Powered by Techcity

Những dấu ấn của hoạt động lập pháp đầu tiên trong lịch sử hình thành và phát triển của Quốc hội Việt Nam

Sau Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam 06/01/1946, đến nay Quốc hội Việt Nam đã trải qua 78 năm hình thành và phát triển. Xin trân trọng giới thiệu bài viết: “Những dấu ấn của hoạt động lập pháp đầu tiên trong lịch sử hình thành và phát triển của Quốc hội Việt Nam” của TS.Hoàng Minh Hiếu- Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An.

Trong suốt lịch sử 78 năm hình thành và phát triển của Quốc hội Việt Nam, kỳ họp thứ 2 của nhiệm kỳ Quốc hội thứ I diễn ra từ ngày 28/10/1946 đến ngày 09/11/1946 đánh dấu nhiều sự kiện nổi bật. Đây là kỳ họp thông qua bản Hiến pháp đầu tiên, tổ chức phiên chất vấn đầu tiên và cũng là kỳ họp đánh dấu lần đầu tiên Quốc hội tiến hành hoạt động lập pháp với việc thông qua dự án Bộ luật Lao động.

Sau kỳ Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam diễn ra vào ngày 06/01/1946, Quốc hội khoá I đã tổ chức kỳ họp thứ nhất vào ngày 02/3/1946. Trong bối cảnh khẩn trương của tình thế lúc bấy giờ, kỳ họp này chỉ diễn ra trong vòng gần 04 giờ làm việc và chủ yếu để thực hiện các công việc cấp thiết để hình thành bộ máy nhà nước như thành lập Chính phủ liên hiệp kháng chiến, Cố vấn đoàn, Kháng chiến ủy viên hội; thành lập Ban Thường trực Quốc hội; bầu Ban dự thảo Hiến pháp.

Quang cảnh buổi khai mạc kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá I, ngày 2/3/1946. Ảnh: Tư liệu

Ngay sau kỳ họp thứ nhất, Ban Thường trực Quốc hội với quyền được Quốc hội giao cho, đã tổ chức thực hiện nhiều công việc quan trọng, cùng với Chính phủ “ra công xây dựng nước nhà để thực hiện nền độc lập cho Tổ quốc” (phát biểu khai mạc kỳ họp thứ 2 của Trưởng ban Thường trực Quốc hội Nguyễn Văn Tố). Trước bối cảnh tình hình có nhiều biến chuyển và trước yêu cầu của việc xây dựng Hiến pháp, xây dựng khuôn khổ pháp lý cho Nhà nước dân chủ cộng hoà mới được thành lập, Ban Thường trực Quốc hội đã triệu tập kỳ họp thứ 2 khai mạc từ ngày 28/10/1946 của Quốc hội theo đề nghị của Chính phủ. Kỳ họp này diễn ra trong bối cảnh Toàn quốc kháng chiến đã cận kề, tình hình trong nước có nhiều phức tạp, nhiều đại biểu Quốc hội trực tiếp tham gia kháng chiến ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ, không tham dự được kỳ họp.

Mặc dù diễn ra trong bối cảnh khó khăn như vậy nhưng kỳ họp thứ 2 của Quốc hội khoá I đã đạt được nhiều thành công. Đây là kỳ họp dài ngày đầu tiên của Quốc hội Việt Nam và cũng là kỳ họp đầu tiên mà Quốc hội đã thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ của cơ quan lập pháp của đất nước cả về lập hiến, lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Nhận xét về kỳ họp này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Chính phủ hiện thời thành lập mới hơn một năm, hãy còn thanh niên. Quốc hội bầu ra được hơn 8 tháng lại còn thanh niên hơn nữa. Vậy mà Quốc hội đã đặt những câu hỏi thật già dặn, thắc mắc khó trả lời, đề cập đến tất cả những vấn đề có quan hệ đến vận mạng nước nhà. Với sự trưởng thành chính trị và sự quan tâm về việc nước ấy, ai dám bảo dân ta không có tư cách độc lập”.

Trong hoạt động lập pháp, kỳ họp thứ 2 của Quốc hội khoá I đã thông qua dự án Bộ luật Lao động do Chính phủ trình. Có thể thấy mặc dù trong bối cảnh hết sức khó khăn nhưng việc xem xét, thông qua dự án Bộ luật Lao động đã được tiến hành theo trình tự, thủ tục theo đúng thông lệ của hoạt động lập pháp của nghị viện các nước.

