Powered by Techcity

Điểm sáng du lịch nông nghiệp, nông thôn

Nhắc đến Giang Biên (quận Long Biên, Hà Nội), trước đây nhiều người chỉ biết tới nghề trồng rau, bện thừng, đan võng, trồng chuối nổi tiếng… Nhưng giờ ghé thăm vùng đất ven đô này, du khách còn có cơ hội trải nghiệm những tour du lịch nông nghiệp độc đáo đang được gần 20 hộ dân triển khai.

Du khách tìm hiểu các công đoạn làm bánh đúc truyền thống tại Giang Biên, quận Long Biên, TP Hà Nội. (Ảnh LINH TÂM)

“Các bạn biết không, Giang là sông, Biên là biên giới/ranh giới. Giang Biên là tên chữ dùng để gọi vùng đất Vự Ðàm xưa, nằm ven hữu ngạn dòng sông Ðuống hiền hòa, gồm hai làng Tình Quang và Quán Tình. Làng Quán Tình còn có tên nôm là Kẻ Tạnh, gắn liền với sự tích liên quan công chúa Ngọc Hân (công chúa nhà Hậu Lê, sau trở thành Thứ hậu nhà Tây Sơn với tư cách là Bắc cung Hoàng hậu – vợ thứ của Hoàng đế Quang Trung). Năm ấy, trời mưa to lắm khiến nhiều nơi ngập lụt, ngay cả kinh đô Thăng Long cũng ngập hàng thước nước. Nhưng khi công chúa đi ngang quán đầu làng trú mưa, trời bỗng quang, mưa tạnh hẳn. Thế là tên Kẻ Tạnh được công chúa Ngọc Hân đặt cho làng từ đó”… – vừa đưa chúng tôi tham quan vườn rau sạch của gia đình, cô Nguyễn Thị Năm vừa say sưa kể về lịch sử Giang Biên.

Phát cho mỗi người một chiếc rổ nhỏ để thu hái cà chua, cô Năm phấn khởi chia sẻ về bí quyết gieo trồng, chăm sóc để có được những trái cà chua sạch, chín đỏ, có thể ăn ngay tại vườn. Cô cũng không quên nhắc chúng tôi nhanh tay hơn để còn tiếp tục di chuyển sang nhà bác Trượng tìm hiểu các công đoạn nấu bánh đúc; đến nhà cô Nam thực hành bện thừng, khám phá nghề làm võng truyền thống… Ấy là cách những người nông dân hồn hậu, chất phác nơi đây giúp chúng tôi tạm quên những áp lực, lo toan của cuộc sống thường nhật khi trải nghiệm mô hình du lịch nông nghiệp VietHarvest AgriTour vừa ra mắt tại Giang Biên.

Điểm sáng về du lịch xanh

Mô hình được phát triển từ Dự án cộng đồng “Cải thiện sinh kế của nông dân vùng ven đô Hà Nội-Du lịch nông nghiệp như một ngành kinh doanh hỗ trợ đa dạng nguồn thu nhập” do Công ty cổ phần tập đoàn phát triển doanh nghiệp cộng đồng Việt (VietED) thực hiện với sự tài trợ từ Quỹ châu Á (The Asia Foundation-TAF) và Quỹ GSRD (GSRD Foundation). Triển khai từ tháng 9/2022, VietHarvest AgriTour hiện đã thu hút 18 hộ dân ở Giang Biên tham gia, với ba sản phẩm du lịch xanh được các chuyên gia trong nước, quốc tế tư vấn, thiết kế dựa trên điều kiện tự nhiên, văn hóa, lịch sử của khu nông trại-vườn rau sạch Giang Biên.

Nếu tour “Một ngày làm nông dân” đưa du khách tham gia các hoạt động nhổ cỏ, gieo trồng, thu hoạch rau, quả theo mùa, tự tay chế biến và thưởng thức những món ăn truyền thống từ nông sản địa phương, thì tour “Học kỳ nông nghiệp” (trọn một ngày) lại giúp du khách là học sinh, thanh thiếu niên được trải nghiệm chuỗi hoạt động “Nông dân ra vườn”, “Học cùng bác nông dân”, “Bữa cơm thơm lành”, “Tay xinh tay khéo”, “Rau ở đâu, củ tên gì”… Tour “Sống xanh-Sống lành” (2 ngày 1 đêm) thì hướng đến thay đổi nhận thức, lối sống của du khách một cách tích cực thông qua trang bị kiến thức cơ bản về dinh dưỡng có trong rau, củ, về chế độ ăn giúp thải độc cơ thể, tổ chức khóa học ủ rác nông nghiệp làm phân bón hữu cơ…

Tham gia các tour du lịch ở đây, du khách có thể đạp xe trên đường đê, hòa mình vào không gian trong lành của Giang Biên, tham quan những di tích văn hóa lịch sử như cụm di tích đình-chùa Quán Tình, cụm di tích đình-chùa Tình Quang…

Ông Nguyễn Trí Thanh – chuyên gia về biến đổi khí hậu và môi trường của Quỹ châu Á cho biết: Trước khi thiết kế thành các tour du lịch, chuyên gia của dự án có nhiều năm gắn bó với nông dân Giang Biên, thông qua dự án “Một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người nông dân và An toàn thực phẩm cho người tiêu dùng thông qua mô hình hợp tác xã đô thị” do TAF và Quỹ GSRD hỗ trợ, triển khai từ năm 2019. “Sang giai đoạn tiếp theo, chúng tôi muốn đa dạng hóa hơn nữa nguồn sinh kế cho người dân thông qua phát triển mô hình du lịch nông nghiệp để thu hút khách từ Hà Nội và các tỉnh, thành phố khác. Ðây thật sự là một thách thức bởi thay đổi tư duy của bà con từ canh tác nông nghiệp đơn thuần sang cung ứng dịch vụ là điều không hề đơn giản, đòi hỏi cả một quá trình kiên trì, bền bỉ. Nguồn tài trợ từ các quỹ thì không thể kéo dài mãi, nên để bảo đảm yếu tố bền vững, phải xây dựng được mô hình kinh doanh phù hợp và giúp bà con tự vận hành trơn tru, hiệu quả mô hình đó”- ông Thanh nhấn mạnh.

Sau khi hoàn thành thiết kế sản phẩm du lịch, nhóm chuyên gia của dự án đã tập huấn, đào tạo qua hình thức mô phỏng và trải nghiệm thực tế, sau đó mới chuyển giao để các hộ nông dân có thể triển khai; đồng thời kết nối với công ty du lịch để đưa sản phẩm tới du khách.

Chia sẻ về những kiến thức mới vừa được học, bà Nguyễn Thị Loan, đại diện một nông hộ tham gia mô hình du lịch nông nghiệp ở Giang Biên cho biết, bà vẫn nhớ như in những chuyến trải nghiệm miễn phí được dự án tổ chức tại khu nông trại Chimi Farm, Detrang Farm (Hà Nội), đặc biệt là tại Sa Pa (Lào Cai) để học hỏi cách làm du lịch nông nghiệp: “Tôi chưa bao giờ được đi xa như thế. Lâu nay, tôi chỉ biết cuốc ruộng trồng rau, chưa từng nghĩ sẽ có lúc mình được đào tạo về các kỹ năng giao tiếp, bán hàng, marketing… để tiếp cận thị trường, phục vụ khách du lịch. Tôi cảm thấy như vừa có thêm một bước tiến mới, rất phấn khởi và hy vọng ngày càng nhiều du khách đến với Giang Biên”.

Du khách trải nghiệm thu hoạch cà chua tại khu nông trại-vườn rau sạch Giang Biên. (Ảnh bích hồng)

Đưa du lịch nông nghiệp, nông thôn trở thành dòng sản phẩm chủ đạo

Nhiều điểm đến khác ở khắp các vùng miền trên cả nước đã và đang hình thành những sản phẩm du lịch mang đặc trưng văn hóa nông nghiệp, nông thôn, góp phần hiện thực hóa Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 với định hướng phát triển mạnh các sản phẩm chủ đạo, có lợi thế của du lịch Việt, trong đó có du lịch nông nghiệp, nông thôn.

Có không ít tour du lịch cộng đồng đã tạo dựng được thương hiệu, thu hút du khách trong và ngoài nước, như: tour du lịch ngắm ruộng bậc thang ở các tỉnh Tây Bắc; tham quan làng cổ Ðường Lâm (Hà Nội) mùa lúa chín; trải nghiệm công việc nhà nông ở Hội An (Quảng Nam); du lịch canh nông ở Ðà Lạt (Lâm Ðồng); hay du lịch miệt vườn vùng đồng bằng sông Cửu Long… Không chỉ mang lại sinh kế bền vững hơn cho cộng đồng, giúp bảo tồn, phát huy những giá trị sinh thái, văn hóa nông nghiệp, nông thôn, loại hình du lịch này còn góp phần đa dạng hóa bản đồ du lịch Việt Nam, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp không khói.

Tuy thế, du lịch nông nghiệp, nông thôn tại nhiều nơi trong cả nước vẫn còn phát triển tự phát, manh mún, thiếu sự sáng tạo độc đáo nên chưa tạo được giá trị gia tăng và sự khác biệt cho sản phẩm. Không ít điểm đến khó kết nối với các bên liên quan, như: nhà đầu tư, chuyên gia du lịch, doanh nghiệp lữ hành… để hoàn thiện sản phẩm thu hút khách.

Một trong những nguyên nhân chính là do hạn chế trong nhận thức và kỹ năng làm du lịch của người dân. Theo Phó Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam Hà Văn Siêu, cộng đồng dân cư là đối tượng trung tâm có vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định sự thành công hay thất bại trong các chương trình, dự án phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn, nhưng phần đông còn bỡ ngỡ trong quá trình tiếp thu, hội nhập, chuyển đổi làm dịch vụ du lịch trên chính quê hương mình. Vì thế, điều quan trọng là các cơ quan quản lý du lịch và các bên liên quan phải hỗ trợ để người dân có thể làm du lịch và triển khai các hoạt động du lịch thuận lợi.

Bà Trương Thị Bích Ngọc – chuyên gia tư vấn, thiết kế, tập huấn, đào tạo của các dự án du lịch nông nghiệp, nông thôn cho biết: “Qua quá trình làm việc cùng người dân, chúng tôi đã tìm được phương pháp là trực quan hóa các quy trình. Chẳng hạn, vấn đề bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, vận hành tour hay đón khách, thay vì đưa ra những quy tắc rất dài và khó nhớ, chúng tôi cố gắng cụ thể hóa thành những hình ảnh, mô hình sao cho người dân dễ hiểu, dễ thực hiện nhất. Ðiều quan trọng là huy động được sự tham gia của các bên liên quan có cùng tầm nhìn để bảo đảm sự phối hợp tốt nhất, đưa ra được mô hình dễ ứng dụng vào thực tế, có thể vận hành lâu dài, hiệu quả cho người dân”.

Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) dự báo: Du lịch nông nghiệp, nông thôn sẽ trở thành phân khúc tăng trưởng mạnh thời gian tới; đến năm 2030, lượng khách tham gia vào loại hình này trên toàn cầu sẽ chiếm 10%, với doanh thu khoảng 30 tỷ USD, tăng trưởng hằng năm 10-30%, trong khi các loại hình du lịch truyền thống chỉ tăng trưởng trung bình 4%/năm. Vì thế, nếu biết tận dụng lợi thế vốn có, du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam chắc chắn sẽ trở thành “mỏ vàng” của nền kinh tế xanh quốc gia.

Tháng 8/2022, Chính phủ đã phê duyệt Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, với mục tiêu đẩy mạnh du lịch nông thôn gắn với phát huy tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp, làng nghề văn hóa và môi trường sinh thái của các địa phương, nhằm nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tích hợp đa giá trị, bao trùm và phát triển bền vững.

Ðể thực hiện mục tiêu này, các chuyên gia cho rằng cần đưa quy hoạch du lịch nông nghiệp, nông thôn vào tổng thể quy hoạch hệ thống du lịch quốc gia trên cơ sở đánh giá toàn diện về thực trạng phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn ở các địa phương, khuyến nghị các mô hình phù hợp và có các chính sách hỗ trợ đồng bộ (như: tiếp cận vốn, công nghệ, đầu tư hạ tầng, bồi dưỡng tập huấn nhân lực, hỗ trợ truyền thông quảng bá…) ở quy mô quốc gia. Bên cạnh đó, tính liên kết giữa chủ thể hoạt động du lịch nông nghiệp, nông thôn với các nhà đầu tư, công ty lữ hành cần được phát huy trên cơ sở hài hòa lợi ích để tạo những tour, tuyến, sản phẩm du lịch hấp dẫn.



Nguồn

Cùng chủ đề

Bình Liêu: Nhiều mô hình mới cho hiệu quả kinh tế cao

Thời gian qua, nhiều mô hình phát triển kinh tế mới đã được huyện Bình Liêu đưa vào thử nghiệm, bước đầu cho hiệu quả đáng ghi nhận. Qua đó, góp phần đẩy mạnh việc tái cơ cấu nông nghiệp, gắn với phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng của địa phương.  Tháng 4 vừa qua, Trung tâm Khuyến nông tỉnh, phối hợp với phòng NN&PTNT; Trung tâm Dịch vụ kinh tế nông nghiệp huyện Bình Liêu...

Nâng chất lượng đời sống cho người dân nông thôn

Bằng những cơ chế, chính sách, cùng nhiều cách làm hiệu quả, Quảng Ninh đang tập trung nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng nông thôn, với mục tiêu để mỗi người dân đều được thụ hưởng thành quả của sự phát triển.  Năm học 2024-2025, Trường Mầm non Quảng La (TP Hạ Long) sẽ được đầu tư xây dựng bổ sung thêm các phòng học, phòng chức năng, cùng công trình hạ tầng kỹ...

Farmstay: Hướng đi tiềm năng của du lịch nông nghiệp, nông thôn

Nếu muốn tạm lánh những ồn ào tất bật của nhịp sống thành thị để tận hưởng không gian trong lành, yên tĩnh nơi làng quê, tìm kiếm những trải nghiệm thú vị về cuộc sống, công việc nhà nông và văn hóa bản địa, thì farmstay chính là lựa chọn tuyệt vời dành cho du khách. Đây được xem là hướng đi giàu tiềm năng trong phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn, song cần có hành...

Những công trình kết nối niềm vui thôn, bản

Những năm qua tỉnh huy động nhiều nguồn lực, lồng ghép các chương trình MTQG để đầu tư phát triển hạ tầng thiết yếu vùng nông thôn, miền núi. Những công trình này đưa vào sử dụng đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần làm cho những vùng quê trước đây nghèo khó trở nên no ấm hơn. Trong không khí tưng bừng kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, người dân huyện...

“Trợ lực” phát triển kinh tế nông thôn

Kinh tế tập thể (KTTT) là nhiều hình thức tổ chức kinh tế hợp tác đa dạng, phát triển từ thấp đến cao gồm: Tổ hợp tác, HTX, liên hiệp HTX… Những năm qua, tỉnh Quảng Ninh luôn quan tâm, triển khai nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách phát triển KTTT. KTTT đã từng bước phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, đóng góp tích cực vào thực hiện các chương trình mục...

Cùng tác giả

Giá vàng nhẫn tăng cao nhất mọi thời đại

Sáng nay (21/10), giá vàng nhẫn tiếp tục tăng mạnh lên mức cao nhất mọi thời đạt sát mốc 86 triệu đồng/lượng. Thậm chí, giá mua vào của các doanh nghiệp kinh doanh vàng vượt vàng miếng SJC. Tập đoàn Doji niêm yết giá vàng nhẫn 84,7 - 85,7 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, tăng 100.000 đồng/lượng so với sáng qua. Giá vàng nhẫn của Bảo Tín Minh Châu niêm yết 84,68 - 85,68 triệu đồng/lượng, tăng 100.000 đồng/lượng...

