Powered by Techcity

Cẩm nang du lịch Lý Sơn

Lý Sơn là một huyện đảo thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Huyện đảo Lý Sơn gồm 3 đảo là Cù Lao Ré (đảo Lớn), xã đảo An Bình (đảo Bé) và hòn Mù Cu, nằm cách đất liền khoảng 30 km. Với lợi thế khung cảnh hoang sơ, chi phí du lịch tiết kiệm, trong những năm gần đây, Lý Sơn luôn là điểm đến được nhiều du khách lựa chọn.

Lý Sơn mùa nào đẹp

Với hai mùa mưa, nắng rõ rệt, thời điểm đẹp nhất để du lịch Lý Sơn là từ tháng 4 đến tháng 8. Vào khoảng thời gian này thời tiết ổn định, trời ít mưa và có nắng. Song bạn nên tránh đi vào mùa cao điểm từ tháng 4 đến tháng 6, để không phải chịu cảnh đông đúc. Tháng 9 đến tháng 12 là mùa mưa, bão và biển động. Từ cuối tháng 12 đến tháng 4 là mùa rêu xanh phủ khắp những bãi đá ven biển Lý Sơn.

Lưu ý, bạn cần theo dõi thời tiết trước khi khởi hành để tránh tình trạng kẹt lại trên đảo từ vài ngày vì biển động, gió mùa…

Di chuyển

Phương tiện di chuyển chính là tàu thủy từ cảng Sa Kỳ. Ở đây có nhiều hãng tàu cao tốc đưa du khách tới đảo Lý Sơn với giá vé khoảng 300.000 – 340.000 đồng (khứ hồi). Bạn nhớ mang theo chứng minh nhân dân hoặc bằng lái xe để mua vé. Thời gian di chuyển từ cảng đến đảo khoảng 35 phút.

Từ Hà Nội, TP HCM, du khách đặt vé máy bay tới sân bay Chu Lai với giá vé một chiều khoảng 1.200.000 đồng, thời gian bay 1 tiếng 30 phút. Sân bay cách cảng Sa Kỳ khoảng 42 km, bạn có thể di chuyển bằng taxi, giá một chiều khoảng 350.000 đồng hoặc đi xe bus dừng chặng tại TP Quảng Ngãi để tiết kiệm chi phí.

Ngoài ra, du khách có lựa chọn là bay tới Đà Nẵng, từ đây đi taxi hoặc tàu hỏa đến TP Quảng Ngãi, giá vé tàu 180.000 khứ hồi. Cảng cách trung tâm thành phố 20 km.

Màu nước biển xanh ngắt đặc trưng của Lý Sơn. Ảnh: KernelNguyen/Shutterstock.

Lưu trú

Ở Lý Sơn có nhiều nhà nghỉ, khách sạn, homestay, trung bình từ 200.000 – 400.000 đồng một đêm. Với du khách thích nơi nghỉ có phong cách trẻ trung, nên chọn homestay Bep’s House, Bé Ecolodge hoặc nhà nghỉ DHT Hang Câu.

Ngoài ra, du khách có thể tham khảo khu nghỉ dưỡng Lý Sơn Pearl Hotel & Resort có view biển.

Du khách có thể trải nghiệm ở một đêm tại đảo Bé. Các homestay gợi ý là Ly Son Bungalow với những nhà gỗ nhiều màu sắc, XaLaBin với các phòng ở trên cao có view biển hoặc Gió Biển.

Chơi đâu

Đảo Lớn

Du khách có thể thuê xe điện 300.000 đồng một lượt để khám phá vòng quanh đảo. Ngoài ra có thể thuê xe máy, giá 150.000 đồng một ngày để tham quan.
Đỉnh Thới Lới

Đây là một trong 5 ngọn núi lửa đã ngưng hoạt động của huyện đảo, với phần mỏm đá nhô ra nhìn xuống biển. Núi có độ cao khoảng 170 m so với mặt nước biển và đỉnh núi là lòng chảo khổng lồ, với hồ nước ngọt cấp nước cho huyện đảo. Ở đây có cột cờ tổ quốc cao 20 m, điểm đến yêu thích của nhiều du khách khi tới Lý Sơn.

Cánh đồng tỏi

Từ đỉnh Thới Lới, bạn cũng có thể trải rộng tầm mắt ngắm nhìn cánh đồng tỏi xanh ngút ngàn. Tỏi cũng chính là đặc sản nổi tiếng ở Lý Sơn, không chỉ làm gia vị mà còn được chế biến thành nhiều món ngon, trong đó có gỏi tỏi.

Tỏi thường được trồng từ tháng 9 đến tháng 10 và thu hoạch từ tháng 2 đến tháng 3 năm sau. Ảnh: Hachi8

Hang Câu

Hang Câu có một bên các vách đá dựng thẳng đứng, một bên bãi biển với bờ cát trắng mịn. Dưới tác động của gió và sóng biển, các vách đá mang hình thù khách biệt, gần bờ là những rạn san hô nhiều màu sắc. Ở Hang Câu, hoạt động gợi ý là lặn ngắm san hô, chèo thuyền kayak.

Cổng Tò Vò

Một trong những điểm đến mang tính đặc trưng khác của đảo Lớn là cổng Tò Vò, phía đông đảo. Thực chất, đây là một cổng đá, cao hơn 2 m nằm bên biển. Người dân cho rằng, nham thạch phun trào từ núi lửa cách đây 2 triệu năm trước, bị đông cứng khi gặp nước biển đã tạo thành cổng vòm với hình dạng đặc biệt này. Xung quanh là bãi đá nham thạch đen.

Thời điểm đẹp nhất để đến cổng Tò Vò vào hoàng hôn, khi mặt trời dần khuất sau đường chân trời và những tia nắng le lói qua khe đá. Tuy nhiên, cánh cổng thường thu hút đông đúc du khách nên khó để chụp ảnh. Gần đây, khu vực xuất hiện nhiều rác thải du lịch.

Chùa Hang

Ngôi chùa hơn 400 tuổi, nằm trong hang đá lớn ở lưng chừng núi ngay gần cổng Tò Vò. Nơi đây thờ Phật và các vị có công khai hoang hòn đảo. Sân chùa lớn được bao quanh bởi hàng cây cổ thụ, nơi đặt tượng Phật Bà Quan Âm nhìn ra biển. Trong chùa là các bệ thờ tạc trên nhũ đá tự nhiên và di tích Chăm Pa. Đoạn đường núi lên chùa cũng là một trong những điểm ngắm cảnh đẹp, với tầm nhìn về cánh đồng tỏi và xóm làng yên bình.

Chùa Đục

Chùa Đục nằm trên vách núi Giếng Tiền, một trong những ngọn núi lửa đã tắt của huyện đảo. Ngôi chùa mới được xây dựng năm 2008 với 3 am thờ. Du khách leo 100 bậc theo sườn núi để tới chùa. Trước cửa hang là tượng Phật Bà Quan Âm cao 27 m hướng ra biển, có tên là Quan Âm Đài.

Chùa Đục nằm dưới chân núi lửa Giếng Tiền. Ảnh: Bùi Thanh Trung

Âm Linh Tự

Cách cảng Lý Sơn chừng 500 m về phía tây, đây là nơi thờ tự các bậc tiền hiền đã có công khai phá đảo và những người lính Hoàng Sa đã hy sinh năm xưa. Nhiều tài liệu quý liên quan đến đội lính biển, di vật về lịch sử hình thành đảo Lý Sơn cũng được lưu giữ trang trọng tại đây. Hàng năm, đền tổ chức nhiều lễ cúng tế quan trọng, đặc biệt là lễ khao lề thế lính Hoàng Sa vào tháng 3 âm lịch. Ngay cạnh đền là một bãi cát lớn, nơi bạn có thể dừng chân ngắm biển xanh và tận hưởng làn gió mát lành thổi tới.

Đảo Bé – Hòn Mù Cu
Đảo Bé

Đảo còn có tên là xã đảo An Bình, diện tích nhỏ nhưng cảnh và nước biển đẹp không thua đảo Lớn. Đảo Lớn cách đảo Bé khoảng 3 hải lý, nếu đi bằng tàu vỏ gỗ phải mất hơn 30 phút, nhưng đi ca nô cao tốc chỉ mất chừng 10 phút. Để ra đảo Bé, các bạn có thể thuê nguyên một ca nô với giá 2.500.000 triệu đồng, hoặc đi lẻ với giá 80.000 đồng một người. Giá vé khứ hồi đi về trong ngày.

Giờ tàu từ cảng Lý Sơn đi đảo Bé khởi hành lúc 7h, 11h20 là chuyến cuối trong ngày. Tàu từ đảo Bé xuất phát về đảo Lớn bắt đầu lúc 10h đến 14h20. Các chuyến cách nhau 20 phút. Nếu mua vé lẻ tại cảng, theo quy định, mỗi người chỉ được mua 2 vé. Bạn phải có chứng minh thư hoặc hộ chiếu của người mua và người được mua hộ. Vé được bán bắt đầu lúc 6h sáng.

Ra đảo Bé, bạn như bước chân đến một thiên đường mới chỉ với biển xanh và nắng vàng. Nơi đây cũng rất lý tưởng để đón hoàng hôn.

Đảo Bé có diện tích khoảng 0,7 km2, đi thuyền thúng ngắm san hô là một trong những trải nghiệm được nhiều du khách yêu thích trên đảo. Ảnh: Tran Thanh Sang/Shutterstock

Hòn Mù Cu

Trong những ngày ở Lý Sơn, du khách nên dậy sớm để tới điểm ngắm bình minh đẹp nhất trên quần đảo. Hòn Mù Cu nằm cách trung tâm đảo Lớn khoảng 3km về phía đông. Do chưa có người ở nên phong cảnh còn rất nguyên sơ, không khí trong lành.

Giá vé khứ hồi từ đảo Lớn tới đảo Bé 80.000 – 100.000 đồng. Đi theo đoàn đông, bạn có thể lựa chọn thuê tàu riêng với giá 800.000 đồng. Sau khi đến đảo, du khách có lựa chọn xe điện, xe tuk tuk hoặc xe ôm 50.000 đồng một lượt tham quan.

Làng bích họa

Gần khu vực cảng đảo Bé là làng bích họa, với những bức tranh tường nhiều màu sắc. Đây là một trong những điểm chụp ảnh yêu thích của du khách, dù không lớn và đẹp như những làng bích họa khác trên cả nước.

Dịch vụ chèo thuyền thúng và lặn ngắm san hô ở đảo Bé rất được ưa chuộng. Mỗi lượt thuyền thúng đưa khoảng 3-4 du khách, giá trọn gói gồm áo phao và kính lặn là 60.000 đồng/người. Ảnh: Lan Huong

Bãi Ngang

Với làn nước trong vắt màu xanh ngọc, bãi Ngang được nhiều du khách ưu ái gọi là “Maldives của Việt Nam”. Ở đây có những mỏm đá, hốc đá gần bờ với nhiều loài cá màu sắc có thể nhìn thấy rõ khi du khách bơi hoặc lội nước.

Ảnh: Lan Hương

Lặn biển ngắm san hô là trải nghiệm không nên bỏ lỡ khi tới đảo Bé. Giá dịch vụ thuê đồ lặn và tắm nước ngọt 110.000 đồng mỗi người.

Gần bãi tắm có cây cầu Tình Yêu, với phí tham quan 5.000 đồng một người. Ở đây nước trong vắt, có thể nhìn rõ rong rêu và san hô, thích hợp cho những du khách yêu thích chụp ảnh.

Bình minh bên đèn biển hòn Mù Cu. Ảnh: Việt Dũng

Đặc sản

Các quán ăn tập trung ở dọc cảng, một số quán gợi ý là quán Phát Hải, quán Khói Chiều… Ngoài ra còn có cơm hải sản Đại Hằng, quán Út Ngọc.

Đặc sản Lý Sơn chủ yếu là hải sản, đặc biệt là cua huỳnh đế, tôm hùm, ốc cừ, cá tà ma, chả cá… Một số đặc sản khác là gỏi tỏi, nộm rong biển, bún riêu cua, dưa hấu hắc mỹ nhân, ốc tượng, bánh ít lá gai… Hãy ghé các quầy đồ khô trên đảo để mua tỏi, hải sản khô về làm quà.

Lan Hương

Nguồn

Cùng chủ đề

Đưa hàng Việt về nông thôn tại huyện Bình Sơn

(Baoquangngai.vn)- Tối 6/7, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại Quảng Ngãi (Sở Công thương) phối hợp với UBND huyện Bình Sơn khai mạc hoạt động bán hàng Việt tại nông thôn, ở bờ kè bắc sông Trà Bồng, thị trấn Châu Ổ. Chương trình "Hoạt động bán hàng Việt tại nông thôn - Huyện Bình Sơn" diễn ra trong 3 ngày (6 - 8/7), có sự đồng hành của 40 chủ thể, với 30 gian hàng có sản...

[Emagazine]. Hòn ngọc nước

  (Báo Quảng Ngãi)- Có những góc nhìn, ở từng thời điểm khác nhau để có thể ví đầm An Khê như “hòn ngọc nước” tròn vành vạnh, mang vẻ đẹp kỳ vĩ. Cũng có thể nói đây là chiếc gương trời mà hết thảy mưa nắng đời người quanh đầm An Khê xưa nay soi mình trong đó.   Hừng đông ngày nắng dịu, đứng trên đỉnh đèo phân định ranh giới giữa phường Phổ Thạnh và xã Phổ Khánh (TX.Đức...

Truyện ngắn: “Đồ lồi…”

(Báo Quảng Ngãi)- 1. Mẹ đi qua đi lại trước sân nhà, tay cầm chiếc nón cũ đã bung nửa vành, miệng lẩm nhẩm: “Đồ lồi...”. Hân nhìn quanh, không thấy ai. Cô chào mẹ rồi dắt chiếc xe đạp để ngay ngắn dưới gốc mai bên hiên nhà. Vừa bước chân lên bậc thềm vào nhà, cô lại nghe văng vẳng phía đầu hồi: “Đồ lồi...”, rồi tiếng đuổi mấy con gà đang bươi phá đám rau cải...

[Podcast]. “Đồ lồi…”

(Baoquangngai.vn)- Podcast Truyện ngắn - Tạp bút được phát vào mỗi tối thứ 6 và Chủ nhật hằng tuần trên Báo điện tử Quảng Ngãi. Sau đây, mời bạn cùng lắng nghe truyện ngắn “Đồ lồi...” của tác giả Trần Thu Hà, qua giọng đọc của Minh Châu. Xuất bản lúc: 06:09, 06/07/2024 Nguồn: https://baoquangngai.vn/media/podcast/202407/podcast-do-loi-de35966/

[Podcast]. Bản tin ngày 5/7/2024

(Baoquangngai.vn)- Podcast Điểm tin nổi bật trong ngày được phát sóng vào lúc 21 giờ từ thứ 2 đến thứ 6 hằng tuần trên Báo điện tử Quảng Ngãi. Sau đây, mời bạn cùng lắng nghe nội dung bản tin ngày 5/7/2024, qua giọng đọc của Thủy Tiên. Thực hiện: BÁO ĐIỆN TỬ QUẢNG NGÃI TIN, BÀI LIÊN QUAN:   Xuất bản lúc: 20:49, 05/07/2024 Nguồn: https://baoquangngai.vn/media/podcast/202407/podcast-ban-tin-ngay-572024-f8d4e5d/

Cùng tác giả

Thủ phủ hành tím Quảng Ngãi

Với 180 ha hành tím bên bờ biển bao quanh bởi núi lửa và rạn san hô, xã Bình Hải được mệnh danh là thủ phủ hành tím trên đất liền. Cuối tháng 4, cánh đồng hành tím ở xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi vào vụ thu hoạch thứ hai trong năm. Xã này nằm bên bờ biển với đá núi lửa, rạn san hô, có thổ nhưỡng tương tự đảo Lý Sơn cách đất liền gần...

Bánh đập hút khách ở Quảng Ngãi

Đây là món ăn truyền thống ở Quảng Ngãi, kết hợp giữa bánh tráng nướng và bánh ướt mới ra lò, bên trên phủ hẹ và hành phi ăn kèm cùng mắm nêm, thu hút nhiều người thưởng thức...

Bãi rêu xanh ngút ngàn trở thành điểm đến thu hút du khách ở Quảng Ngãi

Rêu bám dày bờ đá, đê chắn sóng, tạo nên một mảng xanh tuyệt đẹp. Bãi rêu ấy biến đê chắn sóng ở thôn Phổ An (xã Nghĩa An, TP Quảng Ngãi) thành điểm check-in hút khách.

Cảnh đẹp Quảng Ngãi từ trên cao

Cánh đồng lúa huyện Mộ Đức, biển Ba Làng An, cầu tre Tịnh Long là các điểm đến đẹp thu hút du khách...

Nỗ lực thoát nghèo

Với sự nỗ lực của bản thân, đến nay, gia đình anh Nguyễn Tấn Viên, ở thôn Trường Giang, xã Trà Tân (Trà Bồng) đã vươn lên thoát nghèo. Có được thành quả này là nhờ anh Viên biết tính toán, chăm chỉ trong chăn nuôi. Năm 2010, anh Viên lập gia đình và ra ở riêng với 2 bàn tay trắng. Thu nhập của cả gia đình anh chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng, nuôi thêm con heo,...

Cùng chuyên mục

Khai phá tiềm năng du lịch trên sông Trà Bồng

Chiều 25.6, Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ngãi phối hợp Phòng VHTT huyện Bình Sơn khảo sát phát triển sản phẩm du lịch trên sông Trà Bồng. Đoàn khảo sát phát triển du lịch trên sông Trà Bồng Theo UBND huyện Bình Sơn, địa phương hiện có tiềm năng phát triển du lịch trên sông Trà Bồng đoạn từ làng gốm Mỹ Thiện (Châu Ổ) đến đập ngăn mặn xã Bình Dương và các nội dung liên quan đến nhà thơ Tế...

Gần 1.000 người đồng diễn Yoga ở Quảng Ngãi

Kỷ niệm Ngày quốc tế Yoga 21.6, tại Quảng trường đường Phạm Văn Đồng, Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ngãi phối hợp cùng Liên đoàn Yoga Quảng Ngãi tổ chức sự kiện Chào mừng ngày Quốc tế Yoga lần thứ X năm 2024, với chủ đề “Yoga trao quyền cho phái đẹp”. Chương trình đồng diễn Yoga thu hút gần 1.000 hội viên tham gia Yoga là một phương thức thực hành cổ xưa của Ấn Độ, kết hợp các hoạt động...

Quảng Ngãi: Hỗ trợ 70% Bảo hiểm y tế cho nhóm người yếu thế

Ngày 18/6, HĐND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Kỳ họp thứ 24 (kỳ họp chuyên đề) và tại kỳ họp này các đại biểu HĐND tỉnh đã thông qua 7 Nghị quyết quan trọng, trong đó có việc hỗ trợ 70% Bảo hiểm y tế cho nhóm người yếu thế. Cụ thể, tại đây các đại biểu đã thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 27/2019 của HĐND tỉnh về hỗ trợ...

Ra mắt mô hình sản xuất và chế biến nước mắm gắn với bảo vệ môi trường

Chiều 17/6, Hội Nông dân xã Bình Thạnh (Bình Sơn) đã ra mắt mô hình kinh tế nông nghiệp tuần hoàn “Sản xuất và chế biến nước mắm”, gắn với bảo vệ môi trường thích ứng với biến đổi khí hậu năm 2024. Mô hình sản xuất và chế biến nước mắm gắn với bảo vệ môi trường có 12 thành viên, hoạt động theo phương thức: Cá, muối chuyển thành mắm thô, từ mắm thô chuyển thành mắm tinh. Thay...

Quảng Ngãi sắp có 2 tên xã mới: Thắng Lợi và An Phú

UBND tỉnh Quảng Ngãi có tờ trình gửi HĐND tỉnh thông qua việc sáp nhập đơn vị hành chính. Trong tương lai, Quảng Ngãi sẽ có những cái tên xã lạ lẫm là Thắng Lợi và An Phú. Một góc xã Nghĩa Phú sắp sáp nhập với xã Nghĩa An thành xã An Phú - Ảnh: T.M. Ngày 17-6, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có tờ trình gửi HĐND tỉnh đề nghị thông qua nghị quyết sắp xếp các xã, thị trấn trên...

Quảng Ngãi sẽ sắp xếp lại đơn vị hành chính như thế nào?

Giai đoạn 2023- 2025, sau khi sắp xếp lại, tỉnh Quảng Ngãi giảm 3 đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã, còn lại 170 ĐVHC cấp xã, gồm 145 xã, 17 phường và 8 thị trấn. Ngày 17/6, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có Tờ trình gửi HĐND tỉnh này về việc đề nghị thông qua Nghị quyết tán thành chủ trương sắp xếp các xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2023- 2025. Theo đó, sẽ nhập nguyên...

Quảng Ngãi đặt mục tiêu xuất khẩu sắn đạt 150-180 triệu USD

Đến năm 2030, kim ngạch xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của Quảng Ngãi đạt 150-180 triệu USD. Đây là một trong những nội dung chính của Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển bền vững ngành hàng sắn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn do UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành. Nông dân Quảng Ngãi thu hoạch sắn. Mục tiêu cụ thể của Kế hoạch này là đến năm...

Trải nghiệm không gian văn hóa Sa Huỳnh – sản phẩm du lịch mới của Quảng Ngãi

Tỉnh Quảng Ngãi đang thực hiện dự án xây dựng sản phẩm du lịch cộng đồng gắn với di chỉ văn hóa Sa Huỳnh, trong đó có sản phẩm du lịch trải nghiệm không gian văn hóa Sa Huỳnh. Hướng đi mới trong du lịch cộng đồng Sa Huỳnh là địa danh nổi tiếng ở TX.Đức Phổ (Quảng Ngãi), cách trung tâm TP.Quảng Ngãi khoảng 60 km về phía nam. Đây là nơi đầu tiên phát lộ nền văn hóa cổ...

Về Quảng Ngãi khám phá rừng ngập mặn Bàu Cá Cái

Cách thành phố Quảng Ngãi khoảng 35km, rừng ngập mặn Bàu Cá Cái thuộc xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn. Đây hiện là một trong những điểm du lịch còn hoang sơ, thu hút du khách ghé thăm tại Quảng Ngãi. Bàu Cá Cái là rừng ngập mặn được bao bọc bởi các dãy núi ở xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Ảnh: Phạm Duy Tài Cách thành phố Quảng Ngãi hơn 35km, rừng ngập mặn Bàu Cá...

Ưu tiên nguồn lực cho trẻ em

“Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em” là chủ đề của Tháng hành động vì trẻ em năm 2024 (từ ngày 1 - 30/6), cũng là những nội dung được thực hiện xuyên suốt trong nhiều năm qua trên địa bàn tỉnh. Trẻ em ngày càng được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục tốt hơn, được ưu tiên và khẳng định trong kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội ở nhiều cấp, nhiều...

Tin nổi bật

Tin mới nhất