Powered by Techcity

Xây dựng quê hương Lạng Sơn ngày càng phát triển, giàu đẹp, văn minh

Trong chương trình thăm và làm việc tại Lạng Sơn, sáng 25/8, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn công tác Trung ương làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy và cán bộ chủ chốt tỉnh Lạng Sơn.

Toàn cảnh buổi làm việc.

Tham dự buổi làm việc, về phía Đoàn công tác Trung ương có các đồng chí: Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; đồng chí Lê Minh Hưng, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; đồng chí Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; đồng chí Lê Minh Khái, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ cùng lãnh đạo một số ban, bộ, ngành, Văn phòng Trung ương Đảng.

Về phía tỉnh Lạng Sơn có đồng chí Nguyễn Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn; đồng chí Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Đoàn Thị Hậu, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy và cán bộ chủ chốt của tỉnh.

Tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn báo cáo với Tổng Bí thư và Đoàn công tác kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lần thứ XVII.

Đồng chí Nguyễn Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn phát biểu tại buổi làm việc.

Theo đó, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường; nhiều thách thức mới, gay gắt hơn so với dự báo. Trong bối cảnh đó, với ý chí và quyết tâm cao, Tỉnh ủy Lạng Sơn đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể hóa bằng 7 chương trình và 3 giải pháp đột phá để thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội đã đề ra.

Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn luôn đoàn kết, thống nhất, chung sức, đồng lòng, nỗ lực vượt qua những khó khăn, thách thức, đồng thời tranh thủ thời cơ, thuận lợi để tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, đạt kết quả khá tốt và dự kiến sẽ cơ bản đạt và vượt mức một số chỉ tiêu, nhiệm vụ.

Cụ thể là Tỉnh ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Ngoài việc tuyên truyền giáo dục nâng cao phẩm chất chính trị và năng lực công tác, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo và thực hiện đồng bộ, có hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát kỷ luật Đảng, công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tỉnh ủy cũng đã lãnh đạo, chỉ đạo tập trung khảo sát, nghiên cứu xây dựng tổ chức bộ máy, đồng thời đổi mới nội dung, phương thức hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các chi bộ đảng, các tổ chức chính trị xã hội và người tham gia công tác tại thôn, tổ dân phố.

Qua nửa nhiệm kỳ đại hội, các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh đều tăng trưởng và tiến bộ hơn nhiệm kỳ trước. Cụ thể như: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân (GRDP) giai đoạn 2021-2022 đạt 6,95%, cao hơn 1,5% so với bình quân của nhiệm kỳ trước (nhiệm kỳ trước bình quân đạt 5,45%). Thu ngân sách đều tăng mỗi năm và vượt chỉ tiêu đề ra. Thu nhập bình quân đầu người giai đoạn 2021 – 2022 đạt 49,26 triệu đồng, tăng 29,3% so với giai đạn 2015 – 2020 (trung bình giai đoạn 2015 – 2020 là 38,1 triệu đồng)

Công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh được tập trung đẩy mạnh. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ra nghị quyết lãnh đạo và tổ chức thực hiện đạt nhiều kết quả nổi bật, như: Lạng Sơn là tỉnh đầu tiên xây dựng Cửa khẩu số kiểu mẫu, là 1 trong 2 đơn vị được nhận giải thưởng VietSolutions 2022 – Bài toán và giải pháp chuyển đổi số xuất sắc cho địa phương; đứng thứ 6 toàn quốc về chuyển đổi số; đứng thứ 5 toàn quốc về tỷ lệ hồ sơ xử lý dịch vụ công trực tuyến toàn trình (đạt 81,77%)…

Môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh ngày càng được cải thiện. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2022 của Lạng Sơn đứng thứ 15/63 tỉnh, thành phố, tăng 34 bậc so với năm 2020, tăng 21 bậc so với năm 2021. Đặc biệt, năm 2022, Lạng Sơn đứng thứ 2 cả nước về chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI).

