Powered by Techcity

Nỗ lực thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2024 và cả nhiệm kỳ 2021-2025

Ngày 5/1, Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Chính phủ và chính quyền địa phương.

Các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai và các đồng chí phó Thủ tướng Chính phủ dự Hội nghị.

Cùng dự tại điểm cầu Trụ sở Chính phủ, có Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương. Thủ tướng Phạm Minh Chính và các Phó Thủ tướng chủ trì Hội nghị.

Phát biểu ý kiến khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ, Hội nghị rất vui mừng được chào đón và cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các ban, bộ, ngành, địa phương đã quan tâm, dành thời gian đến dự. Đặc biệt, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, do điều kiện bận công tác chưa đến dự được, đã gửi lời chúc mừng đến Hội nghị và kết quả của năm 2023 có thể nói cao hơn năm 2022 và giao nhiệm vụ cho Chính phủ không được chủ quan, thỏa mãn mà phải nỗ lực phấn đấu hơn nữa để năm 2024 lại có kết quả nhiều hơn năm 2023.

Thay mặt Chính phủ và với tình cảm cá nhân, Thủ tướng xin gửi tới đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng toàn thể các đồng chí, quý vị đại biểu lời cảm ơn chân thành, lời chào trân trọng, lời thăm hỏi thân tình và lời chúc mừng năm mới tốt đẹp nhất!

Thủ tướng nhấn mạnh, trên tinh thần bám sát Kết luận số 64 của Trung ương, Kết luận số 65 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 103 của Quốc hội và tình hình thực tiễn; các báo cáo và dự thảo các Nghị quyết của Chính phủ gửi các đại biểu đã đánh giá đầy đủ, khá toàn diện về bối cảnh tình hình năm 2023, kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm; đồng thời dự báo tình hình; đề ra định hướng, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2024.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc Hội nghị.

Thủ tướng nêu một số vấn đề trọng tâm, mang tính gợi mở, định hướng để Hội nghị trao đổi, đóng góp ý kiến:

Về bối cảnh tình hình năm 2023: nhìn lại năm 2023, về tổng thể tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường, cơ hội, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn; trong đó có “những cơn gió ngược” như lạm phát, lãi suất neo ở mức cao; suy giảm tăng trưởng; hậu quả dịch bệnh kéo dài; cạnh tranh chiến lược, xung đột ở Ukraine và Dải Gaza; thiên tai, biến đổi khí hậu; nguy cơ mất an ninh lương thực, năng lượng trên toàn cầu…

Ở trong nước, nền kinh tế chịu “tác động kép” của các yếu tố bất lợi bên ngoài và những hạn chế, bất cập nội tại kéo dài nhiều năm bộc lộ rõ hơn sau đại dịch Covid-19. Trong khi đó, nước ta là nước đang phát triển, xuất phát điểm thấp, nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi, quy mô còn khiêm tốn, có độ mở cao, khả năng chống chịu, sức cạnh tranh còn hạn chế – một biến động nhỏ bên ngoài cũng có thể tác động, ảnh hưởng lớn đến bên trong.

Thủ tướng đề nghị các đại biểu phân tích, đánh giá, làm sâu sắc hơn bối cảnh tình hình năm 2023 và tác động, ảnh hưởng đến nước ta thế nào? Trong bối cảnh đó, Việt Nam thể hiện rõ là thành viên có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế ra sao? Thí dụ, chúng ta vừa bảo đảm vững chắc an ninh lương thực trong nước, vừa đẩy mạnh xuất khẩu gạo đạt 8,3 triệu tấn, thu về trên 4,8 tỷ USD, lại góp phần bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu…

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, nhà nước tham dự Hội nghị.

Về công tác chỉ đạo điều hành: việc đánh giá “Nhìn chung, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành có kinh nghiệm hơn, đổi mới, chủ động, linh hoạt, hiệu quả hơn” đã đúng chưa, đã khách quan chưa? Điểm mới trong chỉ đạo, điều hành năm 2023 là gì? Phải chăng trong điều kiện khó khăn, Chính phủ, chính quyền địa phương đã bám sát các Nghị quyết, Kết luận của Đảng, Quốc hội, Hội đồng nhân dân và vận dụng sáng tạo trong thực tiễn nhằm “xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái” để có được những kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực như trong báo cáo gửi các đại biểu?

