Năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Thái Nguyên được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giao thực hiện 2 dự án hỗ trợ chăn nuôi bò sinh sản cho hộ nghèo, cận nghèo tại các huyện Phú Bình và Đại Từ. Để đảm bảo chất lượng, công khai nguồn cung cấp con giống hỗ trợ sinh kế cho các hộ, trước khi đưa bò giống đến tay bà con, Trung tâm Khuyến nông đã tổ chức cho tất cả đối tượng được hưởng lợi đến tham quan, chọn lựa tại các cơ sở giống có uy tín.Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) được xem là một quyết sách đặc biệt giúp Quảng Nam thực hiện mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện, đến nay, Chương trình đã bước đầu phát huy hiệu quả, làm đổi thay bộ mặt của vùng DTTS và miền núi của tỉnh.Trước tình hình mưa lớn kéo dài, gây sạt lở đất, ngập lụt cục bộ tại khu vực Trung Bộ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 120/CĐ-TTg ngày 25/11/2024 yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ.Năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Thái Nguyên được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giao thực hiện 2 dự án hỗ trợ chăn nuôi bò sinh sản cho hộ nghèo, cận nghèo tại các huyện Phú Bình và Đại Từ. Để đảm bảo chất lượng, công khai nguồn cung cấp con giống hỗ trợ sinh kế cho các hộ, trước khi đưa bò giống đến tay bà con, Trung tâm Khuyến nông đã tổ chức cho tất cả đối tượng được hưởng lợi đến tham quan, chọn lựa tại các cơ sở giống có uy tín.Nghiệp đoàn cơ sở nghề cá thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh là nghiệp đoàn nghề cá đầu tiên tại tỉnh Quảng Trị vừa được thành lập với 60 thành viên.Nóc Ông Đến là tên người dân gọi thân thương về nơi ở của mình. Còn gọi theo tên hành chính là tổ 4, thuộc thôn 2, xã Trà Giang, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi). Nóc Ông Đến như một một thung lũng nằm biệt lập giữa rừng xanh, nơi đây có 14 nóc nhà, với hơn 60 nhân khẩu là đồng bào Co sinh sống hòa mình với núi rừng.Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa tặng Bằng khen cho nghệ sĩ Lê Thanh Phong vì những đóng góp trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh.Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) được xem là một quyết sách đặc biệt giúp Quảng Nam thực hiện mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện, đến nay, Chương trình đã bước đầu phát huy hiệu quả, làm đổi thay bộ mặt của vùng DTTS và miền núi của tỉnh.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Áo dài Huế được công nhận Di sản phi vật thể quốc gia. Ðà Lạt: Phá rừng trái pháp luật gia tăng. Vũ điệu lửa của người Pà Thẻn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) và chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, huyện Phước Sơn (Quảng Nam) đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo.Hoà Bình coi trọng việc phát triển hạ tầng giao thông, tạo động lực cho vùng DTTS, miền núi, góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn.Phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của đảng viên trong công tác vận động, tuyên truyền đồng bào các DTTS thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trong những năm qua, nhiều cán bộ đảng viên, Người có uy tín trong vùng đồng bào các DTTS huyện vùng cao Đà Bắc (tỉnh Hòa Bình) đã có những cách “dân vận” sáng tạo, góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật cho người dân, giữ gìn an ninh trật tự cho bản làng.Giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo. Với tỷ lệ đồng bào DTTS chiếm trên 70%, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, huyện Định Hóa (tỉnh Thái Nguyên) đã tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp, để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động.Diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở huyện Chiêm Hóa (tỉnh Tuyên Quang) rất lớn, đây được xem là tiềm năng, lợi thế để người dân sống nhờ rừng thêm cơ hội và điều kiện để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng. Việc khai thác tốt tiềm năng, lợi thế cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là chính sách hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719), có ý nghĩa quan trọng, để người dân có thêm điều kiện phát huy giá trị kinh tế ổn định cuộc sống và phát triển bền vững từ rừng.
Các hộ thụ hưởng chính sách được tham gia lựa chọn con giống
Là một trong những xã còn khó khăn của huyện Phú Bình, những năm qua, xã Tân Khánh được thụ hưởng nhiều chương trình hỗ trợ của Nhà nước về con giống, cây trồng để phát triển sản xuất, nâng cao mức sống. Trong đó, Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo chăn nuôi bò sinh sản từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, là một trong những chính sách đem lại nhiều hiệu quả thiết thực, ý nghĩa, góp phần trực tiếp vào kết quả giảm nghèo tại địa phương.
Ông Nguyễn Xuân Trường, xóm La Tú, xã Tân Khánh phấn khởi nói: “Chúng tôi đã được đến tận nơi trại bò theo đúng như ý nguyện của người dân, chọn con bò đánh dấu số rõ ràng. Thủ tục giấy tờ cán bộ cũng hỗ trợ chúng tôi rất nhiều. Chúng tôi sẽ cố gắng chăm sóc con bò để sinh sản ra bê con khỏe mạnh, giúp gia đình sớm thoát nghèo”.
Theo đó, mỗi hộ sẽ được nhận một con bò cái giống lai Sind trọng lượng dao động từ 200 đến 240 kg/con, có nguồn gốc rõ ràng và đã được tiêm phòng đúng quy định. Các hộ dân được hỗ trợ 100% giá giống và cam kết duy trì Dự án tối thiểu là 3 năm.
Để đảm bảo mục tiêu của dự án đã đề ra, trước khi bàn giao bò giống sinh sản, các hộ đã đươc cán bộ chuyên môn tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, cách làm chuồng trại, cách xử lý một số bệnh thường gặp ở bò để phát triển sản xuất, ổn định đời sống.
Tại xã Cù Vân (huyện Đại Từ), mô hình chăn nuôi bò sinh sản cũng đã mở ra cơ hội thoát nghèo bền vững cho nhiều hộ dân. Ông Dương Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: “Xã có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp, đất đai rộng để trồng cỏ, lúa, ngô, chuối, tạo nguồn thức ăn dồi dào cho bò phát triển. Với việc được lựa chọn con bò theo ý mình, người dân ai cũng cảm thấy phấn khởi và yên tâm. Các hộ dân được hỗ trợ bò cũng như được tập huấn kỹ thuật rất cụ thể, đúng quy trình nên bò sinh trưởng tốt, khỏe mạnh”.
Chú trọng chất lượng con giống
Năm 2024, Trung tâm khuyến nông tỉnh Thái Nguyên tiếp tục triển khai dự án tại địa bàn huyện Phú Bình và Đại Từ, với tổng số 74 con. Mỗi con bò giống hỗ trợ đều được đánh số rõ ràng và đây cũng là những con bò do chính tay các hộ tham gia dự án đến tham quan trực tiếp và chọn lựa tại các cơ sở giống có uy tín.
Theo lời cán bộ chuyên ngành của Trung tâm Khuyến nông, con bò giống được hỗ trợ phải đáp ứng một số tiêu chí như: Có nguồn gốc Việt Nam; có màu vàng cánh gián, lông mượt tự nhiên; không bị dị tật, đầu dài, trán dô, tai cúp, yếm phát triển, vai u, chân cao, mình ngắn; bò có từ 15-18 tháng tuổi và đã được tiêm phòng các loại vắc-xin theo quy định.
Chị Nguyễn Thị Lương, Trưởng Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật, Trung tâm Khuyến nông Thái Nguyên nhấn mạnh, ngoài việc tổ chức cho người dân đi tham quan tại các đơn vị cung cấp giống, Trung tâm còn tổ chức các lớp tập huấn trước và sau khi nhận bò để phổ biến kiến thức về kỹ thuật chọn và chăm sóc giống bò cái sinh sản.
Cùng với đó, Trung tâm đã bám sát địa bàn, phối hợp với các xã, các hộ tham gia dự án để chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn bò nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Trên thực tế, dự án triển khai có nhiều thuận lợi, các chế độ, chính sách được triển khai nhanh với các văn bản hướng dẫn cụ thể, đã giúp người dân trên địa bàn được hỗ trợ con giống rất phấn khởi và quyết tâm nỗ lực vươn lên thoát nghèo.