Powered by Techcity

Về Điền Trì, tìm “Góc sân và khoảng trời” của Trần Đăng Khoa

Tôi rất thích cuốn “Góc sân và khoảng trời” của nhà thơ Trần Đăng Khoa từ khi còn học phổ thông. Ấy vậy, nhưng phải tới gần đây, tôi mới có dịp về thăm làng Điền Trì, quê ông dù nơi đó cách chỗ tôi ở có vài chục cây số. Cảm xúc của chuyến tìm về góc sân của chú bé Khoa năm xưa, thật là đặc biệt…

Nhà thơ Trần Nhuận Minh giới thiệu khu vườn nhỏ với những cây cau, cây dừa và giàn trầu không nay đã được trồng lại.
Nhà thơ Trần Nhuận Minh giới thiệu khu vườn nhỏ với những cây cau, cây dừa và giàn trầu không nay đã được trồng lại.

“Thế giới nhỏ của Khoa”

Làng Điền Trì của chú bé Khoa năm xưa nay là thôn Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Vật đổi sao dời, những dấu vết của làng quê thuần nông năm xưa, nay đã lùi dần vào dĩ vãng. Cũng là sáng sớm về làng, tôi bâng khuâng nhẩm hai câu thơ “Cánh đồng làng Điền Trì/ Sớm nay sao mà rộng?” của nhà thơ Trần Đăng Khoa rồi tự hỏi lòng mình đồng bãi xưa kia đâu.

Cũng chẳng còn cái cảnh “Mái gianh ơi hỡi mái gianh/ Ngấm bao mưa nắng mà thành quê hương” như trong thơ của ông nữa. Nhà cửa hai bên đường tôi đi, giờ đã giống phố hơn là giống làng. Lọt thỏm giữa những ngôi nhà cao tầng ấy, là ngôi nhà ngói đầy ăm ắp kỷ niệm tuổi thơ và khoảng sân gạch cùng khu vườn nho nhỏ mà hai anh em nhà thơ Trần Nhuận Minh và Trần Đăng Khoa tu sửa thành Nhà Lưu niệm. Đây là ngôi nhà ngói được cha mẹ các ông làm năm 1972 để thay thế cho ngôi nhà gianh. Hai ông đã và đang cố gắng níu giữ lại phần ký ức không chỉ của gia đình ông mà còn ký ức của biết bao thiếu nhi lớn lên trong những năm chống Mỹ.

Nhà thơ Trần Nhuận Minh và nhà thơ Trần Đăng Khoa bên những hiện vật đầy ắp kỷ niệm.
Nhà thơ Trần Nhuận Minh và nhà thơ Trần Đăng Khoa bên những hiện vật đầy ắp kỷ niệm của gia đình thời ấu thơ.

Nhà thơ Trần Nhuận Minh đã cần mẫn sưu tầm nhiều tư liệu, sách vở, hình ảnh quý về cha mẹ và về hai anh em. Ở giữa căn nhà là gian thờ tưởng nhớ cha mẹ. Hai bên có hai không gian riêng dành cho hai anh em. Phần còn lại là những hiện vật gắn với cha mẹ, với tuổi thơ của các ông.

Như một hướng dẫn viên chuyên nghiệp, nhà thơ Trần Nhuận Minh giới thiệu tỉ mỉ về lai lịch từng hiện vật cho chúng tôi biết. Nào là chiếc võng bà mẹ nhà thơ vẫn ngồi, chiếc tràng kỷ gia đình thường dùng tiếp nhiều khách văn chương nổi tiếng ở Hà Nội về thăm gia đình, chiếc cối đá, chạn bát, quang chành, chiếc chum của một bà địa chủ chia cho gia đình bần nông (nhà ông) năm 1956, cái mẹt sàng gạo, tủ sách của hai anh em nhà thơ.v.v.. Nhiều hiện vật còn được đề thơ, những câu thơ của nhà thơ Trần Đăng Khoa được nhiều thế hệ biết đến. Mỗi hiện vật trong nhà đều đã đi vào thơ một cách rất tự nhiên như: “Chiều nào gánh phân/ Quang chành quét đất”…

Nhà thơ Trần Đăng Khoa đưa chúng tôi đi trên khoảng sân đã lát gạch đỏ chỉ ra vườn buông lửng câu nói đầy tiếc nuối: “Giờ chẳng còn cây gì năm xưa nữa. Giàn trầu không năm xưa cũng không còn”. Hai anh em nhà thơ cho trồng lại trên nền đất cũ một giàn trầu mới đã bén rễ xanh tươi, dây trầu đã bắt đầu leo lên giàn.

Nhìn giàn trầu không, nhà thơ Trần Đăng Khoa bùi ngùi nhớ mẹ, nhớ bà ngoại và những kỷ niệm ấu thơ. Người mẹ nhân hậu của nhà thơ đã dạy cho các con biết rằng mỗi cây cối, con vật trong vườn nhà đều như có hồn. Vì vậy, mẹ bảo con khi hái trầu không được làm cây đau, phải vặn to ngọn đèn lên cho cây nhận ra mặt mình. Và khi buộc phải hái về đêm thì phải biết đánh thức nó. Cậu bé Khoa năm xưa khi đi hái trầu cho mẹ vào buổi tối đã không đọc như mẹ nói mà làm bài thơ “Đánh thức trầu”.

Sau này, bà ngoại nhà thơ mất, mẹ nhà thơ xé khăn tang đưa cho chú bé Khoa, bảo Khoa  ra buộc cho cây cối, để chúng cũng được để tang như các thành viên trong gia đình, vì sợ chúng buồn, chúng sẽ héo mòn mà chết. Người mẹ ấy tâm niệm rằng, một đứa trẻ không nỡ làm đau một cái cây, một con vật thì lớn lên chắc chắn nó không thể làm ác với con người. Đó là những mầm thiện được người mẹ nghèo gieo vào tâm hồn thơ trẻ. Tâm hồn ấy là nền tảng tinh thần và đạo đức, để sau này thành thi sĩ, bởi thi sĩ thì, lúc nào cũng biết thương người, dễ rung động trước cái đẹp, cái nhân hậu. Xưa nay, nhà thơ thì khó mà có thể làm ác với đời.

Điều rất đáng nói là người mẹ của chú bé Khoa là người thất học, không biết đọc, biết viết, nhưng điều kỳ lạ là bà lại thuộc lòng nhiều truyện thơ Nôm Việt Nam. Đêm đêm, trong ngôi nhà tranh vách đất nhỏ bé, vắng lặng, mẹ vẫn thường ru Khoa ngủ bằng những câu thơ Kiều. Chính những lời ru ấy đã tưới tắm, bồi đắp nên hồn thơ thần đồng Trần Đăng Khoa.

Ngôi nhà của cha mẹ nay được nhà thơ Trần Nhuận Minh và nhà thơ Trần Đăng Khoa xây dựng thành nhà lưu niệm.
Ngôi nhà của cha mẹ nay được nhà thơ Trần Nhuận Minh và nhà thơ Trần Đăng Khoa xây dựng thành nhà lưu niệm của hai anh em.

Tôi nhìn vào di ảnh cụ Trần Thị Sen được đặt trang trọng trên bàn thờ mà chắc mẩm rằng, chính người mẹ đã góp phần tạo dựng lên một thế giới thơ cho con trai mình. Người mẹ, khu vườn tuổi thơ và cảnh vật làng quê, đã là những đề tài đi vào thơ của chú bé Trần Đăng Khoa. Thấy cậu bé Khoa xuất khẩu thành thơ, mà toàn những bài thơ về con gà, con cóc, con kiến, quả na trong vườn nhà, nhiều người từ ngạc nhiên đến tò mò. Từ tò mò đến thách thức. Họ thách bằng cách ra đề bài và bắt Khoa làm thơ ngay. Họ bắt cậu làm thơ về cây chuối, cây dừa, vườn khoai, con chó chạy mất sau trận bom…

Năm 1968, khi bé Khoa tròn 10 tuổi, được xuất bản tập thơ riêng đầu tay “Góc sân và khoảng trời”. Sau đó, đoàn quay phim Cộng sản Pháp, do đạo diễn Gérard Guillaume về làng Điền Trì quê cậu, quay phim “Thế giới nhỏ của Khoa”, được lần lượt chiếu ở các nước Châu Âu, cổ vũ nhân dân các nước ủng hộ cuộc chiến đấu chống giặc của nhân dân Việt Nam.

Bộ phim khắc họa được cảnh làng quê Việt Nam những năm chiến tranh chống Mỹ chân thực nhất, khiến nhiều khán giả vừa xem vừa gạt nước mắt xúc động. Đó là cảnh làng quê với những buổi đập lúa trên sân hợp tác xã, cảnh lũ trẻ con đi học với bùi nhùi rơm, leo qua chiếc cầu bằng tre bé tí với cây sào chống rất chông chênh. Những cây dừa, cây xoan, chiếc chuồng gà, chiếc võng, con mèo mà cô Giang, em gái nhà thơ thường ôm ngủ mỗi ngày… Tất cả đều đã đi vào trong những câu thơ thuở nhỏ của nhà thơ thần đồng.  

Những câu thơ viết về ngôi nhà, mảnh vườn, về làng quê, theo cảm nhận của riêng chú bé Khoa, đúng là thế giới nhỏ của Khoa như tên bộ phim. Từ thế giới nhỏ đó, nhà thơ đã đến với những khoảng trời rộng lớn hơn. Đó là khoảng trời của quê hương đất nước, của nhân dân, của thiếu nhi nhiều thế hệ và xa hơn là khoảng trời của nhân loại.  

Đưa biển về khoảng trời quê

Thực ra, ở tập thơ “Góc sân và khoảng trời”, nhà thơ chỉ viết loanh quanh ở trong sân ra đến cái vườn rồi mới ra đến khoảng trời mênh mông. Sau này, ra Quảng Ninh, nhà thơ Trần Đăng Khoa viết về Hạ Long. Ông kể: “Ra Hạ Long, đêm đêm tôi nhìn ra Vịnh, thấy đèn như sao trời hóa ra là đèn của bà con ngư dân đi đánh cá. Thế rồi về nhà, nhớ Hạ Long, đêm, tôi ngước lên nhìn sao trời ở quê, thấy như đèn đánh cá. Rồi lại thấy mây bay như những cánh buồm trên Vịnh Hạ Long. Tôi tưởng trên nóc nhà tôi cũng là Hạ Long, cũng là biển, cũng là Hòn Gai đấy chứ. Và tôi viết: “Lấp lóe lửa chài sao hiện ra/ Mây bay lóng lánh cánh buồm xa/ Em mang sắc biển về quê đó/ Sắc biển xanh trên những mái nhà”. Đấy ra Quảng Ninh, tôi mang biển về bầu trời trên mái nhà”.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa xúc động kể lại ký ức ấu thơ trong ngôi nhà cũ.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa xúc động kể lại ký ức ấu thơ trong ngôi nhà cũ.

Quảng Ninh được coi là quê hương thứ hai của nhà thơ Trần Đăng Khoa. Nhà thơ Trần Đăng Khoa cho biết: “Gia đình tôi một nửa ở Quảng Ninh. Và như thế, những vui buồn của tôi có nhiều liên quan với Quảng Ninh. Ông anh ruột tôi, nhà thơ Trần Nhuận Minh, ra Quảng Ninh từ năm 1962, khi ấy còn là khu mỏ Hồng Quảng. Em gái tôi sau này cũng ra Hòn Gai học cấp 3, rồi sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm thì về Cẩm Phả dạy phổ thông trung học. Hai con bà chị ruột tôi cũng ở Cẩm Phả và khá đông các cháu. Chính anh Minh là người mở đường cho tôi đến với văn chương qua các tác phẩm văn học mà anh cho tôi đọc”.

Sau những lần ra Quảng Ninh thăm anh trai, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã để lại cho vùng đất này nhiều bài thơ hay như: “Cầu Cầm”, “Lời của Than”, “Hạ Long”, “Em về Hồng Gai”, “Bãi Cháy”, v.v. Ông quan niệm, Quảng Ninh là vùng đất đặc biệt, là quê hương thứ hai của mình, nơi có người anh yêu văn chương đưa sách về cho ông đọc và đưa ông đến văn chương.

Chúng tôi chia tay làng Điền Trì, như thể chia tay với ký ức tuổi thơ của chính mình. Ký ức về làng quê của hai anh em nhà thơ Trần Đăng Khoa và Trần Nhuận Minh, cũng chính là ký ức của nhiều người. Bởi vì, trong chúng ta, gần như ai cũng được sinh ra từ làng, hay là đều có một quê hương bản quán, đều có một góc sân và khoảng trời tuổi thơ của mình, để hôm nay, khi đã lìa xa rồi,  thì luôn khắc khoải nhớ về.



Nguồn

Cùng chủ đề

Bế mạc trại sáng tác ca khúc về Toà án nhân dân

Chiều 1/6, tại Trung tâm Đào tạo Tài năng trẻ và Sáng tác (phường Đại Yên, TP Hạ Long), Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Tòa án Nhân dân tối cao tổ chức lễ bế mạc trại sáng tác ca khúc về Tòa án nhân dân. Dự chương trình có các đồng chí: Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Toà án Nhân dân tối cao; Đỗ Hồng Quân, Chủ...

Giao lưu văn nghệ “Hát cho công nhân nghe, nghe công nhân hát”

Tối 31/5, tại TP Hạ Long, Sở Văn hoá - Thể thao, UBND TP Hạ Long, Liên đoàn Lao động tỉnh và Ban Quản lý các khu kinh tế tỉnh đã phối hợp tổ chức chương trình giao lưu văn nghệ “Hát cho công nhân nghe, nghe công nhân hát”. Chương trình do các nghệ sĩ, diễn viên đến từ Sở Văn hoá - Thể thao, Trung tâm Truyền thông và Văn hoá TP Hạ Long và Đội văn nghệ...

Hội VHNT TP Cẩm Phả tổng kết trại sáng tác VHNT năm 2024

Sáng 31/5, Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) TP Cẩm Phả tổ chức hội nghị tổng kết trại sáng tác VHNT năm 2024, công bố quyết định kết nạp hội viên mới. Trại sáng tác có chủ đề “Cẩm Phả đổi mới và phát triển bền vững” quy tụ 30 hội viên về tham dự được tổ chức thực tế tại khai trường Công ty CP Than Cao Sơn. Trại sáng tác đã thu được 60 tác phẩm miêu tả không...

Mùa hè nắng lửa trên khai trường mỏ Hà Tu

Lâu nay, người ta vẫn sợ hãi những cơn mưa trên mỏ vì đi liền với nó là nguy cơ lũ bùn, sạt lở bãi thải. Nhưng nắng trên mỏ cũng không kém phần thử thách với mỗi người thợ. Lên mỏ giữa những ngày hè nắng lửa, mới thấm thía từng giọt mồ hôi rơi trên vai áo công nhân. Nắng cồn cào lửa bỏng Chúng tôi lên khai trường sản xuất mặt bằng diện +150 Công ty CP Than Hà...

Tiếp nhận tiểu thuyết lịch sử về công nhân mỏ

Sáng 23/5, tại Hà Nội, Sở Văn hoá - Thể thao tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức tiếp nhận tiểu thuyết lịch sử về công nhân mỏ - “Bể than Đông Bắc” của nhà văn Đặng Huỳnh Thái. Nhà văn Đặng Huỳnh Thái sinh năm 1939 tại Thái Bình, sau chuyển ra Vùng mỏ làm cán bộ kỹ thuật rồi làm chương trình phát thanh công nhân mỏ, viết báo, tuyên truyền văn hoá văn nghệ. Ông từng là hội...

Cùng tác giả

Quốc hội chính thức thông qua chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam

Chiều 30/11, tiếp tục chương trình làm việc kỳ họp thứ 8, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Kết quả biểu quyết cho thấy 443/454 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành. Trước khi biểu quyết thông qua, Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Lê Hồng Thanh trình bày Báo cáo...

Thị trường M&A năm 2025 được dự báo đầy triển vọng

Thị trường M&A Việt Nam đang đứng trước một giai đoạn sẵn sàng đón nhận những thương vụ đầu tư lớn và kỳ vọng sẽ thu hút mạnh mẽ nguồn vốn FDI vào năm 2025. Nhiều thương vụ trăm triệu đô trong năm 2024 Chia sẻ tại Diễn đàn M&A Việt Nam lần thứ 16 diễn ra mới đây tại TP.HCM, ông Nguyễn Công Ái - Phó Tổng giám đốc KPMG Việt Nam, cho biết theo tổng hợp từ KPMG thị...

Đại lễ tưởng niệm 716 năm ngày Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn

Sáng 30/11, tại Quần thể di tích Am - Chùa Ngọa Vân (phường Bình Khê, thành phố Đông Triều), Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh và UBND TP Đông Triều đã phối hợp tổ chức “Đại lễ tưởng niệm 716 năm ngày Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn”. Tại buổi lễ tưởng niệm, sau nghi thức dâng hương, các đại biểu, tăng ni, phật tử, cùng người dân, du khách, đã được nghe tiểu sử...

58 tác phẩm đoạt Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7

58 cuốn sách, bộ sách giá trị của các tác giả, nhóm tác giả là nhà nghiên cứu, dịch giả, nhà văn… được vinh danh tại Lễ trao Giải thưởng sách Quốc gia lần thứ VII. Tối 29/11, tại Nhà Hát Lớn (Hà Nội), Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Xuất bản Việt Nam đã phối hợp tổ chức Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII năm 2024. Dự Lễ trao giải...

Văn phòng Tỉnh ủy: Tập huấn công tác chuẩn bị, tổ chức đại hội Đảng các cấp

Trong 2 ngày 30/11 và 1/12, Văn phòng Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị tập huấn về công tác chuẩn bị, tổ chức đại hội Đảng các cấp cho 259 đồng chí là cán bộ, công chức các cơ quan tham mưu giúp việc của Tỉnh ủy, các huyện ủy, thị ủy, thành ủy và đảng ủy trực thuộc tỉnh, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trực thuộc tỉnh; cán bộ, công...

Cùng chuyên mục

Đại lễ tưởng niệm 716 năm ngày Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn

Sáng 30/11, tại Quần thể di tích Am - Chùa Ngọa Vân (phường Bình Khê, thành phố Đông Triều), Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh và UBND TP Đông Triều đã phối hợp tổ chức “Đại lễ tưởng niệm 716 năm ngày Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn”. Tại buổi lễ tưởng niệm, sau nghi thức dâng hương, các đại biểu, tăng ni, phật tử, cùng người dân, du khách, đã được nghe tiểu sử...

58 tác phẩm đoạt Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7

58 cuốn sách, bộ sách giá trị của các tác giả, nhóm tác giả là nhà nghiên cứu, dịch giả, nhà văn… được vinh danh tại Lễ trao Giải thưởng sách Quốc gia lần thứ VII. Tối 29/11, tại Nhà Hát Lớn (Hà Nội), Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Xuất bản Việt Nam đã phối hợp tổ chức Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII năm 2024. Dự Lễ trao giải...

Nhạc sĩ Lã Văn Cường qua đời

Nhạc sĩ Lã Văn Cường - nổi tiếng với các tình khúc "Có đôi khi", "Vườn yêu" - qua đời ở tuổi 67. Nhà sưu tầm mỹ thuật Lý Đợi - đồng nghiệp thân thiết với tác giả Có đôi khi - cho biết xót xa khi hay tin báo từ người nhà ông. Một tuần trước, anh còn gặp gỡ ông để bàn kịch bản nhân đêm nhạc kỷ niệm sự nghiệp nhạc sĩ, do cả hai quen biết...

Thanh Lam nhảy cùng HIEUTHUHAI, muốn làm quán quân “Our song”

Trong trailer "Our song Vietnam - Bài hát của chúng ta" tuần này, NSND Thanh Lam đã có màn nhảy freestyle cùng HIEUTHUHAI và dàn "anh trai say hi". "Our song Vietnam - Bài hát của chúng ta" đã đi đến chặng cuối cùng và khép lại bằng đêm gala trao giải. Trong đoạn trailer đêm gala trao giải đã hé lộ sự tham gia của dàn sao "khủng" cùng góp mặt, trong đó phải kể tới Hồ Ngọc Hà,...

Những câu chuyện đằng sau việc đổi nghệ danh của sao Việt

Sao Việt đặt rất nhiều kỳ vọng sau mỗi lần đổi nghệ danh, tuy nhiên, dường như sự nghiệp của họ chẳng mấy khởi sắc so với giai đoạn trước đó. Nghệ danh đóng vai trò quan trọng khi gắn liền với hoạt động nghệ thuật của nghệ sĩ. Tuy vậy, có nhiều người quyết định đổi nghệ danh sau nhiều năm hoạt động nghệ thuật, thậm chí có người còn đổi đi đổi lại nhiều lần. Hoài Lâm đổi nghệ...

Cháu ruột Hà Trần hát hò ra sao?

Sự xuất hiện của cái tên Marzuz trên thị trường âm nhạc thu hút sự chú ý khi cô là cháu gái ruột của ca sĩ Trần Thu Hà (Hà Trần). "Hay" là những gì khán giả bình luận về âm nhạc cũng như chất giọng của Marzuz. Thừa hưởng chút cá tính từ chính cô ruột, nữ ca sĩ gen Z Marzuz (tên thật là Trần My Anh, sinh năm 2000) thực sự nổi bật trong thị trường nhạc...

Nghịch lý của ca sĩ Minh Tuyết

Ca sĩ Minh Tuyết hội tụ đủ thanh sắc nhưng còn nhiều điều phải tính toán ở "Chị đẹp đạp gió rẽ sóng" 2024. Thanh sắc toàn vẹn Minh Tuyết nổi lên từ nhóm hát đôi với chị gái - ca sĩ Cẩm Ly. Chị hát đa dạng thể loại, từ nhạc trẻ, nhạc nhẹ đến nhạc vàng, trữ tình. Từ lần đầu xuất hiện tại Chị đẹp đạp gió rẽ sóng, Minh Tuyết đã gây sốt với màn trình diễn nóng...

HIEUTHUHAI, Soobin Hoàng Sơn khi đặt cạnh Sơn Tùng M-TP

Nhờ show truyền hình thực tế, tên tuổi của Soobin Hoàng Sơn và HIEUTHUHAI vụt sáng, được so sánh với Sơn Tùng M-TP vốn là tên tuổi hàng đầu Vpop. Những ngày qua, 3 cái tên Sơn Tùng M-TP, Soobin Hoàng Sơn, HIEUTHUHAI thay phiên chiếm lĩnh mạng xã hội. Có thể kể đến bài đăng ngồi trà đá vỉa hè hơn 670.000 lượt thích của Sơn Tùng, fanmeeting bán hết trong vòng 14 phút của Soobin, hay ca khúc chỉ...

Jun Phạm là thành viên đầu tiên của nhóm nhạc Anh tài?

Thông tin về nhóm nhạc nam bước ra từ Anh trai vượt ngàn chông gai được đưa ra dưới dạng những gợi ý khá khó. Nhưng với khán giả hâm mộ, vẫn luôn có cách để tìm đáp án. Dựa trên gợi ý đầu tiên được đưa ra trên fanpage chính thức của chương trình với hàng loạt icon được sắp xếp theo những cấu trúc đặc biệt, rất nhanh chóng, các fan đã nhận ra đây là gợi ý...

Mai Tiến Dũng bội thu sau ‘Bài hát của chúng ta’

Tình cảm của khán giả, đồng nghiệp và những cảm xúc thăng hoa trên sân khấu là điều Mai Tiến Dũng tâm đắc khi đến với chương trình. Dù thời gian tham gia các chương trình truyền hình thực tế kéo dài ảnh hưởng đến các lịch trình công việc khác nhưng Mai Tiến Dũng vẫn chăm chỉ xuất hiện ở nhiều chương trình khác nhau. Một phần lớn động lực của nam ca sĩ đến từ khán giả hâm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất