Powered by Techcity

Quyết tâm đạt một thập kỷ tăng trưởng 2 con số

Năm 2023 được đánh giá có những khó khăn chưa từng có từ đầu nhiệm kỳ đến nay, song Quảng Ninh vượt qua và lập kỳ tích giữ vững đà tăng trưởng kinh tế 2 con số trong 9 năm liên tiếp, dẫn đầu Vùng đồng bằng sông Hồng, gấp đôi bình quân chung cả nước; thu hút vốn FDI đạt 3,13 tỷ USD, đứng đầu cả nước; khách du lịch đạt kỷ lục với 15,5 triệu lượt… Nối tiếp đà phát triển, trên quan điểm kế thừa và phát triển, Quảng Ninh đang tiếp tục chuẩn bị cho bước chạy đà mới, với quyết tâm năm 2024 là năm thứ 10 liên tiếp tăng trưởng 2 con số.

Biến thách thức, khó khăn thành động lực 

Như nhiều địa phương khác trong cả nước, sau khi dịch Covid-19 được khống chế, Quảng Ninh phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức chưa từng có, nền kinh tế suy giảm, số doanh nghiệp giải thể tăng mạnh; hoạt động xuất nhập khẩu, thương mại và du lịch bị đình trệ; ngành công nghiệp khai khoáng liên tiếp gặp khó khăn buộc phải giảm sản lượng; giá vật tư, nguyên, nhiên liệu đầu vào tăng đã tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế – xã hội và đời sống của nhân dân. Đây cũng là thời điểm tỉnh phải triển khai đồng thời khối lượng công việc rất lớn, chưa kiện toàn đủ lãnh đạo chủ chốt của UBND tỉnh…

Đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh thăm, động viên cán bộ, công nhân ngành Than.

Đứng trước bối cảnh đó, tiếp nối đà tăng trưởng hai con số trong 8 năm liên tiếp, với tư duy kiến tạo, đồng thuận và kế thừa, nhận định rõ những cơ hội để cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp, mục tiêu đánh thức những tiềm năng mới, đáp ứng yêu cầu phát triển bao trùm, toàn diện… Quảng Ninh đã ban hành Nghị quyết số 12-NQ/TU (ngày 28/11/2022) của BCH Đảng bộ tỉnh “Về phương hướng, nhiệm vụ năm 2023”, khai thác vị trí địa chiến lược, lợi thế vượt trội, đi trước một bước của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại để triển khai các kế hoạch và mục tiêu tăng trưởng mới.

Đồng chí Cao Tường Huy, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, cho biết: Tỉnh đã đẩy mạnh thực hiện quản lý, phân bổ có hiệu quả nguồn lực; quyết liệt triển khai thực hiện ba đột phá chiến lược; ưu tiên tập trung thu hút đầu tư nước ngoài có trọng tâm, trọng điểm; lựa chọn khu vực, thị trường, đối tác để thúc đẩy hợp tác phát triển phù hợp với bối cảnh thế giới và khu vực; đẩy mạnh kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu gắn kết cùng các phong trào thi đua yêu nước, phát huy dân chủ và sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị toàn tỉnh, ý chí tự lực, tự cường, kiên định, nhất quán mục tiêu, chủ động vượt qua mọi khó khăn, thử thách… tập trung cho phát triển kinh tế – xã hội.

Trên tinh thần đó, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch cụ thể, gắn trách nhiệm của từng đơn vị, địa phương trong triển khai, bằng những cách làm bài bản, khoa học thông qua việc chủ động lựa chọn mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đồng bộ, khả thi, xác định rõ lộ trình, tiến độ thực hiện, phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh.

Để khơi thông “điểm nghẽn” tạo bứt phá cho công nghiệp, xây dựng, tỉnh đã thường xuyên tổ chức các buổi làm việc với từng đơn vị cụ thể, qua đó nắm bắt khó khăn, có nhiều biện pháp, hành động đồng hành, chỉ đạo, hỗ trợ doanh nghiệp trên quan điểm tạo thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp sản xuất, tăng năng suất, sản lượng, nhất là một số ngành nghề là động của tăng trưởng. Cùng với đó, việc chủ động mở cửa sớm ngành du lịch đã tạo cú huých để Quảng Ninh tiếp tục triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch, dịch vụ, trong đó đẩy mạnh phát triển các sản phẩm du lịch, dịch vụ đa dạng, độc đáo có sức cạnh tranh cao…

Dự án nhà ở xã hội đồi Ngân hàng (TP Hạ Long) đang được đầu tư, xây dựng.

Với sự nhạy bén, xác định rõ trọng tâm, trọng điểm, chủ động điều chỉnh, khắc phục những khó khăn, tồn tại… Quảng Ninh đã hoàn thành toàn diện 12/12 chỉ tiêu kinh tế – xã hội của năm 2023. Điểm nhấn đó là tăng trưởng kinh tế đạt 11,03%, gấp đôi bình quân chung cả nước và lần đầu tiên dẫn đầu Vùng đồng bằng sông Hồng; quy mô nền kinh tế đạt trên 315.000 tỷ đồng, thu NSNN đạt trên 55.600 tỷ đồng, vượt chỉ tiêu Quốc hội giao, thuộc nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước. Đặc biệt, tạo đột phá trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt trên 3,13 tỷ USD, dẫn đầu cả nước.

Năm 2023 cũng đánh dấu những bứt phá trong phát triển văn hóa, xã hội, con người Quảng Ninh trên nhiều lĩnh vực. Tỉnh đã hoàn thành nhiều mục tiêu của cả giai đoạn 2020-2025, đặc biệt là hoàn thành trước 3 năm Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 theo tiêu chí của Trung ương và nâng chuẩn nghèo gấp 1,4 lần so với chuẩn nghèo của Trung ương theo tiêu chí thu nhập. Quảng Ninh cũng là địa phương đầu tiên trong Vùng đồng bằng sông Hồng được phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và là địa phương đầu tiên trong cả nước hoàn thành phê duyệt Kế hoạch triển khai Quy hoạch tỉnh.

Những kết quả này càng khẳng định vai trò, vị trí, vị thế, trở thành một trong những tỉnh đi đầu trong công cuộc đổi mới sáng tạo của Vùng đồng bằng Bắc Bộ, một cực tăng trưởng của khu vực phía Bắc.

Niềm tin mới, khí thế mới  

Kỳ họp thứ 16, HĐND tỉnh khóa XIV vừa diễn ra với mục tiêu hoạch định và thống nhất nhiệm vụ cho năm 2024. Tại kỳ họp, đa số đại biểu HĐND tỉnh đều nhận định, năm 2024, các rủi ro tiềm ẩn từ môi trường thế giới vẫn còn hiện hữu, nền kinh tế nước ta tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Trong bối cảnh chung đó, Quảng Ninh không nằm ngoài vòng quay của những khó khăn, thách thức. Điều này buộc tỉnh phải chuẩn bị chu đáo, hành động ngày từ những ngày đầu, tháng đầu của năm.

Đồng chí Cao Tường Huy, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp nhà đầu tư đến từ Hoa Kỳ.

Trên tinh thần Nghị quyết số 20-NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết số 176/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 với 12 chỉ tiêu về kinh tế, xã hội, môi trường và xác định chủ đề năm là: “Nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế; phát triển văn hóa, con người giàu bản sắc Quảng Ninh”, UBND tỉnh đang triển khai xây dựng kế hoạch nhằm cụ thể hóa các chỉ tiêu, nhiệm vụ gắn với hành động cụ thể trong thực hiện nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, là năm thứ 10 liên tiếp đạt tăng trưởng 2 con số, một kỳ tích, kỷ lục mới của Quảng Ninh. Cùng với đó là thúc đẩy phát triển theo chiều sâu, bền vững, tăng trưởng xanh, bao trùm, toàn diện; đẩy mạnh cơ cấu lại, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ, khả năng thích ứng, sức cạnh tranh của nền kinh tế với mục tiêu tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng trên 10%, trọng điểm là thu hút vốn FDI ít nhất 3 tỷ USD…

Song song với đó, là đẩy mạnh xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Quảng Ninh trở thành nguồn lực nội sinh, động lực cho phát triển kinh tế – xã hội nhanh, bền vững, nâng cao chất lượng mọi mặt đời sống của nhân dân. Quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường; phát triển đô thị bền vững theo mô hình tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng…

Để đạt được mục tiêu này, Quảng Ninh sẽ thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế trên nền tảng nguồn nhân lực chất lượng cao, yếu tố đổi mới sáng tạo, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ, tham gia sâu rộng vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Trong đó, tỉnh sẽ đẩy mạnh cơ cấu lại khu vực công nghiệp, tăng nhanh quy mô và tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo; phát triển hợp lý, bền vững ngành công nghiệp khai khoáng, trọng tâm là ngành Than. Đồng thời, phát triển dịch vụ tổng hợp hiện đại ngày càng giữ vai trò chủ đạo; du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn gắn với phát triển kinh tế biển bền vững; phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành thu, chi ngân sách và đầu tư công. Cùng với đó là tiếp tục huy động mọi nguồn lực, đa dạng hình thức đầu tư đẩy nhanh tốc độ phát triển và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội đồng bộ, hiện đại; thúc đẩy liên kết vùng, nội vùng…

Đường nối Sơn Dương – Đồng Sơn (TP Hạ Long) hoàn thành thi công sẽ kết nối vùng thấp với vùng cao, tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho nhân dân.

Đặc biệt, tỉnh thực hiện kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế nhanh, bền vững với phát triển văn hóa, con người giàu bản sắc Quảng Ninh; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân thông qua việc thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách cho người có công với cách mạng, gia đình chính sách, đối tượng trợ cấp; chuyển dịch cơ cấu lao động, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ sở y tế; đáp ứng nhu cầu thiết yếu về nước sạch sinh hoạt, nhất là người dân vùng nông thôn, miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa… nhằm cải thiện chất lượng môi trường và các điều kiện sống của nhân dân.

Có thể thấy, ngay từ những ngày đầu, tháng đầu triển khai kế hoạch, nhiệm vụ năm 2024, Quảng Ninh đang rất tích cực rà soát, tìm giải pháp cụ thể cho từng phần việc với quyết tâm cao nhất. Đây cũng là kỳ vọng, mong muốn của người dân về sự phát triển của tỉnh, tự hào về thành tựu 60 năm xây dựng, phát triển và kỳ vọng vào những đột phá mới trong những giải pháp nhằm “giữ lửa” tăng trưởng cho năm thứ 10 liên tiếp.



Nguồn

Cùng chủ đề

Hải Hà: Lễ hội Trà Đường Hoa đã sẵn sàng chào đón du khách

Sau một thời gian chịu ảnh hưởng bão số 3 (YAGI) với sức sống mãnh liệt, các nương chè ở Hải Hà đã nhanh chóng phục hồi trở lại và phát triển mạnh mẽ. Những búp chè xanh non, luống chè uốn lượn ôm ấp đồi chè điệp trùng trải dài xanh mướt mát; những góc view, điểm check-in đã khôi phục đẹp trở lại rất phù hợp cho các chuyến du lịch cuối tuần tại đồi chè. Đến với...

Khai mạc Tuần hàng Việt về huyện Đầm Hà năm 2024

Tối 17/10, tại huyện Đầm Hà, Trung tâm Xúc tiến và phát triển công thương tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Phòng Kinh tế và hạ tầng huyện Đầm Hà tổ chức khai mạc Tuần hàng Việt về huyện Đầm Hà năm 2024. Tuần hàng Việt về huyện Đầm Hà diễn ra từ ngày 17 đến 20/10/2024 với trên 30 gian hàng của hơn 20 doanh nghiệp, HTX trong và ngoài tỉnh và trên 100 sản phẩm trưng bày, tiêu...

Kiên định với mục tiêu tăng trưởng

Quảng Ninh bước vào năm 2024 với không ít khó khăn, thử thách khi vừa vượt qua đại dịch Covid-19, kinh tế bắt đầu phục hồi, phát triển thì đến tháng 9 vừa qua phát sinh những rủi ro, thiệt hại nặng nề do thiên tai gây ra bởi cơn bão số 3 đổ bộ vào tỉnh. Nhưng với sự giữ vững, phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, huy động sức...

Doanh nghiệp du lịch vượt khó

Chỉ trong vòng mấy năm gần đây, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch liên tục phải đối mặt với những khó khăn lớn. Khi đại dịch Covid-19 lan tràn là sự thiếu vắng nguồn khách và những yêu cầu khắt khe trong công tác phòng chống dịch, đổi mới để tồn tại, phát triển. Sau dịch không bao lâu thì siêu bão Yagi lại ập đến, tàn phá nặng nề cơ sở vật chất, đòi hỏi các doanh...

Làm mới sản phẩm phục vụ khách tàu biển quốc tế

Bên cạnh nhưng tin vui liên tục về các đoàn khách Ấn Độ, Philipines…, cuối năm, Hạ Long cũng là điểm đến của các dòng khách quốc tế khác, đặc biệt là khách du lịch tàu biển đang trên đà phục hồi. Theo đánh giá của các chuyên gia, du lịch tàu biển đang có sự hồi phục sau đại dịch Covid-19. Thị trường tàu biển Quảng Ninh cũng đang có sự khởi sắc. Thông thường theo lịch trình, du...

Cùng tác giả

Kỳ tích chưa từng có và sức hút khó tin của dàn “Anh trai”

Sức hút gần 50.000 khán giả ở cả 2 concert “Anh trai” diễn ra trong cùng một buổi tối ở chung một thành phố được xem là vô tiền khoáng hậu. Sức hút chưa từng có Trong một thập kỷ trở lại đây, nghệ sĩ Việt rất dè chừng tổ chức liveshow bởi vừa tốn kém, vừa khó bán vé. Đầu tư cho một liveconcert với quy mô 10.000 – 20.000 khán giả “ngốn” mức kinh phí khủng. Hầu hết ca sĩ...

Bình Liêu: Bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng

Ngày 22/10, Hội đồng Giáo dục quốc phòng và an ninh (QP&AN) huyện Bình Liêu tổ chức Hội nghị bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho các đối tượng là cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân cư năm 2024.  Tại hội nghị, các đại biểu đã được truyền đạt một số nội dung: Phòng, chống chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với Việt Nam;...

Tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ của kinh tế Việt Nam

Theo số liệu cập nhật mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB), quy mô nền kinh tế Việt Nam đã tăng từ 346 tỉ USD, xếp thứ 37 trên thế giới năm 2020 lên 433 tỉ USD, xếp thứ 34 thế giới năm 2023. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam nằm ở nhóm các nước tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới. "Ngôi sao" tăng trưởng của ASEAN Theo đánh giá trong báo cáo mới đây...

Thịnh Suy làm tour xuyên Việt

Thịnh Suy, 25 tuổi, sẽ thực hiện tour "Thinhsuydien" giới thiệu các nhạc phẩm mới, ở Hà Nội, Đà Nẵng và TP HCM vào tháng 11. Chương trình đánh dấu chuyến lưu diễn đầu tiên của Thịnh Suy, sau sáu năm theo đuổi con đường âm nhạc. Tour được thực hiện sau gần một năm ca sĩ ra mắt album Thinhsuynghi, nhằm giới thiệu các ca khúc mới và bản hit, do anh sáng tác như Đêm, Cứ trôi, 20...

Khách Trung Quốc đi ít, giảm chi ở Việt Nam

Trong bối cảnh kinh tế kém khả quan, người Trung Quốc chưa sẵn sàng chi nhiều cho du lịch. Tại Việt Nam, tệp khách này có xu hướng lựa chọn TP.HCM và Phú Quốc, giảm lượng khách đến Nha Trang. Trên bình diện toàn cầu, Trung Quốc là thị trường gửi khách lớn nhất thế giới năm 2023. Ngành du lịch nước này đang trên đà phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch với mức tăng khoảng 400% lượng đặt...

Cùng chuyên mục

Tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ của kinh tế Việt Nam

Theo số liệu cập nhật mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB), quy mô nền kinh tế Việt Nam đã tăng từ 346 tỉ USD, xếp thứ 37 trên thế giới năm 2020 lên 433 tỉ USD, xếp thứ 34 thế giới năm 2023. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam nằm ở nhóm các nước tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới. "Ngôi sao" tăng trưởng của ASEAN Theo đánh giá trong báo cáo mới đây...

Lo ngại hàng hóa ‘leo thang’

Không chỉ rau xanh mà thịt heo, gà, thủy hải sản… và nhiều mặt hàng thực phẩm, hàng tiêu dùng khác đều tăng giá khiến người tiêu dùng lo lắng. Mỗi thứ tăng một chút Khi ngành điện vừa thông báo tăng giá điện, ngay lập tức nhiều mặt hàng ăn uống nhảy giá theo. Trưa 21/10, chị Nguyễn Thị Thanh (30 tuổi, ngụ quận 10), dạo mấy vòng quanh khu chợ gần nhà mà vẫn chưa mua được thực phẩm...

Thị trường Halal: Cơ hội mới cho nông nghiệp Việt Nam

Theo Báo cáo Kinh tế Hồi giáo toàn cầu (SGIE) năm 2022, dự đoán chi tiêu cho sản phẩm và dịch vụ Halal sẽ đạt mức 1,67 nghìn tỷ USD vào năm 2025. Đây sẽ cơ hội để nông sản, thủy sản Việt Nam tiến vào thị trường Halal nếu như có sự đầu tư bài bản, hiệu quả. Thị trường Halal tăng trưởng ngay cả trong đại dịch Halal theo ngôn ngữ Ả Rập có nghĩa là "hợp pháp" hoặc...

Trung Quốc mua cau giá rẻ làm kẹo, đưa ngược sang chợ Việt bán 3,3 triệu/kg

Nhiều năm nay, Trung Quốc mua cau của nông dân Việt với giá rẻ, thậm chí có nhiều thời điểm giá chỉ vài nghìn đồng mỗi cân. Loại quả này được sản xuất thành kẹo cau, bán tại chợ Việt với giá 3,3 triệu đồng/kg. Những ngày này, cau đắt như vàng, cau tăng giá kỷ lục, giá cau lao dốc,... trở thành các từ khoá “hot”, bởi Trung Quốc đẩy mạnh gom mua về làm nguyên liệu sản xuất,...

Cảnh giác chiêu trò lừa đảo trong giao dịch ví điện tử và giả mạo shipper

Từ thông tin cá nhân và mã OTP do nạn nhân cung cấp, đối tượng lừa đảo thực hiện liên kết ví điện tử với tài khoản ngân hàng, rút tiền về ví và chiếm đoạt tiền. Lừa đảo giao dịch ví điện tử Các ngân hàng khuyến cáo một số thủ đoạn lừa đảo trong giao dịch ví điện tử, cách phòng tránh. Đối tượng lừa đảo thường sử dụng số điện thoại xưng là cán bộ ngân hàng hoặc...

Giá vàng nhẫn tăng phi mã

Sáng nay (22/10), giá vàng nhẫn tiếp tục tăng mạnh hơn 1 triệu đồng, lên 87 triệu đồng/lượng còn giá vàng miếng SJC cũng tăng mạnh lên 88 triệu đồng/lượng. Tập đoàn Doji, Công ty Vàng bạc đá quý Phú Quý niêm yết giá vàng nhẫn 86 - 87 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, tăng 1,3 triệu đồng/lượng so với sáng qua. Công ty Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng nhẫn 85,98 - 86,98 triệu đồng/lượng, tăng...

Lãi suất tiết kiệm tăng, giảm trái chiều

Lãi suất tiền gửi có xu hướng chững lại khi chỉ có một vài ngân hàng điều chỉnh tăng nhẹ lãi suất kể từ đầu tháng 10 đến nay, trong khi đó xuất hiện ngân hàng giảm lãi suất tiết kiệm. Tính riêng từ đầu tháng 10 trở lại đây, điểm danh các ngân hàng có tăng lãi suất tiền gửi bao gồm: LPBank, Bac A Bank và Eximbank tăng lãi suất tiết kiệm. Theo đó, ngân hàng Eximbank điều...

Để người dân, doanh nghiệp thiệt hại do bão tiếp cận được nguồn vốn

Để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp sớm ổn định hoạt động sản xuất sau cơn bão số 3, thực hiện chỉ đạo của Trung ương và tỉnh, các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã chủ động, trực tiếp làm việc, thực hiện một số giải pháp kịp thời tháo gỡ khó khăn về vốn. Tuy nhiên, do các quy định còn có những vướng mắc nên nhiều người dân và doanh nghiệp vẫn chưa tiếp...

Vì sao nhiều tổ chức quốc tế nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam?

Nhiều tổ chức quốc tế đã nâng triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024 so với dự báo trước đó, sau khi GDP quý 3 được công bố đạt 7,4%, cao hơn dự kiến. Theo các chuyên gia, mục tiêu tăng trưởng từ 6,8 - 7% của năm 2024 là thách thức lớn, nhất là trong bối cảnh nhà xưởng, phương tiện sản xuất... của hàng loạt doanh nghiệp tại khu vực phía Bắc bị ảnh hưởng...

Uỷ ban Kinh tế: Giá đất cao, vượt quá khả năng chi trả của người dân

Uỷ ban Kinh tế đề nghị kiểm soát rủi ro của thị trường chứng khoán, vàng, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản. Sáng 21/10, trình bày báo cáo thẩm tra đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết bên cạnh những kết quả đạt được tình hình kinh tế - xã hội năm 2024 còn đối diện với một số khó...

Tin nổi bật

Tin mới nhất