Vàm Cỏ là dòng sông ở Nam Bộ thuộc hệ thống sông Đồng Nai, có chiều dài 280km, khởi nguồn từ Campuchia, riêng phần trên lãnh thổ Việt Nam dài hơn 190km, có hai phụ lưu trực tiếp là sông Vàm Cỏ Đông và sông Vàm Cỏ Tây.
Theo sử liệu tiếng Pháp, gọi sông này là “Vaïco”, bắt nguồn từ tiếng Khmer “piăm vaïco”, nghĩa là “vàm lùa bò”, người Việt đọc chệch thành Vàm Cỏ, điều này cho thấy sông chính là con đường lùa trâu bò thuở xưa.
Vàm Cỏ Đông khi chảy vào Việt Nam tại xã biên giới Thành Long, huyện Châu Thành rồi qua các huyện Bến Cầu, Hòa Thành, Gò Dầu, Trảng Bàng (Tây Ninh).
Xuôi theo địa phận các huyện Đức Hòa, Đức Huệ, Bến Lức, Cần Đước (Long An), kết hợp với sông Vàm Cỏ Tây tại huyện Tân Trụ (Long An) tạo nên sông Vàm Cỏ.
Đoạn Vàm Cỏ chảy qua Long An tạo thành ranh giới tự nhiên và ranh giới hành chính giữa hai tỉnh Long An (huyện Cần Đước ở tả ngạn) và Tiền Giang (thị xã Gò Công và huyện Gò Công Đông ở hữu ngạn), đổ nước vào sông Soài Rạp và chảy ra biển Đông.
Đặc biệt, đoạn gần tiếp giáp giữa sông Vàm Cỏ với cửa sông Soài Rạp còn có một tên gọi ấn tượng khác là “Vàm Bao Ngược” vì đoạn cuối này uốn khúc mạnh, tạo thành ba hình vòng cung liên tiếp nhau như thế bao bọc, cũng là nguồn gốc của tiếng “Bao” trong “Bao Ngược”.
Vàm Cỏ Đông huyền thoại từ lâu trở thành nguồn cảm hứng bất tận trong ca dao, thơ, tân nhạc và vọng cổ trữ tình, ngọt ngào. Dòng sông ấy mang vẻ đẹp mỹ miều, uốn lượn như nét đẹp của người thiếu nữ nghiêng mình đón khách:
Tạp chí Heritage