Trên thực tế, các cấp, các ngành, các địa phương đã nắm chắc tình hình và có phản ứng chính sách kịp thời, phù hợp, hiệu quả chưa? Đã lắng nghe các ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, cộng đồng doanh nghiệp, người dân, các tổ chức quốc tế thế nào?

Việc tổ chức kịp thời nhiều hội nghị và ra nhiều quyết sách; việc thành lập 5 Tổ công tác giải ngân đầu tư công và 26 Tổ công tác đến các địa phương góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho ta bài học cụ thể gì? Có điểm gì cần lưu ý để tổ chức tốt hơn trong thời gian tới?

Về kết quả phát triển kinh tế-xã hội năm 2023: Nhìn chung, tình hình kinh tế-xã hội năm 2023 tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước, chúng ta đã cơ bản đạt được mục tiêu tổng quát đề ra là ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; an sinh xã hội và đời sống người dân được cải thiện; phòng chống tham nhũng, tiêu cực được đẩy mạnh; quốc phòng, an ninh được củng cố, tăng cường; đối ngoại, hội nhập quốc tế đạt kết quả toàn diện, nổi bật; uy tín, vị thế của đất nước và niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước được củng cố, tăng cường.

Các đại biểu tham dự Hội nghị.

Đánh giá khái quát như vậy đã đúng, đã thực tế và khách quan chưa? Trong bối cảnh tình hình khó khăn, chúng ta khẳng định những kết quả quan trọng, khá toàn diện đạt được, nhưng cũng cần phân tích, đánh giá có được là vì sao? Điều hành tỷ giá, lãi suất, tín dụng năm 2023 có gì nổi bật so với năm 2022? Bội chi ngân sách nhà nước được kiểm soát tốt, nợ công, nợ nước ngoài quốc gia ở ngưỡng cảnh báo, nhưng để tận dụng được dư địa chính sách tài khóa này cho phát triển kinh tế-xã hội thì cần phải làm gì trong năm tới? Các cấp, các ngành, các địa phương đúc rút được bài học kinh nghiệm gì trong thực tiễn chỉ đạo điều hành chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa? Còn những lĩnh vực nào, chỉ tiêu gì có thể làm tốt hơn, cải thiện hơn trong năm 2024?

Một số chỉ tiêu quan trọng đạt cao nhất trong nhiều năm qua (như vốn FDI thực hiện, giải ngân đầu tư công, xuất siêu, thu ngân sách nhà nước, công tác quy hoạch, sản xuất nông nghiệp, xuất khẩu gạo…) trong bối cảnh khó khăn thể hiện điều gì? Vì sao tình hình thương mại, đầu tư quốc tế khó khăn mà vốn FDI thực hiện vẫn đạt được 23,18 tỷ USD? Giải ngân vốn đầu tư công dự báo đạt 95% kế hoạch, số tuyệt đối cao hơn 146 nghìn tỷ đồng phải chăng là nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các địa phương? Thu ngân sách nhà nước vượt 8,2% dự toán là do kinh tế phục hồi, do tăng cường quản lý thu, hay do cả 2 nguyên nhân hoặc còn các yếu tố khác, hay do dự toán thu chưa sát thực tế? Việc chúng ta đạt và vượt tất cả các chỉ tiêu xã hội có được là do đâu? Bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh; đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, tiêu cực rút ra bài học gì? Kết quả toàn diện, nổi bật của công tác đối ngoại năm 2023 mang lại những cơ hội mới, vận hội mới cần phải tận dụng như thế nào?

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái phát biểu tại Hội nghị.

Từ thực tiễn công tác lãnh đạo quản lý, chỉ đạo điều hành có thể khẳng định: Đạt những kết quả nêu trên là nhờ sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Trung ương, mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; sự chủ động, tích cực, đồng hành của Quốc hội và các cơ quan trong hệ thống chính trị; sự chỉ đạo điều hành quyết liệt, chủ động, kịp thời, sát thực tiễn, có hiệu quả của Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương; sự ủng hộ, tham gia tích cực của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp; sự hợp tác, hỗ trợ của bạn bè quốc tế. Thủ tướng đề nghị các đại biểu phân tích, làm rõ hơn các yếu tố này để tiếp tục làm tốt hơn, hiệu quả hơn trong năm 2024.

Về tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức, Thủ tướng nêu rõ, trong khi chúng ta khẳng định “Kết quả đạt được là cơ bản, nhưng vẫn còn những hạn chế, bất cập, khó khăn, thách thức”; đề nghị các đại biểu phân tích, làm rõ thêm nguyên nhân chủ quan và nêu giải pháp cụ thể đối với các vấn đề: Còn 5 chỉ tiêu không đạt kế hoạch (trong đó cần đặc biệt lưu ý, cần phải làm gì để năng suất lao động tăng nhanh và bền vững trong thời gian tới); sức ép lạm phát và nợ xấu có xu hướng tăng (nhất là trong bối cảnh lạm phát thế giới neo ở mức cao, đồng tiền nhiều nước mất giá, giá dầu thô, lương thực đang biến động mạnh); những khó khăn, điểm nghẽn trong sản xuất kinh doanh, nhất là về xuất khẩu, thị trường, tiếp cận vốn, vướng mắc trên các thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp; cơ cấu lại nền kinh tế còn những hạn chế, bất cập gì; cần làm gì để bảo đảm hiệu quả, bền vững? Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường có gì đáng lưu ý và cần quan tâm hơn? Quốc phòng, an ninh, đối ngoại cần chú trọng vấn đề gì? Vì sao tội phạm ma túy, tội phạm mạng vẫn diễn biến phức tạp? Gần đây vẫn xảy ra một số vụ tai nạn giao thông, cháy nổ nghiêm trọng; phải chăng còn có sự lơ là, chủ quan của một số địa phương, cơ quan, đơn vị?…

Hội nghị diễn ra dưới hình thức trực tiếp tại Văn phòng Chính phủ và trực tuyến đến các địa phương.

Về nguyên nhân tồn tại, hạn chế và bài học kinh nghiệm, Thủ tướng đề nghị các đại biểu phân tích, đánh giá, chỉ rõ tồn tại, hạn chế; nguyên nhân khách quan là gì? Và nhất là nguyên nhân chủ quan, phải chăng là do việc nắm bắt, dự báo tình hình và phản ứng chính sách trong một số trường hợp còn bị động, lúng túng, chưa kịp thời, thiếu hiệu quả? Hay do một số cơ quan, đơn vị, một bộ phận cán bộ, công chức chưa chủ động, tích cực, né tránh, sợ trách nhiệm, sợ sai? Việc huy động nguồn lực còn khó khăn, vướng mắc ở đâu, do thể chế hay do điều hành, do tổ chức thực hiện?…

Về bài học kinh nghiệm, Thủ tướng đề nghị các đại biểu nêu rõ những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn. Phải chăng cần phải theo dõi sát hơn tình hình, có phản ứng chính sách kịp thời, linh hoạt, hiệu quả? Cần phải đoàn kết, thống nhất, phát huy nguyên tắc tập trung dân chủ? Hay cần phải nắm vững các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và vận dụng sáng tạo, hiệu quả, phù hợp thực tiễn trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình?…

Về định hướng, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2024: Thủ tướng nêu rõ, về dự báo tình hình năm 2024, đề nghị các đại biểu tập trung phân tích, đánh giá, dự báo tình hình năm 2024 có vấn đề gì mới? Có diễn biến gì khác biệt, khó khăn hơn năm 2023?

Về trọng tâm chỉ đạo điều hành: để ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, chúng ta cần phải làm gì? Điều hành chính sách tiền tệ, tài khóa kết hợp với các chính sách khác thế nào? Làm thế nào để vừa thúc đẩy các động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu), vừa đẩy mạnh các động lực tăng trưởng mới (kinh tế số, kinh tế xanh, trí tuệ nhân tạo, các ngành, lĩnh vực mới nổi, liên kết vùng)?…

Về các đột phá chiến lược: làm thế nào công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế đạt được kết quả tốt hơn, đột phá hơn, hiệu quả hơn, đúng tiến độ và chất lượng cao hơn? Cải cách thủ tục hành chính, phân cấp, phân quyền, công tác quy hoạch cần tiếp tục đổi mới thế nào? Cần có sáng kiến gì, biện pháp gì để đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng quan trọng quốc gia và hạ tầng chiến lược? Làm sao để huy động được nhiều nguồn lực hơn cho kết cấu hạ tầng chiến lược? Cần có giải pháp gì để tạo chuyển biến có tính đột phá về giáo dục, đào tạo, dạy nghề, tăng năng suất lao động?…

Quang cảnh Hội nghị.

Về cơ cấu lại nền kinh tế, để bảo đảm cơ cấu lại nền kinh tế thực chất, hiệu quả hơn cần phải có chính sách, giải pháp gì? Làm sao để thúc đẩy cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém, sớm giải quyết các dự án, doanh nghiệp yếu kém, thua lỗ còn lại? Có phải liên kết vùng chính là một động lực mới quan trọng để thúc đẩy phát triển 6 vùng kinh tế-xã hội theo các Nghị quyết của Bộ Chính trị?…

Về văn hoá, xã hội, môi trường: cần làm gì để giải quyết bài toán gắn kết hài hòa hơn giữa phát triển văn hóa, xã hội với kinh tế? Để phát triển công nghiệp văn hoá, thúc đẩy nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân? Để huy động, sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực cho bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu?…

Về quốc phòng, an ninh, đối ngoại: Làm thế nào để không bị động, bất ngờ về chiến lược, như chúng ta đã làm tốt trong những năm vừa qua? Để thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng, an ninh gắn kết với phát triển kinh tế-xã hội? Cần có cách làm, giải pháp mới gì để thực hiện hiệu quả cam kết của hoạt động đối ngoại cấp cao? Các cấp, các ngành, các địa phương cần phải làm gì để đẩy mạnh công tác truyền thông chính sách, tạo đồng thuận xã hội? Để phát huy hơn nữa vai trò của công tác dân vận, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể nhân dân cùng cả nước nỗ lực phấn đấu thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2024 và cả nhiệm kỳ 2021-2025?

Tại Hội nghị này, chúng ta rất mong được các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đại biểu góp ý, chỉ đạo để bổ sung, hoàn thiện mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, đặc biệt là chỉ ra những hạn chế, yếu kém, giải pháp để Chính phủ thực hiện hiệu quả hơn trong năm 2024 và những năm tới. Với tinh thần đó, Thủ tướng tuyên bố khai mạc Hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Chính phủ và chính quyền địa phương.



Nguồn

Cùng chủ đề

Ngân hàng Việt Nam 2024: Ổn định trước áp lực, nỗ lực để vươn lên

Trong 9 tháng đầu năm 2024, ngành ngân hàng Việt Nam tiếp tục giữ vững sự ổn định bất chấp áp lực từ thiên tai và lãi suất liên ngân hàng tăng cao. Báo cáo vừa qua của Công ty cổ phần Xếp hạng tín nhiệm đầu tư Việt Nam (VIS Rating) cho thấy các ngân hàng lớn vững vàng vượt khó, trong khi nhóm ngân hàng nhỏ đối mặt với những rủi ro về thanh khoản và lợi...

Nỗ lực thực hiện thành công chủ đề công tác năm

Năm 2024, tỉnh Quảng Ninh lựa chọn chủ đề công tác năm là “Nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế; phát triển văn hóa, con người giàu bản sắc Quảng Ninh”, thể hiện rõ quan điểm của tỉnh trong việc cân đối, hài hòa giữa phát triển kinh tế, xã hội nhanh, mạnh, bền vững với gìn giữ, bảo tồn và phát triển văn hóa, lấy văn hóa làm nguồn lực nội sinh cho sự phát triển. Với...

