Powered by Techcity

Văn hóa Sa Huỳnh ở vùng núi Quảng Ngãi






 

(Báo Quảng Ngãi)- Không chỉ để lại dấu ấn đậm nét ở vùng biển, văn hóa Sa Huỳnh còn hiện diện trong đời sống và tư duy thẩm mỹ của đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng cao Quảng Ngãi.

Không ai có thể ngờ được rằng giữa vùng thung lũng được bao bọc bởi các dãy núi lớn hai bên bờ sông Tang, lại mở ra bên ngoài bằng con đường duy nhất thông thương với vùng đồng bằng, đó là phải đi qua hẻm núi mà hiện nay là công trình đập đầu mối của hồ chứa nước Nước Trong (thuộc địa phận huyện Sơn Hà). Cư dân văn hóa Sa Huỳnh đã cư trú ở đây trong suốt khoảng 1.000 năm (niên đại trên dưới 3.000 năm cách ngày nay, kéo dài đến thế kỷ đầu công nguyên). Cuộc khai quật 4.000m2 trong vùng thung lũng sông Tang ở lòng hồ chứa nước Nước Trong đã phát hiện văn hóa Sa Huỳnh vùng núi vô cùng độc đáo.





Hồ Nước Trong, ở xã  Sơn Bao (Sơn Tây). 
Ảnh: ĐOÀN VƯƠNG QUỐC
Hồ Nước Trong, ở xã Sơn Bao (Sơn Tây). Ảnh: ĐOÀN VƯƠNG QUỐC

Cư dân văn hóa Sa Huỳnh thích ứng với hệ sinh thái vùng thung lũng núi với kinh tế khai thác lâm thổ sản, săn bắt thú rừng, hái lượm; dưới sông, suối thì khai thác thủy sản. Đặc biệt với trục đường sông, người Sa Huỳnh cổ chuyển sản vật thu được về xuôi để đổi lấy muối ăn, các vật dụng sinh hoạt, đồ trang sức. Văn hóa Sa Huỳnh vùng núi có vai trò là cầu nối trung chuyển giữa vùng đồng bằng và Tây Nguyên qua các tuyến đường sông, đường rừng.





Phụ nữ Hrê dệt thổ cẩm. 
Ảnh: MINH THỂ
Phụ nữ Hrê dệt thổ cẩm. Ảnh: MINH THỂ

 Vùng miền núi Quảng Ngãi là địa bàn cư trú của các dân tộc Hrê, Cor, Ca Dong, đây cũng là địa bàn phân bố của cư dân văn hóa Sa Huỳnh vùng núi thuở xưa. Dấu ấn văn hóa Sa Huỳnh hiện diện trong đời sống và tư duy thẩm mỹ của các dân tộc thiểu số. Nhà mồ của người Hrê có 2 sừng thú ở hai đầu, nó được bện bằng tranh rất giống với khuyên tai hai đầu thú của cư dân văn hóa Sa Huỳnh. Ngôi nhà sàn của người Hrê cũng vậy, ở hai nóc đầu hồi có hai thanh tre tréo ngang gọi là sừng nhà. Trong các mộ táng của người Sa Huỳnh có vô số mã não được táng theo người chết, đây là trang sức quý giá của người xưa, hiện vật đặc trưng của văn hóa Sa Huỳnh. Phụ nữ người Hrê rất thích trang sức là vòng chuỗi đeo ở cổ được kết từ các hạt mã não. Đối với đồng bào Hrê, mã não là vật trang sức quý giá nhất trong các đồ trang sức. Theo quan niệm của đồng bào Hrê, mã não là biểu tượng của sự giàu có, no ấm. Mã não được xem như vật thiêng giúp tránh xa tà ma, bệnh tật, là vật để làm đẹp. Đối với dân tộc Cor, trang sức hạt cườm tấm thủy tinh đủ màu là quý giá nhất được kết thành dải đeo ở phần hông của các cô gái. Xưa kia mã não được trao đổi bằng trâu, người có nhiều mã não được xem là giàu có.





Kiến trúc nhà ở của dân tộc Hrê ở thế kỷ XX. Ảnh: TƯ LIỆU
Kiến trúc nhà ở của dân tộc Hrê ở thế kỷ XX. Ảnh: TƯ LIỆU





 





Một thoáng Sơn Ba.  Ảnh: TƯỜNG LINH
Một thoáng Sơn Ba. Ảnh: TRƯỜNG LINH

Hoa văn trên trang phục của người Hrê, hoa văn trên cây nêu của người Cor, Ca Dong in đậm dấu ấn văn hóa Sa Huỳnh, đó là các hoa văn tam giác, in chấm, răng lược, kỷ hà… Những hoa văn này thường được thể hiện trên đồ gốm văn hóa Sa Huỳnh. Đối với gốm văn hóa Sa Huỳnh, đồ gốm nghi lễ bao giờ cũng có hai màu: Màu đỏ được tô bao phủ toàn thân áo gốm, màu đen tô chì tạo thành băng dải ở miệng, vai gãy, chân đế đồ gốm. Hai màu sắc tô đỏ và tô chì cùng tồn tại song song tạo nên vẻ đẹp duyên dáng trên đồ gốm Sa Huỳnh và cùng làm nổi bật các đồ án hoa văn trên gốm. Từ nghệ thuật trang trí trên gốm Sa Huỳnh ngẫm lại nghệ thuật hoa văn trên thổ cẩm của người Hrê, cho thấy có sự kế thừa. Dấu ấn thẩm mỹ Sa Huỳnh vẫn còn đọng lại ở màu sắc, đồ án hoa văn trang trí thổ cẩm Hrê. Đáng chú ý trên nền vải dệt thổ cẩm Hrê có hai băng dải trang trí chính: Băng dải màu đen và băng dải đồ án hoa văn. Người Hrê quan niệm băng dải màu đen tượng trưng cho màu của nước, đất, màu đỏ là màu của thế giới thần linh; băng hoa văn các đồ án cách điệu cây cỏ, hoa lá, vật nuôi trong cuộc sống con người tượng trưng cho thế giới con người. Băng hoa văn mang tính đa dạng, không lặp lại các hồi văn, tính cách điệu cao, thể hiện tư duy thẩm mỹ sâu sắc của cộng đồng tộc người.





Gò Ma Vương và các hiện vật văn  hóa Sa  Huỳnh. Ảnh: TH.PHƯƠNG
Gò Ma Vương và các hiện vật văn hóa Sa Huỳnh. Ảnh: TH.PHƯƠNG

Dấu ấn văn hóa Sa Huỳnh còn lưu lại ở các dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng miền núi Quảng Ngãi là nét độc đáo cần được nghiên cứu bảo tồn, phát huy du lịch cộng đồng bền vững.

TS. ĐOÀN NGỌC KHÔI

Trình bày: VÕ VĂN

TIN, BÀI LIÊN QUAN:

 





Nguồn: https://baoquangngai.vn/media/emagazine/202501/van-hoa-sa-huynh-o-vung-nui-quang-ngai-c9d464a/

Cùng chủ đề

[Video]. Giao lưu cùng nhạc sĩ Sỹ Hùng

(Baoquangngai.vn)- Trong Chương trình hôm nay, chúng ta sẽ cùng trò chuyện với nhạc sĩ Nguyễn Sỹ Hùng, người đã dành nhiều tâm huyết để sáng tác những ca khúc chứa đựng tình yêu dào dạt đối với quê hương, đất nước. Qua từng giai điệu nhẹ nhàng, sâu lắng, nhạc sĩ Sỹ Hùng đã khắc họa bức tranh sinh động về văn hóa, con người và những sự kiện lịch sử đặc biệt của quê hương Quảng Ngãi...

[Podcast]. Bản tin ngày 30/1/2025

(Baoquangngai.vn)- Mời bạn cùng lắng nghe nội dung bản tin ngày 30/1/2025, tức ngày Mùng 2 tết Ất Tỵ 2025 qua giọng đọc của Thủy Tiên. BÁO ĐIỆN TỬ QUẢNG NGÃI TIN, BÀI LIÊN QUAN:   Xuất bản lúc: 22:50, 30/01/2025 Nguồn: https://baoquangngai.vn/media/podcast/202501/podcast-ban-tin-ngay-3012025-f453435/

Mùng 3 Tết, các chợ truyền thống nhộn nhịp trở lại

(Baoquangngai.vn)- Sáng 31/1 (mùng 3 Tết), một số chợ truyền thống trên địa bàn tỉnh đã mở bán trở lại để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Đa phần giá cả tất cả các loại hàng hóa không có biến động lớn.   Do nhiều người dân không còn tâm lý tích trữ thực phẩm như trước kia, nên những ngày đầu năm mới, người dân đã đi mua thực phẩm sử dụng trong ngày. Vì vậy hoạt...

Ngư dân bội thu cá ngừ

(Baoquangngai.vn)- Những ngày giáp Tết, nhiều tàu lưới vây của ngư dân Quảng Ngãi tấp nập cập cảng cá để bán sản phẩm. Niềm vui hiện rõ trên khuôn mặt của mỗi ngư dân khi bội thu mùa cá ngừ sọc dưa.    Từ ngày 22 tháng Chạp đến nay, tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi tấp nập cập cảng cá để bán sản phẩm. Niềm vui hiện rõ trên khuôn mặt của mỗi ngư dân khi bội thu mùa...

[Podcast]. Bản tin ngày 29/1/2025

(Baoquangngai.vn)- Mời bạn cùng lắng nghe nội dung bản tin ngày 29/1/2025, tức ngày Mùng 1 tết Ất Tỵ 2025 qua giọng đọc của Thủy Tiên.  BÁO ĐIỆN TỬ QUẢNG NGÃI TIN, BÀI LIÊN QUAN:   Xuất bản lúc: 21:54, 29/01/2025 Nguồn: https://baoquangngai.vn/media/podcast/202501/podcast-ban-tin-ngay-2912025-f5732d8/

Cùng tác giả

[Video]. Giao lưu cùng nhạc sĩ Sỹ Hùng

(Baoquangngai.vn)- Trong Chương trình hôm nay, chúng ta sẽ cùng trò chuyện với nhạc sĩ Nguyễn Sỹ Hùng, người đã dành nhiều tâm huyết để sáng tác những ca khúc chứa đựng tình yêu dào dạt đối với quê hương, đất nước. Qua từng giai điệu nhẹ nhàng, sâu lắng, nhạc sĩ Sỹ Hùng đã khắc họa bức tranh sinh động về văn hóa, con người và những sự kiện lịch sử đặc biệt của quê hương Quảng Ngãi...

[Podcast]. Bản tin ngày 30/1/2025

(Baoquangngai.vn)- Mời bạn cùng lắng nghe nội dung bản tin ngày 30/1/2025, tức ngày Mùng 2 tết Ất Tỵ 2025 qua giọng đọc của Thủy Tiên. BÁO ĐIỆN TỬ QUẢNG NGÃI TIN, BÀI LIÊN QUAN:   Xuất bản lúc: 22:50, 30/01/2025 Nguồn: https://baoquangngai.vn/media/podcast/202501/podcast-ban-tin-ngay-3012025-f453435/

Mùng 3 Tết, các chợ truyền thống nhộn nhịp trở lại

(Baoquangngai.vn)- Sáng 31/1 (mùng 3 Tết), một số chợ truyền thống trên địa bàn tỉnh đã mở bán trở lại để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Đa phần giá cả tất cả các loại hàng hóa không có biến động lớn.   Do nhiều người dân không còn tâm lý tích trữ thực phẩm như trước kia, nên những ngày đầu năm mới, người dân đã đi mua thực phẩm sử dụng trong ngày. Vì vậy hoạt...

Ngư dân bội thu cá ngừ

(Baoquangngai.vn)- Những ngày giáp Tết, nhiều tàu lưới vây của ngư dân Quảng Ngãi tấp nập cập cảng cá để bán sản phẩm. Niềm vui hiện rõ trên khuôn mặt của mỗi ngư dân khi bội thu mùa cá ngừ sọc dưa.    Từ ngày 22 tháng Chạp đến nay, tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi tấp nập cập cảng cá để bán sản phẩm. Niềm vui hiện rõ trên khuôn mặt của mỗi ngư dân khi bội thu mùa...

[Podcast]. Bản tin ngày 29/1/2025

(Baoquangngai.vn)- Mời bạn cùng lắng nghe nội dung bản tin ngày 29/1/2025, tức ngày Mùng 1 tết Ất Tỵ 2025 qua giọng đọc của Thủy Tiên.  BÁO ĐIỆN TỬ QUẢNG NGÃI TIN, BÀI LIÊN QUAN:   Xuất bản lúc: 21:54, 29/01/2025 Nguồn: https://baoquangngai.vn/media/podcast/202501/podcast-ban-tin-ngay-2912025-f5732d8/

Cùng chuyên mục

[Video]. Giao lưu cùng nhạc sĩ Sỹ Hùng

(Baoquangngai.vn)- Trong Chương trình hôm nay, chúng ta sẽ cùng trò chuyện với nhạc sĩ Nguyễn Sỹ Hùng, người đã dành nhiều tâm huyết để sáng tác những ca khúc chứa đựng tình yêu dào dạt đối với quê hương, đất nước. Qua từng giai điệu nhẹ nhàng, sâu lắng, nhạc sĩ Sỹ Hùng đã khắc họa bức tranh sinh động về văn hóa, con người và những sự kiện lịch sử đặc biệt của quê hương Quảng Ngãi...

[Photos]. Đặc sắc chương trình nghệ thuật đêm giao thừa

(Baoquangngai.vn)- Với chủ đề “Tết là quê hương”, chương trình nghệ thuật đặc sắc đêm giao thừa với 19 tiết mục hát, múa mang màu sắc tươi mới, gợi lên sự rộn ràng của lòng người trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ với năm mới.    Là một phần không thể thiếu trong đêm giao thừa ở TP.Quảng Ngãi, chương trình nghệ thuật chào xuân Ất Tỵ 2025 đã mang đến ấn tượng sâu đậm trong lòng hàng nghìn...

Truyện ngắn: Tết là để trở về

(Báo Quảng Ngãi)- Hà Nội những ngày cuối năm lạnh buốt. Dù đã nhiều năm sống ở đây, nhưng cái lạnh thấu thịt, thấu da của miền Bắc, Long vẫn không sao quen được. Công ty anh từ miền Nam ra mở chi nhánh tại đây. Trừ những người sống tại Hà Nội, hầu như mọi người ở xa đều đã về quê ăn Tết. Long còn vướng vài công việc chưa hoàn thành nên còn ráng làm đến...

[Photos]. Rực rỡ sắc xuân đêm giao thừa

(Baoquangngai.vn)- Thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, những lo toan, tất bật thường ngày tạm gác lại, để nhường chỗ cho sự hân hoan, kỳ vọng vào năm mới tốt đẹp hơn. Người dân không chỉ đón giao thừa trong sự lắng đọng, thiêng liêng mà còn trong không khí rộn ràng niềm vui.   Tối 28/1 (tức 29 tháng Chạp), tại công viên phía bắc cầu Cổ Lũy, xã Tịnh Khê, TP.Quảng Ngãi đã long trọng...

[Emagazine]. Nhung nhớ chợ quê

  Không hoành tráng như siêu thị, trung tâm thương mại, cũng chẳng cầu kỳ, nhưng chợ quê ở Quảng Ngãi vẫn luôn náo nhiệt và không dễ gì phai nhạt trong tim của những người xa xứ. Ở đó, có rau vườn nhà bốn mùa góp màu xanh mơn mởn; có cá tươi óng ánh theo chân những người làm nghề thuyền thúng ở bãi ngang về; có hến, có don được cào, nhủi từ đáy sông Trà, sông...

Nhiều nội dung đặc sắc trên báo điện tử Quảng Ngãi và PTQ

(Báo Quảng Ngãi)- Hòa trong không khí rộn ràng đón chào xuân Ất Tỵ 2025, báo điện tử Quảng Ngãi, Đài PT&TH tỉnh (PTQ) có những nội dung, chương trình đặc sắc, là món ăn tinh thần không thể thiếu trong dịp Tết đến Xuân về. Năm nay là năm thứ 14, báo điện tử Quảng Ngãi ra mắt Chuyên trang Tết Online với chủ đề “Xuân quê hương - Xuân khát vọng” nhằm phản ảnh một cách toàn diện...

Kể chuyện lịch sử bằng âm nhac

(Báo Quảng Ngãi)- Cuốn sách nhạc “Hồng Bàng đất Mẹ Văn Lang” gồm 50 ca khúc được nhạc sĩ Phạm Đăng Khương hoàn thành sau gần 1 năm ấp ủ. Điều đặc biệt ở đây là, các ca khúc được lấy chất liệu từ câu chuyện lịch sử, từ những vị anh hùng tài ba của đất Việt. “Hồng Bàng đất Mẹ Văn Lang” là công trình nhạc hiếm hoi nhìn lại toàn bộ sử Việt mấy nghìn năm, là món quà...

Hấp dẫn chương trình nghệ thuật đêm giao thừa

(Báo Quảng Ngãi)- Để phục vụ nhân dân đón tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, cùng với các địa phương trong tỉnh, TP.Quảng Ngãi sẽ tổ chức chương trình nghệ thuật đêm giao thừa với sự tham gia của nhiều ca sĩ, nghệ sĩ, diễn viên được yêu thích. Chương trình năm nay hứa hẹn sẽ mang đến cho khán giả một bữa tiệc âm nhạc, nghệ thuật cuốn hút và giàu cảm xúc. Chương trình nghệ thuật đêm giao...

Vàm Cỏ Đông trong tôi

(Báo Quảng Ngãi)- Tết năm nay là tết Ất Tỵ khiến tôi chợt nhớ đến cái Tết của 50 năm trước. Đó là tết Ất Mão - thời điểm tôi ở tại một khu rừng của Tây Ninh, bên sông Vàm Cỏ Đông, chuẩn bị ăn Tết chiến khu cùng với anh chị em ở B6 Tuyên truyền binh vận.  Là một nhà báo, nhưng tôi cũng không biết mùa Xuân năm 1975 sẽ xảy ra điều gì lớn lao ở...

Chương trình văn nghệ “Mừng Đảng, mừng Xuân” tại huyện Sơn Hà

(Baoquangngai.vn)- Một mùa xuân nữa lại về, nhân dân các dân tộc anh em trên địa bàn huyện Sơn Hà lại được cùng nhau thưởng thức các tiết mục văn nghệ đặc sắc, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc vùng cao Quảng Ngãi trong chương trình “Mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025” do UBND huyện Sơn Hà tổ chức. Tối 21/1, tại Trung tâm văn hoá huyện Sơn Hà đã diễn ra Chương trình văn nghệ “Mừng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất