Powered by Techcity

Gìn giữ nghệ thuật dân gian đặc trưng vùng biển

Hát bả trạo là hình thức diễn xướng dân gian đặc trưng ở các tỉnh ven biển miền Trung, trong đó có Quảng Ngãi. Thế nhưng, loại hình nghệ thuật này đang đối mặt nguy cơ mai một và cần những truyền nhân để nối tiếp, gìn giữ.

“Bồi sinh” bả trạo

Lần giờ từng trang của tập tư liệu “Âm vang một vùng biển”, bao nhiêu ký ức về làng chài của ông Vũ Huy Bình (76 tuổi, xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) lại ùa về.

Ông Vũ Huy Bình bên tập tư liệu "Âm vang một vùng biển".

Ông Vũ Huy Bình bên tập tư liệu “Âm vang một vùng biển”.

Làng chài Hải Ninh nằm cuối dòng sông Trà Bồng, nơi đổ ra cửa biển Sa Cần. Cư dân nơi đây từ bao đời qua sống nhờ nghề chài lưới. Dù sóng gió, nguy hiểm hay bất cứ khó khăn nào trên biển, ngư dân vẫn vững tay chèo lái. Những hoạt động lao động thường ngày chẳng biết từ bao giờ mà đi câu hò, câu hát, tạo ra loại hình nghệ thuật hát bả trạo độc đáo.

Sinh ra ở làng biển, lúc nhỏ, ông Bình thường đến Lăng Vạn xem lễ cúng cá Ông (nghinh Ông) và nghe mọi người hát bả trạo. Trưởng thành, dù bôn ba khắp nơi mưu sinh nhưng những câu hát, nhịp chèo của bả trạo nơi quê nhà luôn vang vọng trong tâm trí ông.

Nỗi trăn trở lớn nhất trong lòng người đàn ông này là trải qua thời gian, biến đổi đời sống, bả trạo cứ dần mai một, lớp già ra đi, người trẻ lại không biết đến.

Làng chài Hải Ninh nằm cuối dòng sông Trà Bồng, nơi đổ ra cửa biển Sa Cần.

Làng chài Hải Ninh nằm cuối dòng sông Trà Bồng, nơi đổ ra cửa biển Sa Cần.

Cơ duyên lớn nhất khiến ông Bình thêm gắn chặt với bả trạo là cuộc gặp gỡ với đoàn làm phim của Đài Truyền hình Đà Nẵng- VTV Đà Nẵng khi về làm phim tại vùng cửa biển Sa Cần.

“Biết họ muốn tìm làng biển có cả lăng thờ Thần Nam Hải, chèo bả trạo, tôi đã nghĩ ngay đến làng biển quê mình và hứa sẽ đưa về. Dịp đó là ngày 12 tháng Giêng âm lịch năm 1995, ngày Giỗ Thần Nam Hải của vạn chài, đoàn làm phim về trước 5 ngày để phối hợp cùng tôi tổ chức, quay phim”- ông Bình rành rọt kể.

Hát bả trạo (hay còn gọi là chèo cả trạo, chèo đưa linh, hò đưa linh) là loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian mang đậm tính nghi lễ của cư dân vùng biển Trung bộcầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, cầu trời yên biển lặng. Loại hình nghệ thuật này còn thể hiện bản sắc văn hóa đặc thù miền biển, sự đồng tâm đồng lòng tương thân tương ái của ngư dân. Bên cạnh đó, thể hiện sự tôn kính, lòng biết ơn của cộng đồng ngư dân miền biển đối với cá Ông đã giúp đỡ ngư dân vượt qua sóng gió, những tai ương trên biển.

Năm ấy, đoàn làm phim đã thực hiện bộ phim tài liệu “Biển hát”, công chiếu nhiều lần trên kênh VTV 3- Đài Truyền hình Việt Nam. Đó cũng là lần đầu tiên văn hóa truyền thống, văn hóa làng biển được khán giả, bà con quê hương tiếp cận gần hơn, nhanh chóng lan tỏa, vươn xa trong cộng đồng.

Khi về hưu vào năm 2013, có nhiều thời gian, ông Bình thường xuyên gặp các bô lão trong làng để sưu tầm, ghi chép lại những bài hát chèo nhằm phục hồi lại các điệu hát bả trạo.

Bả trạo đa phần truyền miệng nên bản gốc không còn nhiều. Các cụ chỉ nhớ được vài câu, nhớ câu nào thì hát câu đó để tôi chép lại. Chép xong, tôi phải nhờ một người thầy hiểu chữ Hán Nôm dịch ra chữ quốc ngữ rồi bắt đầu biên soạn trong suốt thời gian dài”- ông Bình nhớ lại.

“Âm vang một vùng biển” được ra đời như thế. Tuy là tư liệu sưu tầm cá nhân, nhưng lại có thể khái quát được nhiều nét văn hóa dân gian đậm đà bản sắc của một vùng quê ven biển.

Hát bả trạo mang đậm truyền trống văn hóa cư dân miền biển.

Hát bả trạo mang đậm truyền trống văn hóa cư dân miền biển.

Tập tư liệu tái hiện lễ hội cầu ngư – giỗ thần Nam Hải, hát bả trạo, múa gươm, hội đua thuyền truyền thống trên sông Trà Bồng, hội bài chòi, cùng với các trò chơi dân gian như thi đan lưới, rót nước mắm vào chai, thi cắn phôi nạp chì, kéo co… thường diễn ra trong các lễ hội của làng, nhất là dịp tháng Giêng hằng năm.

“Hát bả trạo chia làm 4 hồi. Hồi 1 hát tạ ơn thần Nam Hải, hồi 2 là nhổ neo và đưa thuyền ra khơi đánh bắt cá, hồi 3 là thuyền gặp sóng to gió lớn phải cầu cứu thần Nam Hải và hồi 4 là thần Nam Hải đưa thuyền vào bờ. Mỗi câu hát mang màu sắc tâm linh khắc họa hình ảnh ngư dân vạn chài trong lao động, sản xuất”- ông Bình nói.

Đến năm 2016, ông Bình và những người cùng đam mê thành lập CLB Văn nghệ dân gian xã Bình Thạnh. Năm 2019, ông Bình được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú do đã có cống hiến xuất sắc trong giữ gìn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc.

Truyền nhân của bả trạo

56 tuổi và có xấp xỉ 30 năm hát bả trạo, ông Nguyễn Tấn Sâm (thôn Hải Ninh, xã Bình Thạnh) có đam mê đặc biệt với loại hình nghệ thuật này. Người dân Bình Thạnh và các xã biển lân cận của huyện Bình Sơn đều trở nên “quen mặt” với ông Sâm qua các lễ cầu ngư hàng năm.

Ông Nguyễn Tấn Sâm đảm nhận vai tổng mũi trong đội hát bả trạo.

Ông Nguyễn Tấn Sâm đảm nhận vai tổng mũi trong đội hát bả trạo.

Trong đội hát bả trạo có 12 hoặc 16 con trạo (người chèo), 3 ông tổng (tổng mũi, tổng khoang và tổng lái), ông Sâm đảm nhận vai tổng mũi với nhiệm vụ là điều khiển con thuyền, con trạo theo như các động tác vào thuyền, chèo thuyền và điều khiển trạo nghỉ ngơi.

Do tác động của cơ chế thị trường, sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình nghệ thuật mới, những người thật sự có tâm với nghề, muốn học hỏi bả trạo ngày càng ít. Vì vậy, phải làm sao để nối tiếp truyền thống của cha ông là bài toán chưa có lời giải rõ ràng”- Nghệ nhân ưu tú Vũ Huy Bình bày tỏ.

“Hát bả trạo đòi hỏi người theo đuổi phải tâm huyết, khổ công luyện tập, nhuần nhuyễn ca từ, điệu múa và giai điệu của cả bài hát. Bởi vì đây là loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian, mang tính nghi lễ, linh thiêng. Người hát bả trạo phải đem niềm vui, nhiệt huyết của người con miền biển để thể hiện trọn vẹn”- ông Sâm chia sẻ.

Ngoài việc thuộc rất nhiều điệu chèo bả trạo, ông Sâm còn biết sử dụng thành thạo các nhạc cụ bát âm. Trong hát bả trạo, âm nhạc là một phần không thể thiếu. Âm điệu của đàn nhị, trống, kèn, thanh la hòa tấu nhịp nhàng cùng với tiếng hát đã tạo nên sự cuốn hút rất riêng biệt, khiến ông say mê loại nghệ thuật này.

“Tôi cố gắng gìn giữ, lan tỏa tình yêu với nghệ thuật bả trạo để thế hệ cháu con ở làng chài thôn Hải Ninh lớn lên hiểu được nguồn cội văn hóa. Đó vừa là niềm tin, là cái đích, là hạnh phúc sau cùng để tôi hướng tới”- ông Sâm nói.

Nghệ nhân Ưu tú Vũ Huy Bình (phải) và ông Nguyễn Tấn Sâm cùng có niềm đam mê với bả trạo.

Nghệ nhân Ưu tú Vũ Huy Bình (phải) và ông Nguyễn Tấn Sâm cùng có niềm đam mê với bả trạo.

Theo Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Tiến Dũng, những đóng góp của Nghệ nhân ưu tú Vũ Huy Bình và ông Nguyễn Tấn Sâm cũng như CLB Văn nghệ dân gian Bình Thạnh trong việc giữ gìn, bảo tồn nghệ thuật chèo bả trạo rất đáng ghi nhận.

“Thời gian tới, Sở sẽ tạo thêm nhiều sân chơi, hội thi, hội diễn để các CLB giao lưu, gặp gỡ. Từ đó bồi dưỡng niềm đam mê nghệ thuật cho người dân, đồng thời giúp các nghệ sỹ quyết tâm hơn trong việc theo đuổi và giữ gìn nghệ thuật truyền thống trước nguy cơ mai một”- ông Dũng cho hay.

Hà Phương

Nguồn

Cùng chủ đề

Trải nghiệm không gian văn hóa Sa Huỳnh – sản phẩm du lịch mới của Quảng Ngãi

Tỉnh Quảng Ngãi đang thực hiện dự án xây dựng sản phẩm du lịch cộng đồng gắn với di chỉ văn hóa Sa Huỳnh, trong đó có sản phẩm du lịch trải nghiệm không gian văn hóa Sa Huỳnh. Hướng đi mới trong du lịch cộng đồng Sa Huỳnh là địa danh nổi tiếng ở TX.Đức Phổ (Quảng Ngãi), cách trung tâm TP.Quảng Ngãi khoảng 60 km về phía nam. Đây là nơi đầu tiên phát lộ nền văn hóa cổ...

Quảng Ngãi: Bảo tồn đồng muối truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Ngãi mong muốn bảo tồn đồng muối truyền thống, phát huy văn hóa Sa Huỳnh và phát triển du lịch cộng đồng tại phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ. Mới đây, Phó Chủ tịch Thường trực phụ trách UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Hoàng Tuấn vừa có quyết định phê duyệt Văn kiện dự án hỗ trợ kỹ thuật “Bảo tồn đồng muối truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng tại phường Phổ Thạnh, thị xã...

Quảng Ngãi: Gìn giữ, phát huy và lan tỏa những nét đẹp văn hóa Hre

Tỉnh Quảng Ngãi có 29 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó có hơn 187 nghìn người dân tộc thiểu số, chiếm 15,17% dân số toàn tỉnh. Nhận thức sâu sắc về những giá trị văn hóa truyền thống, thời gian qua, người Hre đã cùng nhau gìn giữ, phát huy và lan tỏa những nét đẹp văn hóa của dân tộc mình. Nghệ nhân Đinh Văn Dôn (thứ 2, trái sang) thường xuyên đến trò chuyện cùng...

Tuần lễ Du lịch Quảng Ngãi: Triển lãm di sản văn hóa biển, đảo

Triển lãm trưng bày gần 200 hình ảnh, hiện vật liên quan đến thiên nhiên, văn hóa, con người huyện đảo Lý Sơn. Du khách xem các hình ảnh giới thiệu về cảnh đẹp tiêu biểu của đảo Lý Sơn.  Ảnh: Đinh Hương - TTXVN TTXVN - Chiều 23/4, tại Nhà trưng bày Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải, huyện Lý Sơn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi phối hợp cùng Ủy ban nhân dân...

Cùng tác giả

Khai phá tiềm năng du lịch trên sông Trà Bồng

Chiều 25.6, Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ngãi phối hợp Phòng VHTT huyện Bình Sơn khảo sát phát triển sản phẩm du lịch trên sông Trà Bồng. Đoàn khảo sát phát triển du lịch trên sông Trà Bồng Theo UBND huyện Bình Sơn, địa phương hiện có tiềm năng phát triển du lịch trên sông Trà Bồng đoạn từ làng gốm Mỹ Thiện (Châu Ổ) đến đập ngăn mặn xã Bình Dương và các nội dung liên quan đến nhà thơ Tế...

Gần 1.000 người đồng diễn Yoga ở Quảng Ngãi

Kỷ niệm Ngày quốc tế Yoga 21.6, tại Quảng trường đường Phạm Văn Đồng, Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ngãi phối hợp cùng Liên đoàn Yoga Quảng Ngãi tổ chức sự kiện Chào mừng ngày Quốc tế Yoga lần thứ X năm 2024, với chủ đề “Yoga trao quyền cho phái đẹp”. Chương trình đồng diễn Yoga thu hút gần 1.000 hội viên tham gia Yoga là một phương thức thực hành cổ xưa của Ấn Độ, kết hợp các hoạt động...

Quảng Ngãi: Hỗ trợ 70% Bảo hiểm y tế cho nhóm người yếu thế

Ngày 18/6, HĐND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Kỳ họp thứ 24 (kỳ họp chuyên đề) và tại kỳ họp này các đại biểu HĐND tỉnh đã thông qua 7 Nghị quyết quan trọng, trong đó có việc hỗ trợ 70% Bảo hiểm y tế cho nhóm người yếu thế. Cụ thể, tại đây các đại biểu đã thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 27/2019 của HĐND tỉnh về hỗ trợ...

Ra mắt mô hình sản xuất và chế biến nước mắm gắn với bảo vệ môi trường

Chiều 17/6, Hội Nông dân xã Bình Thạnh (Bình Sơn) đã ra mắt mô hình kinh tế nông nghiệp tuần hoàn “Sản xuất và chế biến nước mắm”, gắn với bảo vệ môi trường thích ứng với biến đổi khí hậu năm 2024. Mô hình sản xuất và chế biến nước mắm gắn với bảo vệ môi trường có 12 thành viên, hoạt động theo phương thức: Cá, muối chuyển thành mắm thô, từ mắm thô chuyển thành mắm tinh. Thay...

Quảng Ngãi sắp có 2 tên xã mới: Thắng Lợi và An Phú

UBND tỉnh Quảng Ngãi có tờ trình gửi HĐND tỉnh thông qua việc sáp nhập đơn vị hành chính. Trong tương lai, Quảng Ngãi sẽ có những cái tên xã lạ lẫm là Thắng Lợi và An Phú. Một góc xã Nghĩa Phú sắp sáp nhập với xã Nghĩa An thành xã An Phú - Ảnh: T.M. Ngày 17-6, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có tờ trình gửi HĐND tỉnh đề nghị thông qua nghị quyết sắp xếp các xã, thị trấn trên...

Cùng chuyên mục

Bảo tồn và phát triển

(Báo Quảng Ngãi)- Qua tìm hiểu, tôi được biết, những nhạc cụ trình diễn của các dân tộc thiểu số miền núi Quảng Ngãi hiện tại không chỉ được bảo tồn, mà còn được phát huy. Như sáo Tà Vố của người Hrê mà đại diện là Nghệ nhân nhân dân Đinh Ngọc Su, người đã từng mang sáo Tà Vố sang trình diễn tại Hàn Quốc, trước khi ông qua đời, ông đã kịp trao truyền cho nhiều...

Ấm áp tình người trong sương sớm chợ đông

(Báo Quảng Ngãi)- Quảng Ngãi vào mùa trở lạnh, làn gió heo may len lỏi trên từng nẻo đường quê, trong từng ngõ nhỏ, mang theo chút se lạnh. Cái lạnh của miền Trung không đậm đà như miền Bắc nhưng vẫn đủ để lòng người nôn nao mỗi khi bước qua một góc chợ. Những buổi chợ quê trong mùa lạnh có cái gì đó thật đặc biệt, như một góc ký ức dịu dàng khiến ta muốn chầm...

Truyện ngắn: Món quà trời ban

(Báo Quảng Ngãi)- Đoàng! Tiếng sấm vang lên giữa không gian tĩnh lặng. Những tia chớp lóe lên sắc bén, khiến cả bầu trời dường như bị xé toang từng mảnh. Không khí đặc quánh mùi đất ẩm ướt, gió bắt đầu nổi lên, cuốn theo từng đợt lạnh buốt. An lo âu dõi theo ánh đèn vàng rực ngoài phố. Hôm nay, cô phải làm việc tăng ca. Mới đây, một công ty khá nổi tiếng trong thành phố đã...

Nhạc sĩ Sỹ Hùng đoạt giải A tại Liên hoan Âm nhạc toàn quốc

(Baoquangngai.vn)- Tại liên hoan lần này, Quảng Ngãi có 1 nhạc sĩ đoạt giải A và 1 nhạc sĩ được trao Bằng khen của Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam.   Liên hoan Âm nhạc toàn quốc 2024 vừa diễn ra tại tỉnh Ninh Bình (17 - 20/11), với sự tham gia của hơn 300 nhạc sĩ, nghệ sĩ đến từ hơn 40 tỉnh, thành phố trong cả nước. Các nhạc sĩ, nghệ sĩ dự thi ở 2 lĩnh vực: Giới...

Bàn giải pháp bảo tồn văn hóa gắn với phát triển du lịch

(Baoquangngai.vn)- Báo Văn hóa phối hợp với Sở VH-TT&DL tổ chức Hội thảo “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”.   Hội thảo diễn ra vào sáng 23/11. Dự hội thảo có Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam Nguyễn Trùng Khánh; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Phước Hiền; Giám đốc Sở VH-TT&DL Nguyễn Tiến...

Tác giả – Tác phẩm: Bản tình ca về Lý Sơn

(Báo Quảng Ngãi)- “Lý Sơn yêu dấu” là tuyển tập thơ - văn thứ hai, sau tập “Biển gọi ta về” của Ban tuyển chọn gồm: Hồ Nghĩa Phương, Lucinda Nguyen, Trần Tín, Nguyễn Khiêm, được Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành vào cuối tháng 10/2024. Tuyển tập gồm 81 tác giả ở Quảng Ngãi và một số tác giả ngoài tỉnh với nhiều thể loại: Truyện ngắn, bút ký, tạp bút, khảo cứu, thơ, bình thơ, tranh,...

Gắn kết đam mê bài chòi

(Báo Quảng Ngãi)- Trên địa bàn tỉnh đã hình thành nhiều câu lạc bộ (CLB) dân ca - bài chòi, nhằm gắn kết những người cùng đam mê, góp phần gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống của dân tộc. Trao truyền cho thế hệ trẻ Mới đây, CLB Dân ca - Bài chòi thuộc Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật tỉnh được thành lập. Câu lạc bộ hiện có gần 30 thành viên,...

Gìn giữ rừng xưa và miếu cổ

(Báo Quảng Ngãi)- Người dân ở đội 3, thôn Hòa Bình, xã Tịnh Ấn Đông (TP.Quảng Ngãi) xem cánh rừng ở địa phương như tài sản quý, nên chung tay gìn giữ. Dưới tán rừng là miếu Ông - nơi người dân kính cẩn thờ phụng Thành hoàng làng hơn trăm năm. Những ngày chớm đông, chúng tôi men theo những con hẻm ngoằn ngoèo, nhà nối tiếp nhà, ở đội 3, thôn Hòa Bình, xã Tịnh Ấn Đông để...

Sơ kết 3 năm triển khai Đề án phát triển du lịch

(Baoquangngai.vn)- Năm 2024, tổng lượng khách đến Quảng Ngãi đạt hơn 1,4 triệu lượt khách, tổng doanh thu hơn 1.434 tỷ đồng.Chiều 11/11 Sở VH - TT&DL tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm triển khai Đề án phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Giám đốc Sở VH-TT&DL Nguyễn Tiến Dũng phát biểu tại hội nghị. Theo báo cáo của Sở VH-TT&DL, qua 3 năm thực hiện Đề án phát triển du lịch...

Tác giả – Tác phẩm: Đến với bài thơ “Gặp lá cơm nếp”

(Báo Quảng Ngãi)- Bài thơ "Gặp lá cơm nếp" của nhà thơ Thanh Thảo, trong sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 1, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc. Câu từ nhẹ nhàng, gần gũi, lắng sâu trong lòng người.  Tôi biết nhà thơ Thanh Thảo qua thơ với rất nhiều tác phẩm hay, đặc biệt là những tác phẩm được đưa vào giảng dạy trong...

Tin nổi bật

Tin mới nhất