Powered by Techcity

Tác giả – Tác phẩm: Hình ảnh người phụ nữ trong thơ Trương Đăng Quế


(Báo Quảng Ngãi)- Trong các sáng tác của mình, danh thần Trương Đăng Quế (1793 – 1865) có nhiều vần thơ đặc sắc dành riêng cho phụ nữ. Bên cạnh thơ vịnh các nhân vật nữ nổi tiếng trong lịch sử với tấm lòng cảm phục, ông còn viết về những người phụ nữ đời thường, nhất là người thân của mình.

Trong thơ, Trương Đăng Quế dành nhiều tình cảm cho những số phận phụ nữ bất hạnh. Ông Nhà thơ cảm thương người chinh phụ với nỗi nhớ chồng nơi biên ải trong gió thu lạnh về. Dịch nghĩa: “Thu đến sầu lên quan ải xa/ Phòng khuê vắng ngắt tình lẻ loi” (Giặt áo). Ông xót xa và nói thay cho nỗi lòng của người phụ nữ bị chồng ruồng bỏ: “Thiếp như con thuyền trong nước/ Phiêu bạt không nơi tựa nương” (Bài từ về người vợ bị ruồng bỏ). Ông thấu hiểu cả nỗi lòng cay đắng của những người phụ nữ trong chốn lầu xanh: “Người đời được mấy lúc đẹp tươi/ Nhan sắc bỏ đi lúc tuổi già” (Nỗi oán trong chốn lầu xanh).





Bìa tập thơ.
Ảnh: PTV
Bìa tập thơ. Ảnh: PTV

Đặc biệt, Trương Đăng Quế viết khá nhiều về những người phụ nữ trong gia đình mình, bên cạnh thơ viết cho anh rể, anh họ, một số người cháu… Ông viết về vợ, chị gái, em gái, em gái họ…  bằng những lời thơ chân thành, lắng sâu và dạt dào cảm xúc. Đó là những vần thơ không phải vị đại quan nào cũng có thể làm được. Với người chị gái họ ở quê, Trương Đăng Quế có hai bài “Để lại cho chị” và “Từ biệt chị” với lời thơ dung dị, khắc họa thành công hình ảnh người chị hết lòng thương yêu, tin tưởng em mình, dù là em con chú: “Thương thay chị con bác của ta/ Vì ta mà lo âu/ Xót ta lúc mới ra đi/ Chưa có gì lưu với đời/ Lòng thành chị thật quý”. Những lúc từ biệt chị để xa quê, nhà thơ không giấu được nỗi buồn như đứt ruột: “Sáng nay từ biệt chị/ Ngày mai em lên đường/ Gió bấc se se thổi/ Cuối thu mảnh trăng non/ Lên đường buồn đứt ruột/ Há đợi nghe vượn kêu”.

Với người em gái mất sớm, Trương Đăng Quế có hai bài thơ “Khóc em gái” vô cùng cảm động, là tiếng lòng bi thiết của người anh dành cho đứa em bạc mệnh của mình: “Mẹ già anh quẫn nhà lại nghèo/ Em sinh chưa được một ngày trời/ Nỗi đau tử biệt bao giờ dứt/ Mưa gió ba năm thêm xót thương”. Dù em mất đã lâu nhưng nỗi buồn thương vẫn day dứt khôn nguôi trong lòng anh trai, để rồi những vần thơ về em mình lúc nào cũng ám ảnh, xót xa: “Vườn xưa xa cách, nước vây quanh/ Chợt thấy em ta đứng cạnh mình/ Chiếc bóng u hồn lên tiếng gọi/ Đèn tàn tắt lửa, bóng trăng tan”. Có lẽ, trong thơ chữ Hán thời trung đại, hiếm có nhà thơ nào viết về chị và em gái hay và cảm động như Trương Đăng Quế.

Trong gia đình, Trương Đăng Quế dành cho người vợ tào khang của mình tình cảm hết sức sâu nặng. Ông yêu thương, trân trọng và biết ơn người vợ luôn bên cạnh nâng khăn sửa túi cho mình từ thuở còn hàn vi. Bởi thế, mỗi khi từ biệt vợ để lên đường công cán, dù vợ cố tỏ bình thản, ông đều nhận ra và không giấu được niềm mong nhớ, buồn thương: “Trước chén biệt ly, làm ra cứng rắn, khuyên đừng gượng nói/ Hai má yêu kiều, lệ rưng rưng/ Lên đường nên tránh làm chùng bước/ Không nỡ nhìn nhau lúc biệt ly” (Từ biệt vợ).

Khi vợ mất vì bệnh nặng, Trương Đăng Quế đau xót làm liên hoàn 6 bài thơ “Truy điệu vợ”. Trong chùm thơ này, tác giả bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn với người phụ nữ mà bản thân “vừa kính trọng vừa yêu thương”, gắn bó cùng mình suốt “ba chục năm trời”: “Rất kính trọng nhau rất thương nhau/ Ba chục năm ân tình, một ngày thành ra bỏ hết”. Đặc biệt, trong bài thứ 3, Trương Đăng Quế nêu lên một quan niệm vô cùng tiến bộ về vai trò của người vợ đối với sự hiển đạt của người chồng nói riêng, với sự phát triển của đất nước nói chung: “Mới hay việc tề gia trị quốc, giúp người hiền/ Xưa nay luôn có nhiều công lao của phụ nữ”. Thật khó để tin đây là những dòng thơ của một vị đại quan đương triều, sáng tác trong bối cảnh văn hóa phong kiến vốn “trọng nam khinh nữ”, xem nhẹ vị trí của người phụ nữ.

Có thể nói, thơ viết về phụ nữ rất giá trị trong sự nghiệp thơ ca của danh thần Trương Đăng Quế. Đặt trong bối cảnh thơ ca trung đại, nhất là thơ chữ Hán vốn xem nặng vấn đề “nói chí, tỏ lòng”, chưa coi trọng đề tài gia đình thì những vần thơ sâu lắng, cảm động về vợ, chị, em gái và những người phụ nữ đời thường cũng như những người thân khác trong gia đình của Trương Đăng Quế là một đóng góp đáng ghi nhận.

PHẠM TUẤN VŨ

TIN, BÀI LIÊN QUAN:

 



Nguồn: https://baoquangngai.vn/van-hoa/van-hoc/202410/tac-gia-tac-pham-hinh-anh-nguoi-phu-nu-trong-tho-truong-dang-que-e3f640b/

Cùng chủ đề

Quốc hội thảo luận về phát triển kinh tế –  xã hội năm 2024

(Baoquangngai.vn)- Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển năm 2025.   Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Huỳnh Thị Ánh Sương phát biểu tại Hội trường. Ảnh: V.TÂN Thảo luận tại hội trường chiều 4/11, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH...

Tác giả – Tác phẩm: Tình yêu trong thơ tiền chiến

(Báo Quảng Ngãi)- Tình yêu luôn song hành cùng đời sống con người, dẫu hoàn cảnh xung quanh có đổi thay, có nhiều chông gai, thử thách... thì con người qua bao thời gian vẫn không hề mất đi ngọn lửa ấm áp, yêu thương trong tâm hồn.  Chủ đề tình yêu giai đoạn này chịu sự tác động của thời cuộc nên mang những dáng vẻ khác nhau. Các nhà thơ thời tiền chiến như Bích Khê, Nguyễn Vỹ, Nguyễn...

Ẩm thực làm nên sự khác biệt 

(Báo Quảng Ngãi)- Quê tôi, vùng đất ngày xưa được gọi là “tiểu Đồng Nai”, thực ra là vùng đất nghèo. Ngày xưa, có ruộng cấy lúa nước, lại là ruộng nhất hay nhì đẳng điền, đã mặc nhiên được coi là “trù phú”. Trải bao nhiều biến động, quê tôi, người dân chỉ còn biết làm nông. Làm ruộng bây giờ thì ai cũng biết, chỉ đủ ăn là mừng lắm rồi. Quê tôi, xưa là nơi người...

Mời em về Quảng Ngai

Anh thầm thĩ mời em về Quảng Ngãi Quê hương anh có núi Ấn sông Trà Có biển Sa Huỳnh trong xanh như ngọc Chòm nhà anh tục gọi xóm Cây Da Anh nhớ quá, ơi người em miền hạ Lòng bâng khuâng mỗi sáng nắng sân trường Trên bục giảng, giảng chi mà da diết Mắt học trò thảng thốt đến thương thương Anh bỗng ước được hóa thành lũ trẻ Làm học trò em - cô giáo xinh xinh Anh sẽ rất ngoan không hề tinh nghịch Điều...

Để cá con kịp lớn

(Báo Quảng Ngãi)- Sở NN&PTNT vừa có thông báo gửi các địa phương liên quan về việc cấm khai thác hải sản ven bờ trong thời gian 1 tháng, bắt đầu từ ngày 1 - 30/11/2024. Hai khu vực cấm khai thác hải sản ven bờ nằm ở phía nam đảo Lý Sơn và TX.Đức Phổ với quy mô diện tích hơn 15 nghìn héc ta.  Đây là khu vực biển các loài thủy sản tập trung sinh sản, khu...

Cùng tác giả

Uỷ ban Kinh tế thẩm tra dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc

.tdi_77{vertical-align:baseline}.tdi_77>.wpb_wrapper,.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{display:block}.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{width:100%}.tdi_77>.wpb_wrapper>.vc_row_inner{width:auto}.tdi_77>.wpb_wrapper{width:auto;height:auto}.tdi_77{padding-bottom:30px!important} .tdi_78{margin-top:0px!important;margin-bottom:0px!important;padding-bottom:0px!important} .tdb_single_content{margin-bottom:0;*zoom:1}.tdb_single_content:before,.tdb_single_content:after{display:table;content:'';line-height:0}.tdb_single_content:after{clear:both}.tdb_single_content .tdb-block-inner>*:not(.wp-block-quote):not(.alignwide):not(.alignfull.wp-block-cover.has-parallax):not(.td-a-ad){margin-left:auto;margin-right:auto}.tdb_single_content a{pointer-events:auto}.tdb_single_content .td-spot-id-top_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Top Ad'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad0 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 1'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad1 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 2'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad2 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 3'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-bottom_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Bottom Ad'!important}.tdb_single_content .id_top_ad,.tdb_single_content .id_bottom_ad{clear:both;margin-bottom:21px;text-align:center}.tdb_single_content .id_top_ad img,.tdb_single_content .id_bottom_ad img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_top_ad .adsbygoogle,.tdb_single_content .id_bottom_ad .adsbygoogle{position:relative}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{margin-bottom:15px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{text-align:center}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-right:auto;margin-left:auto}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left{float:left;margin-top:9px;margin-right:21px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right{float:right;margin-top:6px;margin-left:21px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title{width:300px;height:250px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title:before{position:absolute;top:50%;-webkit-transform:translateY(-50%);transform:translateY(-50%);margin:auto;display:table;width:100%}.tdb_single_content .tdb-block-inner.td-fix-index{word-break:break-word}.tdi_78 .tdb-block-inner{max-width:100%;margin-left:auto;margin-right:auto}.tdi_78,.tdi_78>p,.tdi_78 .tdb-block-inner>p{font-family:Noto Sans!important;font-size:15px!important;line-height:1.6!important;font-weight:400!important}.tdi_78 h1{font-family:Noto Sans!important;font-size:32px!important;line-height:1.2!important;font-weight:700!important}.tdi_78 h2{font-family:Noto Sans!important;font-size:24px!important;line-height:1.2!important;font-weight:600!important}.tdi_78 h3:not(.tds-locker-title){font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h4{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h5{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h6{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 li{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .tdb-block-inner blockquote p{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .wp-caption-text,.tdi_78 figcaption{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78...

Quốc hội thảo luận về phát triển kinh tế –  xã hội năm 2024

(Baoquangngai.vn)- Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển năm 2025.   Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Huỳnh Thị Ánh Sương phát biểu tại Hội trường. Ảnh: V.TÂN Thảo luận tại hội trường chiều 4/11, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH...

Tác giả – Tác phẩm: Tình yêu trong thơ tiền chiến

(Báo Quảng Ngãi)- Tình yêu luôn song hành cùng đời sống con người, dẫu hoàn cảnh xung quanh có đổi thay, có nhiều chông gai, thử thách... thì con người qua bao thời gian vẫn không hề mất đi ngọn lửa ấm áp, yêu thương trong tâm hồn.  Chủ đề tình yêu giai đoạn này chịu sự tác động của thời cuộc nên mang những dáng vẻ khác nhau. Các nhà thơ thời tiền chiến như Bích Khê, Nguyễn Vỹ, Nguyễn...

Ẩm thực làm nên sự khác biệt 

(Báo Quảng Ngãi)- Quê tôi, vùng đất ngày xưa được gọi là “tiểu Đồng Nai”, thực ra là vùng đất nghèo. Ngày xưa, có ruộng cấy lúa nước, lại là ruộng nhất hay nhì đẳng điền, đã mặc nhiên được coi là “trù phú”. Trải bao nhiều biến động, quê tôi, người dân chỉ còn biết làm nông. Làm ruộng bây giờ thì ai cũng biết, chỉ đủ ăn là mừng lắm rồi. Quê tôi, xưa là nơi người...

Mời em về Quảng Ngai

Anh thầm thĩ mời em về Quảng Ngãi Quê hương anh có núi Ấn sông Trà Có biển Sa Huỳnh trong xanh như ngọc Chòm nhà anh tục gọi xóm Cây Da Anh nhớ quá, ơi người em miền hạ Lòng bâng khuâng mỗi sáng nắng sân trường Trên bục giảng, giảng chi mà da diết Mắt học trò thảng thốt đến thương thương Anh bỗng ước được hóa thành lũ trẻ Làm học trò em - cô giáo xinh xinh Anh sẽ rất ngoan không hề tinh nghịch Điều...

Cùng chuyên mục

Tác giả – Tác phẩm: Tình yêu trong thơ tiền chiến

(Báo Quảng Ngãi)- Tình yêu luôn song hành cùng đời sống con người, dẫu hoàn cảnh xung quanh có đổi thay, có nhiều chông gai, thử thách... thì con người qua bao thời gian vẫn không hề mất đi ngọn lửa ấm áp, yêu thương trong tâm hồn.  Chủ đề tình yêu giai đoạn này chịu sự tác động của thời cuộc nên mang những dáng vẻ khác nhau. Các nhà thơ thời tiền chiến như Bích Khê, Nguyễn Vỹ, Nguyễn...

Ẩm thực làm nên sự khác biệt 

(Báo Quảng Ngãi)- Quê tôi, vùng đất ngày xưa được gọi là “tiểu Đồng Nai”, thực ra là vùng đất nghèo. Ngày xưa, có ruộng cấy lúa nước, lại là ruộng nhất hay nhì đẳng điền, đã mặc nhiên được coi là “trù phú”. Trải bao nhiều biến động, quê tôi, người dân chỉ còn biết làm nông. Làm ruộng bây giờ thì ai cũng biết, chỉ đủ ăn là mừng lắm rồi. Quê tôi, xưa là nơi người...

Mời em về Quảng Ngai

Anh thầm thĩ mời em về Quảng Ngãi Quê hương anh có núi Ấn sông Trà Có biển Sa Huỳnh trong xanh như ngọc Chòm nhà anh tục gọi xóm Cây Da Anh nhớ quá, ơi người em miền hạ Lòng bâng khuâng mỗi sáng nắng sân trường Trên bục giảng, giảng chi mà da diết Mắt học trò thảng thốt đến thương thương Anh bỗng ước được hóa thành lũ trẻ Làm học trò em - cô giáo xinh xinh Anh sẽ rất ngoan không hề tinh nghịch Điều...

Truyện ngắn: Cây hoàng lan đứng gác

(Báo Quảng Ngãi)- Vào một ngày đầu xuân, một cây hoàng lan nhỏ đã được trồng trước hai căn nhà. Đó là hai căn nhà gỗ, lợp ngói đỏ nằm trên dãy phố được hình thành cách đây chưa lâu. Ngày trước, đất rộng mênh mông, nhà cửa lụp xụp, lưa thưa trên con đường mòn. Người từ muôn nơi về đây sinh sống theo những cách khác nhau. Ngày ngày chỉ có tiếng xe đạp của những người...

Lan tỏa niềm đam mê đọc sách

(Báo Quảng Ngãi)- Với niềm đam mê đọc sách, em Huỳnh Lê Thảo Nguyên, học sinh lớp 8A10, Trường THCS Trần Hưng Đạo (TP.Quảng Ngãi) đã không ngừng nỗ lực và đoạt giải Nhất Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc cấp tỉnh, giải Khuyến khích Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc cấp quốc gia năm 2024. Mở đầu cuộc trò chuyện về thói quen đọc sách, em Huỳnh Lê Thảo Nguyên cho biết, từ nhỏ em đã được...

Phố Hàng Gòn ở Quảng Ngãi

(Báo Quảng Ngãi)- Thị trấn Di Lăng (Sơn Hà) có một tổ dân phố và một tuyến đường cùng có tên gọi Hàng Gòn. Tên gọi bắt đầu bằng chữ "Hàng" như đa số tên gọi 36 phố phường của Thủ đô Hà Nội, nhưng tên gọi Hàng Gòn ở Quảng Ngãi thì hoàn toàn khác, không gắn với mặt hàng được gia công, kinh doanh tại phố như mảnh đất kinh kỳ. Đường Hàng Gòn dài 810m, là tuyến...

Dịu dàng sắc thu

  (Báo Quảng Ngãi)- Nhiều người thường nhớ về Quảng Ngãi với hai mùa mưa, nắng. Nhưng vùng đất Ấn - Trà còn có mùa thu với nắng vàng nhẹ, tiết trời se lạnh khiến lòng người xao xuyến, sâu lắng. Cà phê một ngày mùa thu Những ngày mùa thu, tia nắng xuyên qua tán lá cây, gió mát, thỉnh thoảng có cơn mưa rào nhẹ ngang qua. Không còn những đợt nắng gắt của mùa hè, cũng chưa đến những...

Tạo điểm nhấn cho du lịch

(Báo Quảng Ngãi)- Thực hiện Nghị quyết 05 của Tỉnh ủy (khóa XX) về tiếp tục đẩy mạnh phát triển du lịch, từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, các địa phương trong tỉnh đã tận dụng thế mạnh tập trung đầu tư, phát triển đa dạng sản phẩm du lịch. Qua đó, góp phần thúc đẩy ngành du lịch của tỉnh từng bước phát triển.   Đa dạng các sản phẩm du lịch Huyện Bình...

Tập huấn, truyền dạy trình diễn nghệ thuật bài chòi

(Baoquangngai.vn)- Tại lớp tập huấn, học viên được tiếp cận với các làn điệu dân ca Khu 5 và bài chòi, đặc biệt là bài chòi cổ, một hình thứcdiễn xướng dân gian độc đáo trong hội bài chòi. Sáng 28/10, Trung tâm Văn hoá - Nghệ thuật tỉnh tổ chức khai mạc lớp tập huấn, truyền dạy trình diễn nghệ thuật bài chòi. Tham gia tập huấn có gần 60 học viên đến từ các đơn vị, câu lạc bộ...

Người ghi lại khoảnh khắc đẹp

(Báo Quảng Ngãi)- Đam mê khám phá những khoảnh khắc đẹp trong cuộc sống, nhiếp ảnh gia Nguyễn Đức Minh (54 tuổi), ở thôn Minh Mỹ, xã Tịnh Bắc (Sơn Tịnh) đã rong ruổi khắp nơi và có nhiều tác phẩm ấn tượng.  Trò chuyện với chúng tôi, anh Nguyễn Đức Minh thừa nhận mình là người hay “xê dịch”, thích đi đây đó khám phá những khoảnh khắc đẹp của cuộc sống. Đi đâu anh cũng ghi lại những...

Tin nổi bật

Tin mới nhất