Powered by Techcity

Chỉ thị 27-CT/TW của Bộ Chính trị: Xử lý nạn lãng phí từ… gốc!

Nạn lãng phí gây nguy hại cho xã hội không kém gì nạn tham nhũng.

Tham nhũng đang được Đảng, Nhà nước “xử lý” rất mạnh tay, không có vùng cấm, còn lãng phí tuy đã có nhiều quy định cụ thể nhưng việc thực hiện thì nhiều nơi lại chưa nghiêm. Lãng phí vẫn xảy ra phổ biến trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, gây những thiệt hại khó đo đếm được. Thế nên mới đây, việc Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị 27-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được dư luận đồng tình ủng hộ.

Trước hết phải nói rằng, chủ trương tiết kiệm, chống lãng phí vốn là việc không mới. Sinh thời, Hồ Chủ tịch đã khẳng định “cần, kiệm, liêm, chính” là yêu cầu nhất thiết phải có, là “tứ đức” cơ bản làm nên “gốc” của người cách mạng. Chỉ rõ tác hại của nạn lãng phí, là “Tham ô có hại, nhưng lãng phí có khi còn hại hơn nhiều, nó tai hại hơn tham ô vì lãng phí rất phổ biến…”, Người nghiêm khắc yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên với tư cách là một công dân của xã hội mới “phải thực hiện cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, phải lấy phê bình và tự phê bình mà tiêu diệt chủ nghĩa cá nhân và bồi dưỡng chủ nghĩa tập thể”.

Thực tiễn thời gian qua đã cho thấy, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm. Đại hội lần thứ VI của Đảng đưa ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, với trọng tâm là đổi mới kinh tế và trong quá trình đó, Đảng luôn coi trọng việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Đảng xác định, “tiết kiệm là chính sách lớn phải được thực hiện trong tất cả các hoạt động sản xuất, xây dựng và tiêu dùng xã hội…”.

Năm 1987, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành quyết định về triệt để tiết kiệm. Năm 1993, Quốc hội khóa IX ban hành Nghị quyết về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, chống buôn lậu. Đến năm 1998, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa X ban hành Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Năm 1998, Chính phủ đã ban hành nghị định quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Năm 2005 Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Hội nghị Trung ương 3 (khóa X) đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí…

Chủ trương thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Đảng, Nhà nước đã tạo những chuyển biến rõ rệt. Mới đây, tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021 đã chỉ rõ: Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã đạt được những kết quả rất quan trọng, tích cực, song hành với kết quả to lớn của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội, tài chính, ngân sách; huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực.

Việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, các nguồn vốn nhà nước khác bảo đảm chặt chẽ, tiết kiệm và hiệu quả hơn. Cơ cấu chi ngân sách nhà nước chuyển biến tích cực, tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển, giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên theo đúng mục tiêu đề ra, nhưng vẫn bảo đảm kinh phí thực hiện các nhiệm vụ về an sinh xã hội, các lĩnh vực quan trọng.

Việc sắp xếp tinh gọn bộ máy, quản lý biên chế, tinh giản biên chế, cải cách thủ tục hành chính đạt được nhiều kết quả tích cực, là một thành tựu và kết quả nổi bật nhất giai đoạn 2016 – 2021. Việc quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên, đất đai, khoáng sản được tăng cường. Một số địa phương đã chú trọng, quyết liệt xử lý thu hồi được nhiều dự án treo, dự án chậm tiến độ, yêu cầu đưa vào sử dụng gần 100 nghìn ha đất của các dự án chậm triển khai. Nhiều vụ án kinh tế gây thất thoát nghiêm trọng vốn, tài sản nhà nước được xử lý nghiêm, có tác dụng cảnh báo, răn đe, hạn chế các hành vi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong quản lý, sử dụng các nguồn lực của đất nước.

Song thẳng thắn nhìn nhận, việc thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội đã chỉ rõ: Việc lập, thẩm định dự toán ngân sách nhà nước chưa sát thực tế. Nợ đọng thuế, thất thu, chậm thu, thu không đúng, không đủ. Vi phạm các quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ còn diễn ra tương đối phổ biến. Kỷ luật, kỷ cương trong lập, chấp hành, tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm chưa nghiêm.

Công tác chuẩn bị đầu tư, lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư các dự án còn nhiều tồn tại, bất cập. Hàng nghìn dự án chậm tiến độ và có xu hướng tăng lên qua các năm. Tổng hợp báo cáo chưa đầy đủ của các bộ, ngành, địa phương năm 2016 có 1.448 dự án chậm tiến độ thì đến năm 2021 là 1.962 dự án, trong đó hầu hết dự án quan trọng quốc gia, các dự án trọng điểm đều chậm tiến độ. Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch còn nhiều hạn chế. Quy hoạch treo, dự án treo còn khá phổ biến…

Nhìn trong đời sống xã hội cũng có thể thấy sự lãng phí đang xảy ra rất phổ biến trong nhiều lĩnh vực. Điển hình như tại Hà Nội, nhiều cơ sở nhà đất công bị bỏ hoang sau sáp nhập đơn vị hành chính. Rồi “đến hẹn lại lên”, vỉa hè lại bị bới tung lên để sửa chữa khiến dư luận băn khoăn, có hay không việc thi công chỉ để tiêu tiền? Rồi ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước là những dự án treo, quy hoạch treo, những công trình kéo dài cả thập kỷ. Đường cao tốc chưa nghiệm thu có những đoạn đã phải sửa chữa. Hay tình trạng đầu tư hạ tầng không hiệu quả vẫn đang tồn tại theo kiểu “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”.

Và hậu quả của nạn lãng phí là hàng ngàn tỉ đồng đã “bốc hơi”!

Nhức nhối trước tình trạng này, dư luận đã bức xúc nêu rõ: Tham nhũng và lãng phí là đôi bạn cùng đường với nhau, có tác động qua lại nhau. Tham nhũng núp bóng lãng phí để hoành hành, lợi dụng khe hở của pháp luật của cơ chế, chính sách để vô trách nhiệm dẫn đến lãng phí, tham nhũng. Tệ hại hơn là tham nhũng còn có thể thu hồi được, còn lãng phí hoàn toàn mất đi.

Tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã thắng thắn chỉ rõ: “Nhiều khi lãng phí còn nhiều hơn cả tham nhũng”.

Nói như vậy để thấy rằng, lãng phí rõ ràng đang gây nên những hậu quả khôn lường, tạo rào cản vô hình trong phát triển kinh tế – xã hội. Nghiêm trọng hơn, lãng phí và tham nhũng chính là mối đe dọa kìm chế khát vọng đưa Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045 như Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng xác định.

Thế nên mới đây, việc Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị 27-CT/TW được dư luận đồng tình, ủng hộ. Nhất là khi Bộ Chính trị đã yêu cầu xem đây là văn hóa ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý. Bộ Chính trị đã yêu cầu rất rõ phải chú trọng các lĩnh vực dễ xảy ra thất thoát, lãng phí, tiêu cực như đấu thầu, đấu giá, quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, tín dụng, quản lý tài sản công, đầu tư công, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp.

Đặc biệt, khi ban hành Chỉ thị 27, Bộ Chính trị đã yêu cầu có phương án giải quyết dứt điểm tồn tại kéo dài đối với các dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm, dự án sử dụng vốn ODA, dự án BOT, BT hiệu quả thấp, gây thất thoát, lãng phí lớn; các ngân hàng thương mại yếu kém; các dự án ngừng triển khai theo kết luận của các cơ quan chức năng, sớm đưa các tài sản này vào phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội.

Không khó để thấy, Đảng đã kê đúng đơn, bắt đúng “bệnh” lãng phí và đưa ra những biện pháp rất quan trọng, cần thiết, triệt để đặc trị nạn lãng phí. Đảng đã xử lý vấn đề lãng phí từ gốc khi yêu cầu coi thực hành tiết kiệm, chống lãng phí “là văn hóa ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý”.

Đây là chủ trương, biện pháp hết sức đúng của Đảng để khắc phục những tồn tại, hạn chế đã phần nào trở thành “căn bệnh” đâu đó trong đời sống xã hội. Tiết kiệm, chống lãng phí cần phải trở thành văn hóa, thành thói quen, nếp sống. 

Điều quan trọng lúc này là các bộ, ban, ngành và từng địa phương cũng như những người đứng đầu mỗi đơn vị nhanh chóng đưa Chỉ thị của Bộ Chính trị vào cuộc sống và tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả!



Nguồn

Cùng chủ đề

Bộ Chính trị thi hành kỷ luật một số ban thường vụ tỉnh ủy và đảng viên

Ngày 11/10, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị nhận thấy: 1. Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hà Giang nhiệm kỳ 2020-2025 đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy định của Đảng, Quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ...

Đoàn Kiểm tra của Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Uông Bí

Ngày 10/10, Đoàn kiểm tra số 1349 của Bộ Chính trị do đồng chí Nghiêm Phú Cường, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Phó trưởng Đoàn kiểm tra, làm việc với BTV Thành ủy Uông Bí kiểm tra về việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Cùng dự buổi làm việc có các đồng chí: Đặng Xuân Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH...

Bộ Chính trị cho ý kiến về Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam

Bộ Chính trị thống nhất xin ý kiến BCH Trung ương Đảng thông qua chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam trước khi Chính phủ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Ngày 18/9, Bộ Chính trị đã họp cho ý kiến về Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam, sau khi nghe Ban cán sự đảng Bộ Giao thông Vận tải...

Làm rõ hơn nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để tiếp tục hoàn thiện thể chế phát triển

Ngày 6/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì họp Bộ Chính trị, cho ý kiến về dự thảo Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2026-2030. Tại hội nghị, sau khi nghe đại diện Tiểu ban Kinh tế-Xã hội Đại hội XIV của Đảng trình bày Tờ trình...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chủ trì họp Bộ Chính trị cho ý kiến vào các văn kiện

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh về dự thảo Báo cáo chính trị, Đại hội lần thứ XIV của Đảng sẽ là một dấu mốc quan trọng trên con đường phát triển của đất nước và dân tộc ta. Sáng 30/8, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho ý kiến vào các văn kiện: Dự thảo Báo cáo...

Cùng tác giả

Tràng An nhận giải thưởng điểm đến có ảnh hưởng năm 2024

Tối 22/11, tại Lễ trao giải Kotler Awards 2024, Quần thể danh thắng Tràng An, di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, vinh dự nhận giải thưởng “Impactful Destination” (điểm đến có ảnh hưởng). Giải thưởng Kotler Awards là một trong những giải thưởng quốc tế uy tín do Giáo sư Philip Kotler sáng lập, nhằm tôn vinh những cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và chuyên gia có thành tích xuất sắc trong các lĩnh vực tiếp...

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp lãnh đạo một số tập đoàn lớn của Malaysia

Trong hai ngày 22 và 23/11, tại Kuala Lumpur, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp lãnh đạo một số tập đoàn lớn của Malaysia trong các lĩnh vực phát triển kỹ thuật, bất động sản và cơ sở hạ tầng, dịch vụ đa ngành. Tổng Bí thư ghi nhận, đánh giá cao sự đồng hành và đóng góp của các doanh nghiệp trong hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại...

MAMA 2024 bị chỉ trích, khán giả bảo ‘đây như một vụ lừa đảo, tôi cảm thấy bị phản bội!’

Khán giả la ó vì thất vọng khi mong đợi thưởng thức màn hát live APT. của Rosé BlackPink và Bruno Mars. MAMA 2024 thực sự đã làm người hâm mộ phẫn nộ. Ngày 22-11 (theo giờ Việt Nam), lễ trao giải MAMA 2024 (Mnet Asian Music Awards) tổ chức tại Log Angeles, Mỹ vào buổi sáng và Nhật Bản vào buổi chiều với sự quy tụ của nhiều sao K-pop nổi tiếng, đặc biệt là Rosé (BlackPink) và "anh...

Sương muối phủ trắng đỉnh Fansipan

Đầu giờ sáng nay (23/11), do ảnh hưởng của gió Đông Bắc, trên đỉnh Fansipan - Lào Cai xuất hiện sương muối đầu tiên trong năm, phủ một băng mỏng trên các lối đi, các điểm ngắm cảnh. Trao đổi với phóng viên, đại diện truyền thông Fansipan Legend cho biết, khoảng 5h cùng ngày, tại đỉnh Fansipan nhiệt độ xuống 2 độ C và xuất hiện sương muối. Theo vị đại diện, do nhiệt độ xuống thấp, một lớp băng...

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vì tương lai bền vững

Tính đến giữa năm 2024, cả nước có hơn 40.000 di tích, trong đó có 8 Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới, 130 Di tích Quốc gia Đặc biệt, 3.621 Di tích Quốc gia, hơn 10.000 di tích cấp tỉnh. Hơn 4000 năm lịch sử đã để lại cho dân tộc Việt Nam những di sản văn hóa rất phong phú và đa dạng. Nó không chỉ là tài sản vô giá của dân tộc mà còn...

Cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp lãnh đạo một số tập đoàn lớn của Malaysia

Trong hai ngày 22 và 23/11, tại Kuala Lumpur, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp lãnh đạo một số tập đoàn lớn của Malaysia trong các lĩnh vực phát triển kỹ thuật, bất động sản và cơ sở hạ tầng, dịch vụ đa ngành. Tổng Bí thư ghi nhận, đánh giá cao sự đồng hành và đóng góp của các doanh nghiệp trong hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại...

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội

Chiều 22/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Trước khi thảo luận tại tổ, làm việc tại hội trường, các đại biểu Quốc hội đã nghe Bộ trưởng...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen

Chiều nay, 22/11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen. Chủ tịch Hun Sen nhiệt liệt chào đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lần đầu tiên thăm chính thức Campuchia trên cương vị người đứng đầu Cơ quan lập pháp và đại diện Lãnh đạo Đảng,...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP), chiều 22/11, tại thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet. Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet trân trọng cảm...

Bí thư Thái Bình Ngô Đông Hải làm phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương

Bộ Chính trị điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương. Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng...

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn Malaysia, Chủ tịch Đảng UMNO

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, ngày 22/11, tại Kuala Lumpur, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch Đảng Tổ chức thống nhất dân tộc Mã Lai (UMNO) Dato’ Seri Dr. Ahmad Zahid Hamidi và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia. Tại buổi tiếp, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch...

Trao Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Đinh Thế Huynh

Ngày 22/11, Đảng ủy Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Lễ trao Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Đinh Thế Huynh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư khóa XII. Dự Lễ trao Huy hiệu Đảng có các đồng chí: Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Lâm Thị Phương Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng,...

Thông cáo báo chí số 23 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Ngày 22/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 23 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Thứ Sáu, ngày 22/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 23 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Buổi sáng, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, nghe...

ĐBQH tỉnh Quảng Ninh cho ý kiến vào một số dự án luật quan trọng

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 22/11, Quốc hội tiến hành phiên thảo luận tổ về: Dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Cho ý kiến...

Ban Pháp chế HĐND tỉnh thẩm tra các báo cáo trình tại kỳ họp thứ 23 HĐND tỉnh

Để chuẩn bị nội dung phục vụ kỳ họp thường lệ cuối năm 2024, HĐND tỉnh khoá XIV, ngày 22/11, Ban Pháp chế HĐND tỉnh tiến hành thẩm tra báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2024 của Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tỉnh, Toà án nhân dân (TAND) tỉnh, Cục Thi hành án dân sự (CTHADS) tỉnh. Theo báo cáo của VKSND tỉnh, năm 2024, ngành kiểm sát hai cấp của tỉnh đã...

Tin nổi bật

Tin mới nhất