Công tác an sinh xã hội luôn được tỉnh quan tâm chăm lo ngày càng tốt hơn. Lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế được quan tâm lãnh đạo thường xuyên, mức đầu tư mỗi năm đều tăng cao, đặc biệt là việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa được đầu tư tăng gấp gần 2 lần so với cả nhiệm kỳ 2015 – 2020.

Cùng với phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, Lạng Sơn luôn chú trọng củng cố quốc phòng an ninh; thực hiện tốt công tác đối ngoại, trong đó tăng cường hợp tác với Quảng Tây (Trung Quốc)…

Tại buổi làm việc, các đồng chí lãnh đạo UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn đã phát biểu, làm rõ hơn một số vấn đề về kinh tế – xã hội, thu hút đầu tư, công tác chuyển đổi số; tình hình đời sống, tâm tư, nguyện vọng của đồng bào, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh; tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị của đảng bộ địa phương; công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao hiệu quả trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, phòng chống tham nhũng, tiêu cực và công tác tiếp công dân….

Phát biểu tại buổi làm việc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng và biểu dương sự cố gắng, nỗ lực phấn đấu và những kết quả, thành tựu mà Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Lạng Sơn đạt được trong thời gian qua.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc.

Tổng Bí thư cũng đánh giá cao tập thể lãnh đạo tỉnh đã thẳng thắn chỉ ra những khó khăn, hạn chế của tỉnh; đồng thời lưu ý các đồng chí lãnh đạo tỉnh cần tiếp tục phân tích rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan để đề ra các giải pháp phù hợp, quyết tâm khắc phục cho bằng được trong thời gian tới.

Tổng Bí thư cũng hoan nghênh trong báo cáo sơ kết giữa nhiệm kỳ Đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn đã đề ra mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể, thể hiện quyết tâm chính trị rất cao trong thực hiện thắng lợi toàn diện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 11-NQ/TW, ngày 10/2/2022 mới đây của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

Lưu ý, gợi mở một số nhiệm vụ tỉnh Lạng Sơn cần tập trung thực hiện, đồng chí Tổng Bí thư nhấn mạnh: Đảng bộ Lạng Sơn cần nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn nữa về tình hình, bối cảnh chung, những thuận lợi và khó khăn riêng của một tỉnh miền núi biên giới đi lên từ nông, lâm nghiệp nhưng cũng có rất nhiều tiềm năng, điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, nhất là kinh tế du lịch, dịch vụ và công nghiệp, nông nghiệp theo hướng hiện đại, chất lượng cao, đặc biệt là kinh tế cửa khẩu… để từ đó đề ra mục tiêu, yêu cầu, xác định nhiệm vụ trọng tâm và khâu đột phá cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tạo bước chuyển biến mới mạnh mẽ hơn nữa trong phát triển kinh tế – xã hội như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã xác định. Tỉnh cần kết hợp chặt chẽ, hài hòa hơn nữa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa xã hội; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Đồng thời quan tâm, đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân, quan tâm lãnh đạo công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm, nhất là đối với nhân lực ở nông thôn, vùng núi, vùng triển khai nhiều dự án đầu tư mới; quan tâm thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với người có công, đồng bào dân tộc, an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo; tập trung ưu tiên phát triển nguồn nhân lực theo những định hướng lớn mà Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã đề ra, đặc biệt là quan tâm làm tốt công tác cán bộ.

Tỉnh cần tăng cường phối hợp với các tỉnh bạn, các bộ, ngành để huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển; xác định rõ vai trò vị trí, tiềm năng, thế mạnh của Lạng Sơn trong vùng trung du và miền núi Bắc Bộ vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Thủ đô Hà Nội, coi trọng việc liên kết vùng để tạo động lực cho việc xây dựng Lạng Sơn phát triển nhanh và bền vững, có kết cấu hạ tầng đồng bộ, sớm trở thành một tỉnh có dịch vụ nông nghiệp, công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại.

