Powered by Techcity

Vận dụng triết lý ‘Dĩ bất biến, ứng vạn biến’ trong đối ngoại quốc phòng

Không chỉ là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là Nhà ngoại giao thiên tài. Tư tưởng ngoại giao của Người được kết tinh từ các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, mang giá trị phổ quát, bền vững.

Tháng 5/1946, trước khi lên đường sang Pháp cứu vãn hòa bình cho dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói với cụ Huỳnh Thúc Kháng – khi đó là Bộ trưởng Bộ Nội vụ, rằng: “Tôi vì nhiệm vụ quốc dân giao phó phải đi xa ít lâu, ở nhà trăm sự khó khăn nhờ cậy ở Cụ cùng với anh em giải quyết. Mong cụ dĩ bất biến ứng vạn biến”.

Lời căn dặn của Người đối với Bộ trưởng Bộ Nội vụ Huỳnh Thúc Kháng trước khi Người sang Pháp dự Hội nghị Fontainebleau, trong điều kiện chính quyền cách mạng Việt Nam còn non trẻ và đang ở tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, cũng là lần đầu tiên triết lý “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong công tác đối ngoại được mọi người biết đến.

Hơn 70 năm trôi qua, vận dụng tư tưởng của Người trong xây dựng đường lối đối ngoại và hội nhập quốc tế đã góp phần giúp đất nước có được “cơ đồ, tiềm lực” như ngày nay. Trong bối cảnh tình hình mới, đường lối đối ngoại phù hợp sẽ tạo nên sức mạnh to lớn để xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa đất nước ngày phát triển. Đây là yêu cầu quan trọng trong chiến lược phát triển đối ngoại và hội nhập quốc tế nói chung, đối ngoại quốc phòng không nằm ngoài yêu cầu đó.

Kim chỉ nam trong công tác đối ngoại

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu khai mạc Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32, sáng 19/12/2023. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN

Triết lý “Dĩ bất biến ứng vạn biến” có nghĩa là lấy cái bất biến (cái không thay đổi) ứng phó với cái vạn biến (cái thay đổi); ứng phó với cái vạn biến nhưng không xa rời, vứt bỏ, đánh mất cái bất biến; tuyệt đối không thể đem cái bất biến ấy ra mua bán, đổi chác.

Tiếp nối lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh và truyền thống ngoại giao ngàn năm lịch sử của cha ông, “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” tiếp tục là bản sắc ngoại giao tiêu biểu của Việt Nam. Tính bất biến của bản sắc ngoại giao Việt Nam được thể hiện đậm nét trong đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng, kiên trì lập trường, nguyên tắc về thúc đẩy hòa bình, độc lập dân tộc, chống chiến tranh, tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác cùng có lợi giữa các nước. “Đảm bảo cao nhất lợi ích quốc gia – dân tộc” luôn là mục tiêu bất biến, kim chỉ nam, tiêu chí cao nhất trong triển khai hoạt động đối ngoại và cần được phát huy, thực hiện hiệu quả hơn nữa trong bối cảnh mới.

Từ nhận thức đúng đắn về cái “bất biến” và cái “vạn biến”, Đảng, Nhà nước ta đã xây dựng và triển khai nhiều chủ trương, chính sách đối ngoại linh hoạt, phù hợp: Từ chủ trương “muốn là bạn” đến “sẵn sàng là bạn”, “là đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm” của cộng đồng quốc tế; từ quan niệm “địch”, “ta”, chuyển sang cách nhìn nhận về đối tác, đối tượng. Theo đó, đến nay, Việt Nam đã trở thành thành viên của nhiều tổ chức thế giới và khu vực; tham gia nhiều hiệp ước quan trọng vì sự phát triển, tiến bộ chung trong khu vực và thế giới. Qua đó tranh thủ cơ hội thuận lợi để phát triển kinh tế – xã hội, từng bước củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng, quân sự để bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Những thay đổi, điều chỉnh đó đã tạo cho Việt Nam một sức mạnh đối ngoại mềm dẻo, được các nước trên thế giới đánh giá cao.

Vận dụng linh hoạt trong đối ngoại quốc phòng

Trong công tác đối ngoại nói chung, đối ngoại quốc phòng luôn là một điểm sáng với nhiều hoạt động phong phú trên bình diện song phương và đa phương. Về tổng thể, chính sách quốc phòng của Việt Nam mang tính chất hòa bình và tự vệ; kiên quyết, kiên trì đấu tranh giải quyết mọi tranh chấp, bất đồng bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế; tích cực, chủ động ngăn ngừa, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, thực hiện phương châm bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, sẵn sàng chống chiến tranh xâm lược.