Phim có Thu Trang, Kiều Minh Tuấn thu hơn 34 tỷ đồng

Phim Việt "Cô dâu hào môn" - có Thu Trang, Kiều Minh Tuấn - vượt qua nhiều phim ngoại để chiếm lĩnh bảng xếp hạng doanh thu. Trong khi đó, "Domino: Lối thoát cuối cùng" chưa thoát được cảnh ế ẩm, không thể thu hút khán giả và có nguy cơ phải rút khỏi rạp sớm. Tuần trước, phim Việt Domino: Lối thoát cuối cùngthất bại nặng nề tại phòng vé, không lọt nổi vào top 10 của Box Office...

Gỡ các điểm nghẽn, thu hút FDI vào ngành dược

Với quy mô hơn 100 triệu dân và tổng tiền thuốc sử dụng năm 2023 là hơn 8 tỷ USD, thị trường dược phẩm Việt Nam là khá hấp dẫn và còn nhiều dư địa cho các hoạt động sản xuất và kinh doanh. Bộ Y tế cho biết, 2024 là một năm then chốt với việc rà soát, sửa đổi các luật và quy định quan trọng để định hình hoạt động của ngành y dược trong một...

Trọng thể lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Lý Tự Trọng

Khí phách hiên ngang, sự hy sinh anh dũng của đồng chí Lý Tự Trọng là biểu tượng cao đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, hiệu triệu các thế hệ thanh niên Việt Nam đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Tối 20/10, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Lý Tự Trọng –...

Thoát nghèo nhờ nuôi cua đồng trong bể xi măng

Khởi nghiệp từ năm 2018, đến nay mô hình kinh tế nuôi cua đồng trong bể xi măng của anh Vũ Sỹ Linh (SN 1985) thị trấn Tân Yên, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Anh Vũ Sỹ Linh từng đi làm thuê ở nước ngoài, làm đủ nghề để kiếm sống nhưng công việc vất vả, thu nhập không ổn định lại thường xuyên phải xa gia đình. Năm 2018, tình cờ...

Cùng chuyên mục

Tour ngắm chim lên đến chục nghìn USD ở Việt Nam

Tour ngắm chim giá lên tới chục nghìn USD ở Việt Nam ngày càng được khách nhà giàu quan tâm, tạo doanh thu lớn, nhưng chưa nhiều doanh nghiệp khai thác. "Trung bình mỗi du khách chi cho một tour ngắm chim dài ngày từ 4.000 USD đến 10.000 USD, chưa bao gồm vé máy bay", chuyên gia điểu học Nguyễn Hoài Bảo nói. Ông Bảo là CEO Wildtour, công ty khai thác các birdwatching tour (tour ngắm chim) từ năm...

Đến Đà Lạt ngắm vẻ đẹp ma mị của Suối Tía

Suối Tía là nơi hiếm hoi ở Đà Lạt sở hữu rừng cây chò ngập nước và hệ sinh thái đa dạng. Mỗi mùa, suối Tía mang một vẻ đẹp riêng. Nguồn

Từ 15/11, khởi hành tuyến tàu cao tốc nối Hạ Long – Cát Bà

Ngày 18/10, tại Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, tàu cao tốc Tuần Châu Express do Công ty Cổ phần đầu tư Havaco đã chạy thử nghiệm tuyến Hạ Long (Quảng Ninh) – Cát Bà (TP Hải Phòng). Dự kiến ngày 15/11, tàu sẽ chính thức đi vào hoạt động. Chuyến tàu chạy hàng ngày, khởi hành từ Cảng tàu khách quốc tế Tuần Châu lúc 7 giờ 30 phút đến Vịnh Đồng Hồ (trung tâm thị trấn Cát...

Hơn 3.000 khách Trung Quốc đến Hạ Long bằng du thuyền 5 sao

Đúng 8h sáng ngày 18/10, du thuyền 5 sao Costa Serena đã cập Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, đưa 3.040 khách du lịch từ Hong Kong, Trung Quốc, đến Hạ Long. Đây là lần thứ 2 trong năm 2024, du thuyền Costa Serena quốc tịch Ý, nổi tiếng với các chuyến hành trình tại khu vực châu Á đưa khách đến Hạ Long theo hành trình Hong Kong – Hạ Long và Hạ Long - Hong Kong. Đón tiếp...

Cát Bà đón khách Tây trở lại sau bão

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề do bão số 3 (Yagi) gây ra, song chính quyền và các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch tại quần đảo Cát Bà (huyện Cát Hải, TP Hải Phòng) đã chủ động sớm khắc phục, sửa sang cơ sở vật chất, bổ sung nhân lực bắt đầu khởi động mùa cao điểm đón khách du lịch quốc tế nghỉ dưỡng mùa Đông - Xuân. Phục hồi Hơn một tháng sau bão số...

Khách sạn duy nhất của Việt Nam lọt top tốt nhất châu Á 2025

Khu nghỉ dưỡng The Anam Cam Ranh vừa được cẩm nang du lịch uy tín của Mỹ - Fodor’s Travel - vinh danh vào top 100 khách sạn tuyệt vời nhất thế giới năm 2025. Ngày 16/10, Fodor’s Travel - chuyên trang du lịch 80 năm tuổi của Mỹ - công bố top 100 khách sạn tốt nhất thế giới năm 2025. Đơn vị phân loại theo từng châu lục. Châu Á có 22 cơ sở lưu trú đạt giải....

Phú Quốc đứng thứ hai trong 10 đảo ‘tuyệt vời nhất châu Á’

Readers" Choice Awards 2024 công bố Phú Quốc là đại diện Việt Nam duy nhất trong top đảo tuyệt vời nhất thế giới, đứng thứ hai trong 10 hòn đảo châu Á lọt top. Giải thưởng do Tạp chí du lịch Condé Nast Traveler tổ chức đầu tháng 10. Việt Nam được vinh danh tại hai hạng mục, trong đó xếp thứ 15 trong top các quốc gia đáng du lịch nhất thế giới. Đặc biệt, Phú Quốc năm thứ...

Trải nghiệm Audio guide ở Bảo tàng Quảng Ninh

Tham quan không cần hướng dẫn viên (HDV) mà du khách vẫn có cho mình một hành trình thú vị, tour riêng, tự chọn theo kiểu "mắt thấy, tai nghe" nhiều thông tin thú vị liên quan... là cách mà Audio guide dành cho du khách tham quan Bảo tàng Quảng Ninh. Nhiều du khách gọi vui là Audio tour. Cùng đoàn gia đình ở Bắc Ninh ra tham quan Bảo tàng Quảng Ninh và lần đầu trải nghiệm hình thức...

Gia tăng trải nghiệm mới cho du khách

Vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới thu hút du khách bậc nhất thế giới. Sau bão Yagi, điểm đến này đã nhanh chóng khắc phục thiệt hại, sớm đưa các hoạt động đón khách cơ bản trở lại bình thường. Để thu hút du khách trong mùa thu đông này, nhiều sản phẩm mới dự kiến sẽ được đưa vào khai thác nhằm đa dạng hoá trải nghiệm cũng như cơ hội lựa chọn của...

5 chuyên cơ hạng sang chở các tỷ phú ‘đổ bộ’ Đà Nẵng

5 chuyên cơ chở các tỷ phú thế giới tới Đà Nẵng dự hội nghị của thương hiệu máy bay hạng sang Gulfstream và tham quan các điểm du lịch địa phương. 5 chuyên cơ của Gulfstream gồm G600, G500, G650ER và hai chiếc G700 "đổ bộ" sân bay Đà Nẵng hôm 15/10. Sun Air, đại diện Gulfstream tại Việt Nam, cho biết các chuyên cơ chở 50 khách hàng gồm các tỷ phú khắp thế giới cùng đối tác...

Tin nổi bật

Tin mới nhất