Tổng Bí thư nhấn mạnh: Với trọng trách là phên giậu quốc gia về quốc phòng an ninh, cũng là phên giậu về kinh tế, bảo vệ vững chắc thị trường nội địa cũng chính là bảo vệ chủ quyền an ninh kinh tế của đất nước, Lạng Sơn phải đặc biệt coi trọng xây dựng, củng cố vững chắc nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế – xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh vững chắc; bảo đảm trật tự an toàn xã hội, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia, xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác và phát triển; chủ động thực hiện hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, của vùng trung du miền núi Bắc Bộ và cả nước.

Tổng Bí thư cũng yêu cầu tỉnh chăm lo đầy đủ và làm tốt hơn nữa công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, phát huy đoàn kết nội bộ, tạo sự thống nhất, đồng thuận cao trong Nhân dân; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân ngày càng vững chắc; không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp ủy đảng, xây dựng đảng và hệ thống chính trị thật sự trong sạch vững mạnh toàn diện theo đúng tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 Khóa XII, Kết luận số 21 Hội nghị Trung ương 4 Khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị thật sự trong sạch, vững mạnh toàn diện, kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực; xử lý nghiêm những cán bộ đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa; đồng thời bảo vệ những cán bộ đảng viên dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, vì lợi ích chung.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tặng quà lưu niệm cho tỉnh Lạng Sơn.

Đối với các kiến nghị, đề xuất của tỉnh, Tổng Bí thư yêu cầu Văn phòng Trung ương Đảng tổng hợp, gửi các bộ, ban, ngành có liên quan theo chức năng, thẩm quyền nhiệm vụ của mình sớm nghiên cứu, xem xét và làm việc trực tiếp với Lạng Sơn để giúp tỉnh giải quyết cụ thể với tinh thần tạo điều kiện tốt nhất để Lạng Sơn phát triển nhanh và bền vững hơn nữa.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn tặng quà lưu niệm của tỉnh cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Đồng chí Tổng Bí thư tin tưởng và mong rằng với truyền thống lịch sử, văn hoá và cách mạng vẻ vang của quê hương đang trên đà phát triển cùng với ý chí tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên mạnh mẽ, tinh thần năng động sáng tạo, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn sẽ tiếp tục đoàn kết, chung sức, đồng lòng, quan tâm đẩy mạnh hơn nữa công cuộc đổi mới, phấn đấu hoàn thành vượt mức toàn diện các chỉ tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã đề ra để xây dựng quê hương Lạng Sơn ngày càng phát triển giàu, đẹp, văn minh, Nhân dân có cuộc sống ấm no, vui tươi, hạnh phúc.

Trong khuôn khổ chương trình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng Đoàn công tác và các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã trồng cây lưu niệm tại khuôn viên trụ sở Tỉnh ủy.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng Đoàn công tác và các đồng chí lãnh đạo tỉnh trồng cây lưu niệm tại khuôn viên trụ sở Tỉnh ủy Lạng Sơn.



Nguồn

Cùng chủ đề

Thúc đẩy phát triển ngành cá tra

Tổng diện tích thả nuôi cá tra năm 2024 ước đạt 5.370 ha, tổng sản lượng cá tra thu hoạch khoảng 1,67 triệu tấn, bằng 99% so với cùng kỳ năm 2023. Kim ngạch xuất khẩu cá tra đến tháng 10/2024 đạt 1,56 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2023. Cá tra là sản phẩm chủ lực của ĐBSCL Cá tra được xem là sản phẩm chủ lực của Việt Nam nói chung và của vùng ĐBSCL nói...

Uông Bí: Chú trọng phát triển Đảng tại khu dân cư

Phát triển đảng viên đóng vai trò quan trọng trong công tác xây dựng Đảng. Do đó, những năm qua Đảng bộ TP Uông Bí đã chú trọng thực hiện nhiều giải pháp tạo nguồn, phát hiện, bồi dưỡng, thu hút quần chúng ưu tú tại các thôn, khu phố phấn đấu vào Đảng. Sau khi tốt nghiệp THPT, Nguyễn Thị Thanh Mai, Bí thư Chi đoàn khu 5, phường Bắc Sơn, TP Uông Bí gắn bó với hoạt động...

Đòn bẩy phát triển vùng DTTS huyện Tiên Yên

Tiên Yên là huyện miền núi có đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 52% dân số. Từ địa phương có xuất phát điểm thấp, bằng sự quan tâm sâu sát của tỉnh, nỗ lực của cả hệ thống chính trị và những giải pháp sáng tạo trong xây dựng nông thôn mới (NTM), Tiên Yên đã trở thành một trong hai huyện đầu tiên cả nước được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn huyện NTM...

Tập trung phát triển lâm nghiệp bền vững

Theo “Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025”, phát triển lâm nghiệp thực sự trở thành ngành kinh tế-kỹ thuật theo hướng hiện đại, hiệu lực, hiệu quả và sức cạnh tranh cao, liên kết theo chuỗi từ phát triển rừng, bảo vệ rừng, sử dụng rừng đến chế biến và thương mại lâm sản; quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững diện tích rừng và diện tích đất quy hoạch...

Hỗ trợ tối đa cho người dân vay vốn

Thực hiện chỉ đạo của tỉnh, Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) chi nhánh Quảng Ninh đang tích cực phối hợp với địa phương, tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác rà soát, lập danh sách, hoàn thiện hồ sơ người dân vay vốn tín dụng chính sách để xử lý rủi ro, tháo gỡ khó khăn, từng bước phục hồi sản xuất. Gia đình chị Vũ Thị Thúy (thôn 3, xã Hoàng Tân, TX Quảng...

Cùng tác giả

Ngọc Trinh: ‘Tôi vực dậy sau biến cố’

Lấy chủ đề gia đình quen thuộc nhưng dưới góc nhìn chị dâu - em chồng, bộ phim "Chị dâu" quy tụ dàn diễn viên kỳ cựu như Việt Hương, Hồng Đào, Lê Khánh. Tác phẩm gây chú ý khi có sự xuất hiện của Ngọc Trinh. Chiều 26/11, diễn viên Việt Hương, Hồng Đào, Lê Khánh, Đinh Y Nhung và Ngọc Trinh cùng đạo diễn Khương Ngọc có mặt tại buổi ra mắt phim Chị dâu. Ngọc Trinh trở lại...

Thống nhất trình Quốc hội xem xét quyết định giảm thuế giá trị gia tăng

Thường trực Ủy ban đề nghị Chính phủ bảo đảm thời hạn chấm dứt hiệu lực thực hiện của chính sách giảm thuế giá trị gia tăng, không tiếp tục đề nghị kéo dài thời gian thực hiện của chính sách. Chiều tối 26/11, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng. Theo Tờ trình của Chính phủ, mục đích ban...

Phát huy vai trò của người dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí

Theo đại biểu Quốc hội, người dân không chỉ đồng tình, ủng hộ mà còn tham gia vào quá trình đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Do đó, cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế pháp lý để phát huy vai trò của người dân trong công tác này. Nhận diện “bề nổi của tảng băng chìm” Chiều 26/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về các báo cáo công tác của Chánh án...

Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ

Với 407/451 đại biểu tán thành, chiều 26/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Luật quy định về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, người nộp thuế, căn cứ và phương pháp tính thuế, khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng. Báo cáo trước khi Quốc hội biểu...

Thông cáo báo chí số 26 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Trong ngày làm việc thứ 26, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Thứ Ba, ngày 26/11, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 26 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Nội dung...

Cùng chuyên mục

Thống nhất trình Quốc hội xem xét quyết định giảm thuế giá trị gia tăng

Thường trực Ủy ban đề nghị Chính phủ bảo đảm thời hạn chấm dứt hiệu lực thực hiện của chính sách giảm thuế giá trị gia tăng, không tiếp tục đề nghị kéo dài thời gian thực hiện của chính sách. Chiều tối 26/11, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng. Theo Tờ trình của Chính phủ, mục đích ban...

Phát huy vai trò của người dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí

Theo đại biểu Quốc hội, người dân không chỉ đồng tình, ủng hộ mà còn tham gia vào quá trình đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Do đó, cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế pháp lý để phát huy vai trò của người dân trong công tác này. Nhận diện “bề nổi của tảng băng chìm” Chiều 26/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về các báo cáo công tác của Chánh án...

Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ

Với 407/451 đại biểu tán thành, chiều 26/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Luật quy định về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, người nộp thuế, căn cứ và phương pháp tính thuế, khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng. Báo cáo trước khi Quốc hội biểu...

Thông cáo báo chí số 26 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Trong ngày làm việc thứ 26, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Thứ Ba, ngày 26/11, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 26 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Nội dung...

Quán triệt, triển khai thực hiện các Chỉ thị, Hướng dẫn về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu...

Chiều 26/11, tại TP Hạ Long, Đảng ủy Quân sự tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện các Chỉ thị, Hướng dẫn của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng cục Chính trị, Ban Thường vụ Đảng ủy Quân khu, Cục Chính trị Quân khu 3, Tỉnh ủy Quảng Ninh và Đảng ủy Quân sự tỉnh về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu...

Hạ Long quyết tâm tăng tốc, bứt phá để phát triển KT-XH bền vững

Ngày 26/11, Ban Thường vụ Thành ủy Hạ Long tổ chức hội nghị để đánh giá tình hình, kết quả công tác năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 và thảo luận một số nội dung quan trọng. Đồng chí Vũ Quyết Tiến, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy chủ trì hội nghị. Năm 2024, bám sát chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, với tầm nhìn, tư duy chiến lược và dự báo...

Tập trung tuyên truyền về Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh khóa XIV và kết quả phát triển KT-XH năm 2024, nhiệm vụ năm...

Chiều 26/11, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin báo chí thường kỳ thông tin về công tác chuẩn bị tổ chức Kỳ họp thứ 23 - Kỳ họp thường lệ cuối năm 2024, HĐND tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026 cùng một số nội dung quan trọng khác. Tại hội nghị, đồng chí Lê Văn Ánh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, đã thông tin nhanh tới đại diện các cơ quan báo chí trên địa...

Làm rõ lý do Bộ trưởng chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân

Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đề nghị làm rõ lý do của việc người đứng đầu các cơ quan hành chính, nhất là việc Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân theo quy định để có giải pháp khắc phục, làm tốt hơn công tác này trong thời gian tới. Chấn chỉnh, kiến nghị xử lý 696 cá nhân vi phạm qua thanh tra Sáng 26/11,...

Khiếu kiện đất đai có chiều hướng gia tăng ở một số địa phương

Khiếu kiện về đất đai có chiều hướng gia tăng ở một số địa phương khi công dân cho rằng cơ quan hành chính chưa thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Sáng 26/11, Trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội Dương Thanh Bình trình bày Báo cáo kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2024. Đơn thư chủ...

Năm 2025, TP Hạ Long quyết tâm thu ngân sách đạt 10.000 tỷ đồng

Ngày 26/11, Ban Thường vụ Thành ủy Hạ Long tổ chức hội nghị để đánh giá tình hình, kết quả công tác năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 và thảo luận một số nội dung quan trọng. Đồng chí Vũ Quyết Tiến, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy chủ trì hội nghị. Năm 2024, bám sát chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, với tầm nhìn, tư duy chiến lược và dự báo...

Tin nổi bật

Tin mới nhất