Powered by Techcity

Phát huy nguồn lực di tích lịch sử văn hóa

Nguồn lực được hiểu là hệ thống các yếu tố vật thể và phi vật thể từ bên trong hoặc bên ngoài của thực thể tạo thành sức mạnh để phát triển thực thể ấy. Với cách hiểu như vậy, nguồn lực của phát triển văn hóa ở vùng Đông Nam Bộ bao gồm: Nguồn lực về vị thế thiên nhiên, nguồn lực về tài nguyên lịch sử, nguồn lực con người, nguồn lực về hệ thống tổ chức, nguồn lực về tài vật; nội lực trong tác động của ngoại lực. Các nguồn lực ấy có giá trị chung của đất nước và có bản sắc của vùng cần được nhận diện đầy đủ và phát huy tối đa.

Vấn đề đặt ra, nguồn lực di tích văn hóa lịch sử ở Bình Phước cần được nhận diện như thế nào và phải làm gì để phát huy giá trị trong không gian văn hóa và hệ giá trị văn hóa ở vùng động lực phát triển Đông Nam Bộ.

Nguồn lực văn hóa vùng Đông Nam Bộ

Trên địa bàn tỉnh Bình Phước có 45 di tích văn hóa lịch sử được xếp hạng, trong đó 5 di tích quốc gia đặc biệt, 12 di tích quốc gia, 28 di tích cấp tỉnh1. Chưa kể còn nhiều di tích khác đang được xem là tài sản quý của người Bình Phước. Hệ thống di tích văn hóa lịch sử này mang giá trị nguồn lực văn hóa quan trọng cần được chú trọng phát huy trong phát triển ở vùng Đông Nam Bộ. Nó thể hiện gần như đầy đủ các giá trị thuộc nguồn lực văn hóa ở Đông Nam Bộ cần phát huy.

Di tích quốc gia đặc biệt Căn cứ Bộ Chỉ huy Quân giải phóng miền Nam Việt Nam là điểm nhấn trong du lịch về nguồn tại Bình Phước – Ảnh: Tiến Dũng

Trong 45 di tích được xếp hạng, có 5 di tích mang giá trị thiên nhiên, là danh thắng tiêu biểu cho vùng đất đa dạng sinh thái Đông Nam Bộ (Vườn quốc gia Cát Tiên, núi Bà Rá – Thác Mơ, thác Đứng, thác Đắk Mai 1, thác Voi/thác Liêng Rót); 7 di tích mang dấu ấn văn hóa của người xưa thời sơ sử (gồm các thành đất hình tròn Lộc Tấn 2, Long Hà 1, Long Hưng, Thuận Lợi 1, Thuận Phú 2, Tân Hưng 3 và Bãi Tiên); 7 di tích mang giá trị tài sản văn hóa cổ truyền (gồm các đình thần Hưng Long, Tân Khai, Tân Lập Phú, Thanh An và chùa Sóc Lớn, chùa Đức Bổn A Lan Nhã, chùa Đức Minh); 25 di tích lịch sử đấu tranh cách mạng (Bồn xăng – Kho nhiên liệu VK96 thuộc đường Trường Sơn – đường Hồ Chí Minh, Bồn xăng – Kho nhiên liệu VK98 thuộc đường Trường Sơn – đường Hồ Chí Minh, Điểm cuối đường mòn Hồ Chí Minh-1973, Căn cứ Bộ Chỉ huy Quân giải phóng miền Nam Việt Nam, Mộ 3.000 người đồng bào An Lộc – Bình Long bị đế quốc Mỹ ném bom hủy diệt ngày 3-10-1972, Trụ sở Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Sân bay quân sự Lộc Ninh, Bồn xăng – Kho nhiên liệu VK99, Cuộc nổi dậy của đồng bào S’tiêng – xã Phú Riềng chống thực dân Pháp ngày 25-10-1933, Địa điểm thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng ở Phú Riềng, Địa điểm chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô, Địa điểm Căn cứ Cục Hậu cần Quân giải phóng miền Nam Việt Nam 1973-1975, Địa điểm Chiến thắng Đồng Xoài, Địa điểm thảm sát ở Bù Đốp 16-3-1978, An Lộc “Nhà và đường hầm”, Vườn cây lưu niệm bà Nguyễn Thị Định, Mộ tập thể lực lượng vũ trang an ninh An Lộc, Miếu Bà Rá – dốc Cây Cầy, Địa điểm chiến thắng dốc 31, Khu di tích nơi thành lập Sư đoàn 302, Căn cứ Sở Nhỏ – Ban An ninh Bình Phước, Trường Quốc Quang, Nơi ghi dấu tội ác của Mỹ – ngụy tại cầu Đăk Lung, Két nước – Địa điểm Mỹ – ngụy sát hại đồng bào Làng 2 Đồn điền cao su Thuận Lợi năm 1965, Địa điểm ngụy quyền ném bom thảm sát dân thường tại chợ Lộc Ninh); có 1 di tích kiến trúc thời Pháp thuộc (Bệnh viện Lộc Ninh).

