Powered by Techcity

Bảo vệ “lá phổi xanh”

Những năm qua, tỉnh Quảng Ninh có nhiều cơ chế, chính sách nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ, phát triển rừng. Qua đó, góp phần quan trọng vào mục tiêu chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”; cân bằng hài hòa giữa phát triển công nghiệp, khai khoáng và bảo vệ môi trường.

g
Bản làng xã Đại Dực, huyện Tiên Yên nằm xen giữa màu xanh cây rừng.

Giữ “lá phổi xanh”

Theo Luật Lâm nghiệp, bảo vệ rừng chính là việc giữ gìn, ngăn chặn bằng mọi cách để rừng phát triển một cách tự nhiên không bị chặt phá hủy hoại môi trường sống bao gồm các nhiệm vụ bảo vệ hệ sinh thái rừng; bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng; phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng. Thời gian qua, công tác bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh được các cấp, các ngành và lực lượng chức năng triển khai với nhiều giải pháp.

Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn – Kỳ Thượng (TP Hạ Long) với diện tích tự nhiên 15.593,8ha được ví như “lá phổi xanh” của tỉnh, có giá trị to lớn về bảo tồn đa dạng sinh học và giàu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái. Theo kết quả điều tra đa dạng sinh học tại Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn – Kỳ Thượng, có 546 loài, thuộc 332 chi của 97 họ các loài cây thân gỗ. Đây là môi trường sống của 64 loài thực vật quý hiếm thuộc 52 chi, 38 họ, trong đó có 43 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam; 31 loài được ghi trong Danh mục sách đỏ của IUCN.

g
Cán bộ kiểm lâm phối hợp với người dân tuần tra, bảo vệ rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn – Kỳ Thượng. 

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm, mang tính “sống còn” đối với Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn – Kỳ Thượng là công tác bảo vệ rừng, ngăn chặn nạn phá rừng và giữ được rừng nguyên sinh. Nhận thức tầm quan trọng này, tập thể lãnh đạo, cán bộ của Khu bảo tồn thường xuyên tuần tra, giữ gìn, bảo vệ nghiêm ngặt diện tích quản lý, nhất là vùng lõi với nhiều loài động vật, thực vật quý hiếm đang sinh trưởng. Ông Ngọc Lê Huy, Giám đốc Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn – Kỳ Thượng, chia sẻ: Ngoài công việc tuần tra, bảo vệ rừng, lực lượng kiểm lâm còn thường xuyên phối hợp với chính quyền các xã kết nối với người dân sinh sống trên địa bàn để nắm bắt thông tin và tuyên truyền để người dân cùng tham gia quản lý, bảo vệ rừng, bảo vệ màu xanh của rừng hiệu quả, giảm dần tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép.

Ông Nguyễn Thanh Khương, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm (Sở NN&PTNT) cho biết: Trên địa bàn tỉnh đã dừng khai thác gỗ tự nhiên từ năm 2004, trước 10 năm khi có Quyết định số 2242/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án tăng cường công tác quản lý khai thác gỗ rừng tự nhiên giai đoạn 2014-2020. Điều này khẳng định rõ quan điểm chỉ đạo nhất quán của tỉnh về bảo vệ, phát triển bền vững rừng, phục vụ cho phát triển các ngành dịch vụ, du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái. Chi cục Kiểm lâm đã tham mưu tỉnh chỉ đạo các địa phương, sở, ngành liên quan, chủ rừng ưu tiên các biện pháp khoanh nuôi, phục hồi, bảo vệ rừng nhằm đảm bảo duy trì, phát triển ổn định diện tích rừng tự nhiên hiện có, giám sát chặt chẽ đối với các dự án chuyển mục đích sử dụng đất rừng sang mục đích khác.

g
Các lực lượng chức năng phối hợp, triển khai phương án diễn tập chữa cháy rừng cấp tỉnh năm 2023.

