Sau hơn 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, diện mạo vùng DTTS và miền núi ở tỉnh Quảng Nam đã từng bước đổi thay, nhiều địa phương trên đà khởi sắc từng ngày.Bám sát chỉ đạo từ Trung ương và tỉnh, Ban Dân tộc Vĩnh Phúc đang tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền những nhiệm vụ trọng tâm đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi trong các tháng cuối năm 2024. Qua đó góp phần nâng cao ý thức, nhận thức và trách nhiệm của người dân vùng DTTS và miền núi về việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân.Trong phiên chất vấn lĩnh vực ngân hàng tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội liên quan đến chính sách tín dụng, đặc biệt là chính sách liên quan đến các Chương trình Mục tiêu quốc gia (Chương trình MTQG).Đồng Cây Dâu là một xóm nhỏ thuộc thôn Nước Giáp, xã Ba Khâm, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi). Nơi đây có khoảng 100 người dân là đồng bào dân tộc Hrê sinh sinh sống đã mấy chục năm nay, nhưng không đường, không điện và không nước sạch sinh hoạt. Cuộc sống khó khăn cứ thế nối dài ngày này qua tháng nọ. Mong mỏi có đường, có điện, thống nhất trong quản lý hộ tịch, hộ khẩu và đất đai… để ổn định cuộc sống, là nguyện vọng thiết thực của người dân từ nhiều năm nay mà vẫn chưa thành hiện thực.Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương cho biết, sau khi họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp trung ương đợt 2 năm 2024, Hội đồng công nhận thêm 5 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP cấp quốc gia thuộc nhóm dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu.Chợ cá Tha La (ấp Cây Châm, xã Vĩnh Tế, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang) còn được gọi là chợ “âm phủ” vì hoạt động về đêm, người mua kẻ bán tập nập nhưng chẳng nhìn rõ mặt nhau. Chúng tôi tình cờ được biết đến phiên chợ đặc biệt này trên hành trình khám phá sông nước miền Tây.Kinh viết trên lá buông có từ rất lâu đời và nổi tiếng không chỉ ở vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang mà cả khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Di sản này được người Khmer ở An Giang gìn giữ và phát huy. Hiện nay, người duy nhất ở tỉnh An Giang nắm giữ trọn vẹn kỹ thuật viết chữ trên lá buông là Hòa thượng Chau Ty (82 tuổi, trụ trì chùa Soài So, xã Núi Tô, huyện Tri Tôn). Hòa thượng, Người có uy tín Chau Ty là truyền nhân đời thứ 9 của sãi cả chùa Xvay Ton.Sau hơn 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, diện mạo vùng DTTS và miền núi ở tỉnh Quảng Nam đã từng bước đổi thay, nhiều địa phương trên đà khởi sắc từng ngày.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 8/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc – Di sản văn hóa Việt Nam”. Mê đắm rẻo cao Kỳ Sơn. Gương sáng A Mlưn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Bám sát chỉ đạo từ Trung ương và tỉnh, Ban Dân tộc Vĩnh Phúc đang tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền những nhiệm vụ trọng tâm đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi trong các tháng cuối năm 2024. Qua đó góp phần nâng cao ý thức, nhận thức và trách nhiệm của người dân vùng DTTS và miền núi về việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân.Nhằm góp phần hỗ trợ người dân các tỉnh bị ảnh hưởng bão Yagi (bão số 3) khôi phục sản xuất, ổn định lại cuộc sống, Hội Chữ Thập Đỏ TP. Hồ Chí Minh đã tặng 600 con bò giống sinh sản cho người dân 4 tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Thái Nguyên.Nằm ở cửa ngõ Đông Bắc của Tổ quốc, Lạng Sơn hội tụ nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên, có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, có hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào các DTTS vô cùng quý giá. Đây là những thế mạnh thúc đẩy ngành Du lịch của Lạng Sơn phát triển lên một tầm cao mới. Tuy nhiên, để du lịch xứ Lạng thực sự “cất cánh” thì những tiềm năng – “kho báu” này cần được khai thác quy mô, bài bản hơn.Ngày 11/11, tại Nhà hát tỉnh Vĩnh Phúc, Ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức “Lễ Tuyên dương giáo viên, học sinh, sinh viên DTTS tiêu biểu, xuất sắc năm học 2023 – 2024”.Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất (Tiểu dự án 1 – Dự án 3) thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) về giảm nghèo bền vững được triển khai ở trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã và đang mang lại những tín hiệu tích cực, thông qua qua nguồn kinh phí triển khai dự án đã giúp nhiều hộ có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, thêm cơ hội thoát nghèo.
Những tín hiệu tích cực
Ông A Lăng Mai, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam cho biết: Tổng nguồn vốn của Chương trình MTQG 1719 trong giai đoạn 2021 – 2024 là 2.256 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư là 1.132 tỷ đồng, vốn sự nghiệp là 1.124 tỷ đồng. Sau hơn 3 năm triển khai Chương trình MTQG 1719, địa phương đã đạt được một số chỉ tiêu, nhiệm vụ về phát triển kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh, huyện đề ra.
Từ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình đã khơi dậy nguồn lực trong dân, tập trung giải quyết các yêu cầu bức xúc, thiết thực về đời sống và sản xuất, từng bước giải quyết nhu cầu thiết yếu của người dân như: sắp xếp ổn định dân cư, xóa nhà tạm, chuyển đổi nghề nghiệp. Nhờ đó, đồng bào các DTTS đã có nhiều thay đổi về nhận thức trong phát triển sản xuất, trong học nghề, lập nghiệp, xây dựng đời sống nông thôn mới, nâng cao ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của từng dân tộc, nỗ lực vươn lên.
Một trong những kết quả ấn tượng nhất trong việc triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Quảng Nam trong thời gian qua là tỷ lệ giảm nghèo ở vùng DTTS và miền núi đều vượt kế hoạch đề ra. Cụ thể, trong năm 2022, tỷ lệ giảm nghèo ở vùng DTTS và miền núi là 10,04%, năm 2023 là 9,72%, đến năm 2024 là 9,7%, trong khi đó chỉ tiêu là giảm nghèo trên 3%.
Bên cạnh đó, một số chỉ tiêu vượt kế hoạch như tỷ lệ thôn có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa đạt 98,81%; tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp: 99,%; tỷ lệ đồng bào DTTS được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh: 95%; tỷ lệ lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người DTTS và đặc thù vùng DTTS và miền núi là 51,41%;…
Không những thế, từ nguồn lực của Chương trình, tỉnh Quảng Nam cũng đã đầu tư xây dựng 313 công trình cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống của người dân vùng DTTS. Trong đó, 92 công trình giao thông, 53 công trình trường học, 34 công trình nước sạch, 56 nhà sinh hoạt và 78 công trình khác. Cũng từ nguồn vốn trên, địa phương đã hỗ trợ chuyển đổi nghề cho 735 lao động, hỗ trợ đất ở cho 350 hộ, xóa nhà tạm cho 512 trường hợp và ổn định dân cư cho gần 600 hộ.
Có thể nói, nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719 đã từng bước tác động tích cực, thúc đẩy trực tiếp đến sự phát triển kinh tế – xã hội, giảm nghèo ở vùng DTTS và miền núi của tỉnh Quảng Nam, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn miền núi. Cơ sở hạ tầng được đầu tư một cách bài bản, giúp cho việc đi lại, khám bệnh, học hành của bà con được thuận lợi hơn trước. Không những thế, từ sự hỗ trợ của Chương trình MTQG 1719 đã giúp người dân thay đổi rư duy, nhận thức để phát triển sản xuất, học tập, khởi nghiệp, xây dựng đời sống nông thôn mới…
“Với mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo ở vùng DTTS và miền núi xuống còn 15%, thu nhập bình quân đầu người bằng 45% bình quân cả nước, UBND tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, địa phương khẩn trương khắc phục những khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình”, ông A Lăng Mai cho biết thêm.
Tiếp tục nỗ lực để đạt mục tiêu mới
Là huyện miền núi với đa số đồng bào Cơ Tu sinh sống, trong những năm qua, các cấp chính quyền ở huyện Đông Giang đã mạnh dạn giải ngân nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, nhất là Chương trình MTQG 1719 để hỗ trợ cho hàng trăm hộ dân có điều kiện an cư lạc nghiệp. Trong đó, thực hiện Tiểu dự án 2 – Dự án 3 của Chương trình, địa phương ưu tiên hỗ trợ cây giống, con vật nuôi theo mô hình chuỗi giá trị để tạo động lực giúp người dân ổn định sinh kế, vươn lên thoát nghèo.
Đơn cử như, năm 2023, từ nguồn vốn của Chương trình MTQG 1719, huyện đã tiến hành hỗ trợ 225 con hươu sao lấy nhung, 550 con heo đen địa phương, giúp tạo sinh kế cho hàng chục hộ dân khó khăn trên địa bàn. Không những thế, địa phương còn khuyến khích mở rộng trồng dược liệu, nông sản địa phương từ chè dây Razéh, ớt Ariêu đến dứa, bòn bon bản địa…
Được hỗ trợ 5 con hươu sao, ông A Lăng Ngơi (52 tuổi, xã Ba) mừng rỡ, xem đây là cơ hội quý để cải thiện cuộc sống. Ông Ngơi cho biết: Vừa mới “chia tay” hộ nghèo hồi năm ngoái, nhưng gia đình vẫn rất khó khăn. Khi biết có tên trong danh sách những hộ được hỗ trợ hươu, gia đình ông vay mượn tiền làm chuồng trại, trồng thêm sào cỏ voi để phục vụ chăn nuôi.
“Nhận hươu hỗ trợ từ Nhà nước, chúng tôi rất phấn khởi. Chỉ cần chăm sóc tốt, còn đầu ra đã có cán bộ liên kết với người dân ở Hà Tĩnh thu mua nên không lo. Với giá nhung khoảng 11 triệu đồng mỗi ký, gia đình tôi rất kỳ vọng vào bầy hươu đang có. Với mô hình này, không những gia đình tôi mà nhiều hộ khác trên địa bàn cũng có điều kiện, cơ hội để vươn lên thoát nghèo trên thời gian tới ”, ông A Lăng Ngơi chia sẻ thêm.
Xác định an cư mới lạc nghiệp, trong những năm qua, huyện Tây Giang đã huy động nhiều nguồn lực với số tiền hàng chục tỷ đồng để hỗ trợ 664 hộ xóa nhà tạm, nhà dột nát. Đơn cử như triển khai Dự án 1 của Chương trình MTQG 1719, trong năm 2023, huyện đã phân bổ nguồn vốn hơn 7,9 tỷ đồng để hỗ trợ đất ở và nhà ở cho 64 hộ, hỗ trợ làm nhà cho 51 hộ.
“Trong năm 2024, huyện phấn đấu giảm nghèo bằng hỗ trợ nhà ở cho hơn 400 hộ để đồng bào có nơi ăn, chốn ở, từ đó vươn lên trong lao động, sản xuất. Để có được kết quả đó, địa phương đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia, huy động thêm nguồn vốn để đẩy mạnh thực hiện”, ông Nguyễn Văn Lượm, Chủ tịch UBND huyện Tây Giang cho biết.
Ông Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho rằng, thời gian qua, các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đã tác động mạnh mẽ đến quá trình ổn định đời sống, phát triển kinh tế – xã hội tại các địa phương miền núi. Riêng đối với nguồn vốn từ Chương trình MTQG 1719 đến nay khoảng 2.200 tỷ đồng, tỉnh đã phân bổ để các địa phương triển khai thực hiện hàng trăm dự án, qua đó đầu tư cơ sở hạ tầng và nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.
“Với mục tiêu đến năm 2030, tỷ lệ hộ nghèo trong vùng DTTS giảm xuống còn dưới 15%, thu nhập bình quân đầu người bằng 45% bình quân cả nước, địa phương sẽ tiếp tục đẩy mạnh phân bổ nguồn vốn để thực hiện các dự án, tiểu dự án từ Chương trình MTQG 1719. Cùng với đó, địa phương sẽ tăng cường lồng ghép các nguồn vốn, đẩy mạnh hỗ trợ sinh kế và hạ tầng thiết yếu cho vùng DTTS và miền núi”, ông Tuấn cho biết thêm.