Powered by Techcity

Khi xưa guốc gỗ, chân trần

(Báo Quảng Ngãi)- Ngày xưa, do cuộc sống thiếu thốn, lạc hậu, nhiều người phải đi chân trần, nhưng cũng có một lớp người được đi guốc gỗ. Và hình ảnh guốc gỗ, chân trần ngày xưa ấy đã khơi gợi trong mỗi chúng ta rất nhiều ký ức của một thuở không thể nào quên.  

Ký ức một thuở  

Chân trần hay chân đất là không mang bất cứ thứ gì ở chân. Xem các hình ký họa và hình chụp thời Pháp thuộc, cho thấy phần lớn người Việt xưa đi chân trần, từ người lớn đến trẻ em, từ đàn ông đến đàn bà, từ người nông dân đến người kéo xe, phu chạy trạm (chạy đưa văn thư), thậm chí cả binh lính.





Đôi guốc mộc là một vật dụng bé nhỏ, đơn sơ mà cũng rất đỗi gần gũi đã in dấu trong hành trang văn hóa dân tộc. (ảnh minh họa)
Đôi guốc mộc là một vật dụng bé nhỏ, đơn sơ mà cũng rất đỗi gần gũi đã in dấu trong hành trang văn hóa dân tộc. (Ảnh minh họa)

Không chỉ vùng xa xôi, ngay cả người dân ở ngoại ô xứ kinh kỳ cũng “Chân đất đội áo nối vai. Le te chợ Hôm, chợ Mai” (Nguyễn Khoa Điềm). Khi đi chân trần, bàn chân tiếp xúc trực tiếp với mặt đất, lỡ đạp phải gai, sỏi sạn, vật nhọn thì rất đau, có khi bị chảy máu. Ở vùng biển với những trảng cát dài, mùa hè nóng bỏng, để vượt qua nó, người ta phải bẻ theo một mớ cây lá, đi được một đoạn, nóng quá, bèn bỏ ít lá xuống đất dừng nghỉ, rồi mới đi tiếp. Đồng bào dân tộc thiểu số sống trên địa bàn dốc núi, lối đi nhiều sỏi sạn, gai góc, vậy mà người ta vẫn đi chân trần, cả khi đi dự lễ hội hay đi rừng làm rẫy, chặt cây.

Còn với người Kinh ở vùng đồng bằng của Quảng Ngãi xưa, đi cuốc đất, xới ruộng, gặt hái, gánh lúa, gánh củi, người ta đều đi chân trần. Có những người sống ở đồng bằng đi buôn gánh bán bưng, đi “buôn núi” cuốc bộ hằng ngày mấy chục cây số vẫn với gót chân trần. Hàng hóa chưa phát triển, giày dép chưa phổ biến, sắm một đôi giày, đôi dép không phải ít tiền, mà dép nhựa thì chưa có, nên phải đi chân trần. Thậm chí có những người mặc áo dài đầy đủ, mà vẫn đi chân trần. Người ta gọi đùa đi chân trần là đi… giày da, tức là cái da chân của mình. Cũng như bàn tay, bàn chân con người vốn rất nhạy cảm, nhưng chân chịu đựng như vậy trở nên chai lì, mất cảm giác. Tuy vậy, cũng có một loại vật dụng mang ở chân không hẳn sang mà không hẳn hèn, đó là guốc gỗ. Ngày xưa, không có các loại dép nhựa hay cao su, người ta đi guốc gỗ.

Guốc gỗ khi xưa 




Guốc gỗ tưởng như lạc hậu, nhưng cũng có cái hay của nó. Khi đi guốc gỗ rất sạch và thoáng bàn chân, có cảm giác dễ chịu khi da chân tiếp xúc với mặt gỗ, hơn là giày dép. Guốc đôi khi cũng gợi cảm giác của sự quý phái, đoan trang khi con người mặc áo dài, đầu đội khăn. Tất nhiên, do đế làm bằng gỗ, nếu đi guốc ở nơi gồ ghề sẽ dễ trượt ngã.

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm trong bài “Đất ngoại ô” khá nổi tiếng có câu “Ngơ ngẩn đọc thơ buồn trong tiếng guốc cạo râu”. Ngày xưa, đàn ông, đàn bà phổ biến mặc áo vạt hò, áo bà ba, chân mang guốc gỗ. Guốc gỗ đương nhiên có đế bằng gỗ, gắn một miếng quai duy nhất để xỏ chân, có thể bằng vải, da hay miếng gì dẻo mà bền chắc. Đến những năm 60 của thế kỷ trước, các loại dép nhựa hay dép đúc bằng cao su vẫn chưa phổ biến, ở phố Lê Trung Đình (nay là đường Lê Trung Đình, TP.Quảng Ngãi) thường có những cửa hiệu bán guốc gỗ. Giáo viên, học sinh khi đến trường đều mang guốc. Guốc ở đây có lẽ từ các nhà sản xuất trong Nam chở ra. Guốc nam chỉ thuôn thuôn hình trái xoài, mặt guốc phẳng. Guốc nữ thì đẽo uốn lượn theo bàn chân, thường là guốc gót cao, quai guốc được gắn một miếng vải lụa hay miếng nhựa đúc. Mặt guốc có khi được sơn màu thẫm có trang trí hay màu gỗ tự nhiên. Ở dưới gót guốc, người ta có thể gắn miếng vải, miếng cao su để đi được êm, không kêu lốc cốc và chống trượt. Đó là loại guốc được sản xuất ra hàng loạt để bán.

Guốc gỗ có bán sẵn, nhưng không phải ai cũng có tiền để mua, nên người ta ai cũng có thể tự đóng. Công cụ để đẽo guốc đôi khi chỉ là một cái rựa, nếu có thêm cưa, đục, bào… thì càng tốt. Một miếng gỗ hình chữ nhật được đẽo, chuốc cho vừa bàn chân, mặt trên để phẳng, mặt dưới đẽo giật gót, phía mũi gọt bớt cạnh góc để khi đi khỏi vấp, tìm một miếng vải hay miếng da cắt hình chữ nhật làm quai, có miếng thiếc nhỏ lót làm đai giữ, đóng đinh nhỏ tán rộng, thế là có một đôi guốc gỗ để mang. Gỗ làm guốc dùng loại gì cũng được, có thể gỗ tốt, danh mộc, hay gỗ mềm xốp và nhẹ. Độ dày của guốc gỗ thường khoảng 5cm. 

Xem các bức tranh cổ, có thể thấy người Nhật xưa bên cạnh bộ kimono nổi tiếng cũng dùng guốc gỗ như người Việt. Lịch sự, nhưng cũng có khi, có giày, có dép hoặc guốc mà không thể lịch sự nổi. Đó là khi phải lội qua sông, suối, hay đi đường bùn lầy, chỉ có cách duy nhất là cởi giày dép hay guốc ra, buộc lên thắt lưng mà đi. Cũng có khi đường không có bùn lầy mà vẫn bất tiện. Như trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, thời Pháp thuộc, ông Nghị Quế có đôi giày Chí Long, đi họp nghị viện hay ngủ gật nên gọi là Nghị Gật. Khi ngủ gật trên bàn ông thường rút chân khỏi đôi giày để lên ghế, sợ đôi giày cởi ra khi ngủ bị mất trộm, bèn đeo vào thắt lưng cho chắc. Khi xưa, mang guốc đẹp cũng có thể như vậy: Cởi chân khỏi guốc, ngủ gật, coi chừng khi tỉnh dậy thả chân xuống chỉ thấy đất!

Dùng guốc nhiều khi cũng phải ý tứ. Hồi còn thiếu niên, tôi cùng ông anh thích chí đẽo guốc để mang, thấy có vẻ rất “lối”. Ông bác thấy vậy bèn quở: Đi guốc lốc cốc trước mặt người lớn là vô lễ! Bởi xưa kia cái tiếng lốc cốc chỉ có bậc trưởng thượng mới dùng như một thứ tiếng… thị uy, ai cũng phải sợ.

CAO CHƯ

TIN, BÀI LIÊN QUAN:


 

Nguồn

Cùng chủ đề

Hội thảo góp ý bản thảo tập sách “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi (1975 – 2020)” 

(Baoquangngai.vn)- Hội thảo nhằm tranh thủ ý kiến góp ý của các đồng chí nguyên lãnh đạo và lãnh đạo tỉnh để hoàn thành tập sách “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi (1975 - 2020)” đảm bảo chất lượng, khách quan, khoa học, đúng thực tiễn lịch sử và đúng tiến độ đề ra. Chiều 27/11, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội thảo góp ý bản thảo chỉnh biên và biên soạn “Lịch sử Đảng bộ tỉnh...

Đăng tải hơn 1.200 tin, bài về giảm nghèo

(Baoquangngai.vn)- Sở TT&TT tổ chức hội nghị sơ kết đánh giá công tác giảm nghèo về thông tin thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2022 - 2025.  Hội nghị được tổ chức vào sáng 27/11 với sự tham gia của đại diện lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH, các cơ quan báo chí, phòng VH-TT các huyện, thị xã, thành phố. Quang cảnh hội nghị. Từ năm 2022 đến nay, Sở TT&TT đã phối hợp cùng...

Bí thư Thành ủy Quảng Ngãi Ngô Văn Trọng kiểm tra, tháo gỡ vướng mắc dự án cảng cá Tịnh Hòa

(Baoquangngai.vn)- Bí thư Thành ủy Quảng Ngãi Ngô Văn Trọng đề nghị chủ đầu tư, UBND thành phố và xã Tịnh Hòa khẩn trương thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ thi công dự án cảng cá Tịnh Hòa với phương châm đảm bảo lợi ích của người dân và các quy định của pháp luật. Sáng 27/11, Bí thư Thành ủy Quảng Ngãi Ngô Văn Trọng đã đi kiểm tra thực tế Dự án...

Sớm giải quyết vướng mắc liên quan đến dự án cảng cá ở Sa Kỳ

(Baoquangngai.vn)- UBND tỉnh tổ chức cuộc họp để cho ý kiến về bố trí trả tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng bị ảnh hưởng bởi dự án Cảng cá và Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá Sa Kỳ; lập quy hoạch chi tiết cảng neo trú tàu thuyền Mỹ Á.   Cuộc họp diễn ra vào sáng 27/11, do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Phước Hiền chủ trì.   Dự án Cảng cá và Trung tâm dịch vụ hậu...

Xây dựng vùng nguyên liệu cho sản phẩm OCOP

(Báo Quảng  Ngãi)- Cùng với chính sách hỗ trợ, phát triển sản phẩm của Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) các chủ thể trên địa bàn huyện Sơn Hà đã xây dựng được các vùng nguyên liệu ổn định, liên kết theo chuỗi giá trị, đảm bảo nguồn cung sản phẩm ra thị trường. Đảm bảo nguồn cung ổn định Ớt xiêm rừng Sơn Hà được chế biến thành các sản phẩm như ớt xiêm rừng ngâm giấm, muối...

Cùng tác giả

Hội thảo góp ý bản thảo tập sách “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi (1975 – 2020)” 

(Baoquangngai.vn)- Hội thảo nhằm tranh thủ ý kiến góp ý của các đồng chí nguyên lãnh đạo và lãnh đạo tỉnh để hoàn thành tập sách “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi (1975 - 2020)” đảm bảo chất lượng, khách quan, khoa học, đúng thực tiễn lịch sử và đúng tiến độ đề ra. Chiều 27/11, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội thảo góp ý bản thảo chỉnh biên và biên soạn “Lịch sử Đảng bộ tỉnh...

Đăng tải hơn 1.200 tin, bài về giảm nghèo

(Baoquangngai.vn)- Sở TT&TT tổ chức hội nghị sơ kết đánh giá công tác giảm nghèo về thông tin thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2022 - 2025.  Hội nghị được tổ chức vào sáng 27/11 với sự tham gia của đại diện lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH, các cơ quan báo chí, phòng VH-TT các huyện, thị xã, thành phố. Quang cảnh hội nghị. Từ năm 2022 đến nay, Sở TT&TT đã phối hợp cùng...

Bí thư Thành ủy Quảng Ngãi Ngô Văn Trọng kiểm tra, tháo gỡ vướng mắc dự án cảng cá Tịnh Hòa

(Baoquangngai.vn)- Bí thư Thành ủy Quảng Ngãi Ngô Văn Trọng đề nghị chủ đầu tư, UBND thành phố và xã Tịnh Hòa khẩn trương thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ thi công dự án cảng cá Tịnh Hòa với phương châm đảm bảo lợi ích của người dân và các quy định của pháp luật. Sáng 27/11, Bí thư Thành ủy Quảng Ngãi Ngô Văn Trọng đã đi kiểm tra thực tế Dự án...

Sớm giải quyết vướng mắc liên quan đến dự án cảng cá ở Sa Kỳ

(Baoquangngai.vn)- UBND tỉnh tổ chức cuộc họp để cho ý kiến về bố trí trả tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng bị ảnh hưởng bởi dự án Cảng cá và Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá Sa Kỳ; lập quy hoạch chi tiết cảng neo trú tàu thuyền Mỹ Á.   Cuộc họp diễn ra vào sáng 27/11, do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Phước Hiền chủ trì.   Dự án Cảng cá và Trung tâm dịch vụ hậu...

Xây dựng vùng nguyên liệu cho sản phẩm OCOP

(Báo Quảng  Ngãi)- Cùng với chính sách hỗ trợ, phát triển sản phẩm của Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) các chủ thể trên địa bàn huyện Sơn Hà đã xây dựng được các vùng nguyên liệu ổn định, liên kết theo chuỗi giá trị, đảm bảo nguồn cung sản phẩm ra thị trường. Đảm bảo nguồn cung ổn định Ớt xiêm rừng Sơn Hà được chế biến thành các sản phẩm như ớt xiêm rừng ngâm giấm, muối...

Cùng chuyên mục

Hội Sinh vật cảnh TP.Quảng Ngãi tổ chức giao lưu nghệ thuật Bonsai

(Baoquangngai.vn)- Các nghệ nhân và nhà vườn trên địa bàn tỉnh đã mang hơn 100 cây cảnh nghệ thuật đến trưng bày tại Chương trình giao lưu nghệ thuật Bonsai do Hội Sinh vật cảnh TP.Quảng  Ngãi tổ chức.   Ngày 24/11, tại TP.Quảng Ngãi, Hội Sinh vật cảnh TP.Quảng Ngãi tổ chức Chương trình giao lưu nghệ thuật Bonsai. Hơn 100 tác phẩm Bonsai độc đáo, đa dạng về kích thước, chủng loại và cách tạo hình đã được các chủ...

Bảo tồn và phát triển

(Báo Quảng Ngãi)- Qua tìm hiểu, tôi được biết, những nhạc cụ trình diễn của các dân tộc thiểu số miền núi Quảng Ngãi hiện tại không chỉ được bảo tồn, mà còn được phát huy. Như sáo Tà Vố của người Hrê mà đại diện là Nghệ nhân nhân dân Đinh Ngọc Su, người đã từng mang sáo Tà Vố sang trình diễn tại Hàn Quốc, trước khi ông qua đời, ông đã kịp trao truyền cho nhiều...

Ấm áp tình người trong sương sớm chợ đông

(Báo Quảng Ngãi)- Quảng Ngãi vào mùa trở lạnh, làn gió heo may len lỏi trên từng nẻo đường quê, trong từng ngõ nhỏ, mang theo chút se lạnh. Cái lạnh của miền Trung không đậm đà như miền Bắc nhưng vẫn đủ để lòng người nôn nao mỗi khi bước qua một góc chợ. Những buổi chợ quê trong mùa lạnh có cái gì đó thật đặc biệt, như một góc ký ức dịu dàng khiến ta muốn chầm...

Truyện ngắn: Món quà trời ban

(Báo Quảng Ngãi)- Đoàng! Tiếng sấm vang lên giữa không gian tĩnh lặng. Những tia chớp lóe lên sắc bén, khiến cả bầu trời dường như bị xé toang từng mảnh. Không khí đặc quánh mùi đất ẩm ướt, gió bắt đầu nổi lên, cuốn theo từng đợt lạnh buốt. An lo âu dõi theo ánh đèn vàng rực ngoài phố. Hôm nay, cô phải làm việc tăng ca. Mới đây, một công ty khá nổi tiếng trong thành phố đã...

Nhạc sĩ Sỹ Hùng đoạt giải A tại Liên hoan Âm nhạc toàn quốc

(Baoquangngai.vn)- Tại liên hoan lần này, Quảng Ngãi có 1 nhạc sĩ đoạt giải A và 1 nhạc sĩ được trao Bằng khen của Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam.   Liên hoan Âm nhạc toàn quốc 2024 vừa diễn ra tại tỉnh Ninh Bình (17 - 20/11), với sự tham gia của hơn 300 nhạc sĩ, nghệ sĩ đến từ hơn 40 tỉnh, thành phố trong cả nước. Các nhạc sĩ, nghệ sĩ dự thi ở 2 lĩnh vực: Giới...

Bàn giải pháp bảo tồn văn hóa gắn với phát triển du lịch

(Baoquangngai.vn)- Báo Văn hóa phối hợp với Sở VH-TT&DL tổ chức Hội thảo “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”.   Hội thảo diễn ra vào sáng 23/11. Dự hội thảo có Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam Nguyễn Trùng Khánh; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Phước Hiền; Giám đốc Sở VH-TT&DL Nguyễn Tiến...

Tác giả – Tác phẩm: Bản tình ca về Lý Sơn

(Báo Quảng Ngãi)- “Lý Sơn yêu dấu” là tuyển tập thơ - văn thứ hai, sau tập “Biển gọi ta về” của Ban tuyển chọn gồm: Hồ Nghĩa Phương, Lucinda Nguyen, Trần Tín, Nguyễn Khiêm, được Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành vào cuối tháng 10/2024. Tuyển tập gồm 81 tác giả ở Quảng Ngãi và một số tác giả ngoài tỉnh với nhiều thể loại: Truyện ngắn, bút ký, tạp bút, khảo cứu, thơ, bình thơ, tranh,...

Gắn kết đam mê bài chòi

(Báo Quảng Ngãi)- Trên địa bàn tỉnh đã hình thành nhiều câu lạc bộ (CLB) dân ca - bài chòi, nhằm gắn kết những người cùng đam mê, góp phần gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống của dân tộc. Trao truyền cho thế hệ trẻ Mới đây, CLB Dân ca - Bài chòi thuộc Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật tỉnh được thành lập. Câu lạc bộ hiện có gần 30 thành viên,...

Gìn giữ rừng xưa và miếu cổ

(Báo Quảng Ngãi)- Người dân ở đội 3, thôn Hòa Bình, xã Tịnh Ấn Đông (TP.Quảng Ngãi) xem cánh rừng ở địa phương như tài sản quý, nên chung tay gìn giữ. Dưới tán rừng là miếu Ông - nơi người dân kính cẩn thờ phụng Thành hoàng làng hơn trăm năm. Những ngày chớm đông, chúng tôi men theo những con hẻm ngoằn ngoèo, nhà nối tiếp nhà, ở đội 3, thôn Hòa Bình, xã Tịnh Ấn Đông để...

Sơ kết 3 năm triển khai Đề án phát triển du lịch

(Baoquangngai.vn)- Năm 2024, tổng lượng khách đến Quảng Ngãi đạt hơn 1,4 triệu lượt khách, tổng doanh thu hơn 1.434 tỷ đồng.Chiều 11/11 Sở VH - TT&DL tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm triển khai Đề án phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Giám đốc Sở VH-TT&DL Nguyễn Tiến Dũng phát biểu tại hội nghị. Theo báo cáo của Sở VH-TT&DL, qua 3 năm thực hiện Đề án phát triển du lịch...

Tin nổi bật

Tin mới nhất