Powered by Techcity

Truyện ngắn: Điều hạnh phúc nhất





MH; VÕ VĂN
MH: VÕ VĂN

(Báo Quảng Ngãi) Bé Sony đã ngủ từ lâu. Nằm trên giường, môi con mím lại, chúm chím, trông đáng yêu vô cùng. Bất kể lúc nào trở về nhà, dù là ngày hay đêm, dù là mưa hay nắng, tôi đều được đón chào bởi nụ cười hiền và vòng tay ấm áp của Vy, bằng tiếng cười giòn giã và sự mừng rỡ của Sony: “A, mẹ ơi, ba Minh về!”.

Tôi ôm hai mẹ con vào lòng. Bao mệt nhọc tan biến. Mọi muộn phiền dường như được trút sạch ngoài ngưỡng cửa…

Có lần tôi hỏi Vy:

– Em này! Điều hạnh phúc nhất trong cuộc đời của em là gì?

Vy ngẫm ngợi hồi lâu. Chắc em đang phân vân những điều nảy ra trong đầu mình và rồi lựa chọn điều nào là “điều hạnh phúc nhất” để hồi đáp lại tôi. Và rồi Vy nhìn tôi, giọng em ngọt ngào như tôi đã từng nghe cách đây gần mười năm, trong ngày đầu chúng tôi gặp gỡ:

– Là anh. Là bé Sony. Là nhà mình.

– Còn gì nữa không em? – Tôi hỏi tiếp.

Em lắc đầu.

– Không đâu, anh và Sony là niềm hạnh phúc lớn nhất đời em rồi còn gì.

Tôi hôn lên trán em. Sony ngồi bên cạnh khúc khích cười.

***

Vậy mà có lúc tôi lại làm em buồn. Mặc dù Quân nói tôi không có gì đáng trách cả. “Anh rể lúc nào cũng vun vén cho chị hai em” – Quân nói xong lại nhìn tôi bằng ánh mắt ngưỡng mộ. “Mai mốt cưới vợ, em cũng sẽ là người đàn ông tốt chăm lo cho gia đình như anh hai vậy!”. Tôi khá ngại trước lời khen ấy của em nhưng vẫn thầm mong em sẽ không phải đi trên vết xe đổ mà tôi đã từng.

Vy là một người phụ nữ bao dung, vị tha và giàu đức hy sinh. Ngày tôi cưới Vy về làm vợ, em là cô gái đẹp nhất nhì trong làng. Trước khi tôi rước em về thành phố, mẹ Vy đã lấy bàn tay mỏng mảnh của em đặt lên tay tôi, bảo tôi nắm chặt. “Con thay mẹ chăm sóc Vy, thương Vy trọn đời, nghen con!”. Tôi gật đầu. Mắt mẹ rơm rớm. Mẹ đứng nép mình sau lũy tre làng nhìn chúng tôi cho đến khi chiếc ô tô khuất hẳn trong khói bụi của đường làng. Bao nhiêu năm Vy vẫn giữ được nét đẹp của ngày xưa ấy, nhưng trong đôi mắt em đã mất đi sự trong trẻo của ngày xưa. Thay vào đó là đôi mắt của người phụ nữ lúc nào cũng đặt chồng và con mình lên trên hết. Sinh bé Sony ra, Vy nghỉ hẳn công việc ở cơ quan, dù thời điểm đó em sắp sửa được thăng chức, cơ hội phát triển rộng mở. Thỉnh thoảng, nhớ lại hình ảnh của Vy lúc mặc váy công sở, sáng sớm lại vội vã tưới hoa, pha cà phê cho tôi, nấu vội bữa ăn sáng, rồi chúng tôi cùng đèo nhau đi làm. Tôi hỏi Vy:

– Đang đi làm, giờ nghỉ việc và quanh quẩn ở nhà, em có thấy buồn không?

Vy lắc đầu:

– Nếu em đi làm thì lấy ai chăm sóc cho Sony và anh. Em vẫn muốn mỗi khi anh về, cơm canh đã dọn sẵn trên bàn, nhà cửa sạch sẽ, bé Sony cũng làm xong bài tập và ngồi đâu đó trong khu vườn nhỏ của mình đọc một quyển sách mà em cẩn thận chọn lựa cho con…

Tôi thầm cảm ơn sự hy sinh của Vy. Vậy mà có lúc tôi lại bỏ Vy để đi xa thật xa, không phải một mà là những chuyến đi, có khi trong nước, có khi sang tận nước ngoài. Tôi gọi điện về cho Vy, qua màn hình, thấy Vy và con ngồi trong gian phòng khách đầy tranh mà Vy vẽ, đợi tôi; tự dưng tôi muốn bay về ngay lập tức với Vy. Có những điều khi ở bên cạnh Vy tôi đã không nhận ra, chẳng hạn như sự hy sinh và tình yêu vô bờ mà em dành cho tôi. Cho đến khi tôi đi công tác, xa em, xa Sony, nghĩ đến cảnh hai mẹ con lui cui trong nhà, tim tôi lại nhói buốt.

Nhưng rồi tôi vẫn cứ đi. Trong tim tôi vẫn mang một trời mơ ước. Đồng nghiệp bảo tôi tham công tiếc việc. Tôi cười nhạt: “Đàn ông nhất định phải có vị trí vững vàng, công việc suôn sẻ mới đảm bảo được cuộc sống cho gia đình, vợ con”. Đồng nghiệp không phản biện lại, bởi ở góc độ nào đó, “triết lý” mà tôi đưa ra khá chính xác. Nhưng rồi cái giấc mộng được thăng tiến trong công việc, thu nhập rủng rỉnh hơn để có thể đưa hai mẹ con Sony đi bất kỳ nơi nào Vy muốn đã kéo tôi mỗi ngày một xa Vy và Sony hơn. Trong một tháng, số lần tôi về thăm nhà ngày càng ít lại dần, thay vào đó tôi ngủ ở một nơi xa lạ cách thành phố mình hàng trăm cây số. Rồi kế đến là những cuộc gọi cho Vy cũng ít dần, thay vào đó là những cuộc họp tôi tham dự và say sưa trình bày dự án mình ấp ủ trước nhiều người. Những lần như thế, chắc chắn Vy không khỏi tủi thân và bé Sony không khỏi nhớ tôi da diết. Vy kể, trong lúc ngủ say Sony đã nói mớ: “Ba Minh… Ba Minh ơi!”. Nước mắt Vy đầm đìa.

***

Quân đang giữ bé Sony ở phòng khách để Vy nấu ăn, tự tay làm bánh kem cho tôi như mọi khi. Trời nhập nhoạng tối, tôi vẫn chưa về. Cuộc họp ở chi nhánh tỉnh lẻ cách thành phố gần 200 cây số tan trễ nên tôi nấn ná lại một lúc rồi ra xe về nhanh để kịp đón tuổi mới cùng Vy. Quân nóng ruột, nhắn: “Anh rể về chưa? Chị hai đã chuẩn bị xong xuôi cả rồi, còn đợi mỗi anh thôi!”. Tôi không trả lời tin nhắn vì mơ màng ngủ quên. Quân nhắn tiếp: “Anh đâu rồi? Sony nhắc anh nãy giờ”. Tôi giật mình, trả lời Quân: “Anh đang trên đường về với hai mẹ con. Từ tỉnh về thành phố khá xa, đường lại tối. Nhưng anh sẽ tranh thủ”.

Quân về đêm đã khuya. Ngoài phố chỉ còn ánh đèn hắt xuống mặt đường và vài cô lao công đang tranh thủ dọn rác với lá khô xào xạc. Tim tôi nhảy dựng trong lồng ngực, nhấp nhỏm. Tôi mở danh bạ. Số máy được tôi đặt tên: “Vợ thương yêu” lúc nào cũng hiện ra đầu tiên. Một hồi chuông đổ nhưng em không bắt máy. Tôi gọi thêm đợt nữa, vẫn im lặng. Tôi nghĩ: Chắc Vy giận mình thật rồi!

Chiếc xe vẫn lao đi trong đêm. Lao nhanh như một cơn gió. Tôi chìm sâu vào giấc ngủ. Những cuộc họp đã rút cạn năng lượng của tôi.

Xe về đến thành phố thì trời bất chợt đổ mưa. Tài xế biết tôi vội vã nên nhanh chóng đưa tôi về nhà. Nhà tôi nằm trên con đường rợp cây chò nâu. Mùa này hoa chò rụng cuống, xoay tít trong không gian, rơi đầy mặt đường. Mưa khiến xác hoa bết lại làm khó dễ cô lao công dù trong nắng chúng không kém phần lãng mạn. Tôi đứng trước căn nhà có cánh cổng màu trắng, có mảnh vườn nhỏ em trồng nhiều loài hoa, mỗi sớm mai lại nở rực rỡ sắc màu. Phòng khách vẫn sáng đèn. Tôi bước chầm chậm qua khoảng sân, đẩy cửa bước vào. Vy đã ngủ gật trên sofa đợi tôi, trên bàn là chiếc bánh kem em làm có cắm vào hai chiếc đèn cầy làm thành tuổi 36 của tôi, cùng với những món ăn đã bày biện nhưng nguội lạnh từ lúc nào không biết. Tôi đoán là em đã đợi tôi từ khi hoàng hôn buông xuống thành phố náo nhiệt cho đến khi đêm khuya mưa gió thành phố vắng vẻ chẳng khác gì thôn quê. Nước mắt tôi ứa ra. Tự dưng tôi thấy mình có lỗi. Tôi đã để Vy và Sony đợi mình, không phải chỉ hôm nay mà đã nhiều lần không đếm xuể.

Tôi ngồi xuống bên em. Hơi thở của tôi khiến em tỉnh giấc.

– Anh!

Không để Vy nói thêm gì nữa, tôi ôm Vy thật chặt.

– Vy ơi! Anh xin lỗi!

Vy đưa hai bàn tay đỡ lấy khuôn mặt tôi. Khuôn mặt đã bắt đầu xuất hiện những nếp nhăn, cũng như làn da Vy đã không còn bóng mượt như thời con gái nữa. Vy cười. Vẫn nụ cười hiền lành ấy. Em nói:

– Anh có lỗi gì đâu. Anh cũng chỉ vì muốn hai mẹ con em được no ấm, đủ đầy, không thua thiệt với ai.

Rồi Vy cũng bật khóc.

Bé Sony đã ngủ từ sớm để ngày mai còn phải đến lớp. Trong căn nhà lúc bấy giờ chỉ còn lại tôi và em. Chúng tôi ngồi bên nhau. Em tựa đầu vào vai tôi. Chúng tôi nhìn cơn mưa qua tấm cửa kính. Em đốt nến, tôi nguyện cầu. Chúng tôi cùng hát bài “Happy Birthday” và xẻ bánh kem có mùi vị của tình yêu thương, sự hy sinh, cảm thông và thấu hiểu của Vy. Đã từng đi qua một quãng thời gian dài, từng nếm trải đắng cay, ngọt bùi trong cuộc đời, từng giận hờn và rồi lại cảm thấy yêu thương và cần nhau nhiều hơn bao giờ hết, chúng tôi đã thực sự sống những tháng ngày đáng sống nhất đời.

Tôi nói với Vy:

– Vy, anh sẽ không để em phải đợi chờ như lâu nay nữa. Anh hứa!

Vy nở nụ cười hiền. Chúng tôi xiết chặt tay nhau. Vy khe khẽ hát, đó là một câu hát đầy ý nhị trong ca khúc “Hạ trắng” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn – dòng nhạc mà Vy rất thích và thường hát mỗi khi rảnh rỗi: “Đời xin có nhau, dài cho mãi sau, nắng không gọi sầu. Áo xưa dù nhàu, cũng xin bạc đầu gọi mãi tên nhau…”.

Vẫn ánh nến lung linh. Ngoài trời, mưa đã tạnh…

HOÀNG KHÁNH DUY

Nguồn

Cùng chủ đề

Bảo tồn và phát triển

(Báo Quảng Ngãi)- Qua tìm hiểu, tôi được biết, những nhạc cụ trình diễn của các dân tộc thiểu số miền núi Quảng Ngãi hiện tại không chỉ được bảo tồn, mà còn được phát huy. Như sáo Tà Vố của người Hrê mà đại diện là Nghệ nhân nhân dân Đinh Ngọc Su, người đã từng mang sáo Tà Vố sang trình diễn tại Hàn Quốc, trước khi ông qua đời, ông đã kịp trao truyền cho nhiều...

Ngày 28/11, tổ chức Lễ phát động vận động ủng hộ Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát

(Baoquangngai.vn)- Thông qua buổi lễ góp phần tuyên truyền, động viên, khích lệ, khơi dậy tinh thần “tương thân, tương ái”, nâng cao ý thức trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và các tầng lớp nhân dân trong việc chăm lo, giúp đỡ người nghèo. Lễ phát động dự kiến tổ chức ngày 28/11/2024, truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ngãi. Chương trình sẽ kêu gọi, vận động các...

Bàn giải pháp sản xuất, chế biến yến hướng đến xuất khẩu

(Baoquangngai.vn)- Sở NN&PTNT phối hợp với Hiệp hội Yến sào Việt Nam tổ chức Hội nghị phát triển nuôi yến, chế biến, tiêu thụ, hướng đến xuất khẩu sản phẩm yến của Quảng Ngãi.   Hội nghị được tổ chức vào chiều 19/11. Tham dự hội nghị có đại diện Cục Thú y, Cục Chất lượng, chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT); các cơ sở sản xuất, kinh doanh và người nuôi yến trong tỉnh.   Đến nay, cả nước có...

Trường Cao đẳng Quảng Ngãi tiếp nhận 16 sinh viên Lào

(Baoquangngai.vn)- Trường Cao đẳng Quảng Ngãi phối hợp với Sở Giáo dục và Thể thao tỉnh Attapeu (Lào) tổ chức Lễ ký kết bàn giao và tiếp nhận sinh viên Lào, khóa học 2024 - 2028. Lễ ký kết diễn ra vào sáng 22/11, tại Trường Cao đẳng Quảng Ngãi. Tại lễ ký kết, Trường Cao đẳng Quảng Ngãi đã tiếp nhận 16 sinh viên, khóa học 2024 - 2028. Trong năm đầu tiên, sinh viên Lào học hoàn thành chương...

Đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng cho ngư dân

Quảng Ngãi có hơn 4.700 tàu cá, trong đó hơn 3.000 tàu có chiều dài từ 15m trở lên đang hoạt động ở vùng khơi; tổng số lao động trực tiếp tham gia sản xuất trên biển khoảng 37 nghìn người. Các tàu công suất lớn có trang thiết bị hiện đại, đòi hỏi ngư dân phải có trình độ để khai thác hiệu quả. Ngư dân Ngô Văn Công, ở phường Phổ Quang (TX.Đức Phổ), vừa học xong lớp...

Cùng tác giả

Người buôn bán nhỏ muốn ngưỡng chịu thuế lên trên 300 triệu

.tdi_77{vertical-align:baseline}.tdi_77>.wpb_wrapper,.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{display:block}.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{width:100%}.tdi_77>.wpb_wrapper>.vc_row_inner{width:auto}.tdi_77>.wpb_wrapper{width:auto;height:auto}.tdi_77{padding-bottom:30px!important} .tdi_78{margin-top:0px!important;margin-bottom:0px!important;padding-bottom:0px!important} .tdb_single_content{margin-bottom:0;*zoom:1}.tdb_single_content:before,.tdb_single_content:after{display:table;content:'';line-height:0}.tdb_single_content:after{clear:both}.tdb_single_content .tdb-block-inner>*:not(.wp-block-quote):not(.alignwide):not(.alignfull.wp-block-cover.has-parallax):not(.td-a-ad){margin-left:auto;margin-right:auto}.tdb_single_content a{pointer-events:auto}.tdb_single_content .td-spot-id-top_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Top Ad'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad0 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 1'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad1 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 2'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad2 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 3'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-bottom_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Bottom Ad'!important}.tdb_single_content .id_top_ad,.tdb_single_content .id_bottom_ad{clear:both;margin-bottom:21px;text-align:center}.tdb_single_content .id_top_ad img,.tdb_single_content .id_bottom_ad img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_top_ad .adsbygoogle,.tdb_single_content .id_bottom_ad .adsbygoogle{position:relative}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{margin-bottom:15px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{text-align:center}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-right:auto;margin-left:auto}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left{float:left;margin-top:9px;margin-right:21px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right{float:right;margin-top:6px;margin-left:21px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title{width:300px;height:250px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title:before{position:absolute;top:50%;-webkit-transform:translateY(-50%);transform:translateY(-50%);margin:auto;display:table;width:100%}.tdb_single_content .tdb-block-inner.td-fix-index{word-break:break-word}.tdi_78 .tdb-block-inner{max-width:100%;margin-left:auto;margin-right:auto}.tdi_78,.tdi_78>p,.tdi_78 .tdb-block-inner>p{font-family:Noto Sans!important;font-size:15px!important;line-height:1.6!important;font-weight:400!important}.tdi_78 h1{font-family:Noto Sans!important;font-size:32px!important;line-height:1.2!important;font-weight:700!important}.tdi_78 h2{font-family:Noto Sans!important;font-size:24px!important;line-height:1.2!important;font-weight:600!important}.tdi_78 h3:not(.tds-locker-title){font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h4{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h5{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h6{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 li{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .tdb-block-inner blockquote p{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .wp-caption-text,.tdi_78 figcaption{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78...

Không khí lạnh tràn về, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời chuyển lạnh​

.tdi_77{vertical-align:baseline}.tdi_77>.wpb_wrapper,.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{display:block}.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{width:100%}.tdi_77>.wpb_wrapper>.vc_row_inner{width:auto}.tdi_77>.wpb_wrapper{width:auto;height:auto}.tdi_77{padding-bottom:30px!important} .tdi_78{margin-top:0px!important;margin-bottom:0px!important;padding-bottom:0px!important} .tdb_single_content{margin-bottom:0;*zoom:1}.tdb_single_content:before,.tdb_single_content:after{display:table;content:'';line-height:0}.tdb_single_content:after{clear:both}.tdb_single_content .tdb-block-inner>*:not(.wp-block-quote):not(.alignwide):not(.alignfull.wp-block-cover.has-parallax):not(.td-a-ad){margin-left:auto;margin-right:auto}.tdb_single_content a{pointer-events:auto}.tdb_single_content .td-spot-id-top_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Top Ad'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad0 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 1'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad1 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 2'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad2 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 3'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-bottom_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Bottom Ad'!important}.tdb_single_content .id_top_ad,.tdb_single_content .id_bottom_ad{clear:both;margin-bottom:21px;text-align:center}.tdb_single_content .id_top_ad img,.tdb_single_content .id_bottom_ad img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_top_ad .adsbygoogle,.tdb_single_content .id_bottom_ad .adsbygoogle{position:relative}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{margin-bottom:15px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{text-align:center}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-right:auto;margin-left:auto}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left{float:left;margin-top:9px;margin-right:21px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right{float:right;margin-top:6px;margin-left:21px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title{width:300px;height:250px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title:before{position:absolute;top:50%;-webkit-transform:translateY(-50%);transform:translateY(-50%);margin:auto;display:table;width:100%}.tdb_single_content .tdb-block-inner.td-fix-index{word-break:break-word}.tdi_78 .tdb-block-inner{max-width:100%;margin-left:auto;margin-right:auto}.tdi_78,.tdi_78>p,.tdi_78 .tdb-block-inner>p{font-family:Noto Sans!important;font-size:15px!important;line-height:1.6!important;font-weight:400!important}.tdi_78 h1{font-family:Noto Sans!important;font-size:32px!important;line-height:1.2!important;font-weight:700!important}.tdi_78 h2{font-family:Noto Sans!important;font-size:24px!important;line-height:1.2!important;font-weight:600!important}.tdi_78 h3:not(.tds-locker-title){font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h4{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h5{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h6{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 li{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .tdb-block-inner blockquote p{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .wp-caption-text,.tdi_78 figcaption{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78...

Bảo tồn và phát triển

(Báo Quảng Ngãi)- Qua tìm hiểu, tôi được biết, những nhạc cụ trình diễn của các dân tộc thiểu số miền núi Quảng Ngãi hiện tại không chỉ được bảo tồn, mà còn được phát huy. Như sáo Tà Vố của người Hrê mà đại diện là Nghệ nhân nhân dân Đinh Ngọc Su, người đã từng mang sáo Tà Vố sang trình diễn tại Hàn Quốc, trước khi ông qua đời, ông đã kịp trao truyền cho nhiều...

Ngày 28/11, tổ chức Lễ phát động vận động ủng hộ Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát

(Baoquangngai.vn)- Thông qua buổi lễ góp phần tuyên truyền, động viên, khích lệ, khơi dậy tinh thần “tương thân, tương ái”, nâng cao ý thức trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và các tầng lớp nhân dân trong việc chăm lo, giúp đỡ người nghèo. Lễ phát động dự kiến tổ chức ngày 28/11/2024, truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Ngãi. Chương trình sẽ kêu gọi, vận động các...

Bàn giải pháp sản xuất, chế biến yến hướng đến xuất khẩu

(Baoquangngai.vn)- Sở NN&PTNT phối hợp với Hiệp hội Yến sào Việt Nam tổ chức Hội nghị phát triển nuôi yến, chế biến, tiêu thụ, hướng đến xuất khẩu sản phẩm yến của Quảng Ngãi.   Hội nghị được tổ chức vào chiều 19/11. Tham dự hội nghị có đại diện Cục Thú y, Cục Chất lượng, chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT); các cơ sở sản xuất, kinh doanh và người nuôi yến trong tỉnh.   Đến nay, cả nước có...

Cùng chuyên mục

Bảo tồn và phát triển

(Báo Quảng Ngãi)- Qua tìm hiểu, tôi được biết, những nhạc cụ trình diễn của các dân tộc thiểu số miền núi Quảng Ngãi hiện tại không chỉ được bảo tồn, mà còn được phát huy. Như sáo Tà Vố của người Hrê mà đại diện là Nghệ nhân nhân dân Đinh Ngọc Su, người đã từng mang sáo Tà Vố sang trình diễn tại Hàn Quốc, trước khi ông qua đời, ông đã kịp trao truyền cho nhiều...

Ấm áp tình người trong sương sớm chợ đông

(Báo Quảng Ngãi)- Quảng Ngãi vào mùa trở lạnh, làn gió heo may len lỏi trên từng nẻo đường quê, trong từng ngõ nhỏ, mang theo chút se lạnh. Cái lạnh của miền Trung không đậm đà như miền Bắc nhưng vẫn đủ để lòng người nôn nao mỗi khi bước qua một góc chợ. Những buổi chợ quê trong mùa lạnh có cái gì đó thật đặc biệt, như một góc ký ức dịu dàng khiến ta muốn chầm...

Truyện ngắn: Món quà trời ban

(Báo Quảng Ngãi)- Đoàng! Tiếng sấm vang lên giữa không gian tĩnh lặng. Những tia chớp lóe lên sắc bén, khiến cả bầu trời dường như bị xé toang từng mảnh. Không khí đặc quánh mùi đất ẩm ướt, gió bắt đầu nổi lên, cuốn theo từng đợt lạnh buốt. An lo âu dõi theo ánh đèn vàng rực ngoài phố. Hôm nay, cô phải làm việc tăng ca. Mới đây, một công ty khá nổi tiếng trong thành phố đã...

Nhạc sĩ Sỹ Hùng đoạt giải A tại Liên hoan Âm nhạc toàn quốc

(Baoquangngai.vn)- Tại liên hoan lần này, Quảng Ngãi có 1 nhạc sĩ đoạt giải A và 1 nhạc sĩ được trao Bằng khen của Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam.   Liên hoan Âm nhạc toàn quốc 2024 vừa diễn ra tại tỉnh Ninh Bình (17 - 20/11), với sự tham gia của hơn 300 nhạc sĩ, nghệ sĩ đến từ hơn 40 tỉnh, thành phố trong cả nước. Các nhạc sĩ, nghệ sĩ dự thi ở 2 lĩnh vực: Giới...

Bàn giải pháp bảo tồn văn hóa gắn với phát triển du lịch

(Baoquangngai.vn)- Báo Văn hóa phối hợp với Sở VH-TT&DL tổ chức Hội thảo “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”.   Hội thảo diễn ra vào sáng 23/11. Dự hội thảo có Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam Nguyễn Trùng Khánh; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Phước Hiền; Giám đốc Sở VH-TT&DL Nguyễn Tiến...

Tác giả – Tác phẩm: Bản tình ca về Lý Sơn

(Báo Quảng Ngãi)- “Lý Sơn yêu dấu” là tuyển tập thơ - văn thứ hai, sau tập “Biển gọi ta về” của Ban tuyển chọn gồm: Hồ Nghĩa Phương, Lucinda Nguyen, Trần Tín, Nguyễn Khiêm, được Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành vào cuối tháng 10/2024. Tuyển tập gồm 81 tác giả ở Quảng Ngãi và một số tác giả ngoài tỉnh với nhiều thể loại: Truyện ngắn, bút ký, tạp bút, khảo cứu, thơ, bình thơ, tranh,...

Gắn kết đam mê bài chòi

(Báo Quảng Ngãi)- Trên địa bàn tỉnh đã hình thành nhiều câu lạc bộ (CLB) dân ca - bài chòi, nhằm gắn kết những người cùng đam mê, góp phần gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống của dân tộc. Trao truyền cho thế hệ trẻ Mới đây, CLB Dân ca - Bài chòi thuộc Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật tỉnh được thành lập. Câu lạc bộ hiện có gần 30 thành viên,...

Gìn giữ rừng xưa và miếu cổ

(Báo Quảng Ngãi)- Người dân ở đội 3, thôn Hòa Bình, xã Tịnh Ấn Đông (TP.Quảng Ngãi) xem cánh rừng ở địa phương như tài sản quý, nên chung tay gìn giữ. Dưới tán rừng là miếu Ông - nơi người dân kính cẩn thờ phụng Thành hoàng làng hơn trăm năm. Những ngày chớm đông, chúng tôi men theo những con hẻm ngoằn ngoèo, nhà nối tiếp nhà, ở đội 3, thôn Hòa Bình, xã Tịnh Ấn Đông để...

Sơ kết 3 năm triển khai Đề án phát triển du lịch

(Baoquangngai.vn)- Năm 2024, tổng lượng khách đến Quảng Ngãi đạt hơn 1,4 triệu lượt khách, tổng doanh thu hơn 1.434 tỷ đồng.Chiều 11/11 Sở VH - TT&DL tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm triển khai Đề án phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Giám đốc Sở VH-TT&DL Nguyễn Tiến Dũng phát biểu tại hội nghị. Theo báo cáo của Sở VH-TT&DL, qua 3 năm thực hiện Đề án phát triển du lịch...

Tác giả – Tác phẩm: Đến với bài thơ “Gặp lá cơm nếp”

(Báo Quảng Ngãi)- Bài thơ "Gặp lá cơm nếp" của nhà thơ Thanh Thảo, trong sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 1, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc. Câu từ nhẹ nhàng, gần gũi, lắng sâu trong lòng người.  Tôi biết nhà thơ Thanh Thảo qua thơ với rất nhiều tác phẩm hay, đặc biệt là những tác phẩm được đưa vào giảng dạy trong...

Tin nổi bật

Tin mới nhất