TPO – Thời vàng son, đường phèn rất quý, thợ nấu đường cũng trở nên có giá. Những mẻ đường làm ra được chọn làm cống phẩm hoàng triều. Hiện chỉ một số ít người dân ở Quảng Ngãi còn giữ bí quyết làm loại đường nức tiếng này.
TPO – Thời vàng son, đường phèn rất quý, thợ nấu đường cũng trở nên có giá. Những mẻ đường làm ra được chọn làm cống phẩm hoàng triều. Hiện chỉ một số ít người dân ở Quảng Ngãi còn giữ bí quyết làm loại đường nức tiếng này.
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, tại các lò sản xuất đường phèn thủ công ở Ba La – Vạn Tượng (xã Nghĩa Dõng, TP. Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) luôn đỏ lửa, hối hả tăng công suất để kịp cung cấp cho thị trường Tết. Ảnh: Nguyễn Ngọc
Lò sản xuất đường phèn Bằng Lắm của gia đình ông Đồng Văn Chính (72 tuổi, trú thôn 2, xã Nghĩa Dõng, TP. Quảng Ngãi) có tuổi đời gần trăm năm. Đây là một trong những cơ sở đường phèn nổi tiếng nhất tại Quảng Ngãi, đang ngày đêm đỏ lửa phục vụ thị trường Tết. Ảnh: Nguyễn Ngọc
Theo ông Chính, thời trước, vùng bãi bồi ven sông Trà Khúc là vựa mía lớn. Tới mùa thu hoạch, cả làng nổi lửa nấu mật đường. Mùa làm đường, xe ngựa tập trung nối thành hàng dài chờ nhận đường phèn, đường muỗng, đường chén, đường phổi chuyển đi khắp nơi tiêu thụ. Ảnh: Nguyễn Ngọc
“Từ thuở nhỏ tôi đã tận mắt thấy ông nội nấu đường từ mật mía, dần dần yêu thích và gắn bó với nghề này cho đến bây giờ. Thời vàng son của nghề, đường phèn rất quý, thợ nấu đường cũng trở nên có giá. Những mẻ đường làm ra được chọn làm cống phẩm hoàng triều”, ông Chính chia sẻ. Ảnh: Nguyễn Ngọc
Để làm ra đường phèn phải trải qua nhiều công đoạn như nhóm lửa, nấu nước, luồn chỉ tạo khuôn… Đường được pha với nước theo tỷ lệ nhất định rồi cho vào nồi đun sôi. Ảnh: Bùi Thanh Trung
Trong lúc nấu, người thợ cho vào nồi một quả trứng gà cùng nước vôi. Hỗn hợp này làm cho tạp chất có trong nước đường kết tủa nổi lên mặt. Người thợ sẽ vớt bỏ tạp chất để tăng độ tinh khiết cho mẻ đường phèn. Ảnh: Nguyễn Ngọc
Lò nấu cháy rừng rực, thợ phải canh lửa và khuấy đều, tránh việc đường bị quá lửa cháy khét. Nấu khoảng 30 phút, nước đường sẽ đạt chuẩn để chuyển sang công đoạn khác. Tuy nhiên, người thợ hầu như không canh thời gian mà dùng nước lạnh để thử đường. Ảnh: Nguyễn Ngọc
Bà Nguyễn Thị Lắm (70 tuổi, vợ ông Chính) cho hay dùng cách thử đường bằng nước chính xác hơn. Nhỏ nước đường đang sôi vào đĩa nước lạnh nếu các giọt đường kết dính với nhau là đường đã tới, còn giọt đường tan ra là phải nấu thêm. Ảnh: Nguyễn Ngọc
“Để đường kết tinh đều, đẹp cần 2 bí quyết là dùng vỉ chỉ và yếu tố tĩnh. Vỉ chỉ là 2 vỉ tre được cố định bởi khung sắt, chỉ được luồn qua vỉ tre sau đó bỏ vào thùng sắt rồi đổ nước đường vào thùng. Vỉ chỉ sẽ giúp đường phèn kết tinh và bám vào thành từng mảng như đá thạch anh. Bí quyết thứ hai là thùng chứa nước đường phải đặt ở nơi bằng phẳng. Suốt quá trình chờ đường kết tinh không được làm thùng rung động”, bà Lắm nói. Ảnh: Nguyễn Ngọc
Sau khoảng 7-8 ngày đường phèn sẽ kết tinh, tuy nhiên để đường đẹp, chất lượng cao hơn phải đợi đủ 10-12 ngày. Lúc đó thợ sẽ tách phần mật thừa để lấy đường phèn đi phơi khô hoặc sấy bằng than. Ảnh: Nguyễn Ngọc
Thời nay, đường phèn có 2 loại, là đường vàng và đường trắng. Màu sắc tùy thuộc vào loại đường cát dùng để nấu là đường cát vàng hay đường cát trắng. Ảnh: Nguyễn Ngọc
Năm 2022, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đường phèn cho Hội Nông dân xã Nghĩa Dõng. Ảnh: Nguyễn Ngọc
Theo những gia đình làm nghề đường phèn ở Ba La, đây là nghề cha truyền con nối và đã có từ lâu đời. Hiện nay số người theo nghề làm đường phèn truyền thống còn rất ít, nhưng những giá trị, tinh túy nhất của nó vẫn tồn tại. Ảnh: Nguyễn Ngọc
Làng nghề rèn ở phố cổ Bao Vinh đỏ lửa hơn 100 năm
Làng đúc lư đồng cuối cùng ở TPHCM ‘đỏ lửa’ dịp tết Nguyên đán
Cả làng đỏ lửa nấu mật ngày đêm vẫn ‘cháy hàng’ dịp Tết
(Baoquangngai.vn)- Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký quyết định phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Quốc gia đặc biệt Địa điểm về Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Quyết định số 1677/QĐ-TTg ngày 27/12/2024 nêu rõ, quy mô lập quy hoạch có diện tích khoảng 20,1ha, gồm toàn bộ diện tích khoanh vùng khu vực bảo vệ I và...
(Baoquangngai.vn)- UBND TP.Quảng Ngãi vừa tổ chức Chương trình không gian trưng bày sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng TP.Quảng Ngãi năm 2024.
Lễ khai mạc được tổ chức vào tối 28/12 tại xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi). Tại chương trình, 22 đơn vị xã, phường tham gia trưng bày đa dạng các sản phẩm OCOP của địa phương, đơn vị mình. Đây cũng là dịp để các địa phương, đơn vị giao lưu, kết nối, chia sẻ kinh nghiệm...
(Baoquangngai.vn)- Sau nhiều mùa giải, Giải thưởng Văn nghệ dân gian mới có công trình đoạt giải Nhất. Đó là tác phẩm “Dấu xưa lưng chừng núi - một vùng bản sắc Ca Dong” của nhà nghiên cứu, Tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ, nguyên là Giám đốc Sở VH-TT&DL, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Phạm Văn Đồng.
Sáng 28/12, tại Hà Nội, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tổ chức Lễ trao Giải thưởng Văn nghệ dân gian năm...
(Baoquangngai.vn)- Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký quyết định phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Quốc gia đặc biệt Địa điểm về Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Quyết định số 1677/QĐ-TTg ngày 27/12/2024 nêu rõ, quy mô lập quy hoạch có diện tích khoảng 20,1ha, gồm toàn bộ diện tích khoanh vùng khu vực bảo vệ I và...
(Baoquangngai.vn)- UBND TP.Quảng Ngãi vừa tổ chức Chương trình không gian trưng bày sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng TP.Quảng Ngãi năm 2024.
Lễ khai mạc được tổ chức vào tối 28/12 tại xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi). Tại chương trình, 22 đơn vị xã, phường tham gia trưng bày đa dạng các sản phẩm OCOP của địa phương, đơn vị mình. Đây cũng là dịp để các địa phương, đơn vị giao lưu, kết nối, chia sẻ kinh nghiệm...
(Baoquangngai.vn)- Sau nhiều mùa giải, Giải thưởng Văn nghệ dân gian mới có công trình đoạt giải Nhất. Đó là tác phẩm “Dấu xưa lưng chừng núi - một vùng bản sắc Ca Dong” của nhà nghiên cứu, Tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ, nguyên là Giám đốc Sở VH-TT&DL, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Phạm Văn Đồng.
Sáng 28/12, tại Hà Nội, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tổ chức Lễ trao Giải thưởng Văn nghệ dân gian năm...
(Baoquangngai.vn)- Sau nhiều mùa giải, Giải thưởng Văn nghệ dân gian mới có công trình đoạt giải Nhất. Đó là tác phẩm “Dấu xưa lưng chừng núi - một vùng bản sắc Ca Dong” của nhà nghiên cứu, Tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ, nguyên là Giám đốc Sở VH-TT&DL, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Phạm Văn Đồng.
Sáng 28/12, tại Hà Nội, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tổ chức Lễ trao Giải thưởng Văn nghệ dân gian năm...
(Baoquangngai.vn)- Năm 2024, ngành Thanh tra phát hiện sai phạm về kinh tế gần 157,6 nghìn tỷ đồng, 245 ha đất, đã chuyển cơ quan điều tra xem xét, xử lý 269 vụ, 173 đối tượng; tham mưu xử lý kỷ luật 10 trường hợp kê khai tài sản, thu nhập không trung thực.
Sáng 28/12, Thanh tra Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác thanh tra năm 2024, triển khai nhiệm vụ...
(Baoquangngai.vn)- Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đến dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành kế hoạch và đầu tư.
Hội nghị được kết nối trực tuyến tới các điểm cầu tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Dự hội nghị ở điểm cầu Quảng Ngãi vào sáng 28/12 có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh...
(Baoquangngai.vn)- Nước sông Trà Câu dâng cao vượt trên mức báo động 3 gây ngập gần 60 nhà dân ở tổ dân phố 1, phường Phổ Minh (TX.Đức Phổ).
Sáng 28/12, nước sông Trà Câu dâng cao tràn qua bờ kè và gây ngập gần 60 nhà dân ở tổ dân phố 1, phường Phổ Minh. Chính quyền địa phương đã tổ chức di dời, sơ tán 4 hộ đến nơi an toàn. Trước đó, vào ngày 15/12, khu dân...
(Baoquangngai.vn)- Trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 307 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, đây là những hạt nhân trong phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Sáng 28/12, Ban Dân tộc tỉnh tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm trong phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Quảng...