Để nâng cao hiệu quả bảo vệ rừng, ngành Kiểm lâm tỉnh cũng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong quản lý, giám sát, bảo vệ rừng. Nổi bật là ứng dụng phần mềm theo dõi diễn biến tài nguyên rừng đã giúp cán bộ Chi cục Kiểm lâm tỉnh và các Hạt Kiểm lâm ở cơ sở có được những thông tin chính xác về vị trí lô, khoảnh, chủ rừng, loại rừng mà không cần đến máy định vị GPS. Phần mềm này được tích hợp trên điện thoại thông minh, giúp cho việc thực địa của cán bộ kiểm lâm khi kiểm tra vị trí, khoanh vẽ diện tích lô rừng ngoài thực địa một cách nhanh chóng, chính xác, giảm thiểu việc sử dụng bản đồ giấy, nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc. Ngoài ra, Chi cục Kiểm lâm còn khuyến khích các hạt kiểm lâm thường xuyên truy cập vào hệ thống cảnh báo cháy rừng của trang thông tin điện tử Cục Kiểm lâm để sớm phát hiện, xử lý nhanh các vụ cháy rừng. Đồng thời, sử dụng phần mềm cảnh báo cháy rừng cập nhật theo giờ giúp nâng cao khả năng tương tác, phối hợp giữa các phòng chức năng của Chi cục Kiểm lâm tỉnh với hạt kiểm lâm, ban quản lý rừng ở trong tỉnh…

Nhờ vậy, diện tích rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh được bảo vệ tốt, trong đó có gần 71.000ha rừng tập trung được bảo vệ nghiêm ngặt tại các ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên, đơn vị quốc phòng và các công ty lâm nghiệp; còn lại trên 51.350ha được quản lý, bảo vệ bởi các doanh nghiệp, UBND các xã và cộng đồng dân cư theo quy định của pháp luật.

Hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh

Đối với Quảng Ninh, rừng không chỉ có vị trí đặc biệt quan trọng trong phòng hộ, bảo vệ đầu nguồn, vùng ven biển, bảo tồn đa dạng sinh học, hạn chế thiên tai, tạo nguồn sinh thủy, đảm bảo chiến lược an ninh nguồn nước, mà còn đóng vai trò quan trọng gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, đưa du lịch phát triển bền vững và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đồng thời, tạo việc làm, nâng cao đời sống cho người dân vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và góp phần đảm bảo an ninh, quốc phòng, là vành đai xanh bảo vệ biên giới. Quan điểm xuyên suốt của tỉnh Quảng Ninh là: Phát triển lâm nghiệp phải đồng bộ từ trồng rừng, cải tạo rừng, quản lý, bảo vệ, phát triển rừng; sử dụng hợp lý, tiết kiệm bền vững tài nguyên rừng đến khai thác, chế biến lâm sản, dịch vụ môi trường rừng… đảm bảo phù hợp với định hướng phát triển KT-XH nhanh, bền vững của tỉnh.

g
Cán bộ Hạt Kiểm lâm TP Móng Cái kiểm tra diện tích rừng ngập mặn trên địa bàn.

Đồng thời, quản lý chặt chẽ, bảo vệ và phục hồi rừng tự nhiên gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái, đảm bảo an ninh nguồn nước và nâng cao chất lượng rừng trồng. Trong đó, chú trọng trồng rừng gỗ lớn, lâm đặc sản, đáp ứng nhu cầu lâm sản tại chỗ và làm nguyên liệu chế biến xuất khẩu; huy động mọi nguồn lực xã hội để đầu tư cho công tác bảo vệ, phát triển rừng; chú trọng hoàn thiện, nâng cao chất lượng hệ thống rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, phát triển rừng phòng hộ ven viển, hoàn thành việc chuyển đổi diện tích rừng sản xuất sang rừng phòng hộ, rừng đặc dụng theo đúng quy hoạch; gắn phát triển lâm nghiệp bền vững với các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững; tạo việc làm và thu nhập, nâng cao mức sống cho những người làm nghề rừng…

Với quan điểm đó, tỉnh có nhiều quyết sách quan trọng mang tính chiến lược nhằm phát triển bền vững rừng. Sau khi Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 13-CT/TW (ngày 12/1/2017) “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng”, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 19-NQ/TU (ngày 28/11/2019) “Về phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030”. Quảng Ninh là tỉnh đầu tiên trong cả nước ban hành được nghị quyết chuyên đề về phát triển lâm nghiệp bền vững.

HĐND tỉnh cũng ban hành nhiều nghị quyết liên quan đến rừng, như: Khuyến khích phát triển sản xuất hàng hoá nông nghiệp tập trung; chính sách đặc thù khuyến khích phát triển lâm nghiệp bền vững; khuyến khích đầu tư, liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp… Các nghị quyết, chương trình hành động của tỉnh được các đơn vị, địa phương khẩn trương triển khai thực hiện, cụ thể hóa bằng các giải pháp khả thi, phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm, gắn với tình hình thực tế của tỉnh và từng địa phương, đơn vị. Qua đó, đã tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong toàn Đảng bộ và nhân dân trên địa bàn tỉnh trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; góp phần nâng cao trách nhiệm của cả hệ thống chính trị trong triển khai các dự án phát triển KT-XH và sự vào cuộc của người dân trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Lãnh đạo huyện Ba Chẽ thăm mô hình trồng rừng gỗ lớn ở xã Nam Sơn.
Lãnh đạo huyện Ba Chẽ thăm mô hình trồng rừng gỗ lớn ở xã Nam Sơn.

Trong 3 năm gần đây, tổng diện tích trồng rừng tập trung trên địa bàn tỉnh đạt 38.451ha (1.973ha rừng phòng hộ; 36.478ha rừng sản xuất) bình quân mỗi năm trồng 12.817ha; tỷ lệ che phủ rừng đạt 55%. Đặc biệt, với chủ trương chuyển đổi sang trồng cây gỗ lớn, cây lâu năm, từ năm 2022 đến nay toàn tỉnh đã trồng được 3.364ha lim, giổi, lát (năm 2022 trồng 2.288,8ha; năm 2023 trồng 1.075,2ha). Sở NN&PTNT đã hoàn thành xây dựng Đề án phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trình UBND tỉnh phê duyệt, trong đó có phương án trồng rừng gỗ lớn, trồng rừng bằng lim, lát, giổi và xây dựng bản đồ phân vùng định hướng trồng gỗ lớn, cây bản địa cho từng huyện, thị xã, thành phố với tổng diện tích phân vùng định hướng trồng các loại cây trên là 58.625ha.

Ngày 3/8/2023, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2216/QĐ-UBND về phê duyệt kết quả nhiệm vụ lập Đề án Phát triển bền vững một số loài lâm sản ngoài gỗ có giá trị cao dưới tán rừng trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến 2030, trong đó có danh mục và hướng dẫn kỹ thuật một số loài cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị cao phát triển dưới tán rừng trên địa bàn tỉnh để các địa phương, người dân, doanh nghiệp tham gia trồng rừng gỗ lớn và trồng xen các loại cây lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng áp dụng. Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, đến nay có 5 địa phương xây dựng Đề án phát triển rừng trồng lim, giổi, lát giai đoạn 2020-2025: Móng Cái, Bình Liêu, Tiên Yên, Hạ Long, Ba Chẽ. Các địa phương khác đang triển khai thực hiện.

Theo ông Vũ Duy Văn, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, khi rừng được bảo vệ và phát triển; vốn rừng được đảm bảo và ngày càng nâng cao giá trị thì chủ rừng, lao động nghề rừng, các đơn vị doanh nghiệp, các lĩnh vực kinh tế gắn với rừng có quyền và hoàn toàn có thể làm giàu từ rừng. Thực tế hiện nay đất rừng, nghề rừng mang lại nguồn lợi đáng kể cho người dân. Theo khảo sát của Sở NN&PTNT, rừng mang lại việc làm cho khoảng 60.000 lao động, thu nhập trung bình gần 5 triệu đồng/người/tháng.