Các di tích lịch sử không chỉ ghi dấu hào khí của quân, dân ta trong đấu tranh bảo vệ Tổ quốc mà còn là địa chỉ đỏ truyền tải thông điệp cho hiện tại và tương lai. Trong ảnh: Di tích địa điểm chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô – di tích lịch sử cấp quốc gia – Ảnh: Viết Bằng

Qua giá trị của hệ thống di tích văn hóa lịch sử ở Bình Phước, có thể hình dung quá trình hình thành, phát triển, đặc điểm lịch sử văn hóa của tỉnh Bình Phước trong không gian văn hóa lịch sử vùng Đông Nam Bộ, vừa mang hình ảnh của toàn vùng vừa có nét riêng của một tỉnh “tiền tiêu” thuộc vùng. Phát huy được nguồn lực di tích văn hóa lịch sử ở Bình Phước cũng là sự đóng góp quan trọng cho vùng Đông Nam Bộ theo định hướng phát triển.

Đẩy mạnh truyền thông và kết nối vùng

Thời gian qua, tỉnh Bình Phước đã làm được nhiều điều: Định danh, lập hồ sơ, quy hoạch, trùng tu, tôn tạo, quản lý, quảng bá, đầu tư phát triển, một vài di tích đã đưa vào khai thác phục vụ du lịch. Còn nhiều điều cần phải suy tư ở góc nghĩ và tầm nhìn khoa học văn hóa cho phù hợp với yêu cầu phát triển và nhịp bước của thời đại.

Một là, xác định mục tiêu cho trúng và đúng. Mục tiêu phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa không chỉ đóng khung ở địa phương mà góp phần phát triển toàn vùng; không phải chỉ phục vụ thu hút du lịch mà quan trọng là giáo dục truyền thống, làm tăng giá trị văn hóa, quảng bá hình ảnh giàu đẹp của đất nước, của tỉnh nhà.

Hai là, kết nối liên vùng. Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt sinh thời rất chú trọng, thường hay nói về kết nối liên vùng để phát huy giá trị văn hóa lịch sử toàn vùng Đông Nam Bộ. Xưa, các vị tiền nhân và lực lượng cách mạng kết nối với nhau bằng tư duy liên vùng, không gian liên vùng nên mới có hệ thống di tích văn hóa lịch sử trong vùng như hiện nay. Nay, tư duy phát triển thường theo cách “quê em miền trung du”, đóng khung theo địa giới hành chính, lấy đường nhựa làm chuẩn nên cảm thấy các di tích văn hóa lịch sử rời rạc, riêng biệt, xa cách. Ví dụ, hệ thống các di tích lịch sử cách mạng ở Bình Phước liên quan rất mật thiết với các di tích đồng dạng ở Tây Ninh, Lâm Đồng, Đồng Nai nhưng cách quản lý, hệ thống thông tin, tổ chức tham quan du lịch hiện còn nhiều trắc trở, chưa phát huy hết giá trị do quản lý hành chính của mỗi địa phương.

Ba là, di tích văn hóa lịch sử không tách rời đời sống văn hóa lịch sử. Di tích văn hóa lịch sử hiện nay đa phần tái hiện cơ sở vật chất theo cách trùng tu, tôn tạo; ít được tái hiện hoạt động văn hóa gắn liền với nó, thể hiện tinh hoa của nó. Ví dụ, khách tham quan tìm hiểu thường được thuyết minh về ngôi đình nhưng ít được biết tín ngưỡng dân gian về đình và lễ hội cúng đình.

Bốn là, phần lớn các di tích văn hóa lịch sử cách mạng chú trọng đến cơ sở vật chất của kháng chiến (cơ quan, căn cứ, hiện vật) nhưng ít tái hiện được đời sống kháng chiến, tri thức kháng chiến, nhất là các sáng tạo trong kháng chiến của nhân dân. Đã có nhiều sách, nhưng sách một nơi, di tích một nơi. Lời thuyết minh không đủ truyền tải hết giá trị của di tích. Hiếm thấy hoạt động trực quan như tải nước, tải đạn, nấu bếp Hoàng Cầm, qua sông… Mới đây, một người hỏi về lá trung quân, phóng viên truyền hình vác máy quay đi rất nhiều ngày, nhiều nơi, tốn nhiều tâm sức và thời gian mới ghi nhận được hình ảnh về lá trung quân trong kháng chiến, nhưng vẫn chưa đầy đủ.

Năm là, truyền thông. Truyền thông đa phương tiện đang thịnh hành, nhưng giá trị di tích văn hóa lịch sử được chuyển tải còn ít quá, chưa đồng bộ, chưa thỏa mãn nhu cầu, vì chưa có trang tin chung, phối hợp chung. Đặc biệt, các sản phẩm truyền thông Bình Phước và nhiều tỉnh, thành đều thực hiện tích cực nhưng còn thiếu sự tích hợp, chia sẻ chung.

Sáu là, sản phẩm. Sản phẩm để quảng bá và sản phẩm du lịch còn nghèo, thiếu sáng tạo, thiếu sức sống. Đặc biệt là các tour du lịch còn nhỏ lẻ, thiếu liên thông, ít sức thu hút, còn nhiều bất tiện cho hệ thống giáo dục nhà trường.

Bảy là, hình thức thu hút du lịch. Khách đến du lịch, tham quan, tìm hiểu chủ yếu là được thuyết minh nghe nhìn. Cần hướng đến du lịch trải nghiệm để khách cảm nhận đầy đủ hơn về giá trị văn hóa, hoạt động văn hóa. Có lần, du khách về sóc Bom Bo, mong được trải nghiệm giã gạo theo lời bài hát “Tiếng chày trên sóc Bom Bo”. Việc đáp ứng yêu cầu của du khách tưởng dễ mà khó: Chày còn, cối còn, nghệ nhân còn, nhưng thiếu lúa (vì ruộng lúa không còn), khó lắm mới vay được ở làng bên vài ký lúa, đủ giã một cối.

Tám là, ứng dụng khoa học – công nghệ. Khoa học – công nghệ thời 4.0 mở ra nhiều hướng cho việc phát huy giá trị di tích văn hóa lịch sử ở tất cả lĩnh vực tôn tạo, trùng tu, kết nối liên vùng, liên ngành, truyền thông, quản lý, chia sẻ chung; đặc biệt là sáng tạo sản phẩm văn hóa. Chỉ một việc nhỏ ở Bình Dương: Khi nghiên cứu địa danh trên địa bàn tỉnh, Ban nghiên cứu đề tài ứng dụng công nghệ định danh qua Google Map giúp việc tra khảo, tìm hiểu các địa danh di tích văn hóa lịch sử được chia sẻ chung, trở nên thuận tiện và hiệu quả.

Từ thực tiễn, việc phát huy giá trị di tích văn hóa lịch sử ở Bình Phước có thể rút ra được nhiều điều bổ ích cho việc phát huy nguồn lực văn hóa để phát triển toàn vùng Đông Nam Bộ.



Nguồn

Cùng chủ đề

Bình Phước: Ðổi thay ở huyện vùng biên

Huyện Bù Gia Mập thành lập và hoạt động từ ngày 1-11-2009 gồm 18 xã. Tháng 8-2015, Bù Gia Mập chia tách để thành lập huyện Phú Riềng. Từ đó đến nay, huyện Bù Gia Mập có 8 xã, dân số 85 ngàn người, trong đó hơn 36% hộ dân là đồng bào dân tộc thiểu số. Sau 15 năm thành lập, huyện đã vượt khó đi lên, đạt nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế - xã...

Niên vụ cà phê 2023-2024: Niềm vui được mùa, được giá

Bước vào niên vụ 2023-2024, nông dân Bình Phước rất phấn khởi vì cà phê được mùa, giá thu mua trên thị trường lại đang cao kỷ lục, dao động quanh mức 100-110 ngàn đồng/kg nhân. Giá tăng cao ngay từ đầu vụ là tín hiệu vui cho người trồng cà phê. Qua đó, giúp nông dân nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống và có điều kiện tái đầu tư sản xuất, ổn định diện tích cây...

Bình Phước: Độc đáo cốm dẹp của đồng bào Khmer

Vào những ngày này, tại xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Đồng bào Khmer tất bật ra đồng gặt lúa nếp để làm món cốm dẹp (phiên âm tiếng Khmer là Om Bóc) - một trong những món ăn độc đáo không thể thiếu trong lễ hội Ok Om Bok của đồng bào dân tộc Khmer. Không chỉ là món ăn dân dã, cốm dẹp còn mang ý nghĩa tâm linh...

Bài cuối: Đổi mới sáng tạo để phát triển

“Các thế hệ đi trước đã dốc sức xây dựng thương hiệu, đưa hạt điều Bình Phước đến với chỉ dẫn địa lý (CDĐL). Những doanh nghiệp, nông dân trồng điều thế hệ sau cần phát huy tốt các giá trị CDĐL hạt điều Bình Phước mang lại. Doanh nghiệp chúng tôi tin tưởng, bảo vệ và phát huy thương hiệu này” - Phó Chủ tịch Hội Điều Bình Phước, Giám đốc Công ty TNHH Vinahe Nguyễn Hoàng Đạt...

Bài 2: “Cầm vàng đừng để vàng rơi”

Khi ngày càng có nhiều thương hiệu, những quy chuẩn mới ra đời, doanh nghiệp chạy theo các tiêu chuẩn của từng thị trường khác nhau trên thế giới, cùng với sự tuyên truyền mờ nhạt khiến sản phẩm hạt điều Bình Phước có chỉ dẫn địa lý (CDĐL) dù giá trị ưu việt vẫn khó tìm được chỗ đứng vững chắc trong lòng người tiêu dùng và trên thị trường. Chưa khẳng định được chỗ đứng Từ những giá trị...

Cùng tác giả

Kinh tế phục hồi, trở lại đà tăng trưởng cao

Nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì đà phục hồi bền bỉ với tốc độ phục hồi tháng sau cao hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới có nhiều thuận lợi nhưng cũng biến động khó lường. Trải qua một năm đầy biến động với thách thức nhiều hơn cơ hội, Việt Nam đã hoàn thành các chỉ tiêu tăng trưởng cơ bản. Hầu hết các lĩnh vực...

Những ‘kiệt tác’ tự phong

Năm 2024 chứng kiến một làn sóng mới tại phòng vé phim Việt Nam. Từ sau đại dịch Covid-19, ngành điện ảnh có vẻ đã tìm lại ánh hào quang khi liên tiếp phá vỡ các kỷ lục doanh thu. Tuy nhiên, đằng sau những con số đẹp là một câu chuyện khác: phần lớn các bộ phim dù chạm mốc doanh thu khủng nhưng chất lượng nghệ thuật lại không tương xứng. Kỷ lục mới được thiết lập Năm 2024...

Giá lợn hơi liên tục tăng, cao hơn cả Trung Quốc, Thái Lan

Giá lợn hơi bình quân cả nước 66.600 đồng/kg. Mức giá này chênh lệch khá lớn so với các nước trong khu vực, cao hơn Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia từ 13.000 - 14.000 đồng/kg. Thị trường lợn hơi ngày 24/12 tiếp đà tăng tại cả ba miền. Theo khảo sát, lợn hơi trên cả nước có giá dao động từ 63.000 - 69.000 đồng/kg. Tại miền Bắc, giá lợn hơi đồng loạt tăng 1.000 đồng ở Vĩnh Phúc, Phú...

‘Chị dâu’: Hồng Đào, Việt Hương và Lê Khánh cứu phim

"Chị dâu" là phim Việt có dàn diễn viên nổi tiếng, dẫn đầu là Hồng Đào, Việt Hương. Phim chọn đề tài gia đình quen thuộc với cách khai thác tình huống hài - bi còn đơn giản, thiếu yếu tố bất ngờ. Chị dâu là một trong những phim Việt chốt lịch ra rạp cuối năm nay. Tác phẩm gây chú ý vì quy tụ dàn diễn viên gồm những gương mặt quen thuộc như Hồng Đào, Việt Hương,...

147 hộ gia đình đạt danh hiệu “Gia đình tiết kiệm điện” năm 2024

Theo tin từ Công ty Điện lực Quảng Ninh, triển khai chương trình thi đua “Gia đình tiết kiệm điện” năm 2024, toàn tỉnh có 6.000 hộ tham gia. Kết thúc chương trình có 147 hộ đạt danh hiệu “Gia đình tiết kiệm điện”. Nhằm thực hiện Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 8/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023-2025 và các năm tiếp theo, từ ngày 25-31/5, Công ty Điện lực...

Cùng chuyên mục

Những ‘kiệt tác’ tự phong

Năm 2024 chứng kiến một làn sóng mới tại phòng vé phim Việt Nam. Từ sau đại dịch Covid-19, ngành điện ảnh có vẻ đã tìm lại ánh hào quang khi liên tiếp phá vỡ các kỷ lục doanh thu. Tuy nhiên, đằng sau những con số đẹp là một câu chuyện khác: phần lớn các bộ phim dù chạm mốc doanh thu khủng nhưng chất lượng nghệ thuật lại không tương xứng. Kỷ lục mới được thiết lập Năm 2024...

‘Chị dâu’: Hồng Đào, Việt Hương và Lê Khánh cứu phim

"Chị dâu" là phim Việt có dàn diễn viên nổi tiếng, dẫn đầu là Hồng Đào, Việt Hương. Phim chọn đề tài gia đình quen thuộc với cách khai thác tình huống hài - bi còn đơn giản, thiếu yếu tố bất ngờ. Chị dâu là một trong những phim Việt chốt lịch ra rạp cuối năm nay. Tác phẩm gây chú ý vì quy tụ dàn diễn viên gồm những gương mặt quen thuộc như Hồng Đào, Việt Hương,...

Khó cứu được Chị đẹp mùa 2

Quy tụ dàn nghệ sĩ nổi tiếng như Ngọc Ánh, Minh Tuyết, Phương Thanh, Tóc Tiên, Minh Hằng... Chị đẹp mùa 2 không có sức hút, gần như hụt hơi trước các anh trai và loạt sự kiện giải trí khác. Chị đẹp đang lép vế Sau mùa một thành công với độ thảo luận cao trên mạng xã hội, Chị đẹp mùa 2 được kỳ vọng lần nữa bùng nổ khi Mỹ Linh, Thu Phương trở lại, cùng với đó...

Truyện thiếu nhi kinh điển Chile được dịch sang tiếng Việt

Tập một "Papelucho" - sách văn học thiếu nhi kinh điển của Chile - ra mắt độc giả trong nước ngày 20/12. Papelucho xuất bản lần đầu vào năm 1947 và hoàn thành 12 cuốn vào năm 1974. Bộ truyện kể lại những chuyến phiêu lưu của chú bé Papelucho tràn đầy năng lượng, giàu suy tư, hài hước và trí tưởng tượng. Cậu không ngần ngại dấn thân vào rắc rối, từ đó nảy ra những giải pháp lạ...

“Lời nguyền” quán quân ở Rap Việt nhìn từ sự tỏa sáng của RHYDER, Hurrykng

Sau sự tỏa sáng của RHYDER, Pháp Kiều, Captain... một “lời nguyền” về quán quân Rap Việt hiện được lan truyền khắp mạng xã hội. Theo đó, nhiều fan rap cho rằng, các quán quân Rap Việt đang bị bỏ xa về danh tiếng so với dàn thí sinh đi thi nhưng chẳng đoạt giải gì. Tại Rap Việt mùa 1, vị trí quán quân thuộc về Dế Choắt (tên thật là Châu Hải Minh). Vượt qua rất nhiều đối thủ...

Không dễ làm phim bối cảnh xưa

Phim ảnh Việt gần đây có nhiều bộ phim lấy bối cảnh xưa. Bên cạnh nội dung, câu chuyện, kinh phí là thách thức không nhỏ với đoàn làm phim. Áp lực lớn Năm 2024, phim lấy bối cảnh xưa không ít trên màn ảnh rộng, như Công tử Bạc Liêu, Linh miêu - Quỷ nhập tràng, Cám... Các dự án này đều dựng lại nhiều bối cảnh xưa để phù hợp với nội dung cốt truyện. Phim “Công tử Bạc Liêu”...

‘Tái sinh’ của ca sĩ Tùng Dương lọt nhiều bảng xếp hạng, xuất hiện loạt cover

Tùng Dương cho phép nhiều ca sĩ cover lại ca khúc Tái sinh với mong muốn tạo ra giá trị và sự tươi mới cho tác phẩm. Thời gian qua, ca khúc Tái sinh của nam ca sĩ Tùng Dương đã gây "bão" trên mạng xã hội, được đông đảo khán giả yêu thích. Ca khúc này là sáng tác của Tăng Duy Tân, được Tùng Dương phát hành trong album Multiverse - Vũ trụ âm nhạc. Với giai điệu sâu...

Phim ‘Cô Ba Sài Gòn’ có phần hai

"Cô Sáu Bạc Liêu" sẽ là phần hai của phim "Cô Ba Sài Gòn", kể câu chuyện thành lập nhà may nổi tiếng đầu thế kỷ 20. Ở trích đoạn cuối phim Công tử Bạc Liêu - dự án cùng nhà sản xuất, nhân vật Ba Hơn (Song Luân) mua cho em gái - cô Sáu, do Kaity Nguyễn đóng - một tiệm may để khuyến khích tài thiết kế thời trang của cô. Từ đây, cô thực hiện bộ...

Hoa hậu đóng phim: Vui là chính!

Gần đây, không ít hoa hậu "tràn" vào điện ảnh và điều này ít nhiều gây tranh cãi. Hoa hậu Đoàn Thiên Ân đang thu hút sự chú ý khi tham gia bộ phim "Công tử Bạc Liêu" với vai diễn Bảy Loan - nữ nghệ sĩ cải lương trứ danh của Nam Kỳ lục tỉnh. Không để lại dấu ấn Đoàn Thiên Ân chạm ngõ điện ảnh qua bộ phim "Công tử Bạc Liêu", khán giả cho rằng cô thiếu sức...

Trailer phim của Trấn Thành bị chê nhạt

Trailer phim "Bộ tứ báo thủ" của Trấn Thành tung vào tối 20/12 đang nhận những phản ứng trái chiều từ phía khán giả. Bộ tứ báo thủ đến từ đạo diễn Trấn Thành là một trong ba dự án điện ảnh Việt góp mặt trên đường đua phim Tết Nguyên đán 2025. Sau buổi showcase diễn ra vào tối 20/12 tại TP.HCM, nam đạo diễn chính thức công bố trailer của dự án. Xuất hiện mở đầu trong trailer là...

Tin nổi bật

Tin mới nhất