Powered by Techcity

Chủ tịch Quốc hội: Rà soát nội dung nào chắc chắn mới đưa vào chương trình 2024

Tiếp tục chương trình làm việc phiên họp thứ 28, chiều 14/12, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua Chương trình công tác năm 2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Chương trình công tác năm 2023 bám sát các nội dung trọng tâm đã đề ra

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày Tờ trình tóm tắt về dự thảo Nghị quyết Chương trình công tác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) năm 2024.

Đánh giá khái quát việc thực hiện chương trình công tác của UBTVQH năm 2023, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, tính đến tháng 12/2023, UBTVQH đã chỉ đạo chuẩn bị và tổ chức thành công 2 kỳ họp thường lệ và 3 kỳ họp bất thường của Quốc hội; đã tiến hành 16 phiên họp, trong đó có 10 phiên họp thường kỳ, 1 phiên họp chuyên đề pháp luật, 2 phiên họp giữa 2 đợt của Kỳ họp thứ 6, Kỳ họp thứ 7 và 3 phiên họp khác; xem xét 181 nội dung (bao gồm 168 nội dung xem xét tại phiên họp, 13 nội dung xem xét, cho ý kiến bằng văn bản).

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày Tờ trình tóm tắt về dự thảo Nghị quyết Chương trình công tác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2024.

Các nội dung trình UBTVQH đều được xem xét, thảo luận kỹ lưỡng, đánh giá toàn diện tại phiên họp hoặc được gửi xin ý kiến bằng văn bản, bảo đảm sự đồng thuận, thống nhất cao khi quyết định, tuân thủ nghiêm túc nguyên tắc làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số.

Với những vấn đề lớn, quan trọng, còn ý kiến khác nhau liên quan đến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, UBTVQH đã xem xét nhiều lần để bảo đảm sự thận trọng, kỹ lưỡng và kịp thời báo cáo, xin ý kiến cấp có thẩm quyền.

Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội đã chỉ đạo sát sao, bố trí nhiều cuộc làm việc với tinh thần vào cuộc “từ sớm, từ xa” để nghe các cơ quan báo cáo về công tác chuẩn bị thẩm tra, tiếp thu chỉnh lý các dự án luật, nghị quyết, bảo đảm chất lượng trước khi trình UBTVQH.

Tổng Thư ký Quốc hội nêu rõ, việc triển khai thực hiện Chương trình công tác năm 2023 đã bảo đảm bám sát các nội dung trọng tâm đã đề ra, đồng thời, có sự linh hoạt và được cập nhật thường xuyên, kịp thời. Những nội dung được Chính phủ, các cơ quan đề nghị bổ sung vào Chương trình đã được UBTVQH chỉ đạo các cơ quan của Quốc hội xem xét với tinh thần hết sức khẩn trương, bảo đảm chất lượng, tuân thủ quy trình, thủ tục theo quy định của pháp luật.

Chỉ rõ một số bất cập, hạn chế trong triển khai thực hiện Chương trình, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, đến tháng 12/2023, vẫn còn 11 nội dung đã có trong Chương trình công tác năm 2023 chưa được xem xét, phải chuyển sang năm 2024.

Trong quá trình tổ chức triển khai nhiệm vụ cụ thể còn một số nội dung chưa bảo đảm thời hạn trình UBTVQH xem xét, phải lùi so với dự kiến (do các cơ quan trình không chuẩn bị kịp tài liệu). Việc ban hành một số văn bản của UBTVQH quy định chi tiết nội dung được giao trong luật còn chưa bảo đảm tiến độ đề ra trong Chương trình công tác, chưa bảo đảm có hiệu lực đồng thời với luật.

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho rằng, nguyên nhân của những bất cập, hạn chế nêu trên là do việc nghiên cứu, đề xuất, cho ý kiến về các nội dung trong Chương trình công tác năm của UBTVQH còn chưa được các cơ quan quan tâm và dành thời gian thỏa đáng, dẫn đến nội dung đề xuất thiếu tính dự báo, trong quá trình triển khai cụ thể thường xuyên phải đề xuất bổ sung, điều chỉnh.

Rà soát nội dung nào chắc chắn mới đưa vào chương trình 2024

Đề cập về dự thảo Nghị quyết chương trình công tác của UBTVQH năm 2024, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, về nguyên tắc xây dựng dự thảo Nghị quyết, tuân thủ đúng thẩm quyền của UBTVQH và trình tự, thủ tục trong xem xét, quyết định, cho ý kiến về các nội dung thuộc thẩm quyền của UBTVQH theo quy định của Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Quy chế làm việc của UBTVQH và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Đồng thời bảo đảm tính toàn diện, khoa học, hợp lý trong việc bố trí các nội dung thuộc Chương trình nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng trong việc xem xét, quyết định, cho ý kiến của UBTVQH.

Dự thảo Nghị quyết Chương trình công tác của UBTVQH năm 2024 gồm 3 điều và Phụ lục Dự kiến các phiên họp thường kỳ và phiên họp chuyên đề của UBTVQH năm 2024.

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cũng đề cập về một số vấn đề lớn báo cáo, xin ý kiến UBTVQH như về việc bố trí các phiên họp và một số hội nghị, hoạt động khác do UBTVQH tổ chức; về một số nội dung các cơ quan đề nghị nhưng chưa có trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; về một số nội dung UBTVQH xem xét, cho ý kiến bằng văn bản; về các nội dung dự kiến tiếp thu, giải trình ý kiến của các cơ quan.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu.

Phát biểu tại Phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá: Chương trình công tác của UBTVQH năm 2023 hết sức tích cực, nỗ lực tối đa, đáp ứng các yêu cầu cấp thiết và trước mắt. Bằng chứng là ngoài các kỳ họp thường kỳ, đã tổ chức 4 kỳ họp bất thường, qua đó cho thấy rất nhiều việc cần giải quyết.

Chủ tịch Quốc hội cho rằng, việc điều chỉnh chương trình là đương nhiên do dự kiến và thực tiễn khác nhau. Tuy nhiên, tán thành ý kiến của các Ủy viên UBTVQH, Chủ tịch Quốc hội cho rằng cần đánh giá lại việc điều chỉnh chương trình quá nhiều. Đây là trách nhiệm đầu mối của các Ủy ban cần rút kinh nghiệm để phối hợp với các cơ quan của Chính phủ.

“Sau này có lẽ phải kiểm điểm lại theo từng tháng, bao nhiêu đầu việc chậm, phải thay đổi do bộ phận nào chịu trách nhiệm”, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị các Ủy ban của Quốc hội cần rút kinh nghiệm, các Ủy ban của Quốc hội và các cơ quan của Chính phủ “tuy hai mà một” cần gần gũi, đốc thúc, nhắc nhở trong việc phối hợp. Đề nghị Chương trình công tác của UBTVQH năm 2024 cần siết lại vấn đề này, truy cứu trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức liên quan để xảy ra chậm trễ thì cần kiên quyết xử lý.

Chủ tịch Quốc hội thống nhất cần rà soát lại để xem xét nội dung nào chắc chắn thì đưa vào chương trình, nội dung nào không đảm bảo thì không đưa vào. Do đó, đề nghị cần tăng cường kỷ luật kỷ cương và các Ủy ban của Quốc hội phải bám sát các nội dung này.

Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao Ủy ban Kinh tế đã phối hợp chặt chẽ với Chính phủ trong thời gian qua dù rất nhiều công việc nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công việc. Đồng thời đề nghị các Ủy ban cần rút kinh nghiệm và tích cực phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các cơ quan của Chính phủ.

Quan tâm đến phiên họp tháng 1/2024, với công tác chuẩn bị như hiện tại, Chủ tịch Quốc hội cho rằng sẽ khó khăn cho công tác chuẩn bị Kỳ họp bất thường. Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, tinh thần phiên họp tháng 1/2024 là chỉ ưu tiên các nội dung liên quan đến Kỳ họp bất thường, còn các nội dung khác lùi lại sang tháng 2/2024 như Luật BHXH (sửa đổi), Luật Lưu trữ (sửa đổi).

Với tinh thần đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị cần ưu tiên tập trung vào các dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), Nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù tháo gỡ vướng mắc việc thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia. Nếu các nội dung này không kịp, không đảm bảo thì lùi lại đến Kỳ họp gần nhất.

Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Tổng Thư ký Quốc hội phối hợp chặt chẽ với các Ủy ban của Quốc hội để chuẩn bị kỹ các nội dung, nếu chưa thống nhất thì tiếp tục họp để cho ý kiến. Đồng thời lưu ý nhanh chóng tập trung chuẩn bị kỹ lưỡng các nội dung cho Kỳ họp bất thường vào tháng 1/2024.



Nguồn

Cùng chủ đề

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni

Quốc vương Norodom Sihamoni cho biết, chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam lần này rất quan trọng, mang ý nghĩa lịch sử nhằm củng cố, mở rộng hơn nữa quan hệ hai nước, hai dân tộc ngày một vững mạnh. Chiều 28/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni đang có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam. Thay mặt Quốc hội và nhân dân Việt Nam,...

Chủ tịch Quốc hội trao Nghị quyết bổ nhiệm Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trao Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ nhiệm Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đối với ông Lê Quang Tùng. Chiều 28/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đảng đoàn Quốc hội đã tổ chức Lễ công bố và trao Nghị quyết về công tác...

Chủ tịch Quốc hội và Phu nhân sẽ thăm chính thức Singapore, Nhật Bản

Theo Thông cáo của Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân sẽ thăm chính thức Singapore và Nhật Bản từ ngày 1-7/12 tới. Theo Thông cáo của Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Singapore Kian Peng Seah và Phu nhân, Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Sekiguchi Masakazu và Phu nhân, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân...

Tăng cường hơn nữa hợp tác giữa hai Quốc hội Việt Nam-Bulgaria

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Quốc hội Việt Nam mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác với Quốc hội Bulgaria, nhất là sau khi hai bên đã ký Thỏa thuận hợp tác mới năm 2023. Chiều 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev đang thăm chính thức Việt Nam. Chào mừng Tổng thống Rumen Radev và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu...

Chủ tịch Quốc hội dự và phát biểu tại Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của IPTP

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, tôn trọng luật pháp quốc tế và thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, đặc biệt là vai trò trung tâm của LHQ, là phương cách văn minh nhất để ngăn ngừa chiến tranh, xung đột. Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 24/11, tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Phiên họp toàn thể lần...

Cùng tác giả

Quốc hội chính thức thông qua chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam

Chiều 30/11, tiếp tục chương trình làm việc kỳ họp thứ 8, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Kết quả biểu quyết cho thấy 443/454 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành. Trước khi biểu quyết thông qua, Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Lê Hồng Thanh trình bày Báo cáo...

Thị trường M&A năm 2025 được dự báo đầy triển vọng

Thị trường M&A Việt Nam đang đứng trước một giai đoạn sẵn sàng đón nhận những thương vụ đầu tư lớn và kỳ vọng sẽ thu hút mạnh mẽ nguồn vốn FDI vào năm 2025. Nhiều thương vụ trăm triệu đô trong năm 2024 Chia sẻ tại Diễn đàn M&A Việt Nam lần thứ 16 diễn ra mới đây tại TP.HCM, ông Nguyễn Công Ái - Phó Tổng giám đốc KPMG Việt Nam, cho biết theo tổng hợp từ KPMG thị...

Đại lễ tưởng niệm 716 năm ngày Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn

Sáng 30/11, tại Quần thể di tích Am - Chùa Ngọa Vân (phường Bình Khê, thành phố Đông Triều), Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh và UBND TP Đông Triều đã phối hợp tổ chức “Đại lễ tưởng niệm 716 năm ngày Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn”. Tại buổi lễ tưởng niệm, sau nghi thức dâng hương, các đại biểu, tăng ni, phật tử, cùng người dân, du khách, đã được nghe tiểu sử...

58 tác phẩm đoạt Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7

58 cuốn sách, bộ sách giá trị của các tác giả, nhóm tác giả là nhà nghiên cứu, dịch giả, nhà văn… được vinh danh tại Lễ trao Giải thưởng sách Quốc gia lần thứ VII. Tối 29/11, tại Nhà Hát Lớn (Hà Nội), Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Xuất bản Việt Nam đã phối hợp tổ chức Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII năm 2024. Dự Lễ trao giải...

Văn phòng Tỉnh ủy: Tập huấn công tác chuẩn bị, tổ chức đại hội Đảng các cấp

Trong 2 ngày 30/11 và 1/12, Văn phòng Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị tập huấn về công tác chuẩn bị, tổ chức đại hội Đảng các cấp cho 259 đồng chí là cán bộ, công chức các cơ quan tham mưu giúp việc của Tỉnh ủy, các huyện ủy, thị ủy, thành ủy và đảng ủy trực thuộc tỉnh, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trực thuộc tỉnh; cán bộ, công...

Cùng chuyên mục

Quốc hội chính thức thông qua chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam

Chiều 30/11, tiếp tục chương trình làm việc kỳ họp thứ 8, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Kết quả biểu quyết cho thấy 443/454 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành. Trước khi biểu quyết thông qua, Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Lê Hồng Thanh trình bày Báo cáo...

Văn phòng Tỉnh ủy: Tập huấn công tác chuẩn bị, tổ chức đại hội Đảng các cấp

Trong 2 ngày 30/11 và 1/12, Văn phòng Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị tập huấn về công tác chuẩn bị, tổ chức đại hội Đảng các cấp cho 259 đồng chí là cán bộ, công chức các cơ quan tham mưu giúp việc của Tỉnh ủy, các huyện ủy, thị ủy, thành ủy và đảng ủy trực thuộc tỉnh, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trực thuộc tỉnh; cán bộ, công...

Củng cố quan hệ hữu nghị, hợp tác hiệu quả giữa Việt Nam với Singapore, Nhật Bản

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội đã trả lời phỏng vấn báo chí về ý nghĩa cũng như tầm quan trọng chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân tới Singapore, Nhật Bản. Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Singapore Seah Kian Peng và Phu nhân, Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Sekiguchi Masakazu và Phu nhân, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân...

Quốc hội thông qua Luật Tư pháp người chưa thành niên

Luật Tư pháp người chưa thành niên có nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích tốt nhất cho người chưa thành niên; bảo đảm việc xử lý người chưa thành niên phù hợp với độ tuổi, khả năng nhận thức... Sáng 30/11, với 461/463 (chiếm 96,24%) đại biểu tham dự tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Tư pháp người chưa thành niên. Luật Tư pháp người chưa thành niên có nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích...

Thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương từ năm 2025

Quốc hội thông qua nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương từ năm 2025 trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay. Sáng 30/11, với 458/461 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (bằng 95,62% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Quốc hội quyết nghị thành lập...

Ngày cuối cùng kỳ họp: Quốc hội thông qua nhiều Nghị quyết và Luật quan trọng

Ngày 30/11, ngày cuối cùng của kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, Quốc hội thông qua nhiều Nghị quyết, Luật quan trọng và thảo luận ở hội trường về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Cụ thể, tại phiên sáng Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Tư pháp người chưa thành niên; Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương; Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố...

Dòng tiền của nhà nước đi tới đâu, phải có cơ chế quản lý và theo dõi tới đó

Với nguyên tắc ở đâu có tiền nhà nước đầu tư thì ở đó phải có cơ chế quản lý và theo dõi đồng tiền đó, đại biểu Quốc hội đề nghị mở rộng phạm vi quản lý, giám sát đối với cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư dưới 50% và cả những doanh nghiệp F2, F3 là những doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước đầu tư vốn. Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, chiều...

Thông cáo báo chí số 29, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Thứ sáu, ngày 29/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 29 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. BUỔI SÁNG * Nội dung 1: Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi...

Đổi mới hoạt động tiếp xúc cử tri

HĐND tỉnh có nhiều đổi mới trong hoạt động tiếp xúc cử tri (TXCT). Theo đó, Thường trực HĐND tỉnh chỉ đạo các ban HĐND, tổ đại biểu, đại biểu HĐND tỉnh chủ động triển khai nhiệm vụ, kết hợp nắm tình hình thực tiễn, lắng nghe kiến nghị của cử tri... Khẳng định vai trò cơ quan dân cử trong hệ thống chính trị của tỉnh, để phục vụ cho việc xây dựng dự thảo nghị quyết và hoạt...

Thường trực HĐND tỉnh họp phiên thường kỳ tháng 11

Sáng 29/11, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức phiên họp thường kỳ nghe, cho ý kiến về tiến độ chuẩn bị các nội dung Kỳ họp thứ 23 (kỳ họp thường lệ cuối năm 2024) của HĐND tỉnh và một số nội dung thuộc thẩm quyền. Đồng chí Vi Ngọc Bích, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, chủ trì phiên họp. Từ đầu năm đến nay, Thường trực HĐND tỉnh chủ động từ sớm, phối hợp hiệu quả với...

Tin nổi bật

Tin mới nhất