Sách trắng Quốc phòng Việt Nam năm 2019 nêu rõ: Việt Nam kiên định chính sách quốc phòng “bốn không”, chủ trương không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

Đồng thời, Việt Nam tăng cường hợp tác quốc phòng với các nước để nâng cao khả năng bảo vệ đất nước và giải quyết các thách thức an ninh chung. Thực hiện Chiến lược Hội nhập quốc tế và đối ngoại về quốc phòng theo đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhiệm vụ quan trọng, là kế sách giữ nước từ sớm, từ xa bằng biện pháp hòa bình; tạo lập, củng cố niềm tin bảo vệ lợi ích quốc gia – dân tộc; bảo đảm bình đẳng cùng có lợi; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo sức mạnh tổng hợp, tăng cường vị thế quốc tế và độc lập, tự chủ của đất nước. Việt Nam chủ trương phát triển quan hệ hợp tác quốc phòng với tất cả các nước, nhất là các nước láng giềng, các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện…

Như vậy, cái “bất biến” của Chiến lược Quốc phòng Việt Nam là chiến lược phòng thủ quốc gia, bảo vệ đất nước, giữ nước từ sớm, từ xa, từ khi nước chưa nguy, sẵn sàng chống chiến tranh xâm lược; mang tính hòa bình, tự vệ bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; dựa trên nền tảng đường lối chính trị đúng đắn là nhân tố quyết định, sức mạnh quốc phòng là then chốt, sức mạnh quân sự là đặc trưng, trực tiếp là sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang, nòng cốt là Quân đội nhân dân; xây dựng, củng cố quan hệ, lòng tin chiến lược với các nước, nhất là các đối tác chiến lược, tạo thế để bảo vệ Tổ quốc; sẵn sàng đánh thắng mọi hình thái chiến tranh xâm lược nếu xảy ra.

Tuy nhiên, để giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế sẽ đòi hỏi những biện pháp “ứng vạn biến”. Giữ vững độc lập, tự chủ không chỉ bao gồm giảm sự lệ thuộc, chống sự áp đặt, lôi kéo, chi phối, mà còn là nêu cao, phát huy tính chủ động trong tham gia vào công việc chung của khu vực và quốc tế.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng với các lực lượng lên đường thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Nam Sudan. Ảnh tư liệu: Thống Nhất/TTXVN

Là quốc gia có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, Việt Nam thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ, đồng thời tích cực hợp tác cùng các quốc gia khác giải quyết các vấn đề an ninh đang nổi lên, góp phần bảo vệ hòa bình, ổn định của khu vực và thế giới. Việt Nam đánh giá cao vai trò của Liên hợp quốc trong các hoạt động gìn giữ hòa bình, ngăn ngừa xung đột, chiến tranh; thực thi những chuẩn mực cốt lõi của quan hệ quốc tế trong Hiến chương Liên hợp quốc.

Quyết định cử lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc của Việt Nam có ý nghĩa chính trị quan trọng đối với thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng theo chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng, Nhà nước, Quân đội.

Sau gần 10 năm triển khai lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, Việt Nam đã cử 786 lượt cán bộ, nhân viên đi thực hiện nhiệm vụ tại các phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc ở cả hình thức cá nhân và đơn vị. Các lực lượng của Việt Nam được triển khai luôn phát huy tốt vai trò, trách nhiệm trên cương vị, chức trách được giao, được Liên hợp quốc và bạn bè quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.

Tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc đã thể hiện bước phát triển mới về trình độ hội nhập quốc tế của Quân đội ta khi Quân đội được Bộ Chính trị, Trung ương Đảng tin tưởng giao nhiệm vụ làm lực lượng tiên phong, đi đầu trong lĩnh vực mới đầy nhạy cảm chính trị, khó khăn và thách thức này.

Đây cũng là công cụ hữu hiệu để chúng ta thực hiện kế sách bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, bằng biện pháp hòa bình. Qua đó, khẳng định rõ quan điểm của Đảng là gắn hòa bình, ổn định của quốc gia với giải quyết các vấn đề an ninh, hòa bình đang nổi lên trong khu vực và trên thế giới; tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc tăng cường hội nhập và hợp tác quốc tế về quốc phòng, thúc đẩy quan hệ hợp tác với các nước, nâng cao năng lực cán bộ, góp phần nâng cao tiềm lực quốc phòng, xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.

Bên cạnh đó, Việt Nam tăng cường hợp tác quốc phòng đa phương nhằm góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền quốc gia; chủ động, tích cực cùng các nước ASEAN xây dựng cộng đồng ASEAN vững mạnh. Đồng thời, Việt Nam tiếp tục đóng góp thực chất và mở rộng quy mô, phạm vi tham gia huấn luyện, diễn tập chung về hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa, tìm kiếm cứu nạn; hợp tác quốc tế khắc phục hậu quả chiến tranh; tích cực tham gia nỗ lực chống phổ biến vũ khí hạt nhân và vũ khí hủy diệt hàng loạt; hợp tác bảo vệ và giao lưu hữu nghị biên giới…



Nguồn

Cùng chủ đề

Thành phố Móng Cái (Việt Nam) bàn giao lồng nuôi trồng thủy sản đợt 1 cho thành phố Đông Hưng (Trung Quốc)

Ngày 11/10/2024, sau khi thống nhất với Văn phòng Ngoại vụ thành phố Đông Hưng (Trung Quốc); Văn phòng HĐND - UBND TP Móng Cái (Việt Nam) và đại diện các cơ quan chức năng đã tiến hành bàn giao lồng nuôi trồng thủy sản đợt 1 cho Văn phòng Ngoại vụ thành phố Đông Hưng (Trung Quốc). Thực hiện công tác đối ngoại và việc phối hợp, hợp tác toàn diện giữa TP Móng Cái (Việt Nam) và TP...

Thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh

Sáng 16/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các bộ, ban, ngành liên quan để đi sâu đánh giá tình hình triển khai Nghị quyết 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các nội dung liên quan trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Tại cuộc họp, trên cơ sở phân...

Móng Cái: Nâng cao hiệu quả quan hệ đối ngoại

Là thành phố biên giới, cửa khẩu, Móng Cái luôn duy trì, mở rộng và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, ngoại giao nhân dân.  Được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền TP Móng Cái (Việt Nam) và khu Phòng Thành (Trung Quốc), ngày 26/8/2014, thôn Pò Hèn (Việt Nam) và thôn Thán Sản (Trung Quốc) đã tổ chức Lễ ký kết nghĩa cụm dân cư 2 bên biên giới. Qua 10...

Thúc đẩy hợp tác quốc phòng, đưa quan hệ Việt Nam và Nhật Bản đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả

Trong cuộc tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Kihara Minoru đang thăm chính thức Việt Nam chiều 6/8 tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh thúc đẩy quan hệ quốc phòng song phương, đưa quan hệ Việt Nam và Nhật Bản phát triển đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả hơn, vì hòa bình, thịnh vượng và phát triển của mỗi nước, khu vực và trên thế giới. Qua Bộ trưởng, Thủ...

Việt Nam và Ấn Độ ký Ý định thư về hợp tác đào tạo quốc phòng

Hai bên cam kết thúc đẩy triển khai các cơ chế hợp tác đã thống nhất; hợp tác quân binh chủng; đào tạo; thúc đẩy hợp tác công nghiệp quốc phòng; hợp tác an ninh mạng; quân y; cứu hộ cứu nạn. Chiều 1/8, Đối thoại chính sách quốc phòng Việt Nam-Ấn Độ lần thứ 14 đã diễn ra tại thủ đô New Delhi của Ấn Độ dưới sự đồng chủ trì của Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên...

Cùng tác giả

Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Lễ trao giải Cuộc thi chính luận về Bảo vệ nền tảng...

Tối 20/10, Lễ trao giải Cuộc thi chính luận về Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư, năm 2024 đã diễn ra tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo. Chúng tôi trân trọng giới thiệu nội dung phát biểu: Thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước;Thưa các quý vị đại biểu, khách quý!Thưa toàn thể đồng bào...

Trao QĐ thăng quân hàm Đại tướng, Thượng tướng cho lãnh đạo Công an, Quân đội

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị các đồng chí được thăng cấp bậc hàm, quân hàm Đại tướng, Thượng tướng nỗ lực xây dựng Quân đội, Công an trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Chiều 20/10, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Thống lĩnh các lực lượng vũ trang đã chủ trì buổi...

Quốc hội sẽ tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước trong ngày làm việc đầu tiên của Kỳ họp thứ 8

Theo chương trình dự kiến của Kỳ họp thứ 8 trình Quốc hội thông qua, trong ngày họp đầu tiên của kỳ họp, Quốc hội sẽ tiến hành quy trình nhân sự bầu Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026. Kịp thời tháo gỡ vướng mắc về thể chế, chính sách Chiều 20/10, Văn phòng Quốc hội tổ chức họp báo về chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Ông Vũ Minh Tuấn, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội...

Jennie (Blackpink) trở lại vị trí Top 1 danh tiếng

Nhờ màn tái xuất bùng nổ với “Mantra", Jennie (Blackpink) quay trở lại vị trí Top 1 bảng xếp hạng danh tiếng nữ thần tượng Kpop sau 9 tháng. Viện Nghiên cứu Kinh doanh Hàn Quốc vừa công bố bảng xếp hạng danh tiếng thương hiệu tháng 10 của các thành viên nhóm nhạc nữ Kpop. Bảng xếp hạng được xác định thông qua phân tích mức độ tham gia của người tiêu dùng, phạm vi phủ sóng truyền thông và...

Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

Ngày 20/10, tại Hội trường Diên Hồng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại điểm cầu Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Ba Đình, Hà Nội, kết nối với 14.934 điểm cầu trên toàn quốc, với hơn 1,2 triệu...

Cùng chuyên mục

Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Lễ trao giải Cuộc thi chính luận về Bảo vệ nền tảng...

Tối 20/10, Lễ trao giải Cuộc thi chính luận về Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư, năm 2024 đã diễn ra tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo. Chúng tôi trân trọng giới thiệu nội dung phát biểu: Thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước;Thưa các quý vị đại biểu, khách quý!Thưa toàn thể đồng bào...

Trao QĐ thăng quân hàm Đại tướng, Thượng tướng cho lãnh đạo Công an, Quân đội

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị các đồng chí được thăng cấp bậc hàm, quân hàm Đại tướng, Thượng tướng nỗ lực xây dựng Quân đội, Công an trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Chiều 20/10, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Thống lĩnh các lực lượng vũ trang đã chủ trì buổi...

Quốc hội sẽ tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước trong ngày làm việc đầu tiên của Kỳ họp thứ 8

Theo chương trình dự kiến của Kỳ họp thứ 8 trình Quốc hội thông qua, trong ngày họp đầu tiên của kỳ họp, Quốc hội sẽ tiến hành quy trình nhân sự bầu Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026. Kịp thời tháo gỡ vướng mắc về thể chế, chính sách Chiều 20/10, Văn phòng Quốc hội tổ chức họp báo về chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Ông Vũ Minh Tuấn, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội...

Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

Ngày 20/10, tại Hội trường Diên Hồng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại điểm cầu Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Ba Đình, Hà Nội, kết nối với 14.934 điểm cầu trên toàn quốc, với hơn 1,2 triệu...

Đại hội Đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Quảng Ninh lần thứ VII

Sáng 20/10, tại TP Hạ Long đã diễn ra Đại hội Đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh Quảng Ninh lần thứ VII, nhiệm kỳ 2024 – 2029. Dự và chỉ đạo tại Đại hội có các đồng chí: Nguyễn Phạm Duy Trang, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng đội Trung ương; Nguyễn Xuân Hiếu, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Phó Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam. Về phía...

Chính thức khai mạc Đại hội đồng liên Nghị viện ASEAN lần thứ 45

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn Đại biểu Cấp cao Quốc hội Việt Nam tham dự Lễ khai mạc Đại hội đồng AIPA-45 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia ở thủ đô Vientiane (Lào). ZaloFacebookTwitterBản inCopy link Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 19/10, Đại hội đồng liên Nghị viện ASEAN lần thứ 45 (AIPA-45) đã khai mạc trọng thể tại Trung tâm Hội nghị quốc gia ở thủ đô Vientiane (Lào) với sự tham dự...

Thông điệp quan trọng của Chủ tịch Quốc hội tại Phiên toàn thể thứ nhất AIPA-45

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: "Đây là thời điểm để chúng ta thực hiện những bước chuyển mình mạnh mẽ cho một ASEAN tầm vóc, tự cường, năng động, gắn kết và là tâm điểm của tăng trưởng." Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 19/10, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia ở Thủ đô Vientiane (Lào), Đại hội đồng AIPA-45 đã tiến hành Phiên họp toàn thể thứ nhất với chủ đề "Vai trò của Nghị viện trong...

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến các nội dung trình kỳ họp thứ 22 của HĐND tỉnh

Ngày 19/10, Ban Thường vụ Tỉnh ủy họp để nghe và ý kiến về dự kiến một số nội dung, chương trình Kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề) của HĐND tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026 cùng nhiều nội dung quan trọng khác. Kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề) của HĐND tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026 dự kiến diễn ra vào 5/11/2024. Nội dung trình tại kỳ họp dự kiến có 16 nội dung do...

Thủ tướng: Triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện ổn định, lâu dài

Sáng 19/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành về tình hình triển khai các dự án quan trọng để bảo đảm cung ứng đủ điện, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia năm 2025 và nhưng năm tiếp theo. Dự cuộc họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc; lãnh đạo các...

Kiều bào tiêu biểu góp phần vào thành công của Đại hội X Mặt trận Tổ quốc

Ông Đỗ Văn Chiến mong muốn mỗi kiều bào tiêu biểu khi là Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam sẽ ý thức được vinh dự, trách nhiệm lớn để nỗ lực hơn nữa, góp phần củng cố vai trò của Mặt trận. Chiều 18/10, tại Trụ sở Cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Hà Nội), Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương...

Tin nổi bật

Tin mới nhất