Powered by Techcity

Khám phá bảo vật quốc gia 


(Báo Quảng Ngãi)- Trong số 33 hiện vật và nhóm hiện vật được Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long ký quyết định công nhận là bảo vật quốc gia vào cuối năm 2024 có 1 hiện vật có nguồn gốc tại Quảng Ngãi, đó là phù điêu Uma Chánh Lộ.

Dấu xưa từ tháp Chánh Lộ 

Tháp Chánh Lộ là tháp Chăm có quy mô lớn nhất mà chúng ta được biết ở vùng phía nam châu Amaravati của quốc vương Chăm, thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ngày nay. Niên đại xây dựng tháp Chánh Lộ được nhiều nhà nghiên cứu ước đoán vào đầu thế kỷ XI. Tháp bị hủy hoại, đổ nát theo thời gian và đến nay đã hoàn toàn mất dấu vết.





Phù điêu nữ thần Uma Chánh Lộ.
Phù điêu nữ thần Uma Chánh Lộ.




Phong cách nghệ thuật hiếm có Điểm nổi bật của các tượng, phù điêu tìm thấy ở Chánh Lộ, cũng như các tượng, phù điêu tìm thấy ở nơi khác mang phong cách Chánh Lộ là, trong khi vẫn còn phảng phất bóng dáng của phong cách Mỹ Sơn E1 với những đường nét trau chuốt cổ điển, bố cục chặt chẽ, nghệ thuật Chánh Lộ đã có sự “phá cách” khá mạnh về khuôn khổ, đường nét, mang đậm cảm tác ngẫu hứng sáng tạo của nghệ nhân, làm cho các pho tượng và phù điêu trở nên sống động, giàu ấn tượng và biểu cảm, hình thành rõ nét một phong cách nghệ thuật mới, độc đáo mà J.Boisselier và nhiều nhà nghiên cứu gọi là phong cách Chánh Lộ.

Kiến trúc sư kiêm nhà khảo cổ người Pháp H.Parmentier đã có bản tường trình về kết quả của cuộc khai quật ở Chánh Lộ do ông tiến hành vào năm 1904; sau đó được công bố rộng rãi trong một tài liệu có tên là Inventaire descriptif des Monuments Champ de l’Annam (kiểm kê, mô tả các di tích Chăm ở miền Trung Việt Nam). Tháp Chánh Lộ tọa lạc tại khu vực hiện nay là Bệnh viện Y học cổ truyền và Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh. Tên tháp gọi theo tên của làng Chánh Lộ thuộc phủ Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi vào thời điểm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, nay nằm trên địa bàn phường Trần Phú (TP.Quảng Ngãi). Tháp, hay đúng hơn là nhóm tháp Chánh Lộ gồm có tháp trung tâm, tháp cổng ngỏ và 2 tháp khác nằm về phía tây – nam và đông – bắc tháp trung tâm. Tổng diện tích khu tháp được khai quật là 7.200m2 (120m x 60m), trong đó nền tháp trung tâm có hình bát giác, một kiểu dáng kiến trúc tháp Chăm tương đối hiếm, hiện nay chỉ còn thấy ở nhóm tháp Bằng An (Quảng Nam).

Điều đặc biệt đáng lưu ý ở Chánh Lộ là giá trị của các hiện vật điêu khắc đá (tượng, phù điêu, bi ký, lanhtô, mi cửa có chạm khắc…) tìm thấy trong cuộc khai quật năm 1904 của Parmentier và được bổ sung bởi cuộc khai quật năm 1998 của Viện Khảo cổ học Việt Nam. Trong số gần 100 hiện vật này, đẹp và thu hút sự chú ý nhiều nhất của các nhà nghiên cứu là nhóm tượng hình người như tượng thần Brahma, thần Shiva, nữ thần Uma (vợ thần Shiva), thần giữ đền Dvarapala, vũ nữ Apsara, thủy quái Makara và các tượng, phù điêu động vật: Ngỗng thần Hamsa, chim thần Garuda, rắn thần Naga, sư tử, Gaja-simha (đầu voi mình sư tử)… Một số hình tượng và phù điêu mà H.Parmentier thu được hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng. 

Phong cách nghệ thuật mới

Phù điêu Uma Chánh Lộ được tìm thấy tại cuộc khai quật di tích Chăm ở Chánh Lộ, năm 1938 được đưa về Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng. Lúc này, bảo tàng có tên là Musée Henri Parmentier (Bảo tàng Henri Parmentier).

Theo thần thoại Ấn Độ, nữ thần Uma là vợ của thần Shiva (Shiva, Brahma, Vishnu là ba vị thần tối cao trong Ấn Độ giáo) được biết đến với quyền năng bảo vệ và loại trừ tất cả thế lực ma quỷ có nguy cơ đe dọa thế gian. Nữ thần Uma có nhiều hóa thân, với các tên gọi khác nhau như Parvati, Devi, Sati, Kali, Durga…





Hình ảnh phế tích tháp Chánh Lộ năm 1930.
(Ảnh tư liệu của Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp)
Hình ảnh phế tích tháp Chánh Lộ năm 1930. (Ảnh tư liệu của Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp)

Phù điêu Uma Chánh Lộ cao 165cm, rộng 162cm, dày 37cm, nặng 1,2 tấn, làm bằng chất liệu đá sa thạch. Tác phẩm cho thấy những nét đặc trưng tiêu biểu trong một phong cách nghệ thuật điêu khắc Chăm – phong cách Chánh Lộ (khoảng thế kỷ XI) với sự phá cách mạnh mẽ về khuôn khổ, đường nét, dáng điệu; cùng các họa tiết hoa văn trên y phục, đồ trang sức, mũ đội giàu tính sáng tạo đã góp phần làm cho các tác phẩm trở nên sống động, có tính biểu cảm riêng biệt. 

Hình tượng nữ thần Uma trong phù điêu được thể hiện trong tư thế múa. Nữ thần có bốn tay, tay phải chính cầm búp sen có cuống dài uốn lượn đưa lên ngang tai; tay trái chính ở tư thế thủ ấn Shunya mudra với ngón tay giữa gập xuống lòng bàn tay đang mở, trong khi tất cả ngón tay kia để đứng thẳng. Phía trên cánh tay này đeo vòng chạm điểm một bông hoa năm cánh. Tay phải phụ cầm một chày kim cương, thiền trượng Vajra, tay trái phụ cầm chiếc bình rộng miệng có vòi. Bốn cổ tay đều có đeo vòng kép trơn…

Phù điêu Uma Chánh Lộ là hiện vật duy nhất thể hiện hình tượng nữ thần Uma được khai quật tại Chánh Lộ, đồng thời cũng là hiện vật có kích thước lớn nhất đã được phát hiện tại Quảng Ngãi nói riêng và các di tích Chăm nói chung đặc tả hình tượng nữ thần này. Phù điêu nữ thần Uma Chánh Lộ được công nhận là bảo vật quốc gia, thêm một lần nữa khẳng định Quảng Ngãi là một trong những vùng đất đã từng tồn tại nền văn hóa Chăm cổ và để lại cho chúng ta hôm nay nhiều di sản văn hóa rất có giá trị.

Bài, ảnh: LÊ HỒNG KHÁNH

TIN, BÀI LIÊN QUAN:

 



Nguồn: https://baoquangngai.vn/van-hoa/202502/kham-pha-bao-vat-quoc-gia-0df1400/

Cùng chủ đề

Ấn tượng Chương trình “Văn học và cách mạng” 

(Baoquangngai.vn)- Trường THPT Chuyên Lê Khiết tổ chức Chương trình sinh hoạt Câu lạc bộ Văn học với chủ đề “Văn học và cách mạng”, kết hợp với biểu diễn văn nghệ mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025. Chương trình được tổ chức tối 9/2, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh đã mang đến một không gian nghệ thuật sâu lắng, đầy cảm xúc, lan tỏa niềm tự hào về lịch sử của dân tộc, quê hương, đất nước trong mỗi khán giả, học...

Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Khởi nghĩa Ba Tơ và 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Quảng Ngãi được tổ chức vào ngày...

(Baoquangngai.vn)- Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Khởi nghĩa Ba Tơ và 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Quảng Ngãi có chủ đề “Quảng Ngãi - Đất mẹ Anh hùng” dự kiến tổ chức vào ngày 15/3/2025 tại Quảng trường đường Phạm Văn Đồng (TP.Quảng Ngãi), truyền hình trực tiếp trên sóng VTV1 hoặc VTV8.   Sáng 10/2, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trần Hoàng Tuấn đã chủ trì cuộc họp cho ý kiến về kịch bản Chương trình...

Nỗ lực đưa các công trình về đích

(Báo Quảng Ngãi)- Đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu đưa các công trình chống sạt lở bờ sông, khắc phục sạt lở núi về đích sớm, ngay sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ, các nhà thầu đã đồng loạt ra quân thi công với khí thế sôi nổi, rộn rã... Có mặt tại công trường thi công Kè chống sạt lở bờ sông Phước Giang, đoạn qua thị trấn Chợ Chùa (Nghĩa Hành) vào sáng 7/2 (nhằm ngày...

Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án trọng điểm

(Baoquangngai.vn)- Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Ngọc Huy đề nghị các thành viên trong Ban Chỉ đạo tập trung triển khai các nhiệm vụ đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án trọng điểm; đảm bảo công tác giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh đạt kết quả tốt ngay từ đầu năm. >> Xem video: Sáng 10/2, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Ngọc Huy,...

Khẩn trương khắc phục sạt lở bờ biển xã An Phú

(Baoquangngai.vn)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Phước Hiền yêu cầu chính quyền địa phương và các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương triển khai thực hiện các biện pháp xử lý, khắc phục tình trạng sạt lở bờ biển ở thôn Phổ An, xã An Phú (TP.Quảng Ngãi), bảo vệ an toàn khu dân cư và công trình hạ tầng của Nhà nước.  Sáng 10/2, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Phước Hiền đã đi kiểm tra...

Cùng tác giả

Ấn tượng Chương trình “Văn học và cách mạng” 

(Baoquangngai.vn)- Trường THPT Chuyên Lê Khiết tổ chức Chương trình sinh hoạt Câu lạc bộ Văn học với chủ đề “Văn học và cách mạng”, kết hợp với biểu diễn văn nghệ mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025. Chương trình được tổ chức tối 9/2, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh đã mang đến một không gian nghệ thuật sâu lắng, đầy cảm xúc, lan tỏa niềm tự hào về lịch sử của dân tộc, quê hương, đất nước trong mỗi khán giả, học...

Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Khởi nghĩa Ba Tơ và 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Quảng Ngãi được tổ chức vào ngày...

(Baoquangngai.vn)- Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Khởi nghĩa Ba Tơ và 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Quảng Ngãi có chủ đề “Quảng Ngãi - Đất mẹ Anh hùng” dự kiến tổ chức vào ngày 15/3/2025 tại Quảng trường đường Phạm Văn Đồng (TP.Quảng Ngãi), truyền hình trực tiếp trên sóng VTV1 hoặc VTV8.   Sáng 10/2, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trần Hoàng Tuấn đã chủ trì cuộc họp cho ý kiến về kịch bản Chương trình...

Nỗ lực đưa các công trình về đích

(Báo Quảng Ngãi)- Đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu đưa các công trình chống sạt lở bờ sông, khắc phục sạt lở núi về đích sớm, ngay sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ, các nhà thầu đã đồng loạt ra quân thi công với khí thế sôi nổi, rộn rã... Có mặt tại công trường thi công Kè chống sạt lở bờ sông Phước Giang, đoạn qua thị trấn Chợ Chùa (Nghĩa Hành) vào sáng 7/2 (nhằm ngày...

Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án trọng điểm

(Baoquangngai.vn)- Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Ngọc Huy đề nghị các thành viên trong Ban Chỉ đạo tập trung triển khai các nhiệm vụ đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án trọng điểm; đảm bảo công tác giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh đạt kết quả tốt ngay từ đầu năm. >> Xem video: Sáng 10/2, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Ngọc Huy,...

Khẩn trương khắc phục sạt lở bờ biển xã An Phú

(Baoquangngai.vn)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Phước Hiền yêu cầu chính quyền địa phương và các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương triển khai thực hiện các biện pháp xử lý, khắc phục tình trạng sạt lở bờ biển ở thôn Phổ An, xã An Phú (TP.Quảng Ngãi), bảo vệ an toàn khu dân cư và công trình hạ tầng của Nhà nước.  Sáng 10/2, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Phước Hiền đã đi kiểm tra...

Cùng chuyên mục

Ấn tượng Chương trình “Văn học và cách mạng” 

(Baoquangngai.vn)- Trường THPT Chuyên Lê Khiết tổ chức Chương trình sinh hoạt Câu lạc bộ Văn học với chủ đề “Văn học và cách mạng”, kết hợp với biểu diễn văn nghệ mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025. Chương trình được tổ chức tối 9/2, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh đã mang đến một không gian nghệ thuật sâu lắng, đầy cảm xúc, lan tỏa niềm tự hào về lịch sử của dân tộc, quê hương, đất nước trong mỗi khán giả, học...

Tác giả – Tác phẩm: Hương sắc vườn xuân 

(Báo Quảng Ngãi)- “Hương sắc vườn xuân” là tập thơ đầu tay của Chi hội Minh Triết thơ Đường Thiên Ấn niêm hà Quảng Ngãi thuộc Viện Nghiên cứu văn hóa Minh Triết, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, được Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành năm 2024. Qua những vần thơ, chúng ta bắt gặp một vườn xuân đa sắc màu, rộn rã thanh âm cuộc sống.  Tập thơ “Hương sắc vườn xuân”...

Du xuân…

(Báo Quảng Ngãi)- Mỗi dịp Tết đến, xuân về, nhà nhà, người người lại háo hức với phong tục du xuân, một nét đẹp văn hóa không thể thiếu trong ngày đầu năm mới. Đây không chỉ là dịp để thưởng thức cảnh sắc thiên nhiên trong lành, mà còn là cơ hội để gắn kết gia đình. Đi chùa cầu bình an Những ngày này, khi hương xuân tràn ngập đất trời, nhiều người lại mong muốn tìm về một...

[Podcast]. Điều chưa nói hết

(Baoquangngai.vn)- Mời bạn cùng lắng nghe truyện ngắn "Điều chưa nói hết" của tác giả Thoại Văn, qua giọng đọc của Minh Châu.  BÁO ĐIỆN TỬ QUẢNG NGÃI TIN, BÀI LIÊN QUAN:   Xuất bản lúc: 16:48, 08/02/2025 Nguồn: https://baoquangngai.vn/media/podcast/202502/podcast-dieu-chua-noi-het-ea421d9/

Truyện ngắn: Điều chưa nói hết

(Báo Quảng Ngãi)- 1.  Chuyện đã qua rồi, nhớ lại cũng được, mà quên cũng chẳng sao. Thường cây đã lên xanh, ít ai nhắc chuyện lá mầm. Chuyện của quá khứ luôn thuộc về quá khứ. Thời gian phủ lớp bụi mờ. Đôi khi vô tình phủi đi lớp bụi kia, những đường gân lá hiện ra ngân lên thành tiếng chuông gõ vào tận tâm hồn. Đó là cơn gió thoảng, là hạt mưa bay rơi vào...

Lễ hội cầu ngư tại xã An Phú

(Baoquangngai.vn)- Lễ hội cầu ngư xã An Phú (TP.Quảng Ngãi), không những tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp mà còn mang ý nghĩa về mặt tâm linh. Cư dân vùng biển, thông qua lễ cầu mong mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng, tôm cá đầy khoan, bà con vươn khơi bám biển và bảo vệ chủ quyền Tổ quốc.   Sáng 7/2 (mùng 10 tháng giêng), nhân dân các làng chài xã An Phú...

Cách làm du lịch của người Thái

(Báo Quảng Ngãi)- Thái Lan hiện là trung tâm du lịch lớn của khu vực Đông Nam Á và nằm trong tốp 10 nước thu hút du khách quốc tế nhiều nhất thế giới. Dĩ nhiên, để đạt kết quả này, du lịch Thái Lan có chiến lược rõ ràng và đổi mới không ngừng. VUI LÒNG KHÁCH ĐẾN... Giờ đây, du khách đến với Thái Lan hết sức dễ dàng. Vừa đặt chân xuống sân bay, khách nước ngoài có...

Tín hiệu vui đầu năm mới

(Báo Quảng Ngãi)- Tết Ất Tỵ đã qua hơn một tuần, nhưng dư âm về một cái Tết đoàn tụ, đầm ấm và đủ đầy chừng như vẫn còn phảng phất đâu đây. Tuy vẫn còn nhiều thách thức ở phía trước, nhưng đã có những tín hiệu để có thể tin tưởng vào một năm mới hanh thông mọi việc. Một trong những tín hiệu vui đầu năm mới này là việc đón khách du lịch của Quảng...

Tục thờ thần rắn trên đảo Lý Sơn

(Báo Quảng Ngãi)- Từ thuở xa xưa, khi đặt chân đến đảo Lý Sơn, người Việt đã sinh sống, hòa nhập, giao thoa với nền văn hóa Chămpa bản địa, trong đó có tục thờ thần rắn Naga. Đây là vị thần bảo vệ nguồn nước, giúp mưa thuận gió hòa. Trong tâm thức của người dân Lý Sơn, khi rắn xuất hiện ở rừng cây hoang vắng, nơi có dinh, miếu thờ linh thiêng thì cho rằng đó là...

Rắn trong tâm thức người Quảng Ngãi

(Báo Quảng Ngãi)- Trong những câu chuyện dân gian của người Quảng Ngãi, hình tượng rắn hiện lên muôn hình, muôn vẻ. Rắn có lúc được người xưa thần thánh hóa và tôn thờ, đi vào đời sống tâm linh; có lúc lại trở thành biểu tượng của cái ác, gieo rắc nỗi sợ hãi cho con người. Theo các truyền thuyết, thần thoại được các thế hệ người Quảng Ngãi ở miền xuôi lẫn miền ngược truyền lại từ xa...

Tin nổi bật

Tin mới nhất