Cũng theo ông Văn, trên địa bàn tỉnh hiện tiếp tục xây dựng và thực hiện các giải pháp phát triển lâm nghiệp bền vững có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với định hướng, yêu cầu, điều kiện thực tiễn tại địa phương, đảm bảo phát huy tối đa tiềm năng và hiệu quả, tránh lãng phí nguồn lực, trong đó tập trung vào một số nhiệm vụ: Tiếp tục tập trung thực hiện các nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển lâm nghiệp bền vững; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước đáp ứng yêu cầu phát triển lâm nghiệp bền vững, trong đó chú trọng kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy định quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; công tác quản lý giống cây trồng, hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của các chủ rừng là tổ chức, cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng dân cư về mục đích, ý nghĩa, hiệu quả KT-XH việc trồng rừng cây gỗ lớn và chuyển đổi rừng trồng cây gỗ nhỏ sang trồng cây gỗ lớn; vận động người dân tích cực, chủ động đăng ký tham gia chương trình trồng rừng cây gỗ lớn, ổn định sinh kế và làm giàu từ rừng; khuyến khích và thu hút có hiệu quả nguồn lực xã hội để đầu tư trồng rừng cây gỗ lớn.



Nguồn

Cùng chủ đề

TP Uông Bí: Chuẩn bị các điều kiện cho vụ trồng rừng mới

Sau hơn 2 tháng cơn bão đi qua, đến nay TP Uông Bí đã hoàn thành 3 đợt phê duyệt hỗ trợ đối với những hộ trồng rừng bị thiệt hại với tổng kinh phí trên 1,5 tỷ đồng. Hiện các hộ dân và các công ty lâm nghiệp vẫn đang tích cực thực hiện tận thu, dọn dẹp phòng chống cháy rừng (PCCR), chuẩn bị hiện trường trồng rừng vụ mới. Phường Vàng Danh là một trong những địa...

Khôi phục sản xuất lâm nghiệp

Bão số 3 vừa qua đã gây thiệt hại cho ngành Lâm nghiệp tỉnh Quảng Ninh ước trên 6.400 tỷ đồng với hơn 117.000ha rừng bị gãy đổ từ 30-100%. Để hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả thiên tai, sớm khôi phục sản xuất lâm nghiệp, tỉnh đã có nhiều chính sách, chỉ đạo các địa phương tích cực thực hiện việc rà soát, kiểm đếm, lập danh sách hỗ trợ, giúp người dân, các công ty...

Quyết liệt triển khai các giải pháp bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng

Chiều 8/10, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Sở TT&TT tỉnh và Hội Nhà báo tỉnh tổ chức Hội nghị Thông tin báo chí thường kỳ kết hợp với hội nghị Giao ban báo chí tháng 10 năm 2024. Tại hội nghị Thông tin báo chí thường kỳ, đại diện lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm, Sở NN&PTNT đã thông tin nhanh tới đại diện các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh về thiệt hại về...

Các địa phương đẩy nhanh tiến độ kiểm đếm và triển khai đợt cao điểm thu dọn, vệ sinh rừng

Sáng 5/10, đồng chí Nghiêm Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đã đi kiểm tra công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; phát động đợt cao điểm thu dọn, vệ sinh rừng, tận thu, tận dụng lâm sản trên diện tích rừng bị thiệt hại do bão số 3 gây ra trên địa bàn một số địa phương trong tỉnh. Kiểm tra tại khu 7, phường Hồng Hà, TP Hạ Long, trước đó vào 12h ngày 4/10 đã xảy...

Hồi sinh những cánh rừng ở Ba Chẽ

Bão số 3 đi qua, người trồng rừng trên địa bàn huyện không khỏi xót xa bởi sự tàn phá của thiên nhiên với cơ nghiệp bao năm gây dựng. Xây dựng cơ chế, chính sách để khôi phục sản xuất lâm nghiệp là một trong những vấn đề cấp thiết huyện đang quan tâm thực hiện. Là đơn vị có diện tích rừng trồng và quản lý lớn nhất trên địa bàn huyện, sau bão, Công ty TNHH MTV...

Cùng tác giả

Thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa

Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 đã được Quốc hội thông qua sáng 27/11, với 430 đại biểu tán thành, chiếm 89,77% tổng số đại biểu Quốc hội. Bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo...

Khai mạc hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam-Hoa Kỳ lần thứ 7

Khẳng định doanh nghiệp sẽ là nguồn sức mạnh khai phá tiềm năng hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ không giới hạn, Thủ tướng yêu cầu các doanh nghiệp đẩy mạnh kết nối với "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ." Ngày 27/11 tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp cùng Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội (AmCham) và Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Washington tổ chức...

Nhóm nhạc 4 “Anh trai say hi” gây tranh cãi

Nhóm nhạc MOPIUS đã chính thức được giới thiệu bao gồm 4 anh trai bước ra từ "Anh trai say hi". Tối 26/11, cộng đồng người hâm mộ "Anh trai say hi" dậy sóng vì sự ra mắt của nhóm nhạc MOPIUS gồm 4 thành viên là: Quang Hùng MasterD, JSOL; HURRYKNG và Dương Domic. "Tụi mình - MOPIUS chính thức ra mắt rồi đây! Tụi mình gồm 4 thành viên: JSOL, Quang Hùng MasterD, Dương Domic và HURRYKNG. Tụi mình...

Bộ Công Thương thúc đẩy nhập khẩu than từ Lào về Việt Nam

Bộ Công Thương đề nghị Quảng Trị và Thừa Thiên Huế đốc thúc các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng như kho bãi, băng tải, bến cảng, đường sá để đẩy mạnh nhập khẩu than từ Lào về Việt Nam. Ngày 26-11, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Trị cho hay vừa nhận được văn bản của Bộ Công Thương về thúc đẩy thương mại than giữa Việt Nam và Lào. Bộ đề nghị UBND 2...

Khách Việt ‘lơ’ kỳ nghỉ Tết Dương lịch

Dịp năm mới 2025 nghỉ ngắn khiến Nguyên Anh, TP HCM, không mặn mà du lịch vì ngại tốn công đi lại, chờ nghỉ Tết 9 ngày sẽ đi. Thường tranh thủ đi du lịch dịp lễ vì tính chất công việc ít thời gian nghỉ nhưng dịp Tết Dương lịch sắp tới Nguyên Anh quyết định ở nhà, vui chơi trong thành phố. Anh cho biết dịp này chỉ được nghỉ một ngày, "không bõ công đi lại". Thực...

Cùng chuyên mục

Khai mạc hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam-Hoa Kỳ lần thứ 7

Khẳng định doanh nghiệp sẽ là nguồn sức mạnh khai phá tiềm năng hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ không giới hạn, Thủ tướng yêu cầu các doanh nghiệp đẩy mạnh kết nối với "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ." Ngày 27/11 tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp cùng Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội (AmCham) và Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Washington tổ chức...

Bộ Công Thương thúc đẩy nhập khẩu than từ Lào về Việt Nam

Bộ Công Thương đề nghị Quảng Trị và Thừa Thiên Huế đốc thúc các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng như kho bãi, băng tải, bến cảng, đường sá để đẩy mạnh nhập khẩu than từ Lào về Việt Nam. Ngày 26-11, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Trị cho hay vừa nhận được văn bản của Bộ Công Thương về thúc đẩy thương mại than giữa Việt Nam và Lào. Bộ đề nghị UBND 2...

Xuất khẩu thủy sản vào Hoa Kỳ: Cơ hội lớn, thách thức nhiều

Xuất khẩu thuỷ sản sang Hoa Kỳ đứng trước nhiều cơ hội gia tăng kim ngach, nhưng cũng không ít rủi ro thời gian tới. Cơ hội lớn... Trong thời gian qua, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam duy trì đà tăng trưởng hai con số và vẫn đang phát triển mạnh tại thị trường Hoa Kỳ. Theo số liệu mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến hết tháng 10/2024, tổng sản lượng thuỷ...

Đề xuất sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân: Vướng mắc nào sẽ được tháo gỡ?

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế). Dự thảo đang được gửi xin ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nghiên cứu, đóng góp ý kiến. Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hiện hành được Quốc hội khóa XII thông qua tại kỳ họp thứ 2 ngày 21/11/2007. Trong quá trình thực hiện, để tháo gỡ kịp thời những vướng mắc phát...

Kiến nghị cắt lỗ chứng khoán không cần đóng thuế

Bộ Tài chính ghi nhận ý kiến rằng bán chứng khoán lỗ vẫn đóng thuế 0,1% là chưa phù hợp và cần xác định lại có lãi mới phải nộp. Báo cáo đánh giá tác động của chính sách liên quan xây dựng Luật thuế thu nhập cá nhân (thay thế), Bộ Tài chính cho biết trong quá trình thực hiện thu thuế thu nhập cá nhân với chuyển nhượng chứng khoán, có ý kiến cho rằng việc thu theo...

Eximbank được NHNN chấp thuận sửa đổi mức vốn điều lệ lên gần 18.700 tỷ đồng

Ngân hàng Eximbank (Mã chứng khoán: EIB) vừa được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chấp thuận sửa đổi mức vốn điều lệ lên hơn 18.688 tỷ đồng. Như vậy, vốn điều lệ của Eximbank được tăng thêm 1.218 tỷ đồng (mức vốn điều lệ trước đây là hơn 17.469 tỷ đồng) thông qua hình thức phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận chưa phân phối lũy kế đến năm 2023 sau khi trích...

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ có thể vượt 16 tỷ USD

Tính chung 10 tháng của năm nay, kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ đã đạt 13,2 tỷ USD, tăng gần 21% so với năm ngoái. Ngành gỗ đang hướng tới triển vọng vượt 16 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu cả năm nay, vượt xa mục tiêu trên 14,2 tỷ USD mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đặt ra từ đầu năm. Tại Công ty Cổ phần Woodsland, kho hàng chờ xuất khẩu luôn sẵn sàng...

Giá cà phê cao chưa từng thấy khi vào chính vụ, nông dân thành ‘đại gia’

Giá cà phê có xu hướng tăng dần khi vào chính vụ khiến nhiều nông dân phấn khởi bởi "chưa năm nào vào vụ mà giá cao như năm nay'. Với giá thành sản xuất khoảng trên dưới 25.000 đồng/kg, nhiều nông dân trồng cà phê đang có thu nhập khủng. Theo thông tin từ nhiều đại lý và nhà vườn, giá cà phê giao dịch ngày 26-11 ở mức phổ biến 26.000-27.500 đồng/kg tươi và 118.000-120.000 đồng/kg nhân tùy...

Sàn thương mại điện tử có thể xuất hoá đơn thay người bán

Thủ tướng giao Bộ Tài chính sửa Nghị định để người bán có thể ủy nhiệm cho các sàn bán lẻ online lập hóa đơn điện tử giao tới người mua. Tại công điện ngày 25/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá thương mại điện tử giúp doanh nghiệp, cá nhân dễ dàng giới thiệu, giao sản phẩm đến người tiêu dùng. Song sự phát triển nhanh chóng của hoạt động này khiến cơ quan quản lý gặp thách...

Không lo thiếu thịt lợn dịp Tết

Ông Tống Xuân Chinh - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ NN-PTNT cho biết, đến cuối năm nay tổng sản lượng thịt lợn dự báo vẫn đạt trên 5 triệu tấn. Chỉ còn 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán. Vào dịp cuối năm này, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của người dân lại tăng lên. Dịch bệnh kéo dài rồi đến thiên tai đã gây thiệt hại lớn cho chăn nuôi ở nhiều địa phương. Vậy...

Tin nổi bật

Tin mới nhất