Powered by Techcity

Đề xuất mới về kiểm soát Quỹ Bình ổn giá xăng dầu ‘nghìn tỷ’

Bộ Tài chính cho biết, số dư Quỹ Bình ổn xăng dầu đến hết quý II năm nay hơn 7.400 tỷ đồng và đề xuất ngân hàng tham gia kiểm soát Quỹ Bình ổn giá xăng dầu nhằm đảm bảo việc doanh nghiệp đầu mối xăng dầu trích lập tiền vào quỹ đúng quy định.

Trong số 7.400 tỷ đồng quý II, số tiền trích vào Quỹ Bình ổn xăng dầu ở mức 1.779 tỷ đồng, số tiền trích quỹ 5,91 tỷ đồng.

Dù doanh nghiệp, chuyên gia đề xuất bỏ nhưng Bộ Tài chính giữ quan điểm duy trì Quỹ Bình ổn xăng dầu để tạo bước đệm bình ổn giá. Bộ Tài chính đề xuất, để duy trì quỹ, cần bổ sung thêm giải pháp đồng bộ liên quan đến vai trò, trách nhiệm của ngân hàng với tài khoản doanh nghiệp xăng dầu nhằm tránh bị chiếm dụng quỹ như xảy ra với Công ty TNHH Thương mại vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil vừa qua.

Trao đổi với Tiền Phong, đại diện Cục Quản lý Giá (Bộ Tài chính) cho biết, theo quy định, mỗi doanh nghiệp (DN) đầu mối mở một tài khoản riêng để theo dõi số tiền chi, trích Quỹ Bình ổn theo thông báo của Bộ Công Thương trong từng kỳ điều hành giá xăng dầu.

“Định kỳ, DN đầu mối kinh doanh xăng dầu báo cáo, kèm theo sao kê ngân hàng, về số dư Quỹ Bình ổn giá xăng dầu gửi đồng thời tới Bộ Tài chính và Bộ Công Thương. Theo quy định, Bộ Công Thương là cơ quan chủ trì điều hành quỹ, quyết định việc trích lập, sử dụng quỹ. Khi DN chây ì, không nộp tiền vào Quỹ Bình ổn xăng dầu, cơ quan chức năng chỉ xử phạt theo quy định và chuyển hồ sơ, báo cáo cơ quan công an” – đại diện Cục Quản lý Giá cho biết.

Trong quá trình sửa Nghị định 95, Bộ Tài chính đã có văn bản gửi Bộ Công Thương góp ý, đề nghị thống nhất quản lý một đầu mối về vận hành và có Quỹ Bình ổn giá xăng dầu. Bộ Tài chính đề xuất, nếu duy trì Quỹ Bình ổn xăng dầu, Nghị định mới bổ sung giải pháp đồng bộ. Tiêu biểu như, đề xuất quy định rõ vai trò, trách nhiệm của ngân hàng với tài khoản DN xăng dầu mở tại đây, đẩy mạnh áp dụng hóa đơn điện tử trong hoạt động bán hàng xăng dầu.

Chuyên gia kinh tế cho rằng, Quỹ bình ổn xăng dầu hiện đang khiến người dân, doanh nghiệp chịu thiệt. (Ảnh: Như Ý).

Trao đổi với PV Tiền Phong, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng việc có nên tồn tại Quỹ Bình ổn xăng dầu hay không là việc được bàn luận rất nhiều lần. Hiện Nhà nước có 2 phương thức quản lý giá, gồm trực tiếp và gián tiếp. Theo đó, phương thức quản lý giá trực tiếp, nhà nước sẽ quy định giá trần, giá sàn. Với phương thức gián tiếp, nhà nước không quy định cụ thể nhưng khi có biến động, nhà nước sử dụng công cụ tài chính can thiệp như giảm thuế, phí, cho vay vốn lãi suất thấp để tăng nguồn cung. Mặt hàng xăng dầu đang được nhà nước quản lý dưới phương thức quản lý gián tiếp.