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đánh giá tình hình kinh tế – xã hội năm 2024

Ngày 16/11, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức hội nghị để đánh giá tình hình, kết quả công tác năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, chủ trì. Năm 2024, trong bối cảnh khó khăn, thách thức nhiều hơn, phát sinh một số vấn đề vượt ngoài dự báo, gần đây nhất là cơn bão số 3 lịch sử, tỉnh phải triển khai khối...

Điện ảnh Việt Nam nỗ lực vươn tầm quốc tế

Mỗi năm, có một lượng lớn dự án phim điện ảnh Việt Nam ra mắt và nhiều phim được chọn dự thi quốc tế. Những thành quả bước đầu với giải thưởng vừa tầm mang đến tín hiệu vui, nhưng vẫn chưa tạo nên dấu ấn mang tính quy mô, tầm cỡ. Với chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam, trong đó có công nghiệp điện ảnh, nền điện ảnh Việt đang có điều kiện thuận lợi...

Mục tiêu thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI

Gần 25 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cam kết vào Việt Nam từ đầu năm đến nay, trong đó có khoảng 14 tỷ USD được giải ngân, cho thấy những tín hiệu lạc quan về triển vọng phục hồi của dòng vốn ngoại, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Cấu trúc vốn FDI đầu tư vào sản xuất có sự chuyển dịch tích cực với xu hướng gia tăng của...

Cùng tác giả

Quốc hội thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Sáng 29/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, với 448/450 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 93,53% tổng số đại biểu Quốc hội. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 8 Chương, 55 Điều quy định về phòng cháy, chữa...

Nghịch lý của ca sĩ Minh Tuyết

Ca sĩ Minh Tuyết hội tụ đủ thanh sắc nhưng còn nhiều điều phải tính toán ở "Chị đẹp đạp gió rẽ sóng" 2024. Thanh sắc toàn vẹn Minh Tuyết nổi lên từ nhóm hát đôi với chị gái - ca sĩ Cẩm Ly. Chị hát đa dạng thể loại, từ nhạc trẻ, nhạc nhẹ đến nhạc vàng, trữ tình. Từ lần đầu xuất hiện tại Chị đẹp đạp gió rẽ sóng, Minh Tuyết đã gây sốt với màn trình diễn nóng...

Kết thúc chuyến tuần tra liên hợp giữa Cảnh sát biển Việt Nam và Trung Quốc

Sáng 29/11, Đoàn công tác Cảnh sát biển Việt Nam đã cập cảng Hải đoàn 11 (Đình Vũ - Hải Phòng), kết thúc thành công chuyến tuần tra liên hợp với lực lượng Cảnh sát biển Trung Quốc lần thứ 2 năm 2024. Trước đó, trong 3 ngày (từ ngày 26 đến 28/11), trên vùng biển lân cận đường phân định Vịnh Bắc Bộ đã diễn ra chuyến tuần tra liên hợp giữa Cảnh sát biển Việt Nam và Cảnh...

Ngân hàng Việt Nam 2024: Ổn định trước áp lực, nỗ lực để vươn lên

Trong 9 tháng đầu năm 2024, ngành ngân hàng Việt Nam tiếp tục giữ vững sự ổn định bất chấp áp lực từ thiên tai và lãi suất liên ngân hàng tăng cao. Báo cáo vừa qua của Công ty cổ phần Xếp hạng tín nhiệm đầu tư Việt Nam (VIS Rating) cho thấy các ngân hàng lớn vững vàng vượt khó, trong khi nhóm ngân hàng nhỏ đối mặt với những rủi ro về thanh khoản và lợi...

Khôi phục tuyến vận tải hành khách quốc tế khu vực biên giới Phòng Thành Cảng (Trung Quốc) – Tiên Yên (Việt Nam) 

Sáng nay, 29/11, tại cửa khẩu Cầu Bắc Luân II, tuyến vận tải hành khách quốc tế khu vực biên giới Phòng Thành Cảng (Trung Quốc) - Tiên Yên (Việt Nam) đoạn tuyến Đông Hưng - Móng Cái được chính thức khôi phục lại hoạt động. Hoạt động tuyến vận tải hành khách quốc tế khu vực biên giới Phòng Thành Cảng (Trung Quốc) - Tiên Yên (Việt Nam) đoạn tuyến Đông Hưng - Móng Cái được hai bên thống...

Cùng chuyên mục

Quốc hội thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Sáng 29/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, với 448/450 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 93,53% tổng số đại biểu Quốc hội. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 8 Chương, 55 Điều quy định về phòng cháy, chữa...

Kết thúc chuyến tuần tra liên hợp giữa Cảnh sát biển Việt Nam và Trung Quốc

Sáng 29/11, Đoàn công tác Cảnh sát biển Việt Nam đã cập cảng Hải đoàn 11 (Đình Vũ - Hải Phòng), kết thúc thành công chuyến tuần tra liên hợp với lực lượng Cảnh sát biển Trung Quốc lần thứ 2 năm 2024. Trước đó, trong 3 ngày (từ ngày 26 đến 28/11), trên vùng biển lân cận đường phân định Vịnh Bắc Bộ đã diễn ra chuyến tuần tra liên hợp giữa Cảnh sát biển Việt Nam và Cảnh...

Quốc hội thông qua Luật Địa chất và khoáng sản

Sáng 29/11, với 446/448 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 93,11% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật Địa chất và khoáng sản. Sáng 29/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật Địa chất và khoáng sản. Kết quả biểu quyết điện tử cho thấy, có 446/448 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm...

Tinh gọn tổ chức bộ máy các cơ quan của Đảng để thực sự là hạt nhân trí tuệ, đội tiên phong lãnh đạo...

Để hiện thực hóa các mục tiêu chiến lược mà Đại hội XIII đã đề ra, hướng tới kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng và 100 năm thành lập nước, trong cuộc trao đổi trực tiếp chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam” tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, ngày 25/11 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định nhiệm vụ: Tập trung tinh...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni

Quốc vương Norodom Sihamoni cho biết, chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam lần này rất quan trọng, mang ý nghĩa lịch sử nhằm củng cố, mở rộng hơn nữa quan hệ hai nước, hai dân tộc ngày một vững mạnh. Chiều 28/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni đang có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam. Thay mặt Quốc hội và nhân dân Việt Nam,...

Trình Quốc hội tiếp tục giảm thuế VAT đến hết tháng 6/2025

Chiều 28/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng. Mở đầu, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc trình bày tờ trình về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng (VAT). Cần tiếp tục giảm thuế VAT 2% nhằm phù hợp với bối cảnh kinh...

Tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tiếp cận tốt hơn với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

Đại biểu Quốc hội cho rằng, việc bổ sung quy định về hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật là cơ sở pháp lý để xây dựng, cập nhật, quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia thống nhất từ Trung ương đến địa phương, qua đó tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tiếp cận tốt hơn với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Bổ sung...

Tiếp tục vun đắp cho quan hệ Việt Nam và Campuchia ngày càng sâu rộng hơn

Tiếp kiến Quốc vương Campuchia, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam luôn coi trọng, dành ưu tiên cao cho việc tăng cường tình đoàn kết, củng cố hợp tác toàn diện với Campuchia. Chiều 28/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni đang thăm Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường. Nhiệt liệt chào mừng Quốc vương và Đoàn đại biểu...

Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Quốc vương Campuchia

Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên hàng đầu cho việc củng cố và phát triển quan hệ với Campuchia. Ngày 28/11, Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni và Đoàn đại biểu cấp cao Vương quốc Campuchia đã đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 28-29/11/2024 theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường. Chiều cùng ngày,...

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến với Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên hàng đầu cho việc xây dựng, phát triển mối quan hệ giữa hai nước không ngừng phát triển tốt đẹp. Chiều 28/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến với Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni đang thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam. Tổng Bí thư Tô Lâm nhiệt liệt chào mừng Quốc vương Norodom...

Tin nổi bật

Tin mới nhất