Powered by Techcity

Vang vọng hào khí cách mạng năm xưa

Ngày 19/8/1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, đưa đất nước ta thoát khỏi sự áp bức bóc lột gần 100 năm của thực dân Pháp, xóa bỏ chế độ phong kiến, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Đoàn đại biểu của tỉnh Quảng Ninh dâng hương tưởng niệm tại Tượng đài đồng chí Vũ Văn Hiếu, Bí thư Đặc khu ủy đầu tiên Khu mỏ Quảng Ninh, nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ 27/7 (1947-2023). Ảnh: Nguyễn Thanh

Kể từ khi ra đời, Đảng ta đã tổ chức lực lượng cách mạng và tôi rèn trong lửa đạn đấu tranh với kẻ thù, thông qua các cuộc tổng diễn tập của cao trào cách mạng 1930-1931 và 1936-1939, kể cả trong thời kỳ tiền khởi nghĩa. Biết bao đồng bào, đồng chí đã anh dũng hy sinh, hoặc phải tù đày trong nhà lao của thực dân để thực hiện các nhiệm vụ cách mạng, vận động và tập hợp quần chúng tham gia các cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược.

Qua tôi rèn trong lửa đạn và ngục tù của thực dân đế quốc, lực lượng cách mạng của Đảng ngày một trưởng thành, khi thời cơ chín muồi, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân đứng lên Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên phạm vi cả nước.

Thời điểm trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhân dân Vùng mỏ sống trong nạn đói khi phát xít Nhật tàn bạo vơ vét hết thóc gạo, đánh đập, hành hạ dã man người dân vô tội. Tình hình xã hội vô cùng hỗn loạn. Lòng căm thù với phát xít Nhật, thực dân Pháp càng thêm sôi sục, từ đó biến thành “làn sóng” khởi nghĩa mạnh mẽ; góp sức tạo nên thành công của cuộc cách mạng lịch sử.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công là thắng lợi vĩ đại đầu tiên của nhân dân ta từ khi có Đảng, mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Lịch sử đã chứng minh, thành công đó có được là nhờ một Đảng tiên phong thật sự cách mạng, tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin, được tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng đã nắm vững hoàn cảnh cụ thể của mỗi giai đoạn lịch sử, đề ra đường lối cách mạng đúng đắn; biết nắm bắt thời cơ, xây dựng và tổ chức lực lượng; phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để dẫn dắt quần chúng đứng lên giành và giữ chính quyền. Thành công ấy đánh dấu mốc son chói lọi trong lịch sử, là niềm tự hào của cả dân tộc. Những bài học ý nghĩa, sáng tạo từ cuộc cách mạng để lại vẫn còn nguyên giá trị trong sự nghiệp bảo vệ, xây dựng đất nước trong thời kỳ mới.

Tự hào truyền thống cách mạng, Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân Quảng Ninh không ngừng nỗ lực, đoàn kết, đóng góp trí tuệ, công sức, xây dựng quê hương, đất nước. Trên chặng đường phát triển, phát huy truyền thống “Kỷ luật và Đồng tâm”, nhân dân Quảng Ninh tiếp tục vượt lên những khó khăn và có những bước đi vững chắc, từng bước hiện thực hóa khát vọng đổi mới.

Lễ khánh thành đường bao biển Hạ Long – Cẩm Phả (giai đoạn I). Ảnh: Đỗ Phương

Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được đẩy mạnh toàn diện, liên tục. Phương thức, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp ủy, tổ chức đảng và năng lực điều hành, quản lý của chính quyền các cấp không ngừng được nâng lên. Tỉnh Quảng Ninh đã trở thành điển hình cho sự đổi mới, năng động, sáng tạo trên nhiều phương diện về xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, phát triển văn hóa, kinh tế, xã hội…

Trong bối cảnh hơn 3 năm qua chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, thêm vào đó Quảng Ninh và cả nước còn có những khó khăn, thách thức khi kinh tế vĩ mô toàn cầu bất ổn khiến lạm phát, giá cả tăng cao, thị trường bất động sản, an ninh năng lượng, an ninh lương thực… bị ảnh hưởng. Những tác động từ biến động chính trị – an ninh thế giới, tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, diễn biến phức tạp của dịch bệnh, những khó khăn của ngành than về quy hoạch, cấp phép khai thác, về mỏ đất, vật liệu san lấp… vẫn hiện hữu.

Song với khí thế tiến công, tỉnh Quảng Ninh đã lần lượt vượt lên những khó khăn, quyết tâm giữ vững địa bàn “An toàn – Ổn định – Phát triển”, giữ đà tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là 7 năm liên tiếp (2016-2022) giữ vững đà tăng trưởng kinh tế 2 con số. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2023, Quảng Ninh đã “vượt bão” khó khăn, tiếp tục đạt mức tăng trưởng kinh tế ước đạt 9,46% (cao hơn 0,24 điểm % so với tốc độ tăng cùng kỳ), đứng thứ 2 trong Vùng đồng bằng sông Hồng và đứng thứ 4 cả nước. Bám sát chủ đề công tác năm 2023, tỉnh nỗ lực không ngừng cải thiện mọi điều kiện, tạo thuận lợi nhất cho nhà đầu tư, doanh nghiệp phát triển, trong đó tập trung cải cách nền hành chính quản lý – quản trị – kiến tạo phát triển, hiện đại, chuyên nghiệp, kỷ cương, năng động, công khai, minh bạch, hiệu lực, hiệu quả, phục vụ người dân, doanh nghiệp và xã hội.

Dù ảnh hưởng lớn của dịch Covid-19, Quảng Ninh vẫn kiên trì thực hiện 3 đột phá chiến lược, có trọng tâm, trọng điểm. Tỉnh tiếp tục quan tâm, dành nhiều nguồn lực nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao; đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Các chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh đạt nhiều thành quả quan trọng. Quảng Ninh là địa phương duy nhất dẫn đầu cả nước cùng lúc ở cả 4 chỉ số (PCI, PAR Index, SIPAS và PAPI). Điều này khẳng định sự cam kết, đồng hành của cả hệ thống chính trị tỉnh với người dân, nhà đầu tư, doanh nghiệp về xây dựng chính quyền phục vụ, do nhân dân, vì nhân dân, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Lá cờ đỏ sao vàng tung bay tại tỉnh lỵ Quảng Yên sau ngày giải phóng 20/7/1945. Ảnh: Bảo tàng Quảng Ninh

Kết cấu hạ tầng phát triển theo hướng đồng bộ, hiện đại, nhất là hạ tầng đô thị, du lịch, dịch vụ… Đến nay, Quảng Ninh trở thành điểm sáng trong huy động nguồn lực tư nhân đầu tư xây dựng các công trình, dự án động lực. Những năm gần đây, nhiều công trình động lực của tỉnh đã hoàn thành và đưa vào khai thác hiệu quả, như: Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, cầu Bạch Đằng, cầu Tình Yêu, đường bao biển Hạ Long – Cẩm Phả; tuyến cao tốc dọc tỉnh… Hiện nhiều dự án đang được đẩy nhanh tiến độ, như: Cầu Cửa Lục 3; đường ven sông kết nối từ cao tốc Hạ Long – Hải Phòng đến TX Đông Triều (đoạn từ nút giao Đầm Nhà Mạc đến đường tỉnh 338, giai đoạn 1); đường trục chính trung tâm Khu đô thị Cái Rồng, huyện Vân Đồn (giai đoạn 2); cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 342 từ TP Hạ Long qua huyện Ba Chẽ đến giáp địa phận tỉnh Lạng Sơn…

Song song với phát triển kinh tế, tỉnh luôn quan tâm và dành nguồn lực quan trọng cho công tác an sinh xã hội, nâng cao đời sống của người dân, nhất là người dân khu vực miền núi, biên giới, hải đảo. Ngày nay, từ trung tâm đô thị đến vùng sâu, vùng xa trong tỉnh, nhiều công trình, dự án động lực đã hình thành, thúc đẩy mạnh mẽ KT-XH phát triển, góp phần rút ngắn khoảng cách giữa các vùng miền; nhiều chương trình hỗ trợ, mô hình kinh tế của người dân hình thành và phát huy hiệu quả, góp phần cao đời sống cả về vật chất và tinh thần. Thành quả này đã minh chứng sinh động về những nỗ lực của hệ thống chính trị trong toàn tỉnh; Quảng Ninh trở thành một trong những địa phương đi đầu trong công cuộc đổi mới, sáng tạo của Vùng đồng bằng Bắc Bộ, cực tăng trưởng của khu vực phía Bắc…

Quá khứ mỗi ngày một xa, nhưng những dấu son lịch sử của Cách mạng Tháng Tám vẫn còn hiện hữu, là nền tảng vững chắc cho mỗi bước đi trên hành trình phát triển của Quảng Ninh; tiếp tục cổ vũ, tiếp thêm sức mạnh để mỗi người dân Quảng Ninh không ngừng phấn đấu, tiếp tục đóng góp cho công cuộc bảo vệ, xây dựng quê hương, đất nước. 



Nguồn

Cùng chủ đề

Phát huy giá trị di tích lịch sử quốc gia Bạch Đằng

Quảng Yên luôn quan tâm, chú trọng triển khai công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích, nhằm góp phần giữ gìn truyền thống văn hóa đặc sắc, cũng như thúc đẩy lĩnh vực du lịch tâm linh của địa phương ngày một phát triển. Thời gian gần đây, nhiều trường học trên địa bàn TX Quảng Yên đã tổ chức ngoại khóa cho học sinh tại các điểm di tích. Trong đó, di tích lịch sử Bạch...

Đoàn Kết hôm nay – Báo Quảng Ninh điện tử

Vốn là vùng đất xa xôi, đi lại khó khăn của đảo Kế Bào (Cái Bầu ngày nay), xã Đoàn Kết (huyện Vân Đồn) lại là nơi nuôi dưỡng ý chí, tinh thần cách mạng đáng tự hào và là nền tảng cho sự nỗ lực phát triển với cơ cấu kinh tế đa dạng, năng động ngày nay. Theo sử liệu, Đoàn Kết xưa vốn là thôn Hà Vực, một trong 4 thôn của xã Đại Độc - xã...

Ngành Than tổ chức hội thi sân khấu hoá truyền thống 30 năm xây dựng và phát triển

Thiết thực kỳ niệm ngày thành lập Tập đoàn 10/10 (1994-2024), tối 28/9, tại TP Cẩm Phả, Đoàn Thanh niên TKV và Đoàn Than Quảng  Ninh phối hợp tổ chức hội thi sân khấu hoá "Tìm hiểu lịch sử ngành Than Việt Nam và truyền thống văn hoá thợ mỏ, truyền thống Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam 30 năm xây dựng và phát triển". Tham gia hội thi có 21 đơn vị với tổng số...

Vùng đất cổ giàu truyền thống lịch sử, văn hóa

Được bao quanh bởi địa hình hiểm trở, núi rừng, phường Quang Hanh, mảnh đất cửa ngõ phía Tây TP Cẩm Phả đã trải qua quá trình phát triển lâu dài, đây là nơi cư trú lâu đời của cộng đồng các dân tộc: Kinh, Sán Dìu, Tày, Hoa... Theo các tư liệu lịch sử, trước thế kỷ thứ XIX, Quang Hanh có tên gọi là Thạch Long thôn, thuộc xã Cẩm Phả, châu Tiên Yên, phủ Hải Đông,...

Quan Lạn và trải nghiệm “Tất cả trong một”

Đảo Quan Lạn thuộc Vịnh Bái Tử Long, có diện tích chỉ chừng 15km2 nhưng lại hội tụ giá trị của một khu du lịch biển đảo “all in one" (tất cả trong một). Và với việc đưa khách sạn 5 sao Angsana Quan Lạn - Hạ Long Bay vào hoạt động, bức tranh du lịch của Quan Lạn sẽ hoàn thiện hơn với mảnh ghép du lịch nghỉ dưỡng cao cấp. Đảo Quan Lạn có 2 xã Minh Châu và...

Cùng tác giả

Xuất khẩu thủy sản vào Hoa Kỳ: Cơ hội lớn, thách thức nhiều

Xuất khẩu thuỷ sản sang Hoa Kỳ đứng trước nhiều cơ hội gia tăng kim ngach, nhưng cũng không ít rủi ro thời gian tới. Cơ hội lớn... Trong thời gian qua, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam duy trì đà tăng trưởng hai con số và vẫn đang phát triển mạnh tại thị trường Hoa Kỳ. Theo số liệu mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến hết tháng 10/2024, tổng sản lượng thuỷ...

Ngọc Trinh: ‘Tôi vực dậy sau biến cố’

Lấy chủ đề gia đình quen thuộc nhưng dưới góc nhìn chị dâu - em chồng, bộ phim "Chị dâu" quy tụ dàn diễn viên kỳ cựu như Việt Hương, Hồng Đào, Lê Khánh. Tác phẩm gây chú ý khi có sự xuất hiện của Ngọc Trinh. Chiều 26/11, diễn viên Việt Hương, Hồng Đào, Lê Khánh, Đinh Y Nhung và Ngọc Trinh cùng đạo diễn Khương Ngọc có mặt tại buổi ra mắt phim Chị dâu. Ngọc Trinh trở lại...

Thống nhất trình Quốc hội xem xét quyết định giảm thuế giá trị gia tăng

Thường trực Ủy ban đề nghị Chính phủ bảo đảm thời hạn chấm dứt hiệu lực thực hiện của chính sách giảm thuế giá trị gia tăng, không tiếp tục đề nghị kéo dài thời gian thực hiện của chính sách. Chiều tối 26/11, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng. Theo Tờ trình của Chính phủ, mục đích ban...

Phát huy vai trò của người dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí

Theo đại biểu Quốc hội, người dân không chỉ đồng tình, ủng hộ mà còn tham gia vào quá trình đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Do đó, cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế pháp lý để phát huy vai trò của người dân trong công tác này. Nhận diện “bề nổi của tảng băng chìm” Chiều 26/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về các báo cáo công tác của Chánh án...

Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ

Với 407/451 đại biểu tán thành, chiều 26/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Luật quy định về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, người nộp thuế, căn cứ và phương pháp tính thuế, khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng. Báo cáo trước khi Quốc hội biểu...

Cùng chuyên mục

Thống nhất trình Quốc hội xem xét quyết định giảm thuế giá trị gia tăng

Thường trực Ủy ban đề nghị Chính phủ bảo đảm thời hạn chấm dứt hiệu lực thực hiện của chính sách giảm thuế giá trị gia tăng, không tiếp tục đề nghị kéo dài thời gian thực hiện của chính sách. Chiều tối 26/11, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng. Theo Tờ trình của Chính phủ, mục đích ban...

Phát huy vai trò của người dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí

Theo đại biểu Quốc hội, người dân không chỉ đồng tình, ủng hộ mà còn tham gia vào quá trình đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Do đó, cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế pháp lý để phát huy vai trò của người dân trong công tác này. Nhận diện “bề nổi của tảng băng chìm” Chiều 26/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về các báo cáo công tác của Chánh án...

Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ

Với 407/451 đại biểu tán thành, chiều 26/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Luật quy định về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, người nộp thuế, căn cứ và phương pháp tính thuế, khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng. Báo cáo trước khi Quốc hội biểu...

Thông cáo báo chí số 26 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Trong ngày làm việc thứ 26, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Thứ Ba, ngày 26/11, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 26 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Nội dung...

Quán triệt, triển khai thực hiện các Chỉ thị, Hướng dẫn về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu...

Chiều 26/11, tại TP Hạ Long, Đảng ủy Quân sự tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện các Chỉ thị, Hướng dẫn của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng cục Chính trị, Ban Thường vụ Đảng ủy Quân khu, Cục Chính trị Quân khu 3, Tỉnh ủy Quảng Ninh và Đảng ủy Quân sự tỉnh về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu...

Hạ Long quyết tâm tăng tốc, bứt phá để phát triển KT-XH bền vững

Ngày 26/11, Ban Thường vụ Thành ủy Hạ Long tổ chức hội nghị để đánh giá tình hình, kết quả công tác năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 và thảo luận một số nội dung quan trọng. Đồng chí Vũ Quyết Tiến, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy chủ trì hội nghị. Năm 2024, bám sát chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, với tầm nhìn, tư duy chiến lược và dự báo...

Tập trung tuyên truyền về Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh khóa XIV và kết quả phát triển KT-XH năm 2024, nhiệm vụ năm...

Chiều 26/11, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin báo chí thường kỳ thông tin về công tác chuẩn bị tổ chức Kỳ họp thứ 23 - Kỳ họp thường lệ cuối năm 2024, HĐND tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026 cùng một số nội dung quan trọng khác. Tại hội nghị, đồng chí Lê Văn Ánh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, đã thông tin nhanh tới đại diện các cơ quan báo chí trên địa...

Làm rõ lý do Bộ trưởng chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân

Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đề nghị làm rõ lý do của việc người đứng đầu các cơ quan hành chính, nhất là việc Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân theo quy định để có giải pháp khắc phục, làm tốt hơn công tác này trong thời gian tới. Chấn chỉnh, kiến nghị xử lý 696 cá nhân vi phạm qua thanh tra Sáng 26/11,...

Khiếu kiện đất đai có chiều hướng gia tăng ở một số địa phương

Khiếu kiện về đất đai có chiều hướng gia tăng ở một số địa phương khi công dân cho rằng cơ quan hành chính chưa thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Sáng 26/11, Trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội Dương Thanh Bình trình bày Báo cáo kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2024. Đơn thư chủ...

Năm 2025, TP Hạ Long quyết tâm thu ngân sách đạt 10.000 tỷ đồng

Ngày 26/11, Ban Thường vụ Thành ủy Hạ Long tổ chức hội nghị để đánh giá tình hình, kết quả công tác năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 và thảo luận một số nội dung quan trọng. Đồng chí Vũ Quyết Tiến, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy chủ trì hội nghị. Năm 2024, bám sát chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, với tầm nhìn, tư duy chiến lược và dự báo...

Tin nổi bật

Tin mới nhất