Powered by Techcity

Phấn đấu hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH và dự toán thu, chi NSNN năm 2024

Ngày 14/12, tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội và dự toán thu chi ngân sách năm 2024. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tới các địa phương cấp huyện và cấp xã trên địa bàn tỉnh. Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh. Đồng chí Cao Tường Huy, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì hội nghị.

Đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.
Đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Bám sát Nghị quyết số 20-NQ/TU ngày 27/11/2023 của BCH Đảng bộ tỉnh về phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 và Nghị quyết số 176/NQ-HĐND ngày 8/12/2023 của HĐND tỉnh về nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024, ngày 12/12/2023, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển KT-XH và nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước của tỉnh và các địa phương năm 2024 cho các sở, ban, ngành và UBND các địa phương. Theo đó, các chỉ tiêu đặt ra trong năm 2024 là tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh (GRDP) đạt trên 10%. Tổng thu NSNN trên địa bàn đạt 55.600 tỷ đồng, trong đó thu xuất nhập khẩu đạt trên 13.000 tỷ đồng và thu nội địa phấn đấu đạt số thu cao nhất.

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng trên 10%, trọng điểm là thu hút vốn FDI ít nhất 3 tỷ USD; phát triển mới ít nhất 2.000 doanh nghiệp. Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân trên 11%. Tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 73%. Giữ vững vị trí nhóm đứng đầu cả nước về các Chỉ số PCI, PAR Index, SIPAS và PAPI.

Về xã hội, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đạt 87%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ 51%; tạo ra ít nhất 30.000 việc làm tăng thêm; có trên 91% trường đạt chuẩn quốc gia; đạt 57,2 giường bệnh/1 vạn dân; 15 bác sĩ/1 vạn dân; 2,8 dược sĩ đại học/1 vạn dân; trên 25 điều dưỡng/1 vạn dân; tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 95,5% dân số. Toàn tỉnh không còn hộ nghèo và giảm 50% hộ cận nghèo theo quy định chuẩn nghèo đa chiều tại Nghị quyết số 13  ngày 30/3/2023 của HĐND tỉnh.

Về môi trường, tỷ lệ người dân đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung đạt 98,3%; tỷ lệ hộ gia đình nông thôn sử dụng nguồn nước ăn uống hợp vệ sinh đạt trên 99,9%. Tỷ lệ thu gom, xử lý rác thải rắn sinh hoạt đô thị và các xã đảo, các xã có hoạt động du lịch, dịch vụ bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 97,6%; tỷ lệ thu gom xử lý nước thải tại các đô thị tập trung của các địa phương: Hạ Long, Cẩm Phả, Vân Đồn, Quảng Yên đạt khoảng 55%. Giữ vững tỷ lệ che phủ rừng đạt 55% gắn với nâng cao chất lượng rừng.

Đồng chí Cao Tường Huy, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, kết luận hội nghị.
Đồng chí Cao Tường Huy, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, kết luận hội nghị.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, ghi nhận, đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng của UBND tỉnh, các cấp, các ngành, các địa phương, cơ quan, đơn vị, của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; sự chung sức, đồng lòng của các tầng lớp nhân dân, của cán bộ, công nhân, lao động ngành Than và các ngành kinh tế, của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân trong tỉnh đã chủ động vượt qua khó khăn, thách thức, kiên trì phấn đấu, đóng góp tích cực vào thành quả phát triển chung của tỉnh trong năm 2023.

Đồng chí nhấn mạnh: Năm 2024, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi đan xen khó khăn, thách thức, nhưng khó khăn, thách thức dự báo có thể nhiều hơn, khó lường hơn. Một số nội dung các sở, ngành, địa phương cần quan tâm hơn để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ và chương trình, kế hoạch đã đề ra.

Ngay sau hội nghị này, ở cấp huyện chậm nhất đến ngày 20/12/2023, cấp xã chậm nhất đến ngày 31/12/2023 phải hoàn thành việc họp cấp ủy, HĐND quán triệt, triển khai, cụ thể hóa Nghị quyết 20 của Tỉnh ủy, Nghị quyết 176 của HĐND tỉnh, Kế hoạch 3838 của UBND tỉnh và hoàn thành việc giao kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2023. Trong đó, trước ngày 31/12/2023 phải hoàn thành việc phân bổ và giao chi tiết toàn bộ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước, vốn chương trình mục tiêu, chương trình theo Nghị quyết 06 của Tỉnh ủy ở các cấp ngân sách. Ban hành kế hoạch giải ngân chi tiết theo từng nguồn vốn và phân công lãnh đạo chịu trách nhiệm theo dõi tiến độ thực hiện cho từng dự án, đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công ngay từ những ngày đầu năm 2024.

Cùng với đó, phải coi trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phải dày công chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức; đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả các đột phá chiến lược, trong đó tiếp tục ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực giáo dục – đào tạo và giáo dục nghề nghiệp, lĩnh vực y tế; đẩy mạnh triển khai thực chất, có hiệu quả Đề án phát triển nhà ở công nhân, lao động ngành than, khu công nghiệp.

Năm 2024 để giữ vững tốc độ tăng trưởng GRDP 2 con số, phải đảm bảo ba trụ cột, đó là: Tăng nhanh quy mô, tỷ trọng đóng góp vào GRDP và thu ngân sách của công nghiệp chế biến, chế tạo gắn với nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư FDI thế hệ mới; giữ ổn định, phát triển hợp lý, bền vững ngành than, điện. Phát triển dịch vụ tổng hợp hiện đại ngày càng giữ vai trò chủ đạo; du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn gắn với phát triển kinh tế biển, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công.

Tiếp tục quan tâm chăm lo phát triển văn hóa, con người, đặc biệt là Nghị quyết số 17 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Quảng Ninh trở thành nguồn lực nội sinh, động lực cho phát triển nhanh, bền vững”. Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong công tác tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân, giải quyết kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo của Nhân dân; xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an ninh, an toàn, văn minh; tuyệt đối không để bị động, bất ngờ trong mọi hoàn cảnh; tổ chức Tết Nguyên đán, đảm bảo mọi người, mọi nhà đều được vui Tết đón Xuân.

Quang cảnh hội nghị.
Quang cảnh hội nghị.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã nhắc lại lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chủ trương một, biện pháp mười, quyết tâm hai mươi. Quyết tâm không phải ở hội trường, ở lời nói, mà phải quyết tâm trong công tác, trong hành động…”, vì vậy, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các địa phương và các sở, ngành tiếp tục phải thật sự có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt ngay từ những ngày đầu năm, nêu cao tinh thần trách nhiệm và sự gương mẫu, kịp thời chấn chỉnh tình trạng một bộ phận cán bộ có biểu hiện sợ trách nhiệm, đùn đẩy, né tránh, trì trệ, chủ quan, duy ý chí hoặc cứng nhắc trong triển khai công việc… Khi có đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, tận tâm, tận lực phục vụ nhân dân, hành động vì lợi ích và hạnh phúc của nhân dân, sẽ tiếp tục tạo ra thành công trong xây dựng chính quyền địa phương các cấp liêm chính, hành động, phục vụ, thực sự “của dân, do dân, vì dân”, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và sẽ giữ vững vị trí đứng đầu của các chỉ số phản ánh chất lượng cải cách hành chính và xây dựng chính quyền liêm chính.

Kết luận hội nghị, đồng chí Cao Tường Huy, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, yêu cầu: Các sở, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị ngay sau hội nghị này, khẩn trương quán triệt, nghiêm túc triển khai tổ chức thực hiện các nghị quyết ngay từ ngày đầu, tháng đầu năm, quyết tâm hoàn thành 12/12 chỉ tiêu kinh tế – xã hội và môi trường. Từng ngành, địa phương khẩn trương triển khai cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ theo Nghị quyết nêu trên bằng các giải pháp cụ thể, phù hợp với thực tiễn của từng cơ quan, đơn vị, địa phương.

Trong tháng 12 này, UBND tỉnh sẽ ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 20 của BCH Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết 176 của HĐND tỉnh. Các sở, ban, ngành, địa phương phải căn cứ vào chương trình hành động của UBND tỉnh để xây dựng kế hoạch chương trình hành động  theo ngành, lĩnh vực để triển khai thực hiện đảm bảo hiệu quả. UBND tỉnh sẽ chỉ đạo xây dựng kịch bản tăng trưởng kinh tế chi tiết đến từng ngành, địa phương, có kịch bản đến từng quý, từng tháng để kiểm đếm.

Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, phát biểu tại hội nghị.
Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, phát biểu ý kiến tại hội nghị.

Về công tác điều hành thu ngân sách, các sở, ban, ngành, địa phương thường xuyên rà soát để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh; thực hiện hiệu quả cải cách hành chính gắn với cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Sở Tài chính, Cục Thuế tỉnh, Cục Hải quan tỉnh tham mưu UBND tỉnh điều hành linh hoạt nhiệm vụ thu ngân sách, quá trình chỉ đạo điều hành. UBND các địa phương rà soát, tổ chức thực hiện đối với khoản thu: Tiền bảo vệ và phát triển đất trồng lúa; phí tạm thời sử dụng lòng đường, hè phố; thu tiền sử dụng khu vực biển. Cục Thuế tỉnh tăng cường các giải pháp, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thu ngân sách, trực tiếp tham mưu cho UBND tỉnh các cuộc họp để giải quyết các khó khăn, vướng mắc.

Rút kinh nghiệm trong điều hành ngân sách năm 2023, các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị bám sát dự toán đã được giao, tập trung chủ động giải ngân chi ngân sách nhà nước đảm bảo linh hoạt, hiệu quả, đúng quy định pháp luật.

Về công tác đầu tư công năm 2024, các sở, ban, ngành, địa phương chủ động xây dựng kế hoạch triển khai, tiến độ giải ngân cho từng nhiệm vụ, dự án thuộc kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024. Phát huy tổ công tác đặc biệt về đầu tư công do Chủ tịch UBND tỉnh làm tổ trưởng. Cấp huyện, cấp xã cũng phải thành lập tổ công tác này do Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã làm tổ trưởng. Các sở, ngành phân công lãnh đạo phụ trách, chịu trách nhiệm theo dõi, lên kế hoạch triển khai chi tiết từng dự án, bám sát tiến độ thực hiện của từng nhiệm vụ, dự án để kịp thời chỉ đạo, xử lý các khó khăn, vướng mắc phát sinh.

Nhấn mạnh đến nhiệm vụ bảo đảm an sinh xã hội, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các địa phương quan tâm gắn kết chặt chẽ giữa các mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững với phát triển văn hóa, con người giàu bản sắc Quảng Ninh; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Sở Văn hóa và Thể thao khẩn trương hoàn thành Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 17 của Tỉnh ủy. Các ngành lao động, giáo dục, y tế căn cứ chỉ tiêu Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh có giải pháp đúng, trúng thực hiện các chỉ tiêu đã giao.

Tập trung xây dựng chính quyền địa phương các cấp liêm chính, hành động, phục vụ, thực sự “của dân, do dân, vì dân”, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Phải chấn chỉnh tình trạng một bộ phận cán bộ có biểu hiện sợ trách nhiệm, đùn đẩy, né tránh, trì trệ, chủ quan, duy ý chí hoặc rập khuôn máy móc. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương đi đôi với tạo môi trường đổi mới sáng tạo, bảo vệ cán bộ “5 thật”, “6 dám”.



Nguồn

Cùng chủ đề

Định hướng chiến lược giai đoạn mới

Đến thời điểm này, hầu hết các chỉ tiêu trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đạt và vượt kế hoạch đề ra. Đây là cơ sở quan trọng để Quảng Ninh tiếp tục xây dựng chiến lược phát triển mới với những bước đi vững chắc. Vị thế vùng kinh tế trọng điểm Quảng Ninh thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV gắn với thực hiện Nghị...

Tuần làm việc thứ 3, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Tuần làm việc thứ 3 của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV (từ ngày 4 - 9/11) sẽ diễn ra nhiều nội dung quan trọng, trong đó trọng tâm là công tác lập pháp và giám sát. Quốc hội dành cả ngày làm việc thứ hai (4/11) để thảo luận ở hội trường về: Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh...

Ban hành quy định về thanh lý rừng trồng đối với diện tích rừng trồng bằng ngân sách Nhà nước

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 140/2024/NĐ-CP ngày 25/10/2024 quy định về thanh lý rừng trồng. Nghị định này đã tháo gỡ các quy định về thanh lý rừng đối với diện tích rừng trồng bằng ngân sách Nhà nước, vốn trước đó cơ quan có thẩm quyền chưa ban hành quy định về thanh lý rừng. Theo đó, Nghị định số 140/2024/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục thanh lý và quản lý, sử dụng số tiền...

Điều hành ngân sách linh hoạt

Quản lý, điều hành ngân sách nhà nước (NSNN) được tỉnh Quảng Ninh đặc biệt coi trọng với nhiều đổi mới, tạo ra nguồn lực lớn phục vụ mục tiêu phát triển KT-XH, đảm bảo vững chắc QP-AN. Tính riêng 3 năm trở lại đây (2021, 2022, 2023), tổng thu NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đạt 163.113 tỷ đồng, năm sau cao hơn năm trước, tốc độ tăng bình quân 4%/năm (năm 2021 đạt 52.222 tỷ đồng; năm...

Tăng trưởng kinh tế đi đôi với nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân

Điểm nhấn của Quảng Ninh trong 6 tháng đầu năm là kinh tế tiếp tục duy trì tăng trưởng với tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 9,02%, xếp thứ tư Vùng đồng bằng sông Hồng và đứng thứ 8 các tỉnh, thành phố trong cả nước. Đi đôi với đó là an sinh, phúc lợi xã hội được đảm bảo với nhiều chính sách đi vào cuộc sống, từng bước nâng cao chất lượng đời sống cho...

Cùng tác giả

Quốc hội chính thức thông qua chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam

Chiều 30/11, tiếp tục chương trình làm việc kỳ họp thứ 8, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Kết quả biểu quyết cho thấy 443/454 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành. Trước khi biểu quyết thông qua, Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Lê Hồng Thanh trình bày Báo cáo...

Thị trường M&A năm 2025 được dự báo đầy triển vọng

Thị trường M&A Việt Nam đang đứng trước một giai đoạn sẵn sàng đón nhận những thương vụ đầu tư lớn và kỳ vọng sẽ thu hút mạnh mẽ nguồn vốn FDI vào năm 2025. Nhiều thương vụ trăm triệu đô trong năm 2024 Chia sẻ tại Diễn đàn M&A Việt Nam lần thứ 16 diễn ra mới đây tại TP.HCM, ông Nguyễn Công Ái - Phó Tổng giám đốc KPMG Việt Nam, cho biết theo tổng hợp từ KPMG thị...

Đại lễ tưởng niệm 716 năm ngày Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn

Sáng 30/11, tại Quần thể di tích Am - Chùa Ngọa Vân (phường Bình Khê, thành phố Đông Triều), Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh và UBND TP Đông Triều đã phối hợp tổ chức “Đại lễ tưởng niệm 716 năm ngày Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn”. Tại buổi lễ tưởng niệm, sau nghi thức dâng hương, các đại biểu, tăng ni, phật tử, cùng người dân, du khách, đã được nghe tiểu sử...

58 tác phẩm đoạt Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7

58 cuốn sách, bộ sách giá trị của các tác giả, nhóm tác giả là nhà nghiên cứu, dịch giả, nhà văn… được vinh danh tại Lễ trao Giải thưởng sách Quốc gia lần thứ VII. Tối 29/11, tại Nhà Hát Lớn (Hà Nội), Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Xuất bản Việt Nam đã phối hợp tổ chức Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII năm 2024. Dự Lễ trao giải...

Văn phòng Tỉnh ủy: Tập huấn công tác chuẩn bị, tổ chức đại hội Đảng các cấp

Trong 2 ngày 30/11 và 1/12, Văn phòng Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị tập huấn về công tác chuẩn bị, tổ chức đại hội Đảng các cấp cho 259 đồng chí là cán bộ, công chức các cơ quan tham mưu giúp việc của Tỉnh ủy, các huyện ủy, thị ủy, thành ủy và đảng ủy trực thuộc tỉnh, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trực thuộc tỉnh; cán bộ, công...

Cùng chuyên mục

Quốc hội chính thức thông qua chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam

Chiều 30/11, tiếp tục chương trình làm việc kỳ họp thứ 8, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Kết quả biểu quyết cho thấy 443/454 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành. Trước khi biểu quyết thông qua, Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Lê Hồng Thanh trình bày Báo cáo...

Văn phòng Tỉnh ủy: Tập huấn công tác chuẩn bị, tổ chức đại hội Đảng các cấp

Trong 2 ngày 30/11 và 1/12, Văn phòng Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị tập huấn về công tác chuẩn bị, tổ chức đại hội Đảng các cấp cho 259 đồng chí là cán bộ, công chức các cơ quan tham mưu giúp việc của Tỉnh ủy, các huyện ủy, thị ủy, thành ủy và đảng ủy trực thuộc tỉnh, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trực thuộc tỉnh; cán bộ, công...

Củng cố quan hệ hữu nghị, hợp tác hiệu quả giữa Việt Nam với Singapore, Nhật Bản

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội đã trả lời phỏng vấn báo chí về ý nghĩa cũng như tầm quan trọng chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân tới Singapore, Nhật Bản. Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Singapore Seah Kian Peng và Phu nhân, Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Sekiguchi Masakazu và Phu nhân, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân...

Quốc hội thông qua Luật Tư pháp người chưa thành niên

Luật Tư pháp người chưa thành niên có nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích tốt nhất cho người chưa thành niên; bảo đảm việc xử lý người chưa thành niên phù hợp với độ tuổi, khả năng nhận thức... Sáng 30/11, với 461/463 (chiếm 96,24%) đại biểu tham dự tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Tư pháp người chưa thành niên. Luật Tư pháp người chưa thành niên có nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích...

Thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương từ năm 2025

Quốc hội thông qua nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương từ năm 2025 trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay. Sáng 30/11, với 458/461 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (bằng 95,62% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Quốc hội quyết nghị thành lập...

Ngày cuối cùng kỳ họp: Quốc hội thông qua nhiều Nghị quyết và Luật quan trọng

Ngày 30/11, ngày cuối cùng của kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, Quốc hội thông qua nhiều Nghị quyết, Luật quan trọng và thảo luận ở hội trường về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Cụ thể, tại phiên sáng Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Tư pháp người chưa thành niên; Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương; Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố...

Dòng tiền của nhà nước đi tới đâu, phải có cơ chế quản lý và theo dõi tới đó

Với nguyên tắc ở đâu có tiền nhà nước đầu tư thì ở đó phải có cơ chế quản lý và theo dõi đồng tiền đó, đại biểu Quốc hội đề nghị mở rộng phạm vi quản lý, giám sát đối với cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư dưới 50% và cả những doanh nghiệp F2, F3 là những doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước đầu tư vốn. Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, chiều...

Thông cáo báo chí số 29, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Thứ sáu, ngày 29/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 29 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. BUỔI SÁNG * Nội dung 1: Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi...

Đổi mới hoạt động tiếp xúc cử tri

HĐND tỉnh có nhiều đổi mới trong hoạt động tiếp xúc cử tri (TXCT). Theo đó, Thường trực HĐND tỉnh chỉ đạo các ban HĐND, tổ đại biểu, đại biểu HĐND tỉnh chủ động triển khai nhiệm vụ, kết hợp nắm tình hình thực tiễn, lắng nghe kiến nghị của cử tri... Khẳng định vai trò cơ quan dân cử trong hệ thống chính trị của tỉnh, để phục vụ cho việc xây dựng dự thảo nghị quyết và hoạt...

Thường trực HĐND tỉnh họp phiên thường kỳ tháng 11

Sáng 29/11, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức phiên họp thường kỳ nghe, cho ý kiến về tiến độ chuẩn bị các nội dung Kỳ họp thứ 23 (kỳ họp thường lệ cuối năm 2024) của HĐND tỉnh và một số nội dung thuộc thẩm quyền. Đồng chí Vi Ngọc Bích, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, chủ trì phiên họp. Từ đầu năm đến nay, Thường trực HĐND tỉnh chủ động từ sớm, phối hợp hiệu quả với...

Tin nổi bật

Tin mới nhất