Trong thời gian qua, du lịch nông nghiệp, nông thôn… được xem là mảnh đất màu mỡ của Quảng Ngãi. Tuy nhiên, nhìn chung việc phát triển bền vững, triển vọng của mô hình du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng ở địa phương còn nhiều khó khăn.
Theo lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ngãi, việc phát triển du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng có mục tiêu là tạo sinh kế cho người dân trên cơ sở tài nguyên, văn hóa sẵn có để người dân thấy trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy giá trị.
Bởi vậy, trong thời gian tới các sở, ngành, địa phương cần thực hiện tốt nhiệm vụ của mình để tăng cường vai trò và tính kết nối của các chủ thể tham gia phát triển du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng. Cần chú trọng phát triển và khai thác phân khúc thị trường khách theo các sản phẩm mà Quảng Ngãi có thế mạnh như: du lịch biển đảo, du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa lịch sử.
Huyện đảo Lý Sơn như “thỏi nam châm” hút khách du lịch trong nước và quốc tế hàng top đầu ở Quảng Ngãi.
Theo lãnh đạo Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi cho hay, việc thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch của địa phương vẫn còn khó khăn, chưa triển khai các dự án du lịch động lực góp phần thúc đẩy du lịch phát triển và thu hút các dự án khác. Hạ tầng giao thông, cơ sở vật chất du lịch như: khách sạn, nhà hàng vẫn còn hạn chế tại một số điểm đến, làm giảm trải nghiệm du lịch của khách hàng. Đặc biệt, sản phẩm du lịch của địa phương chưa đa dạng, thiếu điểm đến, trải nghiệm mới lạ, không thu hút đa dạng đối tượng du khách. Thời gian qua, du lịch tỉnh mới chỉ chú trọng phát triển 3 dòng sản phẩm chủ đạo gồm du lịch biển đảo, du lịch văn hóa và du lịch sinh thái…
Tại tỉnh Quảng Ngãi, trong những năm gần đây bước đầu đã và đang phát triển nhiều điểm du lịch loại hình này như; khu du lịch Suối Chí (huyện Nghĩa Hành) cũng là nơi được du khách lựa chọn.
Tại tỉnh Quảng Ngãi, trong những năm gần đây bước đầu đã và đang phát triển nhiều điểm du lịch loại hình này, như điểm du lịch cộng đồng muối biển truyền thống Sa Huỳnh (Đức Phổ), khu du lịch Suối Chí (Nghĩa Hành), Thác Trắng (Minh Long)…
Những ngày qua, kè chắn sóng (xã Nghĩa An, TP Quảng Ngãi) trở thành địa điểm “hot” được người dân và du khách tìm đến để ngắm cảnh và thư giãn, đặc biệt, khu vực này gần với cầu Cổ Lũy và có thể nhìn thấy được tượng Phật Quan Âm cao nhất Đông Nam Á ở chùa Thiên Mã.
Để thúc đẩy du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, nông thôn ở Quảng Ngãi phát triển, mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân và cộng đồng địa phương, theo PGS-TS. Võ Văn Minh, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng, Quảng Ngãi có “Sa Huỳnh” 1 trong 3 nền văn hoá cổ trên lãnh thổ Việt Nam, còn dấu vết của không gian cổ xưa cũng như có tính kết nối rộng với các nền văn hoá trên thế giới. Nếu khơi dậy thương hiệu Sa Huỳnh để kết nối tất cả các ngành kinh tế của Quảng Ngãi như công nghiệp – nông nghiệp – ngư nghiệp – lâm nghiệp – diêm nghiệp nhằm phát triển du lịch theo hướng văn hoá sinh thái thì chiếc nôi văn hoá Sa Huỳnh sẽ đưa du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, nông thôn ở địa phương sang trang mới.
Biển Mỹ Khê (xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi) đón lượng lớn người dân, khách du lịch đến để thưởng thức hải sản và giải nhiệt trong những ngày nắng nóng cao điểm.
Trong đó, nghiên cứu ưu tiên nguồn lực, tăng cường hỗ trợ các điểm du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng. Phấn đấu mỗi địa phương hình thành điểm du lịch đạt tiêu chuẩn OCOP… Qua đó, giúp du lịch Quảng Ngãi phát triển bền vững, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân…
Bên cạnh đó, sự tham gia liên kết của cộng đồng, chia sẻ lợi ích, gắn kết với sự phát triển của địa phương vẫn còn lỏng lẻo. trong thời gian tới, các sở, ngành, địa phương cần thực hiện tốt nhiệm vụ của mình để tăng cường vai trò và tính kết nối của các chủ thể tham gia phát triển du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng…
Trọng Tâm