nghị viện ASEAN lần thứ 45 (AIPA-45) đã khai mạc trọng thể tại Trung tâm Hội nghị quốc gia ở thủ đô Vientiane (Lào) với sự tham dự...

Thông điệp quan trọng của Chủ tịch Quốc hội tại Phiên toàn thể thứ nhất AIPA-45

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: "Đây là thời điểm để chúng ta thực hiện những bước chuyển mình mạnh mẽ cho một ASEAN tầm vóc, tự cường, năng động, gắn kết và là tâm điểm của tăng trưởng." Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 19/10, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia ở Thủ đô Vientiane (Lào), Đại hội đồng AIPA-45 đã tiến hành Phiên họp toàn thể thứ nhất với chủ đề "Vai trò của Nghị viện trong...

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến các nội dung trình kỳ họp thứ 22 của HĐND tỉnh

Ngày 19/10, Ban Thường vụ Tỉnh ủy họp để nghe và ý kiến về dự kiến một số nội dung, chương trình Kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề) của HĐND tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026 cùng nhiều nội dung quan trọng khác. Kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề) của HĐND tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026 dự kiến diễn ra vào 5/11/2024. Nội dung trình tại kỳ họp dự kiến có 16 nội dung do...

Thủ tướng: Triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện ổn định, lâu dài

Sáng 19/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành về tình hình triển khai các dự án quan trọng để bảo đảm cung ứng đủ điện, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia năm 2025 và nhưng năm tiếp theo. Dự cuộc họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc; lãnh đạo các...

Kiều bào tiêu biểu góp phần vào thành công của Đại hội X Mặt trận Tổ quốc

Ông Đỗ Văn Chiến mong muốn mỗi kiều bào tiêu biểu khi là Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam sẽ ý thức được vinh dự, trách nhiệm lớn để nỗ lực hơn nữa, góp phần củng cố vai trò của Mặt trận. Chiều 18/10, tại Trụ sở Cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Hà Nội), Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương...

Tin nổi bật

Tin mới nhất