Powered by Techcity

Yêu thổ cẩm cùng Ava


avana2.jpg
Tình yêu con người vùng núi nơi sinh sống của đồng bào Cơ Tu và nét độc đáo trong dệt vải thổ cẩm của họ đã thu hút Ava đến với vùng đất này

AVA sinh năm 1972 tại Antwerp, quốc tịch Bỉ. Năm 2003, Ava phát triển sự nghiệp của mình và trở thành nhà tạo mẫu thời trang cao cấp nổi tiếng, mở rộng thị trường từ Antwerp đến nhiều nơi trên thế giới với thương hiệu AVANA.

Cảm hứng từ người phụ nữ Cơ Tu

Ava tâm sự, bà đến Việt Nam năm 2005 và bắt đầu yêu thích đất nước xinh đẹp này. Sau nhiều lần đi về, năm 2010, bà quyết định định cư ở Hội An và mở cửa hàng thời trang với thương hiệu AVANA.

Đầu năm 2012, thông qua việc làm tư vấn dự án cho Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Ava có cơ hội tiếp cận nghề dệt thổ cẩm từ nhóm phụ nữ người Cơ Tu, sống ở làng Dhrôồng, xã Tà Lu, huyện Đông Giang. Nơi này, các bé gái từ 7 – 8 tuổi đã được bà, mẹ, chị dạy dệt thổ cẩm.

Tổ hợp tác Yaya Cotu thành lập đầu năm 2013. Đây là tổ hợp tác đầu tiên nhằm bảo hộ thương hiệu, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm và hướng tới mục tiêu chia sẻ lợi ích cộng đồng. Năm 2014, Quảng Nam đăng ký nhãn hiệu “Cotu Yaya Dhroong” với 6 nhóm sản phẩm sản xuất tại Tổ hợp tác này và được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và công nghệ) cấp bằng công nhận.

avana1.jpg
Nhà thiết kế Ava làm việc với các nghệ nhân dệt vải thổ cẩm người Cơ Tu trong một thiết kế

Bề dày kinh nghiệm dệt thủ công từ thời sống ở phương Tây giúp Ava phát hiện ra những vẻ đẹp của thổ cẩm người Cơ Tu. Ava nói, bản thân những nghệ nhân Cơ Tu rất tuyệt vời và đầy sáng tạo. Bà cảm nhận ở họ tinh thần đoàn kết. Những người phụ nữ đã rất tự hào về sản phẩm của nhau.

Họ chào đón và thân thiện với Ava. Bà đến làng làm việc cùng một nhà thiết kế nữa tên là Nele Block, người Bỉ. “Chúng tôi tìm được từ nhóm phụ nữ ở đây nguồn cảm hứng. Vì vậy chúng tôi quyết định chọn ngôi làng này để bắt đầu một dự án hợp tác” – Ava nói.

Trong mắt của Ava, “người Cơ Tu dệt vải bằng cả cơ thể, những màu sắc hoa văn thay đổi theo ý thích của họ, đặc biệt là những hạt cườm, chúng được dệt vào trong nền tấm vải”. Với Ava, tất cả phụ nữ ở đây đều là những “nhà thiết kế”. Và “sẽ thật tiếc nếu những tấm vải tốt chứa đựng nhiều nét văn hóa độc đáo của họ không được nhiều người biết đến”. Vậy là Ava bắt đầu hành trình tìm kiếm thị trường cho thổ cẩm Cơ Tu.

Kết giao thổ cẩm

Ava bắt tay làm việc với 18 nghệ nhân để đa dạng mẫu mã, xây dựng thương hiệu. Ava làm cho trang phục thổ cẩm trở nên thanh thoát hơn, đơn giản hơn nhưng vẫn giữ được bản sắc và tiếp cận được với nhiều người. Ava đã chỉnh sửa kích cỡ, phối màu, xử lý kỹ thuật đính cườm… và cho ra bộ sưu tập “Cotu yaya”.

avana4.jpg
Ava yêu thích miền núi Quảng Nam

Trên các sản phẩm của “Cotu yaya”, các hạt cườm đính tinh tế minh chứng cho việc cần dùng công nghệ cao cho những sản phẩm truyền thống, nhất là khi hướng đến khách hàng nước ngoài.
Ava muốn có sự pha trộn giữa thiết kế châu Âu với thổ cẩm Cơ Tu. Do vậy, khi thực hiện các mẫu này, chị sử dụng hoa văn thổ cẩm làm điểm nhấn như cổ áo, tay áo, gấu váy, vòng cổ, vòng tay, khuyên tai… trên tổng thể các bộ trang phục bằng tơ lụa.

