Đồng bằng sông Cửu Long có một mùa đặc biệt là mùa nước nổi. Hằng năm, vào khoảng tháng 9 kéo dài cho đến cuối tháng 10, mùa nước nổi ở các tỉnh miền Tây lại quay về. Nước từ nguồn sông Mê Kông tràn về hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp, mang lại nguồn lợi thủy sản lớn cho cư dân trong vùng. Tuy nhiên, những năm gần đây, con nước thường về thấp và có thời gian lên, xuống thất thường, kéo theo lượng cá, tôm “thưa vắng”. Mùa nước nổi mà tôm cá không về, nhiều người trẻ đã phải gác lại nghề hạ bạc, để đi làm ở các khu công nghiệp. Với những người cao niên, không còn lựa chọn nào khác nên vẫn ngày ngày lênh đênh trên con nước.Đồng Cây Dâu là một xóm nhỏ thuộc thôn Nước Giáp, xã Ba Khâm, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi). Nơi đây có khoảng 100 người dân là đồng bào dân tộc Hrê sinh sống đã mấy chục năm nay, nhưng không đường, không điện và không nước sạch sinh hoạt. Cuộc sống khó khăn cứ thế nối dài ngày này qua tháng nọ. Mong mỏi có đường, có điện, thống nhất trong quản lý hộ tịch, hộ khẩu và đất đai… để ổn định cuộc sống, là nguyện vọng thiết thực của người dân từ nhiều năm nay mà vẫn chưa thành hiện thực.Ngày 13/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 (trong đó, có một số nội dung về điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách nhà nước).Thời gian qua, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận tổ chức triển khai nhiều hoạt động thuộc Dự án 6 về Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của đồng bào các DTTS gắn với phát triển du lịch, thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030. Trong những đợt tập huấn truyền dạy chữ viết Chăm, dạy nhạc cụ truyền thống dân tộc hay nghệ thuật hát ngâm Ariya…, đều có sự tham gia đứng lớp của thầy cả, vị chức sắc có uy tín Dương Quốc Khánh ở thôn Tịnh Mỹ, xã Phan Thanh, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.Mọi công tác chuẩn bị hoàn tất, các đội ghe Ngo nam và nữ đến tranh tài đã sẵn sàng cho ngày hội lớn, quyết đạt thành tích trong Lễ hội Oóc Om Bóc – Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa – Thể thao – Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024.Đồng bằng sông Cửu Long có một mùa đặc biệt là mùa nước nổi. Hằng năm, vào khoảng tháng 9 kéo dài cho đến cuối tháng 10, mùa nước nổi ở các tỉnh miền Tây lại quay về. Nước từ nguồn sông Mê Kông tràn về hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp, mang lại nguồn lợi thủy sản lớn cho cư dân trong vùng. Tuy nhiên, những năm gần đây, con nước thường về thấp và có thời gian lên, xuống thất thường, kéo theo lượng cá, tôm “thưa vắng”. Mùa nước nổi mà tôm cá không về, nhiều người trẻ đã phải gác lại nghề hạ bạc, để đi làm ở các khu công nghiệp. Với những người cao niên, không còn lựa chọn nào khác nên vẫn ngày ngày lênh đênh trên con nước.Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 13 giờ ngày 13/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,5 độ Vĩ Bắc; 115,5 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 – 9 (62 – 88km/h), giật cấp 11. Bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, với tốc độ 10 – 15km/h.Ngày 13/11, Bộ Quốc phòng, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức họp báo giới thiệu về hội thảo khoa học “60 năm chiến thắng Bình Giã – Giá trị lịch sử và bài học kinh nghiệm” nhân kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã (2/12/1964 – 3/12/2024).Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 12/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Tối 16/11 sẽ diễn ra Lễ hội Nhảy lửa của người Pà Thẻn. Món ăn dân dã từ núi rừng xứ Lạng. Người phụ nữ thổi đinh tút nổi tiếng ở buôn Chung. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Ngày 13/11, Đoàn công tác Bộ Tư lệnh TP. Hồ Chí Minh, cùng các Mạnh thường quân đã trao tặng công trình cấp nước sinh hoạt cho người dân xã biên giới Xín Cái, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.Quảng Nam có 386 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS. Trong những năm qua, đội ngũ này đã thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của mình trên các mặt công tác và được xem là lực lượng quần chúng đặc biệt, là “điểm tựa” của đồng bào DTTS.Trong những năm qua, huyện miền núi Nam Trà My đã đẩy mạnh phân bổ các nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia cũng như các nguồn lực liên quan để nổ lực chuyển đổi số và bước đầu đạt được những kết quả tích cực.Ngày 13/11, tại Hà Nội, Vụ Pháp chế (Bộ Thông tin và Truyền thông) tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông chính sách, pháp luật về thực hành kinh doanh có trách nhiệm năm 2024, nhằm cung cấp các thông tin, kiến thức về thực hành kinh doanh có trách nhiệm cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên.Ông Ta Pôn Tâm là điển hình “ba vai” tiêu biểu vùng đồng bào Raglay xã Ma Nới, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận. Với vai trò Trưởng thôn kiêm Trưởng Ban Công tác Mặt trận và Người có uy tín thôn Hà Dài, ông đã động viên bà con thôn xóm đoàn kết thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719).
Lũ thấp, nguồn lợi thủy sản giảm mạnh
“Tháng bảy, nước nhảy khỏi bờ”, đó là kinh nghiệm dân gian được đúc kết qua bao thế hệ về tính quy luật của mùa lũ hay còn gọi là mùa nước nổi ở Đồng bằng sông Cửu Long. Kể từ sau Tết Đoan Ngọ (mồng 5 tháng 5 âm lịch) hằng năm, nước trên các dòng sông ở Tây Nam bộ bắt đầu chuyển từ mầu xanh sang mầu đỏ gạch, chảy xiết và dâng cao.
Đặc điểm mùa lũ miền Tây Nam bộ, là nước dâng lên theo từng ngày nên phải vài tháng sau, khoảng tháng 7 nước mới “nhảy” khỏi bờ. Lúc này, nước trên sông, rạch tràn qua bờ kênh, ngập lênh láng những cánh đồng ven biên giới. Mùa nước nổi thường kéo dài từ đó đến cuối tháng 10 âm lịch.
Năm nay, nước lũ về huyện An Phú (tỉnh An Giang) – nơi đón nhận lượng nước đầu tiên từ thượng nguồn sông Mekong đổ vào Việt Nam – có thời gian lên, xuống thất thường và ở mức thấp. Theo nhiều bậc cao niên sinh sống nhờ vào việc đánh bắt thủy sản mùa lũ, năm nay lũ về muộn, so với năm 2023 thì có cao hơn, nhưng nguồn lợi thủy sản giảm mạnh.
Lênh đênh trên chiếc xuồng ở cánh đồng xã Vĩnh Hậu thu hoạch cá, anh Hồ Văn Cọp (huyện An Phú) cho biết, vài tháng trước khi nước về, người dân đã chuẩn bị ngư cụ để đánh bắt sản vật, đợi lũ lên nhanh với hy vọng có thêm phần thu nhập cho gia đình, thế nhưng thực tế không được như vậy.
“Độ 20 năm trước, nước ở đây rất nhiều, lũ tràn đồng, ngập luôn cả đường đi, mỗi ngày kiếm được vài chục ký cá là chuyện thường. Bây giờ lũ thấp, cá ít, so với đầu mùa lại càng ít hơn. Đã vậy giá lại rẻ”, anh Cọp nói.
Theo anh Cọp, loài được giá nhất là cá chạch hiện có giá bán khoảng 150.000 đồng/kg, còn cá loại khác như cá thiểu, cá chốt, cá mè vinh,… đều có giá rất thấp. Chính vì vậy, nông dân thả lưới trên đồng bắt được cá chạch đều rất mừng.
“Năm nay nước cao hơn năm rồi, nhưng cá về không nhiều. Bắt đầu từ tháng 9 âm lịch, nước từ cánh đồng đổ dần ra sông, báo hiệu mùa lũ sắp kết thúc, vậy mà đến giờ này tôi chẳng kiếm được bao nhiêu cá”, anh Cọp than thở.
3h sáng, vợ chồng anh Nguyễn Văn Đông (trú tại xã Phú Hội, huyện An Phú) bắt đầu lên ghe đi kiểm tra lượng cá có được sau một đêm. Ánh đèn pin loạng choạng đôi lúc làm lộ rõ nét đen sạm trên gương mặt người đàn ông đang bám con nước.
10 năm làm nghề đến nay, anh Đông có tổng cộng 60 cái dớn, năm nay có mua thêm vì thấy dự báo nước lên. Tuy nhiên, thực tế thì nước về vẫn thấp, mà cá tôm cũng ít, vợ chồng anh Đông cũng chẳng kiếm được bao nhiêu.
“Mấy năm trước dịch cả hai vợ chồng kiếm được khoảng 700 nghìn đồng mỗi ngày. Bây giờ 400 nghìn đã thấy nhiều. Giờ mong sao mùa nước nổi về mang theo cá tôm nhiều như ngày xưa, nhưng chắc là khó”, anh Đông nói.
Dân “vạn chài” đang dần phải thích nghi
Với người dân miền Tây, mùa nước nổi là mùa thay đổi phương thức canh tác. Khi ruộng đồng no nước, họ chuyển sang làm nghề “hạ bạc” – đánh bắt thủy sản. Tuy nhiên, đến mùa nước nổi mà cá không về, nhiều người trẻ đã phải gác lại nghề hạ bạc, để đi làm ở các khu công nghiệp. Với những người cao niên, họ không còn lựa chọn nào khác, nên vẫn ngày ngày lênh đênh trên con nước.
Ông Nguyễn Văn Thuận (trú tại ấp 3, xã Vĩnh Hậu) chia sẻ: “Biết nghề ngày một khó khăn, nhưng vẫn phải đánh bạc với con nước như chuyện chẳng đặng đừng. Hồi đó lũ về, cá rất nhiều, một mùa đặt đáy bắt cá linh sắm được cả chục lượng vàng. Giờ cá ít, chẳng được bao nhiêu, nhưng cũng đành chấp nhận”.
Ông Phùng Thế Vinh, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện An Phú (tỉnh An Giang) cho biết: Mực nước năm nay đã thấp khoảng 30cm so với nhiều năm, đỉnh lũ chỉ ở mức báo động 1. Như nhiều địa phương vùng đầu nguồn, đa phần sinh kế của người dân ở huyện An Phú đều nhờ vào mùa lũ, nước về ngày một ít nên bà con buộc phải thích nghi.
“Thời gian qua, chúng tôi cũng đã được tỉnh, Trung ương quan tâm đầu tư dự án chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững Đồng bằng sông Cửu Long (WB9) ở 3 xã bờ đông sông Hậu. Dự án nhằm tập huấn cho người dân sinh kế, đưa ra những mô hình sinh kế thích nghi với biến đổi khí hậu hiệu quả. Dự án đã giúp bà con thêm kiến thức cơ bản để phát triển kinh tế khi mà mùa nước nổi ngày càng thưa vắng cá, tôm”, ông Phùng Thế Vinh thông tin.
Nguồn: https://baodantoc.vn/mien-tay-lu-ve-thua-vang-ca-tom-1731484374352.htm