Các thành viên Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà được cử tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá I, ngày 3/11/1946. Ảnh tư liệu

Về sự cần thiết thông qua dự án này, báo Lao động số ra ngày 31/10/1946 đã phân tích: “Ta có thể nói tương lai của dân tộc, của đất nước đều do Quốc hội họp lần này định đoạt. Tất nhiên những vị đại biểu của Quốc dân sẽ hết sức sáng suốt, xứng đáng với lòng tin cậy và làm tròn nguyện vọng của 25 triệu đồng bào. Những nhiệm vụ nặng nề trên đây chỉ có kết quả với sự ủng hộ của toàn khối nhân dân… Nhưng có một điều mà toàn thể anh chị em công nhân chúng ta mong đợi ở Quốc hội và nhất là ở các ông nghị lao động, là bảo vệ quyền lợi và đời sống của công nhân. Đời sống của giai cấp công nhân, giai cấp trụ cột, có được dễ chịu, những quyền lợi của nhỏ nhất của thợ có được đảm bảo – tất nhiên đảm bảo có chừng mừng và không động chạm đến những quyền lợi khác – thì công việc kiến thiết quốc gia mới chóng hoàn thành”. (Lao động – 31/10/1946).

Trong quá trình chuẩn bị, dự thảo của Dự án Bộ luật Lao động đã được Bộ Lao động thay mặt Chính phủ tiến hành soạn thảo. Bên cạnh đó, Ban Thường trực Quốc hội, Tổng liên đoàn Lao động cùng với Viện Thương mại đã tham gia ý kiến. Ngoài ra, để có cơ sở cho Quốc hội tiến hành thảo luận, Quốc hội đã thành lập một tiểu ban lâm thời (Tiểu ban Lao động của Quốc hội) để xem xét bản dự án để trình Quốc hội. Đây chính là hình thức ban đầu của mô hình các ủy ban của Quốc hội để giúp Quốc hội thực hiện công tác thẩm tra các dự thảo, dự án.

Theo Biên bản làm việc của kỳ họp thứ 2 còn được lưu giữ tại Thư viện Quốc hội thì Tiểu ban gồm có 7 người, tiến hành xem xét bản dự luật của Chính phủ dài tới 36 trang. Trong phần thuyết trình của ông Trần Huy Liệu, Ủy viên thuyết trình của Tiểu ban Lao động trước Quốc hội vào phiên họp diễn ra vào buổi tối ngày 8/11/1946 thì để công việc được tiến hành cẩn thận, Tiểu ban đã làm việc hàng tuần, trong khi làm việc, Tiểu ban đã được đại diện Tổng liên đoàn, Viện Thương mại tham gia ý kiến, các đại diện nghiệp chủ, công nhân tranh luận, và ông Bộ trưởng Bộ Lao động cũng giúp thêm nhiều ý kiến.

Tài liệu về Kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa I (Họp từ 28/10 – 09/11/1946). Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III

Về quy trình, thủ tục tiến hành thông qua dự thảo, mặc dù mới được thành lập nhưng quy trình, thủ tục thảo luận về các dự án luật của Quốc hội Việt Nam đã được tiến hành bài bản, theo đúng những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động của nghị viện. Theo đó, Quốc hội đã nghe ông Nguyễn Văn Tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động trình bày Tờ trình và thuyết trình về dự án Bộ luật Lao động. Theo đó, sau khi trình bày những nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Lao động, Bộ trưởng Bộ Lao động đã bày tỏ mong muốn rằng Hiến pháp đã được Quốc hội thông qua, vậy Bộ luật Lao động cũng được Quốc hội thông qua để công nhân Việt Nam xứng đáng với giá trị của mình và theo kịp công nhân những nước cấp tiến trên thế giới.

Về phần Tiểu ban Lao động, ông Trần Huy Liệu, Ủy viên thuyết trình của Tiểu ban đã nhấn mạnh quan điểm của Tiểu ban trong khi xem xét dự thảo của dự án Bộ luật Lao động, trong đó quan điểm nổi bật và xuyên suốt nhất là tinh thần đoàn kết giữa đại diện của giới chủ và công nhân, Bộ luật Lao động không thể hiện sự đấu tranh giữa các giai cấp mà có ý đoàn kết triệt để, dung hoà quyền lợi của cả đôi bên. Ông nói: “Ở nước ta, nền kinh tế cần phải được phát triển, thực tế bắt buộc phải dung hoà cả hai quyền lợi của nghiệp chủ và của lao động để kiến thiết quốc gia. Tiểu công nghệ ở nước ta cần phải được phục hưng, vậy cần phải có những điều kiện dễ dàng để phát triển một cách triệt để” (Biên bản phiên họp tối 08/11/1946). Điều này cũng được ông Huỳnh Ngọc Huệ, thành viên của Tiểu ban khẳng định trong phát biểu của mình trước Quốc hội: “trong khi chúng tôi góp ý kiến để vạch những điều căn bản đó, chúng tôi đã nhận thấy tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam. Trong tiểu ban có cả nghiệp chủ và lao động, hai tầng lớp mà ở các nước khác thường xa nhau, thế mà ở đây chúng tôi rất mau đồng ý…”.

Trên cơ sở Tờ trình của Chính phủ và Thuyết trình của Tiểu ban Lao động, Quốc hội đã tiến hành thảo luận. Biên bản của phiên họp không ghi lại cụ thể những nội dung phát biểu của từng đại biểu Quốc hội nhưng qua phản ánh của báo chí thời kỳ đó cho thấy các đại biểu Quốc hội đã thảo luận rất sôi nổi, đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau của dự thảo Dự án Bộ luật Lao động.

Ông Huỳnh Ngọc Huệ, đại biểu đại diện cho công nhân đã khẳng định: “Bản dự án Luật Lao động đã bắt đầu thảo từ ngày chính quyền nhân dân thành lập, vì hoàn cảnh không thuận tiện mà Quốc hội khoá thứ nhất chưa đề cập đến… Lao động Việt Nam luôn luôn mong chờ Quốc hội Việt Nam đem lại cho anh chị em một bộ luật mới”.

Ông Phạm Bá Trực, đại biểu công giáo: “Tôi công nhận ngày làm việc 8 giờ là đúng. Luật Lao động nên triệt để thi hành đối với cả công nhân nông nghiệp, nhưng sẽ có những sắc lệnh cho áp dụng dần dần. Nên có phụ cấp gia đình, cho công nhân, nhất là thợ chuyên môn. Tôi rất đồng ý cấm hẳn việc dùng đàn bà, trẻ con vào việc làm đêm”.

Ông Nguyễn Sơn Hà, đại biểu thương gia: “Về giờ làm, tôi thấy hiện nước ta đang ở một tình trạng khó khăn, công nhân nên để ít giờ học tập, nghỉ ngơi thôi. Nếu ta làm ít giờ, giá của hàng hoá của Việt Nam cao lên, không đủ sức cạnh tranh với ngoại quốc. Nhưng tôi nói thế là nghĩ rằng giờ làm của công nhân là 8 tiếng mỗi ngày, nếu làm thêm giờ thì phải trả thêm phụ cấp khác với lương. Nước ta chưa có máy móc tối tân và lối làm “dây chuyền” nó làm công nhân mệt mỏi nhiều, thì chưa nên rút bớt giờ làm xuống”.

Ông Nguyễn Tạo, đại biểu Nghệ An: “Giai cấp lao động được luật pháp bảo vệ về điều kiện làm việc và điều kiện sinh hoạt sẽ đem toàn lực của mình hiệp cùng các giai cấp khác làm cho nền kinh tế của nước Việt Nam được vững vàng, phong phú”.

Cụ Huỳnh Thúc Kháng phát biểu trong kỳ họp, tháng 11/1946. Nguồn: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III.

Đáng chú ý, quá trình thảo luận của Quốc hội về dự án luật đã nhận được sự chú ý quan tâm của công chúng. Các phiên thảo luận tại kỳ họp Quốc hội thứ 2 đã được mở cửa để công chúng được vào tham dự. Báo Cứu Quốc số ra ngày 31/10/1946 đã đăng thông cáo của Quốc hội trong đó nêu rõ: “Quốc hội quyết định để công chúng được vào dự thính trong những buổi họp công khai của Quốc hội. Những người nào muốn được cấp phép vào dự thính phải gửi đơn đến Chủ tịch Quốc hội. Trong đơn phải ghi rõ: Tên tuổi, chỗ ở, nghề nghiệp…”. Trước đó, ngay vào Phiên khai mạc kỳ họp (ngày 28/10/1946), Quốc hội đã thảo luận về việc để công chúng vào dự thính khi xây dựng dự thảo Nội quy phiên họp của Quốc hội. Theo phản ánh của báo Cứu Quốc số ra ngày 29/10/1946, thì một số đại biểu đề nghị công chúng vào phòng họp không có quyền khen chê gì hết, phải để Quốc hội yên tĩnh làm việc. Nhưng đại biểu nhóm Mác-xít và Xã hội đứng lên phản đối và cho rằng công chúng có quyền khen, chê nhưng không được “mất trật tự và quá đáng”. Chính vì vậy, các thảo luận của Quốc hội về dự án Bộ luật Lao động đã được công chúng lắng nghe và có những ý kiến góp ý.

Sau quá trình thảo luận, Quốc hội đã quyết định thông qua từng nguyên tắc căn bản của bản dự án, theo đó, bản dự án Bộ luật Lao động gồm 25 điều, nêu bật các nguyên tắc cơ bản như:

– Nhìn nhận lao động không bị bó buộc, lao động phải được tôn trọng;

– Phải định rõ chế độ học nghề: cấm không được dùng người học nghề dưới 12 tuổi; 18 tuổi thì phải được xem là thợ chính thức, nếu chủ cho là chưa lành nghề thì sẽ có một hội đồng chuyên môn định đoạt; số thợ học nghề không được quá 1/4 số thợ lành nghề;

– Phải định rõ thể lệ trong việc lập và thi hành khế ước; khế ước phải được ký kết theo dân luật; hai bên thoả thuận có thể bãi bỏ khế ước và phải báo trước ít nhất là một tháng; nếu bãi khế ước không có lý do chính đáng thì phải bồi thường;

– Phải định rõ lương, phụ cấp cùng việc chia lãi: lương tối thiểu do Chính phủ định theo Hội đồng các đại biểu đề nghị; tiền công không phân biệt trai, gái; lương phải được phát ít nhất một tháng 2 kỳ; cấm phạt vào tiền công;

– Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi: mỗi ngày làm việc 8 giờ, mỗi tuần 48 giờ; trong hầm mỏ hay nghề có hại đến sức khoẻ thì số giờ sẽ giảm xuống còn 45 giờ; mỗi tuần được nghỉ 24 giờ liền;

– Bảo vệ công nhân phụ nữ và trẻ em: cấm dùng phụ nữ, trẻ em dưới 18 tuổi làm đêm; một số nghề không được sử dụng trẻ em dưới 15 tuổi;

– Bảo vệ sức khoẻ công nhân: phải bảo đảm đủ phương tiện bảo đảm sức khoẻ của công nhân.

Sau khi được Quốc hội thông qua, dự án Bộ luật Lao động đã được nhân dân và cử tri cả nước đón nhận và đánh giá cao. Báo Lao động số ra ngày 28/11/1946 đã có bài phân tích sâu về kết quả của kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá I trong đó nhấn mạnh: “Bộ luật Lao động cũng như bản Hiến pháp Việt Nam là kết quả của bao nhiêu năm tranh đấu giải phóng của dân tộc… Bộ luật Lao động này là con đẻ của hoàn cảnh nước nhà hiện tại”. Tờ báo này cũng cho rằng việc Quốc hội thông qua Bộ luật Lao động chính là bảo đảm quy định của Hiến pháp: “quyền lợi các giới cần lao, tri thức và chân tay được bảo đảm” (Điều thứ 13).

Như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn và trong bối cảnh hết sức khó khăn nhưng kỳ họp thứ 2 của Quốc hội khoá I đã hoàn thành rất nhiều nội dung quan trọng. Tuy chỉ mới là dự án để “đặt nền móng cho Bộ luật Lao động mà Chính phủ đang soạn thảo ban bố” nhưng việc thông qua dự án này, kỳ họp thứ 2 của Quốc hội khoá I đã đánh dấu hoạt động lập pháp đầu tiên của Quốc hội Việt Nam, là cơ sở để các kỳ họp tiếp theo phát triển, hoàn thiện quy trình, thủ tục và cách thức tiến hành hoạt động lập pháp của Quốc hội. Những bài học về phát huy dân chủ trong quy trình, thủ tục lập pháp, lắng nghe ý kiến của nhân dân, của cử tri và các đối tượng liên quan là hết sức quý giá để tiếp tục được phát huy trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh hiện nay./.

TS.Hoàng Minh Hiếu

Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội

Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An



Nguồn

Cùng chủ đề

Ngắm nhan sắc Thanh Thủy, người đẹp Việt Nam đầu tiên đăng quang Hoa hậu Quốc tế

Huỳnh Thị Thanh Thủy là người đẹp Việt Nam đầu tiên giành chiến thắng tại cuộc thi Hoa hậu Quốc tế (Miss International). Cô cũng là Hoa hậu Việt Nam đầu tiên tham gia cuộc thi này. Với câu trả lời thuyết phục bằng ba ngôn ngữ gồm Việt, Anh và Nhật, người đẹp Huỳnh Thị Thanh Thủy giành chiến thắng cuộc thi Hoa hậu Quốc tế 2024 (Miss International). Thanh Thủy trở thành người Việt Nam đầu tiên giành chiến...

Dấu ấn của Tổng Bí thư với công nghiệp văn hóa

Sinh thời, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành nhiều tình cảm, quan tâm văn nghệ sĩ cũng như chỉ đạo việc phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam. Ông đã kế tục và phát triển xuất sắc tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng trong hai "hội nghị Diên Hồng" về văn hóa vào năm 1946, 1948. Dấu ấn Hội nghị Văn hóa toàn quốc 2021 Những nhiệm vụ, những công việc mà Tổng Bí thư...

Báo chí quốc tế đánh giá cao những dấu ấn, vai trò của Tổng Bí thư

Nhiều hãng thông tấn, báo chí nước ngoài đã đồng loạt đăng tải thông tin, trích dẫn nhiều câu nói nổi tiếng và dấu ấn ngoại giao của Tổng Bí thư, cũng như nhấn mạnh vai trò của đồng chí Tổng Bí thư. Sau khi Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam công bố thông tin về việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, nhiều hãng thông tấn, báo chí nước ngoài đã đồng loạt đăng tải...

Dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong tiến trình phát triển đất nước

Là người công tác gần gũi với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong một thời gian tương đối dài, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc đã nêu những dấu ấn đậm nét về Tổng Bí thư. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài viết "Dấu ấn đậm nét của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong tiến trình phát triển đất nước" của đồng chí Nguyễn Xuân Phúc - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thủ tướng Chính...

Dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công tác tư tưởng của Đảng

57 năm đứng trong hàng ngũ của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, với tiêu đề: “Dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công tác tư...

Cùng tác giả

“Bứt phá trong phát triển kinh tế, tạo đà cho nhiệm kỳ mới”

Đây là chủ đề công tác năm 2025 đã được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thống nhất thông qua tại hội nghị lần thứ 59 được tổ chức vào ngày 23/11. Tại hội nghị này, Ban Chấp hành Đảng bộ đã nghe và cho ý kiến về tình hình, kết quả công tác năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 cùng nhiều nội dung quan trọng khác. Đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng,...

Tràng An nhận giải thưởng điểm đến có ảnh hưởng năm 2024

Tối 22/11, tại Lễ trao giải Kotler Awards 2024, Quần thể danh thắng Tràng An, di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, vinh dự nhận giải thưởng “Impactful Destination” (điểm đến có ảnh hưởng). Giải thưởng Kotler Awards là một trong những giải thưởng quốc tế uy tín do Giáo sư Philip Kotler sáng lập, nhằm tôn vinh những cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và chuyên gia có thành tích xuất sắc trong các lĩnh vực tiếp...

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp lãnh đạo một số tập đoàn lớn của Malaysia

Trong hai ngày 22 và 23/11, tại Kuala Lumpur, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp lãnh đạo một số tập đoàn lớn của Malaysia trong các lĩnh vực phát triển kỹ thuật, bất động sản và cơ sở hạ tầng, dịch vụ đa ngành. Tổng Bí thư ghi nhận, đánh giá cao sự đồng hành và đóng góp của các doanh nghiệp trong hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại...

MAMA 2024 bị chỉ trích, khán giả bảo ‘đây như một vụ lừa đảo, tôi cảm thấy bị phản bội!’

Khán giả la ó vì thất vọng khi mong đợi thưởng thức màn hát live APT. của Rosé BlackPink và Bruno Mars. MAMA 2024 thực sự đã làm người hâm mộ phẫn nộ. Ngày 22-11 (theo giờ Việt Nam), lễ trao giải MAMA 2024 (Mnet Asian Music Awards) tổ chức tại Log Angeles, Mỹ vào buổi sáng và Nhật Bản vào buổi chiều với sự quy tụ của nhiều sao K-pop nổi tiếng, đặc biệt là Rosé (BlackPink) và "anh...

Sương muối phủ trắng đỉnh Fansipan

Đầu giờ sáng nay (23/11), do ảnh hưởng của gió Đông Bắc, trên đỉnh Fansipan - Lào Cai xuất hiện sương muối đầu tiên trong năm, phủ một băng mỏng trên các lối đi, các điểm ngắm cảnh. Trao đổi với phóng viên, đại diện truyền thông Fansipan Legend cho biết, khoảng 5h cùng ngày, tại đỉnh Fansipan nhiệt độ xuống 2 độ C và xuất hiện sương muối. Theo vị đại diện, do nhiệt độ xuống thấp, một lớp băng...

Cùng chuyên mục

“Bứt phá trong phát triển kinh tế, tạo đà cho nhiệm kỳ mới”

Đây là chủ đề công tác năm 2025 đã được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thống nhất thông qua tại hội nghị lần thứ 59 được tổ chức vào ngày 23/11. Tại hội nghị này, Ban Chấp hành Đảng bộ đã nghe và cho ý kiến về tình hình, kết quả công tác năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 cùng nhiều nội dung quan trọng khác. Đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng,...

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp lãnh đạo một số tập đoàn lớn của Malaysia

Trong hai ngày 22 và 23/11, tại Kuala Lumpur, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp lãnh đạo một số tập đoàn lớn của Malaysia trong các lĩnh vực phát triển kỹ thuật, bất động sản và cơ sở hạ tầng, dịch vụ đa ngành. Tổng Bí thư ghi nhận, đánh giá cao sự đồng hành và đóng góp của các doanh nghiệp trong hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại...

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội

Chiều 22/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Trước khi thảo luận tại tổ, làm việc tại hội trường, các đại biểu Quốc hội đã nghe Bộ trưởng...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen

Chiều nay, 22/11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen. Chủ tịch Hun Sen nhiệt liệt chào đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lần đầu tiên thăm chính thức Campuchia trên cương vị người đứng đầu Cơ quan lập pháp và đại diện Lãnh đạo Đảng,...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP), chiều 22/11, tại thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet. Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet trân trọng cảm...

Bí thư Thái Bình Ngô Đông Hải làm phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương

Bộ Chính trị điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương. Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng...

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn Malaysia, Chủ tịch Đảng UMNO

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, ngày 22/11, tại Kuala Lumpur, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch Đảng Tổ chức thống nhất dân tộc Mã Lai (UMNO) Dato’ Seri Dr. Ahmad Zahid Hamidi và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia. Tại buổi tiếp, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch...

Trao Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Đinh Thế Huynh

Ngày 22/11, Đảng ủy Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Lễ trao Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Đinh Thế Huynh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư khóa XII. Dự Lễ trao Huy hiệu Đảng có các đồng chí: Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Lâm Thị Phương Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng,...

Thông cáo báo chí số 23 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Ngày 22/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 23 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Thứ Sáu, ngày 22/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 23 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Buổi sáng, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, nghe...

ĐBQH tỉnh Quảng Ninh cho ý kiến vào một số dự án luật quan trọng

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 22/11, Quốc hội tiến hành phiên thảo luận tổ về: Dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Cho ý kiến...

Tin nổi bật

Tin mới nhất