“Xăng dầu là một trong các mặt hàng năng lượng tác động nhiều mặt hàng khác trong nền kinh tế, tác động tới lạm phát. Việc giữ Quỹ Bình ổn xăng dầu chỉ có lợi cho nhà nước bởi góp phần tạo thuận lợi trong kiểm soát lạm phát. Tuy nhiên, quỹ này không có lợi với người dân, DN. Khi DN bị âm vẫn phải trích nộp tiền vào Quỹ Bình ổn xăng dầu. Người tiêu dùng cũng không nhận được lợi ích từ Quỹ Bình ổn xăng dầu bởi số tiền trích quỹ mỗi khi giá xăng dầu tăng là do người dân đã trích từ lần điều chỉnh giá trước đó” – ông Long phân tích.

Theo ông Long, việc duy trì Quỹ Bình ổn giá xăng dầu chỉ có lợi cho nhà nước nhằm ổn định kinh tế vĩ mô. Nhiều cơ quan chức năng kiến nghị bỏ Quỹ Bình ổn xăng dầu nhưng khi nhà nước còn quản lý giá thì phải còn quỹ. Bối cảnh hiện nay, việc duy trì Quỹ Bình ổn xăng dầu cần thiết để phòng ngừa rủi ro, dù trên thế giới chỉ duy nhất Việt Nam có quỹ này.

Góp ý liên quan đến việc đề xuất giữ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu tại dự thảo sửa đổi Nghị định 95 và Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu mới đây, PGS.TS Phạm Thế Anh, Trưởng bộ môn Kinh tế vĩ mô, Đại học Kinh tế Quốc dân, Kinh tế trưởng Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS) cho rằng, đã đến lúc phải bỏ do quỹ chưa thực hiện được vai trò cả ở lý thuyết và thực tiễn.

Theo PGS. TS Phạm Thế Anh, các nước trên thế giới xây dựng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu như kho dự trữ để can thiệp vào những tình huống cần thiết. Quỹ được hình thành dựa trên đóng góp của ngân sách nhà nước, doanh thu trích từ việc sản xuất dầu thô hoặc đều đặn trích lập số tiền rất nhỏ trong giá xăng dầu ở mỗi kỳ điều chỉnh…

Qua khảo sát trong giai đoạn 2020-2022, PGS. TS Phạm Thế Anh nhận thấy mức độ biến động (đo bằng lệch chuẩn) của giá xăng dầu sau khi sử dụng quỹ có xu hướng cao hơn.

Mặt khác có thời điểm, cơ quan điều hành vẫn trích lập vào Quỹ Bình ổn giá khi giá xăng dầu thế giới tăng. Tiêu biểu như năm 2022, giá xăng gần 30.000 đồng/lít nhưng người dân vẫn phải đóng vào quỹ khiến giá xăng tiếp tục tăng.

“Việc điều hành quỹ thời gian qua đã không đạt được mục tiêu bình ổn bởi sự biến động giá của xăng dầu sau khi sử dụng quỹ không có sự khác biệt lớn khi so sánh với trường hợp không sử dụng quỹ, thậm chí mức độ biến động của giá khi sử dụng quỹ còn lớn hơn. Do vậy, Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đang gây bất ổn” – ông Phạm Thế Anh nói.



Nguồn

Cùng chủ đề

Nghiên cứu xóa bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu

Theo quy định tại Luật Giá (Luật số 11/2012/QH13), việc áp dụng biện pháp lập Quỹ bình ổn giá là có thời hạn. Tuy nhiên, hiện vẫn được áp dụng thường xuyên, liên tục, đồng thời theo quy định, việc quản lý Quỹ bình ổn giá đang được giao cho nhiều cơ quan tham gia như Bộ Tài chính chủ trì, Bộ Công thương phối hợp,… Việc này đã tồn tại nhiều năm nhưng chưa được xử lý kịp thời cùng sự...

Cùng tác giả

Giá lợn hơi liên tục tăng, cao hơn cả Trung Quốc, Thái Lan

Giá lợn hơi bình quân cả nước 66.600 đồng/kg. Mức giá này chênh lệch khá lớn so với các nước trong khu vực, cao hơn Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia từ 13.000 - 14.000 đồng/kg. Thị trường lợn hơi ngày 24/12 tiếp đà tăng tại cả ba miền. Theo khảo sát, lợn hơi trên cả nước có giá dao động từ 63.000 - 69.000 đồng/kg. Tại miền Bắc, giá lợn hơi đồng loạt tăng 1.000 đồng ở Vĩnh Phúc, Phú...

‘Chị dâu’: Hồng Đào, Việt Hương và Lê Khánh cứu phim

"Chị dâu" là phim Việt có dàn diễn viên nổi tiếng, dẫn đầu là Hồng Đào, Việt Hương. Phim chọn đề tài gia đình quen thuộc với cách khai thác tình huống hài - bi còn đơn giản, thiếu yếu tố bất ngờ. Chị dâu là một trong những phim Việt chốt lịch ra rạp cuối năm nay. Tác phẩm gây chú ý vì quy tụ dàn diễn viên gồm những gương mặt quen thuộc như Hồng Đào, Việt Hương,...

147 hộ gia đình đạt danh hiệu “Gia đình tiết kiệm điện” năm 2024

Theo tin từ Công ty Điện lực Quảng Ninh, triển khai chương trình thi đua “Gia đình tiết kiệm điện” năm 2024, toàn tỉnh có 6.000 hộ tham gia. Kết thúc chương trình có 147 hộ đạt danh hiệu “Gia đình tiết kiệm điện”. Nhằm thực hiện Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 8/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023-2025 và các năm tiếp theo, từ ngày 25-31/5, Công ty Điện lực...

Ngân hàng, ví điện tử không cho chuyển online nếu chưa sinh trắc học

Một số ngân hàng, ví điện tử bắt buộc khách hàng xác thực sinh trắc học khi chuyển tiền online, nhằm tránh tình trạng gián đoạn giao dịch dịp cận Tết dương lịch. Một tuần trước hạn 1/1/2025 về xác thực sinh trắc học của Ngân hàng Nhà nước, một số nhà băng, ví điện tử "giục" và yêu cầu khách hàng cập nhật trước khi giao dịch online. Anh Huy Phương (TP HCM) cho biết đặt dịch vụ gọi xe...

Khó cứu được Chị đẹp mùa 2

Quy tụ dàn nghệ sĩ nổi tiếng như Ngọc Ánh, Minh Tuyết, Phương Thanh, Tóc Tiên, Minh Hằng... Chị đẹp mùa 2 không có sức hút, gần như hụt hơi trước các anh trai và loạt sự kiện giải trí khác. Chị đẹp đang lép vế Sau mùa một thành công với độ thảo luận cao trên mạng xã hội, Chị đẹp mùa 2 được kỳ vọng lần nữa bùng nổ khi Mỹ Linh, Thu Phương trở lại, cùng với đó...

Cùng chuyên mục

Giá lợn hơi liên tục tăng, cao hơn cả Trung Quốc, Thái Lan

Giá lợn hơi bình quân cả nước 66.600 đồng/kg. Mức giá này chênh lệch khá lớn so với các nước trong khu vực, cao hơn Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia từ 13.000 - 14.000 đồng/kg. Thị trường lợn hơi ngày 24/12 tiếp đà tăng tại cả ba miền. Theo khảo sát, lợn hơi trên cả nước có giá dao động từ 63.000 - 69.000 đồng/kg. Tại miền Bắc, giá lợn hơi đồng loạt tăng 1.000 đồng ở Vĩnh Phúc, Phú...

147 hộ gia đình đạt danh hiệu “Gia đình tiết kiệm điện” năm 2024

Theo tin từ Công ty Điện lực Quảng Ninh, triển khai chương trình thi đua “Gia đình tiết kiệm điện” năm 2024, toàn tỉnh có 6.000 hộ tham gia. Kết thúc chương trình có 147 hộ đạt danh hiệu “Gia đình tiết kiệm điện”. Nhằm thực hiện Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 8/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023-2025 và các năm tiếp theo, từ ngày 25-31/5, Công ty Điện lực...

Ngân hàng, ví điện tử không cho chuyển online nếu chưa sinh trắc học

Một số ngân hàng, ví điện tử bắt buộc khách hàng xác thực sinh trắc học khi chuyển tiền online, nhằm tránh tình trạng gián đoạn giao dịch dịp cận Tết dương lịch. Một tuần trước hạn 1/1/2025 về xác thực sinh trắc học của Ngân hàng Nhà nước, một số nhà băng, ví điện tử "giục" và yêu cầu khách hàng cập nhật trước khi giao dịch online. Anh Huy Phương (TP HCM) cho biết đặt dịch vụ gọi xe...

Năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh xử lý trên 1.000 vụ vi phạm, phạt tiền hơn 28 tỷ đồng

Chiều 24/12, Cục Quản lý thị trường tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng Cục Quản lý thị trường, dự và chỉ đạo hội nghị.   Năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh đã kịp thời triển khai các chỉ đạo của Trung ương cũng như của tỉnh về các hoạt động nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát thị...

Việt Nam thu hơn 3,1 tỷ USD từ xuất khẩu sầu riêng

Xuất khẩu sầu riêng đạt hơn 3,1 tỷ USD (77.500 tỷ đồng), chiếm gần một nửa kim ngạch xuất rau quả năm nay, theo cơ quan hải quan. Theo số liệu báo cáo nhanh của hải quan, Trung Quốc vẫn là thị trường dẫn đầu về tiêu thụ sầu riêng Việt, chiếm 90% tổng kim ngạch, tương đương hơn 2,8 tỷ USD trong 11 tháng. Mức này tăng 43% so với cùng kỳ 2023. Thái Lan đứng thứ hai, nhập khoảng...

Có thể nhập khẩu thịt lợn đảm bảo nguồn cung dịp Tết

Việc tăng nhập khẩu thịt lợn cũng là một trong những biện pháp giúp đảm bảo nguồn cung và ổn định giá cả dịp Tết Nguyên đán. Ngày 23/12, giá lợn hơi trên cả nước ghi nhận từ 63.000 đồng/kg - 69.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg so với ngày trước đó và cũng là mức giá cao nhất thời điểm cuối năm nay. Diễn biến tăng này cũng dễ hiểu do thời điểm cận kề Tết Nguyên đán, nhu cầu...

Dự kiến xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng trưởng 12%

Dự kiến xuất khẩu cả năm 2024 ước đạt trên 404 tỷ USD, tăng khoảng 14% so với năm 2023. Sang năm 2025, Bộ Công Thương tiếp tục đặt ra mục tiêu thách thức với xuất khẩu tăng trưởng khoảng 12% so với năm 2024. Báo cáo tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Công Thương, đại diện Cục Xuất nhập khẩu cho biết: Năm 2024, hoạt động xuất nhập...

Thúc đẩy phát triển thương mại bền vững ngành gỗ Việt Nam – Trung Quốc

Trung Quốc hiện là thị trường tiêu thụ gỗ chiếm khoảng 60% kim ngạch xuất khẩu dăm gỗ của Việt Nam (tương đương 2 tỷ USD trong năm 2023). Các sản phẩm chủ yếu xuất khẩu bao gồm dăm gỗ, gỗ ván và veneer, với vai trò là nguyên liệu đầu vào quan trọng trong ngành công nghiệp chế biến gỗ của Trung Quốc. Trung Quốc là thị trường tiêu thụ gỗ lớn thứ hai Theo số liệu từ Cục Xuất...

Khởi động thi công đường tỉnh 327

Ngày 24/12, tại TP Đông Triều, Ban QLDA Đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh đã khởi động, ra quân thi công xây dựng đường tỉnh 327 nối nút giao cổng tỉnh đến đường trục chính trung tâm TP Đông Triều. Đây là công trình do ngân sách tỉnh Quảng Ninh đầu tư, nhằm tiếp tục tạo đà phát triển mới cho thành phố trẻ Đông Triều, kiến tạo hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại,...

Xuất khẩu dệt may hướng tới mục tiêu 48 tỷ USD

Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam đạt 44 tỷ USD, tăng 11,26% so với năm 2023. Đây là con số ấn tượng, bởi năm qua ngành dệt may đối diện rất nhiều khó khăn, thách thức trước diễn biến phức tạp của thị trường. Tiếp nối thành quả đã đạt được, ngành dệt may mạnh dạn đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 47-48 tỷ USD năm 2025. Để đạt được con số nêu trên,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất