Powered by Techcity

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành: Người truyền lửa cho nhiều dự án

Trong khoảng 2 năm giữ cương vị Phó Thủ tướng Chính phủ, ông đã để lại nhiều dấu ấn, hình ảnh đáng nhớ, nhất là hình ảnh người lãnh đạo tất bật, “trèo đèo lội suối”, quyết liệt thúc đẩy các dự án, công trình quan trọng của đất nước.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đi thị sát công trường dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 – Ảnh: VGP/Đức Tuân

Việc “đại dự án” Nhiệt điện Thái Bình 2 hồi sinh sau hơn 1 thập kỷ ngủ yên có sự đóng góp lớn của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành. Kể từ cuộc họp Thường trực Chính phủ dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính chiều 25/7/2021, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành được Thủ tướng giao trực tiếp xử lý các vướng mắc của dự án với tinh thần “phải sớm đưa dự án vào khai thác, sử dụng, tránh lãng phí nguồn lực của Nhà nước, tiền của công sức của nhân dân đã bỏ ra”.

Sau đó 1 tuần, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã cùng đoàn công tác trực tiếp xuống kiểm tra thực địa và giao ban tại công trường về tiến độ dự án có tổng vốn đầu tư gần 2 tỷ USD. Từ đó, gần như định kỳ hằng tháng, ông đều chủ trì giao ban, xử lý vướng mắc về dự án, đặc biệt là xử lý vướng mắc về “niềm tin và trách nhiệm”.

Phó Thủ tướng nghe báo cáo về tiến độ dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 – Ảnh: VGP/Đức Tuân

Đến nay, nhiều cán bộ, công nhân của dự án hẳn vẫn còn nhớ câu nói của Phó Thủ tướng: “Tôi sẽ sát cánh cùng các đồng chí, không để các đồng chí làm một mình, chịu trách nhiệm một mình”. Lời động viên của lãnh đạo Chính phủ đã truyền lửa nhiệt huyết, tạo ra khí thế mới cho dự án. Phó Thủ tướng còn yêu cầu Ban Quản lý dự án lắp đồng hồ đếm ngược và tấm biển ngay tại lối vào trụ sở in dòng chữ: “Mỗi ngày vào sớm tiết kiệm hàng chục tỷ đồng”.

Phó Thủ tướng theo dõi việc đốt lửa lần đầu tổ máy số 1 Nhà điều hành trung tâm Nhiệt điện Thái Bình 2 – Ảnh: VGP/Đức Tuân

Phát biểu tại lễ khánh thành dự án vào tháng 4 vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đánh giá dự án hoàn thành “được người, được của, được tổ chức, được lòng dân”.

Phó Thủ tướng nghe báo cáo về tình hình triển khai dự án cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây – Ảnh: VGP/Đức Tuân

Sâu sát, quyết liệt

Với phong cách làm việc sâu sát, quyết liệt, cụ thể, Phó Thủ tướng thường xuyên xuống công trường đôn đốc dự án, giao ban thường kỳ hằng tháng về tiến độ các dự án trọng điểm, “vướng đến đâu, gỡ ngay đến đó”.

Dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông là một trong những đại dự án mà Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ dành sự quan tâm cao nhất, rốt ráo chỉ đạo triển khai trong thời gian qua.

Là Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành dành nhiều thời gian, công sức, tâm huyết cho tuyến cao tốc huyết mạch của đất nước.

Bên cạnh tháp tùng Thủ tướng Chính phủ trong các chuyến công tác “xuyên Việt, xuyên Tết” kiểm tra dự án cao tốc Bắc – Nam, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành thường xuyên có mặt tại hiện trường, chủ trì nhiều cuộc họp với các bộ ngành, địa phương để đốc thúc từ công tác giải phóng mặt bằng đến chuẩn bị nguyên vật liệu,…

Việc Chính phủ ban hành 2 nghị quyết đặc thù (Nghị quyết 133, Nghị quyết 66) chỉ trong 3 tháng để giải quyết “bài toán” thiếu vật liệu đắp nền cho dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông là một điều hiếm thấy dành cho một dự án. Những Nghị quyết này đều ghi dấu ấn của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành.

Mỗi lần đến kiểm tra, thăm cán bộ, công nhân tại công trường dự án, Phó Thủ tướng không chỉ đốc thúc tiến độ mà cũng không quên nhắc nhở “các đồng chí hãy làm vì danh dự” của những người nhận sứ mệnh “đi trước mở đường”. Các nhà thầu, đơn vị thi công hãy làm vì thương hiệu của mình, vì danh dự, trọng trách với đất nước; giữ đúng lời hứa, tạo nên những tuyến đường cao tốc “cho ngày nay, cho ngày mai, cho muôn đời sau”.

Phó Thủ tướng kiểm tra tiến độ dự án Mai Sơn – Quốc lộ 45 – Ảnh: VGP/Đức Tuân

Mỗi cuộc họp, ông đều đặt ra các mốc tiến độ cụ thể phải hoàn thành với tinh thần nỗ lực, quyết liệt, đổi mới để “chạy đua với thời gian”, không bỏ lỡ cơ hội để phát triển đất nước. Cuộc họp nào cũng phải có kết quả cụ thể.

Tại cuộc họp về việc triển khai hệ thống thu phí điện tử không dừng (ETC) trên toàn quốc ngày 24/6/2022, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành một lần nữa khẳng định kiên quyết không lùi bất cứ mốc tiến độ nào, nhất định hoàn thành trên toàn quốc trước ngày 31/7/2022. Sau thời hạn này, nếu trạm thu phí nào chưa hoàn thành sẽ phải xả trạm, không được tiếp tục thu phí, chủ đầu tư chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Với “tối hậu thư”, tuyên bố dứt khoát trên của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, việc triển khai hệ thống ETC đã không còn chuyện dùng dằng, lấy lý do để biện minh cho việc chậm trễ như những lần trước.

Tại cuộc họp với Bộ GTVT về tình hình thực hiện các nhiệm vụ công tác ngày 27/10/2021, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã đặt ra yêu cầu cụ thể đối với tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông (Hà Nội) là: Bộ GTVT khẩn trương hoàn thành các công đoạn còn lại, bàn giao cho Thành phố Hà Nội trước ngày 10/11/2021 để đưa vào khai thác, sử dụng.

Với sự đốc thúc quyết liệt của Phó Thủ tướng, ngày 6/11/2021, sớm hơn mốc đề ra 4 ngày, các chuyến tàu đường sắt trên cao đầu tiên của TP Hà Nội chính thức đi vào hoạt động. Và Phó Thủ tướng Lê Văn Thành là một trong những vị khách đầu tiên lên tàu tại ga Cát Linh (đầu tuyến) khởi hành đến ga Yên Nghĩa (cuối tuyến).

Với dự án sân bay Long Thành, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành luôn nhắc nhở phải cố gắng đẩy nhanh tiến độ, “công trình này không cho phép chúng ta chậm nữa”. “Đây là công trình trọng điểm, ai mà chậm, làm ảnh hưởng tiến độ thì đứng ra ngoài, để người khác làm”.

Có những thời điểm, không chấp nhận cách làm túc tắc, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu chủ đầu tư đổi mới tư duy, cách làm và hứa sẽ ghé vai cùng các bên bảo đảm tiến độ sân bay Long Thành. Ông cũng khuyên “các đồng chí cố gắng giữ cam kết đã đưa ra”.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành thị sát điểm sạt trượt ở sườn đồi Ông Tượng, tỉnh Hòa Bình – Ảnh: VGP/Đức Tuân

Tận tâm, tận lực

Không chỉ quyết liệt đối với các dự án, công trình, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành rất sâu sát, trách nhiệm trong công tác chỉ đạo phòng chống thiên tai.

Hình ảnh Phó Thủ tướng Lê Văn Thành mặc áo mưa, đội mũ cối đi vào các vùng tâm bão số 4 năm 2022 đã để lại ấn tượng sâu sắc đối với nhiều người dân miền Trung. Đây là siêu bão (có tên quốc tế Noru) mạnh nhất trong vòng 20 năm, với sức gió giật tới cấp 17.

Ngay từ khi bão mới hình thành ngoài khơi đảo quốc Philippines, còn cách xa Biển Đông, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, đã họp trực tuyến với 16 địa phương ven biển (chiều 25/9/2022) để bàn cách ứng phó bão. Ít phút sau cuộc họp, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện khẩn về phòng chống cơn bão mạnh này.

Phó Thủ tướng trực tiếp đi kiểm tra thực tế, động viên bà con nhân dân tại điểm tránh trú bão số 4 năm 2022 ở tỉnh Thừa Thiên Huế – Ảnh: VGP/Đức Tuân

Trước khi bão đổ bộ vào đất liền vài giờ đồng hồ, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành trực tiếp xuống hiện trường kiểm tra công tác phòng chống và đặt Sở chỉ huy tiền phương tại nơi tâm bão dự kiến đi qua. Ông ra mệnh lệnh tất cả các phòng trực tuyến ở các địa phương trọng điểm đón bão phải mở cả đêm. Dành cả buổi chiều đi dọc một số tỉnh miền Trung, ông bày tỏ vui mừng khi “đến 5 giờ chiều, không còn một người dân ở trên đường”. An toàn, tính mạng của người dân là trên hết, trước hết.

Phó Thủ tướng đến thăm hỏi đời sống của bà con thôn An Xuân, Thừa Thiên Huế – Ảnh: VGP/Đức Tua

Tối hôm đó, từ trung tâm điều hành của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của tỉnh Thừa Thiên Huế, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành triệu tập các đầu cầu báo cáo diễn biến tình hình, các ảnh hưởng của bão.

Phó Thủ tướng điều hành xuyên đêm từ tâm bão – Ảnh: VGP/Đức Tuân

Phó Thủ tướng đã điều hành xuyên đêm từ tâm bão (điểm cầu Thừa Thiên Huế), bởi “đến đây chống bão chứ không phải để ngủ”. Cả đêm, liên tiếp thông tin đổ về “đại bản doanh”, đường dây nóng hoạt động liên tục. Bão càng gần bờ thì nhiệt huyết, trách nhiệm, chủ động càng dâng cao.

Phó Thủ tướng đã đến kiểm tra tình hình thiệt hại do lốc xoáy tại thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị – Ảnh: VGP/Đức Tuân

Phó Thủ tướng thăm hỏi tình hình đời sống người dân bị thiệt hại do lốc xoáy tại thị trấn Cửa Việt Quảng Trị – Ảnh: VGP/Đức Tuân

Ánh mắt vị “tư lệnh chiến trường” luôn dõi theo các hình ảnh, đồ họa, con số chạy trên những màn hình đặt quanh phòng, kết nối với các đầu cầu trực tuyến, những địa điểm chịu tác động nặng nề bởi bão. “Thủy, hỏa, đạo, tặc”, một chút chủ quan trước đại họa sẽ phải trả giá đắt, nhất là khi đối diện với đại họa hàng đầu. Mặc dù là cơn bão rất mạnh nhưng với sự chủ động, quyết liệt vào cuộc của cả hệ thống, thiệt hại do bão gây ra được hạn chế ở mức thấp nhất, đặc biệt là không có người chết.

Phó Thủ tướng xuống hầm mỏ than Công ty Than Núi Béo TP Hạ Long, Quảng Ninh kiểm tra tình hình sản xuất thăm hỏi đời sống công nhân – Ảnh: VGP/Đức Tuân

Hình ảnh người lãnh đạo sâu sát, trách nhiệm, quyết liệt, gần gũi còn ghi dấu ấn trong lòng người dân, các cán bộ, công nhân, người lao động khi ông trèo đồi Ông Tượng để thị sát, kiểm tra thực địa công trường Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng trong bối cảnh khu vực bị ảnh hưởng của mưa kéo dài nhiều ngày. Hay ông xuống hầm mỏ ở độ sâu gần 300m dưới mực nước biển tại khu vực mỏ than Công ty Than Núi Béo TP Hạ Long, Quảng Ninh… để kiểm tra tình hình sản xuất, động viên những người thợ mỏ.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành hỏi thăm tình hình sản xuất, động viên công nhân mỏ – Ảnh: VGP/Đức Tuân

Biết rằng dưới hầm sâu kia là khối công việc vất vả, đôi khi còn phải đối mặt với nguy hiểm, nhưng chứng kiến sự lạc quan đến bình thản của những người thợ mỏ khi sản xuất ra “vàng đen” cho Tổ quốc, Phó Thủ tướng dành sự cảm phục, bày tỏ biết ơn cũng như biểu dương đội ngũ thợ mỏ. Ông còn mang quà, trao tận tay những người thợ trong hầm mỏ trước sự ngỡ ngàng của mọi người.

Còn nhiều câu chuyện không thể nói hết trong khuôn khổ một bài báo để nói về ông, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành. Tối 22/8/2023, trái tim đầy nhiệt huyết đó đã ngừng đập, để lại bao sự tiếc nuối bởi ai cũng mong rồi có một ngày, ông sẽ khỏe lại, sẽ lại hăng say lao vào công việc, sẽ lại đi khắp đất nước để chỉ đạo, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho những công trình, dự án với những biện pháp quyết liệt, hiệu quả.

Cuối cùng, điều kỳ diệu không đến, không ai tránh được quy luật “sinh, lão, bệnh, tử”. Nhưng những đóng góp, dấu ấn của ông – cùng tập thể Chính phủ dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị – vẫn tiếp tục truyền cảm hứng, tiếp sức cho chúng ta trong quá trình thực thi nhiệm vụ, sứ mệnh được giao. Xin kính cẩn vĩnh biệt ông, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành!



Nguồn

Cùng chủ đề

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn Malaysia, Chủ tịch Đảng UMNO

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, ngày 22/11, tại Kuala Lumpur, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch Đảng Tổ chức thống nhất dân tộc Mã Lai (UMNO) Dato’ Seri Dr. Ahmad Zahid Hamidi và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia. Tại buổi tiếp, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch...

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, quản lý chặt đầu tư

Phó Thủ tướng nêu rõ, “giải ngân vốn đầu tư công đúng ra trách nhiệm của ai người đó làm, không phải đôn đốc,” “quy định pháp luật chồng chéo, vướng mắc thì có đôn đốc cũng không làm được.” Sáng 15/11, họp Tổ công tác số 4 và số 7 về kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc, Tổ trưởng...

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Phấn đấu năm 2024, CPI không vượt quá 4%

Sáng 30/10, chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá, đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành giá 10 tháng năm 2024, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc, Trưởng Ban Chỉ đạo nhấn mạnh mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2024, CPI bình quân không vượt quá 4%. Đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếuTheo Phó Thủ tướng, thời gian vừa qua, dù chịu tác động không thuận từ bên ngoài, cũng như...

Tiếp tục quan tâm, thúc đẩy những cơ hội hợp tác mới giữa Việt Nam với Liên bang Nga

Sáng 23/10 (theo giờ địa phương), trong khuôn khổ chuyến công tác tham dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng năm 2024 tại Liên bang Nga, sau lễ đón được tổ chức long trọng tại sân bay quốc tế Kazan, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Phó Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Alexander Novak. Cùng dự có Bộ trưởng Phát triển kinh tế Maksim Reshetnhikov và Bộ trưởng Công thương Anton...

Phó Thủ tướng Lê Thành Long làm Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định thay đổi thành viên tham gia Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch; theo đó, Phó Thủ tướng Lê Thành Long làm Trưởng Ban Chỉ đạo thay Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1145/QĐ-TTg thay đổi thành viên tham gia Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch (Ban Chỉ đạo). Theo Quyết định, Phó Thủ tướng Chính phủ...

Cùng tác giả

Thống nhất trình Quốc hội xem xét quyết định giảm thuế giá trị gia tăng

Thường trực Ủy ban đề nghị Chính phủ bảo đảm thời hạn chấm dứt hiệu lực thực hiện của chính sách giảm thuế giá trị gia tăng, không tiếp tục đề nghị kéo dài thời gian thực hiện của chính sách. Chiều tối 26/11, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng. Theo Tờ trình của Chính phủ, mục đích ban...

Phát huy vai trò của người dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí

Theo đại biểu Quốc hội, người dân không chỉ đồng tình, ủng hộ mà còn tham gia vào quá trình đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Do đó, cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế pháp lý để phát huy vai trò của người dân trong công tác này. Nhận diện “bề nổi của tảng băng chìm” Chiều 26/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về các báo cáo công tác của Chánh án...

Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ

Với 407/451 đại biểu tán thành, chiều 26/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Luật quy định về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, người nộp thuế, căn cứ và phương pháp tính thuế, khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng. Báo cáo trước khi Quốc hội biểu...

Thông cáo báo chí số 26 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Trong ngày làm việc thứ 26, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Thứ Ba, ngày 26/11, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 26 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Nội dung...

Quán triệt, triển khai thực hiện các Chỉ thị, Hướng dẫn về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu...

Chiều 26/11, tại TP Hạ Long, Đảng ủy Quân sự tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện các Chỉ thị, Hướng dẫn của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng cục Chính trị, Ban Thường vụ Đảng ủy Quân khu, Cục Chính trị Quân khu 3, Tỉnh ủy Quảng Ninh và Đảng ủy Quân sự tỉnh về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu...

Cùng chuyên mục

Thống nhất trình Quốc hội xem xét quyết định giảm thuế giá trị gia tăng

Thường trực Ủy ban đề nghị Chính phủ bảo đảm thời hạn chấm dứt hiệu lực thực hiện của chính sách giảm thuế giá trị gia tăng, không tiếp tục đề nghị kéo dài thời gian thực hiện của chính sách. Chiều tối 26/11, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng. Theo Tờ trình của Chính phủ, mục đích ban...

Phát huy vai trò của người dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí

Theo đại biểu Quốc hội, người dân không chỉ đồng tình, ủng hộ mà còn tham gia vào quá trình đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Do đó, cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế pháp lý để phát huy vai trò của người dân trong công tác này. Nhận diện “bề nổi của tảng băng chìm” Chiều 26/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về các báo cáo công tác của Chánh án...

Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ

Với 407/451 đại biểu tán thành, chiều 26/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Luật quy định về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, người nộp thuế, căn cứ và phương pháp tính thuế, khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng. Báo cáo trước khi Quốc hội biểu...

Thông cáo báo chí số 26 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Trong ngày làm việc thứ 26, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Thứ Ba, ngày 26/11, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 26 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Nội dung...

Quán triệt, triển khai thực hiện các Chỉ thị, Hướng dẫn về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu...

Chiều 26/11, tại TP Hạ Long, Đảng ủy Quân sự tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện các Chỉ thị, Hướng dẫn của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng cục Chính trị, Ban Thường vụ Đảng ủy Quân khu, Cục Chính trị Quân khu 3, Tỉnh ủy Quảng Ninh và Đảng ủy Quân sự tỉnh về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu...

Hạ Long quyết tâm tăng tốc, bứt phá để phát triển KT-XH bền vững

Ngày 26/11, Ban Thường vụ Thành ủy Hạ Long tổ chức hội nghị để đánh giá tình hình, kết quả công tác năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 và thảo luận một số nội dung quan trọng. Đồng chí Vũ Quyết Tiến, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy chủ trì hội nghị. Năm 2024, bám sát chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, với tầm nhìn, tư duy chiến lược và dự báo...

Tập trung tuyên truyền về Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh khóa XIV và kết quả phát triển KT-XH năm 2024, nhiệm vụ năm...

Chiều 26/11, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin báo chí thường kỳ thông tin về công tác chuẩn bị tổ chức Kỳ họp thứ 23 - Kỳ họp thường lệ cuối năm 2024, HĐND tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026 cùng một số nội dung quan trọng khác. Tại hội nghị, đồng chí Lê Văn Ánh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, đã thông tin nhanh tới đại diện các cơ quan báo chí trên địa...

Làm rõ lý do Bộ trưởng chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân

Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đề nghị làm rõ lý do của việc người đứng đầu các cơ quan hành chính, nhất là việc Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân theo quy định để có giải pháp khắc phục, làm tốt hơn công tác này trong thời gian tới. Chấn chỉnh, kiến nghị xử lý 696 cá nhân vi phạm qua thanh tra Sáng 26/11,...

Khiếu kiện đất đai có chiều hướng gia tăng ở một số địa phương

Khiếu kiện về đất đai có chiều hướng gia tăng ở một số địa phương khi công dân cho rằng cơ quan hành chính chưa thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Sáng 26/11, Trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội Dương Thanh Bình trình bày Báo cáo kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2024. Đơn thư chủ...

Năm 2025, TP Hạ Long quyết tâm thu ngân sách đạt 10.000 tỷ đồng

Ngày 26/11, Ban Thường vụ Thành ủy Hạ Long tổ chức hội nghị để đánh giá tình hình, kết quả công tác năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 và thảo luận một số nội dung quan trọng. Đồng chí Vũ Quyết Tiến, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy chủ trì hội nghị. Năm 2024, bám sát chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, với tầm nhìn, tư duy chiến lược và dự báo...

Tin nổi bật

Tin mới nhất