Powered by Techcity

Điểm hẹn bến Nhà Rồng

(Báo Quảng Ngãi)- Nhà Rồng và bến cảng cùng tên là nhân chứng lịch sử suốt chặng đường dài hình thành và phát triển của một đô thị sầm uất bậc nhất là Sài Gòn – TP.Hồ Chí Minh. Nơi đây là điểm khởi đầu trong hành trình bôn ba nước ngoài tìm đường cứu nước của người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành.

      

1.

Căn nhà màu hồng tròn 160 năm tuổi nằm ở ngã ba sông, nơi rạch Bến Nghé hòa vào sông Sài Gòn đã lưu giữ cả một giai đoạn lịch sử đầy biến động, với nhiều dấu mốc quan trọng. Sau khi kéo quân vào Nam Kỳ đầu năm 1859, người Pháp cho xây dựng thương cảng nằm trên sông Sài Gòn và hãng tàu biển Messageries Impériales được giao thực hiện kế hoạch này. Được xây dựng năm 1862 và một năm sau cảng chính thức hoạt động, thông thương với quốc tế. Đây là thương cảng lớn nhất tại Việt Nam kể từ khi hình thành đến mãi sau này.





Toàn cảnh bến Nhà Rồng, TP.Hồ Chí Minh. 
		        ẢNH: DUY ANH
Toàn cảnh bến Nhà Rồng, TP.Hồ Chí Minh. Ảnh: Duy Anh

Cùng với việc xây dựng cảng, trụ sở của hãng Messageries Impériales cũng được xây dựng. Tòa nhà có kiến trúc theo phong cách phương Tây nhưng trên nóc gắn hai con rồng lớn bằng đất nung tráng men xanh, châu đầu vào mặt trăng theo mô típ “Lưỡng long chầu nguyệt” – một kiểu trang trí quen thuộc của đình chùa Việt Nam. Vì vậy, tòa nhà được gọi là Nhà Rồng và thương cảng nơi này cũng được người dân quen gọi là bến Nhà Rồng. Sau này, chính quyền Sài Gòn thay thế hai con rồng khác trên nóc nhà với tư thế quay đầu ra như hiện tại.

Sau khi đất nước thống nhất, tháng 4/1975, Nhà Rồng trở thành Bảo tàng Hồ Chí Minh (Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh) và trở thành địa chỉ thu hút đông đảo người dân, du khách, nhất là giới trẻ đến tham quan, học tập. 

Nhà tôi cách Nhà Rồng không xa và mỗi ngày tôi đều đi qua nơi này. Không biết bao lần ngang qua đây, trong tôi cứ bật lên câu hát: “Từ thành phố này Người đã ra đi…”. Nhạc sĩ Cao Việt Bách thật tài tình khi viết ca khúc “Tiếng hát từ thành phố mang tên Người” trước khi non sông liền một dải. Một ngày cuối tuần gần đây, tôi vào tham quan bảo tàng. Không gian trưng bày có nhiều thay đổi so với trước và được chia thành 5 chủ đề với rất nhiều hiện vật, hình ảnh, tư liệu quý, nhất là những tư liệu khi Bác còn bôn ba ở nước ngoài mà lần đầu tiên tôi được thấy, được xem và đọc.

Trong bảo tàng hôm ấy có nhiều sinh viên Khoa Báo chí (Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.Hồ Chí Minh) đến tìm hiểu, khai thác tư liệu để thực hiện phóng sự truyền hình. Họ chia thành nhiều nhóm nhỏ và thực hiện theo chủ đề khác nhau, nhưng hết thảy đều giống nhau ở sự cảm phục ý chí và nghị lực phi thường của người thanh niên Nguyễn Tất Thành – Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người đã biến khát vọng độc lập, tự do cho dân tộc thành hiện thực. “Chí lớn và nghị lực phi thường của người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã truyền cho những người trẻ như tôi cảm hứng lớn lao để nỗ lực vươn lên thực hiện ước mơ, hoài bão của mình, để góp phần cống hiến cho đất nước”, Hà Thương, một sinh viên chia sẻ.

 

      

2.

Dòng sông kể chuyện” (Signature show “The Story of a River”) là chương trình nghệ thuật nằm trong khuôn khổ Lễ hội Sông nước lần đầu tiên do TP.Hồ Chí Minh tổ chức hồi tháng 8/2023, với sự tham dự của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng. Chương trình diễn ra trong không gian độc đáo, vừa trên bến, vừa dưới thuyền ngay tại Cảng Sài Gòn, với sự tham gia trình diễn của hơn 700 diễn viên chuyên và không chuyên là cư dân địa phương. Chương trình tái hiện các giai đoạn chính của lịch sử khai phá, hình thành và phát triển của Sài Gòn – TP.Hồ Chí Minh hơn 300 năm qua, với 5 chương mang chủ đề: Khẩn hoang; Xây thành; Trên bến dưới thuyền; Thương cảng phồn hoa và Rực rỡ thành phố bên sông.

Kết hợp thực cảnh và kỹ xảo ánh sáng, “Dòng sông kể chuyện” trở thành chương trình nghệ thuật đầy ấn tượng, lộng lẫy giữa lòng Hòn ngọc Viễn Đông, gây sự xúc động mạnh mẽ cho người thưởng lãm. Không chỉ là một chương trình nghệ thuật, “Dòng sông kể chuyện” còn là những thước phim chân thực được kể trên một dòng sông thật, với bến cảng thật, con người thật và những câu chuyện chân thật đầy cảm xúc được nâng tầm thành nghệ thuật.

Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi xúc động bày tỏ, chương trình nghệ thuật “Dòng sông kể chuyện” như một lời tri ân các bậc tiền hiền đã khai hoang mở cõi, lớp lớp cư dân đã đến ngụ cư, lao động, đấu tranh để kiến tạo, trao truyền những di sản của dòng sông cho các thế hệ mai sau. Đó cũng là lời chào của TP.Hồ Chí Minh – một đô thị sông nước hiền hòa, sống động, trẻ trung, cởi mở và không ngừng sáng tạo, hướng tới tương lai; đồng thời là thông điệp của thành phố anh hùng, giàu nội lực, bản lĩnh và sẵn sàng hợp tác để cùng bạn bè năm châu tìm hướng phát triển kinh tế dịch vụ trên sông, ven sông, khai thác tối đa tiềm năng và lợi thế từ tài nguyên sông, biển.

 

          

3.

Công ty CP Du thuyền Viet Princess, có trụ sở tại Cảng Sài Gòn, quận 4, TP.Hồ Chí Minh, hiện là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực kinh doanh và khai thác sản phẩm du lịch đường sông phân khúc cao cấp tại Việt Nam. Đây cũng là đơn vị sở hữu và đưa vào hoạt động chiếc du thuyền nhà hàng 5 sao đầu tiên trên sông Sài Gòn – Saigon Princess, với sức chứa 300 khách.





Tàu du lịch Saigon Princess của Công ty CP Du thuyền 
Viet Princess phục vụ khách du lịch trên sông Sài Gòn. 
	ẢNH: Viet Princess
Tàu du lịch Saigon Princess của Công ty CP Du thuyền Viet Princess phục vụ khách du lịch trên sông Sài Gòn. Ảnh: Viet Princess

Nhà sáng lập và hiện là Chủ tịch của Viet Princess là ông Trương Quang Cường, một người con của TX.Đức Phổ (Quảng Ngãi). Ông Cường cho biết, hiện công ty sở hữu 4 du thuyền đạt chuẩn 5 sao, đón hàng chục nghìn lượt khách mỗi năm. Trong đó, hai tàu ngủ đêm, đưa khách từ TP.Hồ Chí Minh đi các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, qua Campuchia theo dòng sông Mêkông và ngược lại. Hai tàu du lịch nhà hàng phục vụ du khách trải nghiệm trên sông Sài Gòn và sông Hậu. Phần lớn khách của Viet Princess đến từ các quốc gia trên thế giới.

Theo ông Trương Quang Cường, tiềm năng du lịch đường thủy tại TP.Hồ Chí Minh rất lớn nhờ lợi thế cảng nằm ở trung tâm thành phố và sự phát triển sầm uất giữa hai bên bờ sông Sài Gòn hiện tại cũng như trong tương lai, được kết nối thuận tiện với vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng như các địa phương ven biển. “Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư và cho ra mắt du thuyền ngủ đêm và du thuyền nhà hàng tại miền Bắc,  xa hơn nữa là các du thuyền ven biển với những nét độc đáo, khác biệt, góp phần vào xây dựng một thương hiệu du thuyền Việt Nam, niềm tự hào của người Việt”, ông Trương Quang Cường chia sẻ.

Thành phố Hồ Chí Minh đang hiện thực hóa ước mơ biến dòng sông Sài Gòn trở thành một động lực tăng trưởng trên nền tảng phát triển những đô thị hiện đại dọc hai bên bờ sông, đồng thời đẩy mạnh khai thác tiềm năng vận tải và du lịch sông nước. Không chỉ là ký ức, bến Nhà Rồng và dòng sông Sài Gòn còn là điểm hẹn của hiện tại và tương lai rạng ngời. Và ông Trương Quang Cường đang cùng con tàu Viet Princess chung tay góp phần hiện thực hóa giấc mơ đó.

ĐẠI DƯƠNG

TIN, BÀI LIÊN QUAN:

 

Nguồn

Cùng chủ đề

Nuôi thủy sản nước lợ, trên biển: Kỳ vọng vụ mới

(Báo Quảng Ngãi)- Từ trước tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đến nay, người nuôi trồng thủy sản trong tỉnh phấn khởi vì có thu nhập khá. Hiện các địa phương tập trung xuống giống vụ nuôi thủy sản với nhiều kỳ vọng trong năm mới. Cá bớp được mùa, được giá Mặc dù chưa phải là thời điểm thu hoạch rộ, nhưng từ trước tết Nguyên đán đến nay, nhu cầu thị trường tăng cao, nên người nuôi hải sản...

Nỗ lực cao cho mục tiêu tăng trưởng

(Báo Quảng Ngãi)- Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 5/2/2025 về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên. Trong đó, Chính phủ giao chỉ tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đối với Quảng Ngãi là 8,5%. Chỉ tiêu tăng trưởng GRDP mà Nghị quyết 25 giao đối với Quảng Ngãi là không cao so...

Thống nhất phương án cấp nước cho Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2

(Baoquangngai.vn)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Phước Hiền thống nhất phương án lấy nước từ kênh chính Bắc của hệ thống thủy lợi Thạch Nham dẫn về sông Trà Bồng để bổ sung nguồn nước đảm bảo vận hành Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2.   Sáng 11/2, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Phước Hiền chủ trì cuộc họp để cho ý kiến về phương án cấp nước cho Khu liên hợp sản xuất...

Cựu chiến binh hăng say phát triển kinh tế

(Báo Quảng Ngãi)- Phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu” luôn được các cấp hội cựu chiến binh (CCB) trên địa bàn huyện Sơn Tịnh triển khai sâu rộng, với nhiều hoạt động thiết thực, nổi bật là phong trào thi đua phát triển kinh tế. Năm 1981, sau khi hoàn thành nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, CCB Bùi Tấn Minh, ở thôn Phong Niên Hạ, xã Tịnh Phong (Sơn Tịnh), trở về quê hương lập nghiệp....

Thành phố Quảng Ngãi: Minh bạch thông tin quy hoạch đô thị

(Báo Quảng Ngãi)- Sau một thời gian triển khai xây dựng, TP.Quảng Ngãi đã hoàn thiện, đưa vào khai thác ứng dụng tra cứu thông tin về hạ tầng đô thị, quy hoạch đô thị, giúp người dân và doanh nghiệp (DN) tra cứu thông tin nhanh chóng, kịp thời, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa quản lý quy hoạch trên địa bàn. Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh về tăng cường quản lý quy hoạch trên địa...

Cùng tác giả

Nuôi thủy sản nước lợ, trên biển: Kỳ vọng vụ mới

(Báo Quảng Ngãi)- Từ trước tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đến nay, người nuôi trồng thủy sản trong tỉnh phấn khởi vì có thu nhập khá. Hiện các địa phương tập trung xuống giống vụ nuôi thủy sản với nhiều kỳ vọng trong năm mới. Cá bớp được mùa, được giá Mặc dù chưa phải là thời điểm thu hoạch rộ, nhưng từ trước tết Nguyên đán đến nay, nhu cầu thị trường tăng cao, nên người nuôi hải sản...

Nỗ lực cao cho mục tiêu tăng trưởng

(Báo Quảng Ngãi)- Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 5/2/2025 về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên. Trong đó, Chính phủ giao chỉ tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đối với Quảng Ngãi là 8,5%. Chỉ tiêu tăng trưởng GRDP mà Nghị quyết 25 giao đối với Quảng Ngãi là không cao so...

Thống nhất phương án cấp nước cho Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2

(Baoquangngai.vn)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Phước Hiền thống nhất phương án lấy nước từ kênh chính Bắc của hệ thống thủy lợi Thạch Nham dẫn về sông Trà Bồng để bổ sung nguồn nước đảm bảo vận hành Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2.   Sáng 11/2, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Phước Hiền chủ trì cuộc họp để cho ý kiến về phương án cấp nước cho Khu liên hợp sản xuất...

Cựu chiến binh hăng say phát triển kinh tế

(Báo Quảng Ngãi)- Phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu” luôn được các cấp hội cựu chiến binh (CCB) trên địa bàn huyện Sơn Tịnh triển khai sâu rộng, với nhiều hoạt động thiết thực, nổi bật là phong trào thi đua phát triển kinh tế. Năm 1981, sau khi hoàn thành nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, CCB Bùi Tấn Minh, ở thôn Phong Niên Hạ, xã Tịnh Phong (Sơn Tịnh), trở về quê hương lập nghiệp....

Thành phố Quảng Ngãi: Minh bạch thông tin quy hoạch đô thị

(Báo Quảng Ngãi)- Sau một thời gian triển khai xây dựng, TP.Quảng Ngãi đã hoàn thiện, đưa vào khai thác ứng dụng tra cứu thông tin về hạ tầng đô thị, quy hoạch đô thị, giúp người dân và doanh nghiệp (DN) tra cứu thông tin nhanh chóng, kịp thời, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa quản lý quy hoạch trên địa bàn. Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh về tăng cường quản lý quy hoạch trên địa...

Cùng chuyên mục

Ấn tượng Chương trình “Văn học và cách mạng” 

(Baoquangngai.vn)- Trường THPT Chuyên Lê Khiết tổ chức Chương trình sinh hoạt Câu lạc bộ Văn học với chủ đề “Văn học và cách mạng”, kết hợp với biểu diễn văn nghệ mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025. Chương trình được tổ chức tối 9/2, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh đã mang đến một không gian nghệ thuật sâu lắng, đầy cảm xúc, lan tỏa niềm tự hào về lịch sử của dân tộc, quê hương, đất nước trong mỗi khán giả, học...

Tác giả – Tác phẩm: Hương sắc vườn xuân 

(Báo Quảng Ngãi)- “Hương sắc vườn xuân” là tập thơ đầu tay của Chi hội Minh Triết thơ Đường Thiên Ấn niêm hà Quảng Ngãi thuộc Viện Nghiên cứu văn hóa Minh Triết, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, được Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành năm 2024. Qua những vần thơ, chúng ta bắt gặp một vườn xuân đa sắc màu, rộn rã thanh âm cuộc sống.  Tập thơ “Hương sắc vườn xuân”...

Du xuân…

(Báo Quảng Ngãi)- Mỗi dịp Tết đến, xuân về, nhà nhà, người người lại háo hức với phong tục du xuân, một nét đẹp văn hóa không thể thiếu trong ngày đầu năm mới. Đây không chỉ là dịp để thưởng thức cảnh sắc thiên nhiên trong lành, mà còn là cơ hội để gắn kết gia đình. Đi chùa cầu bình an Những ngày này, khi hương xuân tràn ngập đất trời, nhiều người lại mong muốn tìm về một...

[Podcast]. Điều chưa nói hết

(Baoquangngai.vn)- Mời bạn cùng lắng nghe truyện ngắn "Điều chưa nói hết" của tác giả Thoại Văn, qua giọng đọc của Minh Châu.  BÁO ĐIỆN TỬ QUẢNG NGÃI TIN, BÀI LIÊN QUAN:   Xuất bản lúc: 16:48, 08/02/2025 Nguồn: https://baoquangngai.vn/media/podcast/202502/podcast-dieu-chua-noi-het-ea421d9/

Khám phá bảo vật quốc gia 

(Báo Quảng Ngãi)- Trong số 33 hiện vật và nhóm hiện vật được Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long ký quyết định công nhận là bảo vật quốc gia vào cuối năm 2024 có 1 hiện vật có nguồn gốc tại Quảng Ngãi, đó là phù điêu Uma Chánh Lộ. Dấu xưa từ tháp Chánh Lộ  Tháp Chánh Lộ là tháp Chăm có quy mô lớn nhất mà chúng ta được biết ở vùng phía nam châu Amaravati của quốc...

Truyện ngắn: Điều chưa nói hết

(Báo Quảng Ngãi)- 1.  Chuyện đã qua rồi, nhớ lại cũng được, mà quên cũng chẳng sao. Thường cây đã lên xanh, ít ai nhắc chuyện lá mầm. Chuyện của quá khứ luôn thuộc về quá khứ. Thời gian phủ lớp bụi mờ. Đôi khi vô tình phủi đi lớp bụi kia, những đường gân lá hiện ra ngân lên thành tiếng chuông gõ vào tận tâm hồn. Đó là cơn gió thoảng, là hạt mưa bay rơi vào...

Lễ hội cầu ngư tại xã An Phú

(Baoquangngai.vn)- Lễ hội cầu ngư xã An Phú (TP.Quảng Ngãi), không những tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp mà còn mang ý nghĩa về mặt tâm linh. Cư dân vùng biển, thông qua lễ cầu mong mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng, tôm cá đầy khoan, bà con vươn khơi bám biển và bảo vệ chủ quyền Tổ quốc.   Sáng 7/2 (mùng 10 tháng giêng), nhân dân các làng chài xã An Phú...

Cách làm du lịch của người Thái

(Báo Quảng Ngãi)- Thái Lan hiện là trung tâm du lịch lớn của khu vực Đông Nam Á và nằm trong tốp 10 nước thu hút du khách quốc tế nhiều nhất thế giới. Dĩ nhiên, để đạt kết quả này, du lịch Thái Lan có chiến lược rõ ràng và đổi mới không ngừng. VUI LÒNG KHÁCH ĐẾN... Giờ đây, du khách đến với Thái Lan hết sức dễ dàng. Vừa đặt chân xuống sân bay, khách nước ngoài có...

Tín hiệu vui đầu năm mới

(Báo Quảng Ngãi)- Tết Ất Tỵ đã qua hơn một tuần, nhưng dư âm về một cái Tết đoàn tụ, đầm ấm và đủ đầy chừng như vẫn còn phảng phất đâu đây. Tuy vẫn còn nhiều thách thức ở phía trước, nhưng đã có những tín hiệu để có thể tin tưởng vào một năm mới hanh thông mọi việc. Một trong những tín hiệu vui đầu năm mới này là việc đón khách du lịch của Quảng...

Tục thờ thần rắn trên đảo Lý Sơn

(Báo Quảng Ngãi)- Từ thuở xa xưa, khi đặt chân đến đảo Lý Sơn, người Việt đã sinh sống, hòa nhập, giao thoa với nền văn hóa Chămpa bản địa, trong đó có tục thờ thần rắn Naga. Đây là vị thần bảo vệ nguồn nước, giúp mưa thuận gió hòa. Trong tâm thức của người dân Lý Sơn, khi rắn xuất hiện ở rừng cây hoang vắng, nơi có dinh, miếu thờ linh thiêng thì cho rằng đó là...

Tin nổi bật

Tin mới nhất