Powered by Techcity

Chủ tịch Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 25 Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh đây là phiên họp có số lượng nội dung lớn nhất kể từ đầu năm, với 21 nội dung, tập trung vào công tác giám sát, lập pháp và một số vấn đề quan trọng khác.

Chu tich Quoc hoi khai mac Phien hop thu 25 Uy ban Thuong vu Quoc hoi hinh anh 1
Quang cảnh Phiên họp thứ 25 Ủy ban Thường vụ Quốc hội. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Sáng 14/8, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 25 dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh đây là phiên họp có số lượng nội dung lớn nhất từ đầu năm đến nay với 21 nội dung, tập trung vào công tác giám sát, lập pháp và một số vấn đề quan trọng khác.

Với khối lượng công việc lớn như vậy, thời gian phiên họp sẽ tương đối dài (tổng thời gian là 7 ngày), được bố trí linh hoạt thành 2 đợt (đợt 1 từ 14/8 đến 18/8, đợt 2 từ 24/8 đến 25/8).

Lần đầu phát thanh, truyền hình trực tiếp phiên giám sát chuyên đề

Theo Chương trình, kế hoạch giám sát năm 2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiến hành giám sát chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về Đổi mới Chương trình, Sách Giáo khoa Giáo dục Phổ thông;” đồng thời, tổ chức phiên chất vấn và trả lời chất vấn.

Lần đầu tiên, phiên giám sát chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ được phát thanh, truyền hình trực tiếp để các vị đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân cả nước theo dõi, góp phần phát huy tính dân chủ, pháp quyền, công khai, minh bạch trong hoạt động của Quốc hội.

Thực hiện quy định của pháp luật, trên cơ sở đề xuất của 53 Đoàn đại biểu Quốc hội với 132 nhóm vấn đề chất vấn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, quyết định dành 1 ngày (15/8) để tổ chức chất vấn đối với 2 nhóm vấn đề.

Nhóm thứ nhất thuộc lĩnh vực của Bộ Tư pháp sẽ tập trung vào các vấn đề về việc thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; nâng cao chất lượng hệ thống pháp luật, kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật; công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; nâng cao hiệu quả công tác đấu giá tài sản, giám định tư pháp.

Nhóm thứ hai thuộc lĩnh vực của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tập trung vào các vấn đề liên quan đến việc tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu nông sản; hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; giải pháp tháo gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban Châu Âu (EC) đối với thủy sản; việc chuyển đổi mục đích sử dụng, thu hồi diện tích đất trồng lúa, bảo đảm an ninh lương thực và xuất khẩu gạo.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến bước đầu về kết quả giám sát chuyên đề “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, Giảm nghèo Bền vững giai đoạn 2021-2025, Phát triển Kinh tế-Xã hội Vùng Đồng bào Dân tộc Thiểu số và Miền núi giai đoạn 2021-2030.”

Chủ tịch Quốc hội cho biết đây là một trong hai chuyên đề giám sát của Quốc hội trong năm 2023. Quá trình triển khai chuyên đề giám sát này tiếp tục ghi nhận 2 điểm đổi mới nổi bật trong hoạt động giám sát của Quốc hội.

Một là, sự đổi mới về tư duy, cách tiếp cận trong lựa chọn nội dung giám sát: Tiến hành giám sát chuyên đề ngay trong giai đoạn đầu triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia. Qua đó, kịp thời đánh giá, rút kinh nghiệm, chỉ ra những kết quả đạt được và những vấn đề còn vướng mắc để sớm cùng với Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương tháo gỡ, góp phần bảo đảm thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách quan trọng đã được Quốc hội quyết định.

Hai là, sự phối kết hợp giữa các hình thức, các hoạt động giám sát khác nhau để bảo đảm hiệu quả chung. Sự kết hợp và cộng hưởng của các hoạt động giám sát đã giúp các cơ quan nhìn nhận, đánh giá kỹ vấn đề giám sát từ nhiều góc độ, tạo chuyển biến ngay trong quá trình giám sát.

Ngày 24/6 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2022/NĐ-CP quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình Mục tiêu Quốc gia, nhằm khắc phục một số điểm bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn, gây khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện đã được địa phương kiến nghị, các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội chỉ ra qua quá trình giám sát. 

Ngoài ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo kế hoạch và đề cương báo cáo của 3 Đoàn giám sát chuyên đề trong năm 2024.

Khối lượng công tác lập pháp lớn

Trong công tác lập pháp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý đối với 8/9 dự án luật đã được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5; cho ý kiến lần đầu đối với 2/8 dự án luật sẽ trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu.

Theo Chủ tịch Quốc hội, khối lượng công tác lập pháp tại phiên họp này rất lớn, trong đó có nhiều dự án luật phức tạp, quan trọng, được cử tri và nhân dân hết sức quan tâm.

Chu tich Quoc hoi khai mac Phien hop thu 25 Uy ban Thuong vu Quoc hoi hinh anh 2
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Điển hình là nhóm 3 dự án luật về đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản. Chủ tịch Quốc hội cho rằng, đây là các dự án luật có tác động lớn về kinh tế-xã hội, quan hệ chặt chẽ với nhau và cũng liên quan trực tiếp với các nội dung của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá Tài sản, cần phải đảm bảo đồng bộ, thống nhất cao để khơi thông các nguồn lực phát triển, thể chế hóa đúng đắn, đầy đủ các nghị quyết của Đảng; đồng thời, cần hết sức lưu ý để tránh tạo nên những vướng mắc mới về thể chế, tránh sơ hở có thể dẫn tới tiêu cực, lãng phí, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ.

Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) là một trong những nhiệm vụ lập pháp rất quan trọng của toàn khóa, dự kiến trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp tới.

Ủy ban Kinh tế và các cơ quan của Quốc hội đã rất tích cực, tổ chức các hội thảo, tọa đàm lấy ý kiến các chuyên gia, các cơ quan, tổ chức có liên quan; khẩn trương phối hợp với Chính phủ tiếp thu, chỉnh lý hoàn thiện dự án; báo cáo Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội cho ý kiến chỉ đạo về những nội dung lớn, còn ý kiến khác nhau.

Đến nay, nhiều nội dung đã được các cơ quan cơ bản thống nhất, còn một số nội dung đưa ra xin ý kiến tại phiên họp này, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục nghiên cứu kỹ và quan tâm đóng góp ý kiến để hoàn thiện và trình Quốc hội dự thảo với chất lượng cao nhất.

Nhóm luật thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh tại phiên họp này cũng chiếm số lượng không nhỏ với 3 dự án bao gồm: Luật Quản lý, Bảo vệ Công trình Quốc phòng và Khu Quân sự; Luật Lực lượng tham gia Bảo vệ An ninh, Trật tự ở Cơ sở; Luật Căn cước Công dân (sửa đổi).

Đây là những dự án luật quan trọng, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về lĩnh vực quốc phòng, an ninh nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm an ninh trong tình hình mới.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh và đề nghị các đại biểu nghiên cứu, cho ý kiến cụ thể, trong đó cần tiếp tục cùng với Chính phủ đánh giá một cách thẳng thắn, toàn diện và cầu thị về tác động của các quy định, nhất là về tổ chức, biên chế, ngân sách… để góp phần hoàn thiện các dự án luật trình Quốc hội.

Bên cạnh đó, dự án Luật Bảo hiểm Xã hội (sửa đổi) cũng đặt ra nhiều vấn đề “nóng”, có ảnh hưởng lớn về an sinh xã hội, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội tập trung cho ý kiến như thời gian đóng bảo hiểm xã hội, rút bảo hiểm xã hội một lần, tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, quyết định một số nội dung khác theo thẩm quyền.

Sau phát biểu khai mạc của Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Tài nguyên Nước (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp./.



Nguồn

Cùng chủ đề

Tăng cường hơn nữa hợp tác giữa hai Quốc hội Việt Nam-Bulgaria

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Quốc hội Việt Nam mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác với Quốc hội Bulgaria, nhất là sau khi hai bên đã ký Thỏa thuận hợp tác mới năm 2023. Chiều 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev đang thăm chính thức Việt Nam. Chào mừng Tổng thống Rumen Radev và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu...

Chủ tịch Quốc hội dự và phát biểu tại Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của IPTP

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, tôn trọng luật pháp quốc tế và thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, đặc biệt là vai trò trung tâm của LHQ, là phương cách văn minh nhất để ngăn ngừa chiến tranh, xung đột. Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 24/11, tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Phiên họp toàn thể lần...

Chủ tịch Quốc hội kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Campuchia

Với gần 30 hoạt động, chuyến công tác của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại Campuchia đã thành công tốt đẹp, hoàn thành tất cả các mục tiêu, yêu cầu đề ra. Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 24/11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam đã về đến thủ đô Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội...

Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao vai trò của cộng đồng người Việt tại Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn mong muốn cộng đồng người Việt tại Campuchia luôn phát huy tinh thần đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau; tuân thủ các quy định pháp luật của sở tại, tự lực vươn lên. Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Campuchia, chiều 23/11, tại Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam đã gặp gỡ cán bộ, nhân viên...

Việt Nam luôn coi thành tựu của Campuchia là nguồn cổ vũ to lớn

Tại buổi tiếp Chủ tịch Hội hữu nghị Campuchia-Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh Việt Nam luôn coi thành tựu của Campuchia là nguồn cổ vũ to lớn với Việt Nam. Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Campuchia, sáng 23/11, tại thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Cố vấn tối cao của Quốc vương Campuchia, Phó Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia...

Cùng tác giả

Thống nhất trình Quốc hội xem xét quyết định giảm thuế giá trị gia tăng

Thường trực Ủy ban đề nghị Chính phủ bảo đảm thời hạn chấm dứt hiệu lực thực hiện của chính sách giảm thuế giá trị gia tăng, không tiếp tục đề nghị kéo dài thời gian thực hiện của chính sách. Chiều tối 26/11, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng. Theo Tờ trình của Chính phủ, mục đích ban...

Phát huy vai trò của người dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí

Theo đại biểu Quốc hội, người dân không chỉ đồng tình, ủng hộ mà còn tham gia vào quá trình đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Do đó, cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế pháp lý để phát huy vai trò của người dân trong công tác này. Nhận diện “bề nổi của tảng băng chìm” Chiều 26/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về các báo cáo công tác của Chánh án...

Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ

Với 407/451 đại biểu tán thành, chiều 26/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Luật quy định về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, người nộp thuế, căn cứ và phương pháp tính thuế, khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng. Báo cáo trước khi Quốc hội biểu...

Thông cáo báo chí số 26 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Trong ngày làm việc thứ 26, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Thứ Ba, ngày 26/11, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 26 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Nội dung...

Quán triệt, triển khai thực hiện các Chỉ thị, Hướng dẫn về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu...

Chiều 26/11, tại TP Hạ Long, Đảng ủy Quân sự tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện các Chỉ thị, Hướng dẫn của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng cục Chính trị, Ban Thường vụ Đảng ủy Quân khu, Cục Chính trị Quân khu 3, Tỉnh ủy Quảng Ninh và Đảng ủy Quân sự tỉnh về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu...

Cùng chuyên mục

Thống nhất trình Quốc hội xem xét quyết định giảm thuế giá trị gia tăng

Thường trực Ủy ban đề nghị Chính phủ bảo đảm thời hạn chấm dứt hiệu lực thực hiện của chính sách giảm thuế giá trị gia tăng, không tiếp tục đề nghị kéo dài thời gian thực hiện của chính sách. Chiều tối 26/11, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng. Theo Tờ trình của Chính phủ, mục đích ban...

Phát huy vai trò của người dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí

Theo đại biểu Quốc hội, người dân không chỉ đồng tình, ủng hộ mà còn tham gia vào quá trình đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Do đó, cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế pháp lý để phát huy vai trò của người dân trong công tác này. Nhận diện “bề nổi của tảng băng chìm” Chiều 26/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về các báo cáo công tác của Chánh án...

Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ

Với 407/451 đại biểu tán thành, chiều 26/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Luật quy định về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, người nộp thuế, căn cứ và phương pháp tính thuế, khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng. Báo cáo trước khi Quốc hội biểu...

Thông cáo báo chí số 26 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Trong ngày làm việc thứ 26, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Thứ Ba, ngày 26/11, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 26 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Nội dung...

Quán triệt, triển khai thực hiện các Chỉ thị, Hướng dẫn về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu...

Chiều 26/11, tại TP Hạ Long, Đảng ủy Quân sự tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện các Chỉ thị, Hướng dẫn của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng cục Chính trị, Ban Thường vụ Đảng ủy Quân khu, Cục Chính trị Quân khu 3, Tỉnh ủy Quảng Ninh và Đảng ủy Quân sự tỉnh về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu...

Tập trung tuyên truyền về Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh khóa XIV và kết quả phát triển KT-XH năm 2024, nhiệm vụ năm...

Chiều 26/11, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin báo chí thường kỳ thông tin về công tác chuẩn bị tổ chức Kỳ họp thứ 23 - Kỳ họp thường lệ cuối năm 2024, HĐND tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026 cùng một số nội dung quan trọng khác. Tại hội nghị, đồng chí Lê Văn Ánh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, đã thông tin nhanh tới đại diện các cơ quan báo chí trên địa...

Làm rõ lý do Bộ trưởng chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân

Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đề nghị làm rõ lý do của việc người đứng đầu các cơ quan hành chính, nhất là việc Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân theo quy định để có giải pháp khắc phục, làm tốt hơn công tác này trong thời gian tới. Chấn chỉnh, kiến nghị xử lý 696 cá nhân vi phạm qua thanh tra Sáng 26/11,...

Khiếu kiện đất đai có chiều hướng gia tăng ở một số địa phương

Khiếu kiện về đất đai có chiều hướng gia tăng ở một số địa phương khi công dân cho rằng cơ quan hành chính chưa thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Sáng 26/11, Trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội Dương Thanh Bình trình bày Báo cáo kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2024. Đơn thư chủ...

Năm 2025, TP Hạ Long quyết tâm thu ngân sách đạt 10.000 tỷ đồng

Ngày 26/11, Ban Thường vụ Thành ủy Hạ Long tổ chức hội nghị để đánh giá tình hình, kết quả công tác năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 và thảo luận một số nội dung quan trọng. Đồng chí Vũ Quyết Tiến, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy chủ trì hội nghị. Năm 2024, bám sát chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, với tầm nhìn, tư duy chiến lược và dự báo...

Giá trị tài sản phải thu hồi trong các vụ án tham nhũng, tiêu cực còn tồn đọng lớn

Cùng với những kết quả quan trọng đã đạt được, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong năm vừa qua cũng còn một số tồn tại, hạn chế như: giá trị tài sản phải thu hồi trong các vụ án tham nhũng, tiêu cực còn tồn đọng lớn; việc truy bắt đối tượng bỏ trốn ra nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn… Sáng 26/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Tổng Thanh tra Chính...

Tin nổi bật

Tin mới nhất