Powered by Techcity

“Kích” tín dụng để tháo gỡ ách tắc

Ngân hàng mong muốn “đẩy” vốn ra, nhưng doanh nghiệp vẫn loay hoay khó “đón” được dòng tín dụng. Bài toán vốn đang trở nên khó khăn, thách thức cho cả hai phía ngân hàng và doanh nghiệp hiện nay.

Công ty CNC Tech Group (Vĩnh Phúc) là một trong những doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ưu đãi từ Agribank.

Từ đầu năm 2023 tới nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã bốn lần điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành, nhằm tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với chi phí thấp hơn, từ đó có điều kiện giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, tín dụng chỉ mới có tín hiệu tăng trở lại từ tháng 6, sang đến cuối tháng 7, tăng trưởng tín dụng đạt khoảng 4,3%, giảm đáng kể so với cùng thời điểm năm 2022 (9,54%). Điều này cho thấy khả năng hấp thụ vốn tín dụng của doanh nghiệp đang rất hạn chế.

Doanh nghiệp khó khăn, tín dụng tăng trưởng thấp

Theo Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú, số lượng doanh nghiệp vay vốn ngân hàng kể từ đầu năm đã giảm hơn 1.000 đơn vị. Ngành ngân hàng dù đã có nhiều nỗ lực thực hiện các chủ trương, chính sách, giải pháp, trong đó nhiều giải pháp được thực hiện bằng chính nguồn lực của tổ chức tín dụng, song tín dụng nền kinh tế tính đến tháng 7/2023 vẫn tăng thấp hơn so với cùng kỳ các năm trước, đạt khoảng 12,47 triệu tỷ đồng, tăng 4,56% so với cuối năm 2022.

Đáng chú ý, theo công bố trước đó, tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế đến cuối tháng 4, tháng 5, tháng 6 đạt lần lượt 3,03%-3,27%-4,73%. Như vậy, sau khi có sự hồi phục tích cực trong tháng 6, tín dụng lại bất ngờ chững lại, thậm chí là tăng trưởng âm trong tháng 7.

Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) Hà Thu Giang cho biết, việc tín dụng tăng trưởng thấp đã phản ánh khó khăn chung về sức hấp thụ vốn của nền kinh tế trong bối cảnh khách quan với nhiều yếu tố chi phối. Các doanh nghiệp chưa kịp phục hồi hoàn toàn sau đại dịch Covid-19, lại kết hợp bị ảnh hưởng tiêu cực của suy giảm kinh tế trên phạm vi toàn cầu nên nhu cầu vay vốn và khả năng hấp thụ vốn giảm sút.

Mặc dù các chỉ số kinh tế trong nước đang có xu hướng diễn biến tích cực như: xuất khẩu tháng 7 tăng 2,1% so với tháng 6, chỉ số sản xuất công nghiệp IIP tăng 3,9%,… song do ảnh hưởng dồn tích từ thị trường trong những tháng đầu năm nên tín dụng đến cuối tháng 7 vẫn thấp hơn so với cùng kỳ các năm trước.

Sau thời gian kinh tế gặp khó khăn, mức độ rủi ro của doanh nghiệp bị đánh giá cao hơn, khi hoạt động của doanh nghiệp khó chứng minh hiệu quả; tổ chức tín dụng rất khó khăn trong quyết định cho vay do không hạ được chuẩn tín dụng để bảo đảm an toàn hệ thống, ngăn ngừa nợ xấu tăng trở lại. Và thực tế, đây chính là sự “lệch pha” giữa ngân hàng và doanh nghiệp, trở thành một trong những nguyên nhân khiến năng lực hấp thụ vốn tín dụng của nền kinh tế giảm.

Theo Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội (HANOISME) Mạc Quốc Anh, hiện phần lớn các doanh nghiệp khó khăn trong việc tiếp cận vốn tín dụng là các doanh nghiệp mới thành lập trong thời gian qua, có quy mô nhỏ, năng lực tài chính, trình độ quản trị hạn chế, dù đã từng bước phục hồi sản xuất, kinh doanh nhưng đến nay nhiều doanh nghiệp vẫn chưa đủ khả năng trả hết các khoản nợ đã được cơ cấu lại và khoản nợ đến hạn. Do đó, doanh nghiệp mong muốn các tổ chức tín dụng cắt giảm điều kiện vay vốn và tăng tối đa tỷ lệ vay tín chấp.

Khơi thông điểm nghẽn

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú khẳng định, việc tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, duy trì và khôi phục “sức khỏe” của khu vực doanh nghiệp là ưu tiên hàng đầu, trong đó sự suy giảm khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn là vấn đề được đặc biệt quan tâm, cần nhanh chóng đưa ra các giải pháp, chính sách hiệu quả để tháo gỡ. “Nếu không tạo điều kiện cho tín dụng thì sẽ khó có tăng trưởng. Nhưng nếu “tháo” điều kiện tăng trưởng tín dụng thì nợ xấu tăng lên, khiến “cục máu đông” nợ xấu vừa mới tạm thời được xử lý lại quay trở lại. Nếu nợ xấu tăng, chúng ta lại rơi vào vòng luẩn quẩn, tạo ra ách tắc vốn cho nền kinh tế,” ông Đào Minh Tú chia sẻ.

Chính vì vậy, đối với vấn đề tín dụng, theo Phó Thống đốc Đào Minh Tú, cần phải nhận diện đúng điểm nghẽn để có thể khơi thông dòng vốn, tháo gỡ điểm còn khó khăn. Thúc đẩy và tăng trưởng tín dụng, đây là yêu cầu rất cấp thiết lúc này, nhưng vẫn phải bảo đảm chất lượng tín dụng, không để nợ xấu tăng, bảo đảm an toàn hệ thống,… Định hướng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam những tháng cuối năm sẽ tiếp tục điều hành tín dụng theo đúng mục tiêu đã đề ra, đồng thời triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng cường khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn tín dụng của người dân, doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu phục hồi và phát triển kinh tế.

Thực tế thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã nỗ lực giảm mặt bằng lãi suất trong nền kinh tế, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, giảm phí thanh toán,… góp phần hỗ trợ khu vực doanh nghiệp vượt qua các khó khăn, thách thức, duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh để từng bước phục hồi. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia kinh tế cũng chỉ ra rằng, lãi suất hiện nay không còn là điểm nghẽn tiếp cận vốn, mà mấu chốt khiến tín dụng tăng chậm là do kinh tế khó khăn, doanh nghiệp thiếu đơn hàng, hấp thụ vốn kém. Trong bối cảnh đó, cần đẩy mạnh chính sách tài khóa, cải thiện môi trường kinh doanh song hành cùng chính sách tiền tệ.

Theo Tiến sĩ Phạm Thế Anh, Trưởng khoa Kinh tế học (Trường đại học Kinh tế quốc dân), hiện tại có nhiều yếu tố hỗ trợ kích thích tài khóa như nợ công giảm và ổn định ở mức vừa phải; nghĩa vụ trả nợ trực tiếp so với ngân sách nhà nước không quá căng thẳng; nợ công nước ngoài thấp (14,7% năm 2021 giảm còn 12% năm 2023); lãi suất vay nợ trái phiếu chính phủ thấp; kỳ hạn trái phiếu chính phủ lành mạnh. Vì vậy, dư địa để mở rộng chính sách tài khóa vẫn còn. Từ đó, Tiến sĩ Phạm Thế Anh đề nghị, cần tiếp tục đẩy nhanh đầu tư công, tập trung vào các dự án cơ sở hạ tầng, tránh dàn trải; phát triển nhà ở xã hội đáp ứng nhu cầu thực; bổ sung/xây dựng mới các trường học công đáp ứng đủ nhu cầu xã hội. Cùng với đó là có các giải pháp kích thích tiêu dùng thông qua trợ cấp an sinh xã hội cho hộ nghèo và người bị mất việc; nâng mức thu nhập chịu thuế/giảm thuế suất thu nhập cá nhân; giảm thuế giá trị gia tăng hàng thiết yếu nội địa…

Đồng quan điểm, Phó Tổng thư ký kiêm Trưởng ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Đậu Anh Tuấn nhấn mạnh, vấn đề lớn nhất doanh nghiệp gặp phải là ở sự đồng bộ trong chính sách và thực thi chính sách. Cụ thể về sự đồng bộ, trong khi Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết liệt kéo mặt bằng lãi suất xuống, thì ở đâu đó, ở nhiều ngành khác có những chính sách làm chi phí kinh doanh tăng lên. Đối với việc thực thi chính sách, chúng ta có chính sách tốt, nhưng nếu thực thi không nhanh, không mạnh, không tốt, chắc chắn hiệu ứng của chính sách sẽ bị giảm đi nhiều.

“Môi trường kinh doanh hơn lúc nào hết cần phải cải thiện nhanh, mạnh mẽ. Có những vấn đề, chúng ta không thể kiểm soát được như tổng cầu của thế giới, suy giảm kinh tế thế giới; nhưng điều có thể kiểm soát được là tổ chức thực thi các chính sách ở trong nước giúp thúc đẩy sự hồi phục của kinh tế, tạo điều kiện cho sự trở lại mạnh mẽ của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư”, ông Đậu Anh Tuấn nhìn nhận.



Nguồn

Cùng chủ đề

Ngân hàng tăng tốc đẩy vốn, tín dụng kỳ vọng bứt phá những tháng cuối năm

Sản xuất kinh doanh khởi sắc, áp lực tỷ giá hạ nhiệt, cùng nhiều chính sách hỗ trợ tiếp cận vốn,… là những yếu tố thúc đẩy tín dụng những tháng cuối năm. Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tính đến 30/9 tín dụng tăng trưởng 9% so với cuối năm 2023, song vẫn còn khoảng cách khá xa so với mục tiêu định hướng 15% của cả năm nay. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh...

Các tổ chức tín dụng dự báo tăng trưởng tín dụng năm 2024 đạt 13,2%

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố một số kết quả chính của cuộc điều tra xu hướng kinh doanh của các tổ chức tín dụng (TCTD) quý IV/2024. Cuộc điều tra được tiến hành từ ngày 25/5/2024 đến ngày 11/6/2024. Đối tượng là toàn bộ các TCTD và chi nhánh NHNN tại Việt Nam, tỷ lệ trả lời đạt 96%. Lãi suất huy động sẽ còn tăng nhẹ, lãi suất cho vay giảm Kết quả điều tra cho thấy, nhu...

Tín dụng tăng 8,53% – Báo Quảng Ninh điện tử

Dư nợ tín dụng đến hết quý III ước tính tăng trưởng 8,53%, cao hơn so với tốc độ cùng kỳ năm ngoái. Theo số liệu của Tổng cục thống kê (GSO), tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đến 27/9 đạt 8,53%, trong khi cùng kỳ năm ngoái mới đạt khoảng 6,24%. Ước tính, hệ thống ngân hàng đã bơm ra nền kinh tế thêm gần 1,16 triệu tỷ đồng từ đầu năm tới nay. Trước đó tính đến...

Luật Các tổ chức tín dụng 2024: Góp phần xây dựng một hệ thống tài chính minh bạch

Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15 (gọi tắt là Luật Các tổ chức tín dụng 2024) có hiệu lực bắt đầu từ ngày 1/7 với một loạt các quy định, hướng dẫn đang tối ưu hóa hoạt động và quản lý trong lĩnh vực tài chính. Riêng khoản 3 Điều 200 và khoản 15 Điều 210 của Luật sẽ có hiệu lực từ ngày 1/8. Luật đi vào thực tiễn góp phần thúc đẩy hoạt động của...

Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện chỉ thị 40-CT/TW

Chiều 31/7, tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW (gọi tắt là chỉ thị 40) ngày 22/11/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Tham dự hội nghị có các đồng chí: Nghiêm Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Lê Thị Đức Hạnh,...

Cùng tác giả

Giá vàng nhẫn tăng cao nhất mọi thời đại

Sáng nay (21/10), giá vàng nhẫn tiếp tục tăng mạnh lên mức cao nhất mọi thời đạt sát mốc 86 triệu đồng/lượng. Thậm chí, giá mua vào của các doanh nghiệp kinh doanh vàng vượt vàng miếng SJC. Tập đoàn Doji niêm yết giá vàng nhẫn 84,7 - 85,7 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, tăng 100.000 đồng/lượng so với sáng qua. Giá vàng nhẫn của Bảo Tín Minh Châu niêm yết 84,68 - 85,68 triệu đồng/lượng, tăng 100.000 đồng/lượng...

Phim có Thu Trang, Kiều Minh Tuấn thu hơn 34 tỷ đồng

Phim Việt "Cô dâu hào môn" - có Thu Trang, Kiều Minh Tuấn - vượt qua nhiều phim ngoại để chiếm lĩnh bảng xếp hạng doanh thu. Trong khi đó, "Domino: Lối thoát cuối cùng" chưa thoát được cảnh ế ẩm, không thể thu hút khán giả và có nguy cơ phải rút khỏi rạp sớm. Tuần trước, phim Việt Domino: Lối thoát cuối cùngthất bại nặng nề tại phòng vé, không lọt nổi vào top 10 của Box Office...

Gỡ các điểm nghẽn, thu hút FDI vào ngành dược

Với quy mô hơn 100 triệu dân và tổng tiền thuốc sử dụng năm 2023 là hơn 8 tỷ USD, thị trường dược phẩm Việt Nam là khá hấp dẫn và còn nhiều dư địa cho các hoạt động sản xuất và kinh doanh. Bộ Y tế cho biết, 2024 là một năm then chốt với việc rà soát, sửa đổi các luật và quy định quan trọng để định hình hoạt động của ngành y dược trong một...

Trọng thể lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Lý Tự Trọng

Khí phách hiên ngang, sự hy sinh anh dũng của đồng chí Lý Tự Trọng là biểu tượng cao đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, hiệu triệu các thế hệ thanh niên Việt Nam đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Tối 20/10, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Lý Tự Trọng –...

Thoát nghèo nhờ nuôi cua đồng trong bể xi măng

Khởi nghiệp từ năm 2018, đến nay mô hình kinh tế nuôi cua đồng trong bể xi măng của anh Vũ Sỹ Linh (SN 1985) thị trấn Tân Yên, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Anh Vũ Sỹ Linh từng đi làm thuê ở nước ngoài, làm đủ nghề để kiếm sống nhưng công việc vất vả, thu nhập không ổn định lại thường xuyên phải xa gia đình. Năm 2018, tình cờ...

Cùng chuyên mục

Giá vàng nhẫn tăng cao nhất mọi thời đại

Sáng nay (21/10), giá vàng nhẫn tiếp tục tăng mạnh lên mức cao nhất mọi thời đạt sát mốc 86 triệu đồng/lượng. Thậm chí, giá mua vào của các doanh nghiệp kinh doanh vàng vượt vàng miếng SJC. Tập đoàn Doji niêm yết giá vàng nhẫn 84,7 - 85,7 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, tăng 100.000 đồng/lượng so với sáng qua. Giá vàng nhẫn của Bảo Tín Minh Châu niêm yết 84,68 - 85,68 triệu đồng/lượng, tăng 100.000 đồng/lượng...

Gỡ các điểm nghẽn, thu hút FDI vào ngành dược

Với quy mô hơn 100 triệu dân và tổng tiền thuốc sử dụng năm 2023 là hơn 8 tỷ USD, thị trường dược phẩm Việt Nam là khá hấp dẫn và còn nhiều dư địa cho các hoạt động sản xuất và kinh doanh. Bộ Y tế cho biết, 2024 là một năm then chốt với việc rà soát, sửa đổi các luật và quy định quan trọng để định hình hoạt động của ngành y dược trong một...

Thoát nghèo nhờ nuôi cua đồng trong bể xi măng

Khởi nghiệp từ năm 2018, đến nay mô hình kinh tế nuôi cua đồng trong bể xi măng của anh Vũ Sỹ Linh (SN 1985) thị trấn Tân Yên, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Anh Vũ Sỹ Linh từng đi làm thuê ở nước ngoài, làm đủ nghề để kiếm sống nhưng công việc vất vả, thu nhập không ổn định lại thường xuyên phải xa gia đình. Năm 2018, tình cờ...

Khát vọng khởi nghiệp xanh bền vững

Cuộc thi "Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh" năm 2024 cho thấy sự nỗ lực, tinh thần khởi nghiệp sáng tạo và cống hiến của những người phụ nữ đã không ngại khó khăn, thử thách để xây dựng các dự án khởi nghiệp mang tính đột phá và tiên phong trong lĩnh vực chuyển đổi xanh. Đây không chỉ là thành quả của sự cố gắng không ngừng, mà còn là minh chứng cho...

Dịch vụ lắp đặt điều hòa tại Quảng Ninh chuyên nghiệp, giá tốt

Khi đời sống con người được cải thiện, điều hòa trung tâm cũng ngày càng trở nên phổ biến. Theo quy luật cung cầu của thị trường, có không ít nhà thầu tham gia vào lĩnh vực này. Dịch vụ lắp đặt điều hòa tại Quảng Ninh thu hút rất nhiều nhà thầu triển khai, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng. Nếu bạn đang tìm hiểu về dịch vụ này, hãy cùng Sefico khám...

Quà Tết Nut Corner – Nâng tầm thương hiệu, cam kết chất lượng

Với những ưu điểm nổi bật, Nut Corner xứng đáng trở thành giải pháp quà Tết lý tưởng không thể bỏ qua trong dịp đầu xuân năm mới. Thị trường quà Tết năm 2025 ngày càng trở nên sôi động bởi năm nay, Tết sẽ đến sớm hơn. Việc tìm kiếm doanh nghiệp cung cấp giải pháp quà tặng phù hợp với ngân sách, nâng tầm thương hiệu được các công ty thực hiện trong những tháng cuối năm. Trong...

Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3

Thủ tướng yêu cầu huy động chuyên gia, lực lượng chuyên môn, cán bộ khuyến nông cơ sở đến từng hộ dân, cơ sở sản xuất bị thiệt hại do bão, lũ để trực tiếp hướng dẫn người dân khôi phục sản xuất. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 108/CĐ-TTg ngày 18/10/2024 về việc đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3. Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp...

Dồn lực giải ngân những tháng cuối năm

9 tháng năm 2024, tỷ lệ giải ngân tại Quảng Ninh chưa đạt như kỳ vọng. Hơn 2 tháng cuối năm là thời hạn niên độ giải ngân năm sẽ kết thúc, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và các mục tiêu của tỉnh, Quảng Ninh đang dồn lực cho công tác này. Khởi động cho kế hoạch giải ngân đầu tư công năm 2024, Quảng Ninh đã chuẩn bị khá kỹ lưỡng, ban hành nghị quyết, kế hoạch,...

Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam: Chìa khoá cạnh tranh với hàng nhập ngoại

Việc hàng nước ngoài tràn vào Việt Nam với giá cạnh tranh là chuyện bình thường, đòi hỏi hàng Việt phải tự nâng cao chất lượng để chinh phục người tiêu dùng. Hàng Trung Quốc tràn vào Việt Nam với giá rẻ Là một bà nội trợ, hàng tháng, nhu cầu mua sắm của chị Hoàng Thị Mai (Cầu Giấy), rất lớn. Trước đây, chị thường đến siêu thị để mua hàng, nhưng hiện nay, chị thích mua hàng qua các...

Hàng Việt xuất khẩu bị ‘vạ lây’ hàng Trung Quốc?

Nhiều ngành hàng Việt đang đối diện với các vụ kiện điều tra phòng vệ thương mại hoặc chống lẩn tránh thuế, gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu. Theo các doanh nghiệp, cần sớm có giải pháp hạn chế nguy cơ hàng Việt bị đưa vào tầm ngắm điều tra chống lẩn tránh thuế. Chỉ sau hơn 5 tháng chính thức điều tra chống bán phá giá với pin năng lượng mặt trời nhập khẩu từ VN, mới đây...

Tin nổi bật

Tin mới nhất