Thổ cẩm và lụa cùng dung hòa trên một sản phẩm thời trang. Nét truyền thống và hiện đại xen lẫn như nguồn cảm hứng của các nghệ nhân truyền tới Ava và ngược lại. Họ liên tục bàn thảo để chọn ra những phương án thích hợp nhất.

yaya-sarong.jpg
Thiết kế Ya Ya Sarong của Eva tham gia Tuần lễ thiết kế Việt Nam 2023

Ava nói rằng, cầm một sản phẩm thủ công phải cảm nhận được công sức, thời gian và trí tuệ của nghệ nhân làm ra nó, cảm nhận được nền văn hóa mà nó đại diện. Mong muốn truyền cảm hứng đặc biệt ấy đến khách hàng nên mỗi sản phẩm của Ava đều là độc bản. Có thể cùng chất liệu nhưng họ sẽ phối hợp các yếu tố khác nhau, tạo kiểu dáng khác nhau.

Triết lý của Ava là thời trang bền vững. Tính bền vững còn được thể hiện trong phương thức bà làm việc với các gia đình người địa phương để tận dụng nguồn lực tại chỗ, nguyên liệu tại chỗ nhưng với tầm nhìn mở rộng ra bên ngoài. Nghĩa là giúp người dân tạo sinh kế bền vững đi liền với việc gìn giữ văn hóa bản địa, tri thức bản địa.

Thời trang đẳng cấp

Ngoài Avana, Ava còn mở thương hiệu Co’tu,re – một sự chơi chữ của Cơ Tu và haute couture (thời trang đẳng cấp). Các mẫu thiết kế pha trộn giữa thổ cẩm Cơ Tu và hơi thở thời trang hiện đại thành một dòng thời trang cao cấp của Ava được thực hiện từ ý tưởng chung với nhà tạo mẫu người Bỉ đang sống ở Bồ Đào Nha là bà Nele de Block. Sản phẩm của họ tung ra các thị trường khác nhau: Bỉ, Việt Nam, Nhật Bản, Pháp, Ý… Bộ sưu tập của họ đa dạng sản phẩm, từ váy, áo, quần, giày, túi xách, vòng cổ, vòng tay, khuyên tai, nhẫn…

yaya-sarong2.jpg
Một số họa tiết trang trí trong thiết kế của bộ sưu tập Ya Ya Sarong thể hiện cách điệu những hoa văn mô phỏng điệu múa tâng tung da dá của người Cơ Tu tại Quảng Nam

Ava tâm sự, nghề dệt vải thổ cẩm truyền thống của người Cơ Tu, Quảng Nam đã… có tương lai. Với tư cách là một trong những dân tộc thiểu số tuyệt vời nhất Việt Nam, họ có khả năng thể hiện bản thân qua nghề dệt thủ công của chính mình. Và nghề dệt thủ công có cơ hội tồn tại lâu dài hơn nữa khi những người làm nghề tham gia vào cộng đồng kinh tế.

Sự kết hợp của truyền thống Cơ Tu và thời trang hiện đại đã tạo ra sinh kế bền vững cho phụ nữ Cơ Tu ở làng Dhrôồng. Mỗi ngày, mỗi chị em có người thu nhập khoảng 400 – 500 nghìn đồng. Với những sản phẩm bán chạy trên thị trường, họ còn được chia thêm lợi nhuận.

Đầu tháng 9 năm nay, sau một thời gian gián đoạn vì đại dịch COVID-19, nhóm của Ava sẽ làm việc trở lại. Hiện tại, họ tập trung sản xuất cho bộ sưu tập mới. Làng Đhroồng cũng vận hành trở lại, xưởng dệt cũng như cửa hàng thủ công của họ đang được xây dựng lại. “Nhóm thợ dệt vẫn phát triển ổn định. Chúng tôi có hơn 3 thế hệ dệt và tôi tin tổng số lượng thợ dệt sẽ tăng lên 40 người” – Ava nói.

Năm ngoái (2023), trong Tuần lễ thiết kế Việt Nam, Ava đã hợp tác với các nghệ nhân, nhà thiết kế và nghệ sĩ địa phương để kết hợp hình tượng Ya Ya vào bộ sưu tập mới nhất của Avana. Họ cho ra mắt bộ sưu tập YaYa SaRong do nhà thiết kế Ava hợp tác với Kon Gauss và nghệ nhân dệt thổ cẩm Cơ Tu tham gia dự thi. Và bộ sưu tập YaYa Sa Rong của họ đã vào top 25 trong 150 tác phẩm dự thi do Ban giám khảo cuộc thi tại Tuần lễ thiết kế Việt Nam bình chọn.

Cũng giữa tháng 9 này, Ava sẽ khai trương một không gian sản xuất và shop kinh doanh thời trang nhỏ thứ hai ở Hội An. Không gian này, chắc chắn sẽ dành phần lớn diện tích cho thổ cẩm Cơ Tu.



Nguồn: https://baoquangnam.vn/yeu-tho-cam-cung-ava-3140970.html

Cùng chủ đề

Vùng cao Nam Giang nỗ lực khôi phục nghề đan lát truyền thống

Là một trong số 7 phụ nữ tham gia lớp học đan lát, nhiều tháng qua, chị Arất Chiến gần như không vắng mặt buổi nào. Bằng quyết tâm của mình, chị Chiến nói việc theo học nghề truyền...

Đồng bào Cơ Tu mở hội truyền thống mừng năm mới

- Đồng bào Cơ Tu vui múa trống chiêng mừng năm mới: ...

Ngày tết, thơm mùi za rắ…

Ngoài xông khói, người Cơ Tu còn chế biến thịt nướng, thịt ủ chua trong ống nứa, za rắ (thịt thọc nhuyễn trong ống nứa), hay cá, ếch khô cùng với rượu nếp than... để tiếp đãi khách. Người...

Người Cơ Tu kể chuyện rắn thần

Già Bríu Pố cho hay, ngoài giải thích các hiện tượng tự nhiên, thông qua các câu chuyện được kể, người Cơ Tu còn muốn giáo dục con cháu về lòng hiếu thảo, tinh thần giúp đỡ cộng đồng,...

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Đức Dũng viếng hương, tặng quà tết tại Đông Giang

Tiếp đó, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Đức Dũng thăm, tặng 5 suất quà đến người có uy tín tiêu biểu của huyện Đông Giang.Đồng chí Nguyễn Đức Dũng chúc Đảng bộ, chính quyền và nhân...

Cùng tác giả

Quảng Nam: Nhiều hoạt động nhân kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng quê hương

Sáng ngày 06/2, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng nam Lê Văn Dũng và Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phan Thái Bình chủ trì cuộc họp, nghe báo cáo tiến độ triển khai các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Nam (24/3/1975 – 24/3/2025) và 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Quảng Nam (28/3/1939 – 28/3/2025). Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Huỳnh Thị Thuỳ Dung cùng đại diện...

Khơi dậy khí thế, tinh thần tự hào truyền thống, viết tiếp trang sử hào của cha ông đi trước

Triển khai chu đáo, trọng thểPhát biểu tại cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Dũng nhấn mạnh, lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh Quảng Nam mang ý nghĩa hết sức quan trọng, là đợt sinh...

Phê duyệt hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Nam Giang

Các chỉ tiêu phát triển vùng đến năm 2030 gồm: dân số toàn huyện khoảng 33.900 người (dân số thường trú khoảng 29.000 người); trong đó dân số đô thị khoảng 10.450 người (dân số thường trú khoảng 8.750...

Hoàn thành đoạn tuyến từ đường ĐH12.ĐB đến giáp cầu Quảng Đà trước ngày 27/3/2025

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu UBND thị xã Điện Bàn khẩn trương triển khai thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và chỉ đạo đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ thi công các...

Lãnh đạo huyện Thăng Bình thăm, chúc mừng lễ Thánh Đán Đức Chí Tôn đạo Cao đài

Tại những nơi đến thăm, lãnh đạo huyện Thăng Bình tặng hoa chúc các vị chức sắc, tín đồ đạo Cao đài đón đại lễ an lành, hạnh phúc; đồng thời thông tin những kết quả nổi bật về...

Cùng chuyên mục

Vùng cao Nam Giang nỗ lực khôi phục nghề đan lát truyền thống

Là một trong số 7 phụ nữ tham gia lớp học đan lát, nhiều tháng qua, chị Arất Chiến gần như không vắng mặt buổi nào. Bằng quyết tâm của mình, chị Chiến nói việc theo học nghề truyền...

Chung kết Liên hoan Giọng hát hay thanh niên huyện Núi Thành năm 2025 – Đài Phát Thanh

Tối ngày 3/2/2025 (mùng 6 Tết Ất Tỵ), tại Quảng trường huyện Núi Thành, Trung tâm Văn hóa – Thể thao & Truyền thanh – Truyền hình huyện phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện tổ chức chung kết Liên hoan Giọng hát hay thanh niên huyện Núi Thành năm 2025 với chủ đề “Tự hào – Vững tin theo Đảng“.Liên hoan năm nay thu hút 50 thí sinh đến từ 17 xã, thị trấn, các trường...

Điện Bàn tổ chức chương trình nghệ thuật Mừng Đảng – Đón Xuân Ất Tỵ 2025

Tối 3/2, tại Công viên Thanh niên, Trung tâm VH-TT & TT-TH thị xã Điện Bàn tổ chức chương trình nghệ thuật Mừng Đảng – Đón Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Sáng mãi niềm tin”.Chương trình gồm 17 tiết mục đặc sắc do các diễn viên đến từ các câu lạc bộ, trung tâm năng khiếu trên địa bàn thị xã biểu diễn. Với các thể loại đa dạng như hát múa, tốp ca, nhảy dân vũ,...

Thí sinh Đỗ Thị Kim Trúc đoạt giải Nhất Chung kết liên hoan giọng hát hay thanh niên huyện Núi Thành Xuân Ất Tỵ

Liên hoan giọng hát hay thanh niên huyện Núi Thành mừng Xuân Ất Tỵ 2025” do Trung tâm VH-TT&TT-TH huyện phối hợp với Huyện đoàn tổ chức là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày...

Chương trình văn nghệ “Xuân yêu thương” quyên góp hơn 100 triệu đồng hỗ trợ phụ nữ khó khăn

Tối ngày 3/2, thôn Quý Phước, xã Bình Quý, huyện Thăng Bình tổ chức đêm văn nghệ với chủ đề “Xuân yêu thương”, chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.Nhân dịp này, Chi hội Phụ nữ thôn Quý Phước trao 30 suất quà (mỗi suất 500.000 đồng) cho hội viên phụ nữ và học sinh có hoàn cảnh khó khăn, đồng thời hỗ trợ 3,6 triệu đồng cho một em học sinh...

Tết trong niềm vui hội làng

“Người Cơ Tu quan niệm tất cả vạn vật đều có thần. Vì thế, lễ hội này ngoài mục đích chào đón năm mới còn là dịp để tạ ơn thần linh suốt một năm qua đã phù trợ,...

Nhân duyên Việt – Hàn và câu chuyện của ông Lý Xương Căn

Là đại sứ du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc, ông Lý nói, ông luôn cố gắng quảng bá tiềm năng của các địa phương Việt Nam đến với cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc, giúp họ nhận diện...

Nối dài tình bang giao Việt

Gắn kết cộng đồngNăm 2022, dự án tu bổ di tích Chùa Cầu do Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An chủ trì được triển khai thực hiện. Dự án tu bổ này có...

Giáo sư người Nhật – Hiroki Tahara: Về nghe tiếng Việt

Tahara khiêm tốn nói: “Nhiều người nước ngoài giỏi tiếng Việt hơn mình lắm, còn Ta, tiếng Việt cũng còn hạn chế. Nhưng do có nhiều bạn người Việt Nam tốt, họ sẵn sàng hy sinh thời gian, chịu...

Đồng bào Cơ Tu mở hội truyền thống mừng năm mới

- Đồng bào Cơ Tu vui múa trống chiêng mừng năm mới: ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất