Powered by Techcity

Múa lân sư rồng – nét đẹp ngày xuân

Múa lân sư rồng là hình thức sinh hoạt văn hóa nghệ thuật dân gian trong cộng đồng người Việt ở khắp mọi miền đất nước. Dù có từ rất lâu đời song đến ngày nay, múa lân sư rồng vẫn giữ được sức sống lâu bền, nhận được sự quan tâm, trân trọng của đông đảo nhân dân đối với nét đẹp văn hóa truyền thống. Đặc biệt, khi Tết đến xuân về, các đoàn lân sư rồng trên địa bàn tỉnh lại tích cực luyện tập, biểu diễn với mong muốn cầu chúc cho năm mới thịnh vượng, phát đạt, hạnh phúc đến với mọi người, mọi nhà.

Gìn giữ nét đẹp văn hóa

Xuất xứ từ Trung Quốc, song múa lân sư rồng nhanh chóng được lan tỏa, du nhập, biểu diễn ở nhiều quốc gia tại châu Á. Tại Việt Nam, các đội múa lân thường chắt lọc các tinh hoa văn hóa gốc, kết hợp với võ cổ truyền, múa dân gian, múa dân tộc tạo thành các bài biểu diễn độc đáo. Bộ môn lân sư rồng mang đậm tính biểu diễn nên đòi hỏi rất cao về nghệ thuật trong từng động tác. Vì vậy, người múa phải có niềm đam mê và trải qua quá trình luyện tập công phu nhiều năm mới có thể hoàn thành bài múa đẹp mắt. Người múa phải truyền tải được “cái hồn”, mô phỏng cho đúng điệu bộ, dáng dấp của con lân, sư, rồng song cũng phải thể hiện được niềm vui tươi, mang đến niềm hân hoan cho người xem.

Đoàn múa lân sư rồng Thành Linh Đường biểu diễn múa lân và rồng tại Lễ hội đền Đức ông Trần Quốc Nghiễn (TP Hạ Long) năm 2022.

Bén duyên với nghệ thuật múa lân sư rồng từ khi mới 11 tuổi, đến nay, sau hơn 30 năm theo đuổi, võ sư Bùi Văn Thành (SN 1980), thành viên Hội Võ thuật cổ truyền tỉnh Quảng Ninh, Trưởng đoàn Lân sư rồng Thành Linh Đường (TP Hạ Long) đã gặt hái được nhiều thành công, đồng thời không ngừng góp sức, gìn giữ, phát triển, truyền dạy bộ môn này tới thế hệ trẻ, với mong muốn đưa nghệ thuật biểu diễn lân sư rồng của Quảng Ninh nói riêng và Việt Nam nói chung ngày càng vươn tầm cao mới.

Theo đó, bộ môn lân sư rồng lần đầu tiên được tổ chức thi đấu tại Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc lần thứ IX năm 2022, Đoàn Quảng Ninh dưới sự dẫn dắt của HLV trưởng Bùi Văn Thành đã xuất sắc đoạt 2 huy chương vàng và đứng thứ 3 toàn đoàn trong số 14 đội tham gia dự thi.

Võ sư Bùi Văn Thành kể: Khi còn nhỏ, được thấy các cụ trong khu phố tôi ở (thuộc phường Cao Thắng, TP Hạ Long bây giờ) biểu diễn múa lân sư rồng dịp Trung thu hay Tết Nguyên đán, tôi rất thích thú, xin theo các cụ đi tập rồi đam mê từ lúc nào không hay. Bộ môn lân sư rồng phát triển rất mạnh ở miền Nam, vì vậy khi tròn 18 tuổi với ước mơ xây dựng một đoàn múa lân sư rồng bài bản, chuyên nghiệp, tôi quyết định vào TP Hồ Chí Minh để học hỏi một số đoàn múa lân sư rồng nổi tiếng, sau đó sang đến Quảng Tây (Trung Quốc). Suốt hơn 10 năm tầm sư học đạo, vừa học, vừa làm, đúc kết kinh nghiệm, tập hợp, truyền dạy kỹ năng cho các thành viên, đến năm 2010, Thành Linh Đường chính thức thành lập và đi vào hoạt động.

Biểu diễn múa rồng tại lễ hội đền Cửa Ông (TP Cẩm Phả) năm 2023.

“Bộ môn múa lân sư rồng này ai cũng có thể tham gia miễn là có niềm đam mê, song muốn giỏi nghề thì chắc chắn phải khổ luyện. Đến nay, Thành Linh Đường hiện có 60 thành viên tập hợp của đủ lứa tuổi, nghề nghiệp. Thành viên nhỏ nhất đang theo học trung học cũng chính là con trai tôi, lớn tuổi nhất là tôi, dù bận rộn với công việc, học tập, song ai cũng rất nhiệt thành, dành tình yêu đặc biệt cho múa lân sư rồng. Bởi vậy, khi có lịch trình tập luyện, biểu diễn, thi đấu, anh em đều chủ động sắp xếp thời gian tập luyện nghiêm túc. Tâm huyết dành cho môn nghệ thuật truyền thống chính là sợi dây kết nối các thành viên, để niềm đam mê cứ thế nối dài đến lớp hậu bối sau này” – Võ sư Bùi Văn Thành bộc bạch.

Theo anh Thành, võ thuật là nền tảng cơ bản để các vận động viên múa được lân sư rồng. Các thành viên phải có sức khỏe, sự dẻo dai, làm chủ và điều chỉnh tốt các chuyển động của cơ thể. Múa lân sư rồng theo truyền thống hay hiện đại thì đều kèm theo tiếng trống, tiếng thanh loa, tạo hiệu ứng, nhịp nhàng, uyển chuyển. Vì vậy, đòi hỏi sự nhuần nhuyễn, đồng điệu, người múa phải cảm nhận tiếng trống, tiếng xả để biểu diễn có hồn, phù hợp với các bộ pháp như: Chào, lạy, nằm, ăn, leo lên, tuột xuống, tiết tấu lúc chậm rãi, lúc dồn dập liên hồi như trống trận, từ đó mới có thể lột tả hết sự oai phong, hùng dũng của lân sư rồng, mang lại hào hứng cho người xem.

Múa lân sư rồng có nhiều điệu như lân địa bửu, lân lên mai hoa thung múa rồng truyền thống, múa rồng dạ quang… Trong đó, lân lên mai hoa thung là thế mạnh của Thành Linh Đường. Đây là điệu múa của con lân trên những cọc thung làm bằng sắt xếp liền nhau. Với cấu tạo của các cột thung này là độ cao khác nhau và điểm tiếp xúc nhỏ nên để có thể múa trên những cột thung một cách điêu luyện, nhịp nhàng, đòi hỏi các vận động viên phải giàu kinh nghiệm, động tác phải mạnh mẽ, dứt khoát, chuẩn xác và đòi hỏi hai người (người múa đầu và múa đuôi lân) phải hiểu nhau, để kết hợp thật nhuần nhuyễn và ăn ý. Thông thường, để có thể múa được lân lên mai hoa thung, mỗi vận động viên phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm và thời gian luyện tập cùng nhau từ 6 tháng trở lên.

Rộn ràng không khí ngày xuân

Ngày nay, vào dịp Tết Nguyên đán kéo dài đến hết tháng Giêng, hình ảnh các đoàn lân sư rồng biểu diễn tại các địa điểm tâm linh, doanh nghiệp, đường phố… đã trở nên vô cùng quen thuộc với người dân. Trong văn hóa tâm linh của người châu Á, ba linh vật lân, sư, rồng là biểu trưng cho sức mạnh phi thường, đem đến phát đạt và hanh thông trong công việc lẫn cuộc sống, vì vậy, người xưa quan niệm rằng điệu múa lân sư rồng sẽ mang lại may mắn, thịnh vượng trong năm mới. Những ngày Tết đến xuân về, ở khắp mọi miền Tổ quốc, ai ai cũng thấy rộn ràng, phấn khởi khi nghe tiếng trống, điệu múa lân rộn ràng ở nơi nơi, và trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc.

Màn múa lân và rồng mở màn góp thêm không khí rộn ràng cho lễ hội đền Đức ông Hoàng Cần (huyện Tiên Yên) năm 2023.

Anh Lương Ngọc Tân, Đội trưởng Đoàn Lân sư rồng Thành Linh Đường, chia sẻ: Cùng với dịp Tết Trung thu thì giai đoạn gần Tết Nguyên đán chúng tôi rất bận rộn. Anh em vừa phải lo công việc vừa phải tập luyện để đến Tết đi biểu diễn cho nhân dân khắp nơi. Thông thường bắt đầu từ đêm 30 tháng Chạp đến ngày 20 tháng Giêng, đoàn chúng tôi liên tục biểu diễn với các hoạt động văn nghệ mừng Đảng, mừng xuân, đến các đơn vị, doanh nghiệp xông đất đầu năm và tiếp đó là phục vụ các lễ hội xuân tại các địa điểm tâm linh… Các tiết mục hay được biểu diễn là: Múa rồng, múa tứ quý lân, ngũ lân với các bài chào khách, xông đất, đón bạn, đi đường….

Vào mỗi dịp trước trong, và sau Tết, trên địa bàn tỉnh có rất nhiều hoạt động vui chơi, giải trí được tổ chức nhưng múa lân sư rồng vẫn có sức hút riêng bởi nó không chỉ mang vẻ đẹp của nét văn hóa truyền thống mà còn phù hợp với thị hiếu của mọi tầng lớp, lứa tuổi.

Anh Vũ Hồng An (phường Bãi Cháy, TP Hạ Long), cho biết: Gia đình tôi đều rất thích xem các đoàn múa lân sư rồng biểu diễn. Chính sự sôi động trong từng tiết mục đem lại sự vui tươi, hào hứng vào mỗi dịp tết đến, xuân về. Bên cạnh múa lân, các con tôi còn rất thích ông Địa cầm quạt đùa với lân rất dí dỏm, hài hước, thể hiện sự may mắn, an lành trong những ngày xuân. Đón năm mới bằng tiếng trống lân rộn rã, ai cũng hy vọng nhiều điều bình an, hạnh phúc sẽ đến trong năm mới.

Đoàn múa lân biểu diễn tại lễ hội Bạch Đằng (TX Quảng Yên) năm 2023.

Tết đến, bên cạnh đào hồng, mai vàng, bánh, mứt, tiếng trống lân cũng dệt nên không khí vui tươi, rộn ràng, hứng khởi. Mặc dù cuộc sống ngày càng phát triển với đa dạng các loại hình giải trí, nghệ thuật, nhưng múa lân sư rồng vẫn luôn giữ được chỗ đứng, được gìn giữ và phát huy, góp phần làm phong phú đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân, vừa đóng góp vào việc duy trì, bảo tồn những nét đẹp văn hóa dân gian độc đáo.



Nguồn

Cùng chủ đề

Quan tâm phát triển công nghiệp văn hoá

Thực hiện chủ đề công tác năm 2024 của tỉnh về phát triển văn hoá, con người giàu bản sắc Quảng Ninh, tỉnh tập trung phát triển những giá trị văn hóa đặc sắc của tỉnh một cách chọn lọc, sáng tạo, hình thành nên ngành công nghiệp văn hóa phát huy giá trị di sản văn hóa, xây dựng thương hiệu địa phương. Theo Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020,...

Sẽ không miễn vé tham quan di tích Huế 3 ngày Tết Nguyên đán

Từ 1-1-2025, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ không còn miễn phí vé tham quan di tích thuộc Quần thể di tích cố đô Huế vào 3 ngày Tết Nguyên đán như thường niên. Ngày 17-11, Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, cho biết tỉnh vừa thông qua quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tham quan di tích thuộc Quần thể di tích cố đô Huế. Theo đó hiện nay Trung tâm Bảo...

Nhân dân là chủ thể trong xây dựng, bảo tồn, phát triển văn hóa

Chiều 15/11, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức tọa đàm "Phát huy vai trò chủ thể của nhân dân trong xây dựng, bảo tồn và phát triển văn hóa, con người giàu bản sắc Quảng Ninh". Dự tọa đàm có đồng chí Nguyễn Văn Hồi, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ninh. Tọa đàm có sự tham gia của các nhà...

Mới lạ không gian café gốm ở Hạ Long

Trang trí bằng gốm, tạo không gian mới lạ, lắng đọng mà mang đầy nét văn hóa truyền thống... là những nét nổi bật của cafe gốm Toki. Quán còn đem lại cảm giác gần gũi với thiên nhiên và gần các điểm du lịch nhộn nhịp của TP Hạ Long. Hiện nay, nhiều quán cafe tại Hạ Long không chỉ là địa điểm thưởng thức đồ uống mà còn là nơi được trang trí với phong cách ấn tượng,...

Độc đáo không gian trình diễn, giới thiệu văn hóa dân gian của dân tộc Dao Thanh Phán

Tối 9/11, tại Quảng trường 25/12, thị trấn Bình Liêu, đã diễn ra không gian trình diễn, giới thiệu văn hóa dân gian của dân tộc Dao Thanh Phán. Dân tộc Dao Thanh Phán là một trong những dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện Bình Liêu. Người Dao Thanh Phán vẫn lưu giữ được những nét văn hóa, phong tục, tập quán, ẩm thực độc đáo của dân tộc mình. Trong không gian trình diễn văn hoá dân...

Cùng tác giả

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vì tương lai bền vững

Tính đến giữa năm 2024, cả nước có hơn 40.000 di tích, trong đó có 8 Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới, 130 Di tích Quốc gia Đặc biệt, 3.621 Di tích Quốc gia, hơn 10.000 di tích cấp tỉnh. Hơn 4000 năm lịch sử đã để lại cho dân tộc Việt Nam những di sản văn hóa rất phong phú và đa dạng. Nó không chỉ là tài sản vô giá của dân tộc mà còn...

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội

Chiều 22/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Trước khi thảo luận tại tổ, làm việc tại hội trường, các đại biểu Quốc hội đã nghe Bộ trưởng...

Chương trình nghệ thuật “Bài ca người chiến sĩ công an nhân dân”

Tối 22/11, tại TP Hạ Long, Hội VHNT Quảng Ninh và Công an tỉnh phối hợp tổ chức chương trình nghệ thuật công bố tác phẩm về đề tài người chiến sĩ công an nhân dân với chủ đề "Bài ca người chiến sĩ công an nhân dân". Đồng chí Đặng Xuân Phương, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, đến dự chương trình. Chương trình giới thiệu 14 tác phẩm thơ, nhạc nội dung...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen

Chiều nay, 22/11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen. Chủ tịch Hun Sen nhiệt liệt chào đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lần đầu tiên thăm chính thức Campuchia trên cương vị người đứng đầu Cơ quan lập pháp và đại diện Lãnh đạo Đảng,...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP), chiều 22/11, tại thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet. Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet trân trọng cảm...

Cùng chuyên mục

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vì tương lai bền vững

Tính đến giữa năm 2024, cả nước có hơn 40.000 di tích, trong đó có 8 Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới, 130 Di tích Quốc gia Đặc biệt, 3.621 Di tích Quốc gia, hơn 10.000 di tích cấp tỉnh. Hơn 4000 năm lịch sử đã để lại cho dân tộc Việt Nam những di sản văn hóa rất phong phú và đa dạng. Nó không chỉ là tài sản vô giá của dân tộc mà còn...

Chương trình nghệ thuật “Bài ca người chiến sĩ công an nhân dân”

Tối 22/11, tại TP Hạ Long, Hội VHNT Quảng Ninh và Công an tỉnh phối hợp tổ chức chương trình nghệ thuật công bố tác phẩm về đề tài người chiến sĩ công an nhân dân với chủ đề "Bài ca người chiến sĩ công an nhân dân". Đồng chí Đặng Xuân Phương, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, đến dự chương trình. Chương trình giới thiệu 14 tác phẩm thơ, nhạc nội dung...

Hoài Lâm đổi nghệ danh do Hoài Linh đặt

Ca sĩ Hoài Lâm gây chú ý khi dùng tên thật đi hát thay vì nghệ danh do NSƯT Hoài Linh đặt cho. Hoài Lâm vừa chia sẻ hình ảnh đêm diễn mới với khán giả. Đáng chú ý, anh lấy tên Tuấn Lộc để đi diễn. Đây cũng chính là tên thật của nam ca sĩ. Trước sự thay đổi này, giọng ca Hoa nở không màu chỉ nói ngắn gọn: "Tôi vẫn đi hát bình thường, chỉ là...

Multiverse – ‘vũ trụ’ âm nhạc của Tùng Dương

Trong album "Multiverse", Tùng Dương miêu tả hành trình khám phá bản thân của mỗi con người và khát khao vượt lên những quy luật về không gian, thời gian. Album được Tùng Dương ấp ủ hai năm, ra mắt cuối tháng 11. Multiverse mang tinh thần artpop, thể loại ra đời những năm 1960 ở Anh với nhiều nét phá cách, pha trộn nhiều yếu tố như pop, rock và một số thể loại khác. Nối tiếp mạch cảm hứng...

Hồ Ngọc Hà hứa hẹn “chữa lành” những trái tim tổn thương vì yêu

Sau nhiều lần "hứa hẹn", "Cây đèn thần" của Hồ Ngọc Hà cũng chính thức ra mắt khán giả. "Cây đèn thần" là một ca khúc có giai điệu catchy, cuốn hút, do Trid Minh sáng tác, còn Wokeup làm sản xuất âm nhạc. MV do đạo diễn Đinh Hà Uyên Thư thực hiện, với sự hỗ trợ của giám đốc sáng tạo Alex Fox, giám đốc thời trang Lâm Gia Khang. Với MV "Cây đèn thần", hiệu ứng thay đổi...

Phim kinh dị 18+ có Hồng Đào, Thùy Tiên còn hạn chế

"Linh miêu: Quỷ nhập tràng" có nỗ lực khai thác yếu tố kinh dị dân gian Việt Nam, từ đó lồng ghép nhiều thông điệp về nhân quả trong xã hội phong kiến. Song, phim vẫn còn hạn chế về kỹ xảo, kịch bản và diễn xuất. Phim kinh dị Linh miêu: Quỷ nhập tràng gây chú ý khi quy tụ các gương mặt quen thuộc như Hồng Đào, hoa hậu Thùy Tiên, Samuel An, Thiên An… Đứng sau dự...

Tăng Duy Tân, Da LAB, HIEUTHUHAI… nhưng Trúc Nhân mới đứng đầu cuộc đua top trending YouTube

Những ngày cuối năm là dịp để nghệ sĩ Việt đua nhau tung sản phẩm mới. HIEUTHUHAI mặc dù "đỉnh nóc, kịch trần' vẫn bị Trúc Nhân soán ngôi. Đây là cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa những cái tên như HIEUTHUHAI, Trúc Nhân, Hoàng Dũng, Da LAB… Một số ca khúc nhanh chóng dẫn đầu các bảng xếp hạng. Vài người khác gặp khó khăn khi leo hạng. HIEUTHUHAI bị Trúc Nhân soán ngôi Cái tên dẫn đầu bảng xếp hạng...

Song Luân kết hợp Kaity Nguyễn và Yuno Bigboi

"Anh trai" Song Luân vừa ra mắt music video mới mang tên "Cậu Ba". Đặc biệt MV còn có sự góp giọng lần đầu tiên của nữ DV Kaity Nguyễn và rapper Yuno Bigboi. Ca khúc là nhạc phim "Công tử Bạc Liêu" sẽ được ra mắt tại rạp trên toàn quốc vào ngày 6-12. Ca khúc có chất nhạc độc đáo kết hợp giữa phong cách big band thập niên 1930 và hip-hop đương đại. Để bảo đảm tính...

Thảm họa mới của nhạc Việt

Giọng ca trẻ Đỗ Phú Quí hứng chỉ trích nặng nề từ khán giả vì sản phẩm "Pickleball". Bản Visualizer của ca khúc trên YouTube nhận đến 24.000 lượt dislikes. Lượt dislike hiện tại của Pickleball chiếm đến 77% trong tổng số like/dislike trên YouTube. Từ lâu, nhạc Việt mới có ca khúc gây phẫn nộ nhiều như vậy. Trong hơn 2.000 lượt bình luận, đa số là lời chỉ trích. Hình ảnh, âm nhạc của sản phẩm này đang...

Hải Hà mở lớp dạy hát đối giao duyên dân tộc Dao Thanh Y

Tối 21/11, Phòng Văn hoá - Thông tin huyện Hải Hà phối hợp với xã Quảng Đức tổ chức khai mạc lớp truyền dạy hát đối giao duyên dân tộc Dao Thanh Y năm 2024 và ra mắt câu lạc bộ văn nghệ dân gian xã Quảng Đức. Tham gia lớp truyền dạy hát đối giao duyên dân tộc dao Thanh Y có 60 học viên gồm cán bộ công chức, cán bộ thôn, giáo viên, học sinh, người dân...

Tin nổi bật

Tin mới nhất