Tháng 11/2024, giá trị xuất khẩu rau quả tháng 11/2024 đạt 500 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu rau quả 11 tháng năm 2024 lên 6,66 tỷ USD. Ngành rau quả Việt Nam tự tin có thể lập kỷ lục 7,2 tỷ USD trong cả năm 2024…Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2024 vẫn đạt mức kỷ lục 10 tỷ USD, giữ vững vị trí xuất khẩu thủy sản thứ 3 thế giới.Chiều tối 24/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với Đại sứ và cán bộ, nhân viên Đại sứ quán các nước Saudi Arabia, Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Qatar tại Hà Nội nhằm thúc đẩy hiện thực hóa thỏa thuận cấp cao Việt Nam với 3 nước.Tháng 11/2024, giá trị xuất khẩu rau quả tháng 11/2024 đạt 500 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu rau quả 11 tháng năm 2024 lên 6,66 tỷ USD. Ngành rau quả Việt Nam tự tin có thể lập kỷ lục 7,2 tỷ USD trong cả năm 2024…Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 giai đoạn 1: từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), tỉnh Vĩnh Long đã đạt được một số kết quả nổi bật, làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào DTTS và miền núi, giúp người dân nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện Chương trình tại địa phương cũng đang gặp một số khó khăn, vướng mắc cần có giải pháp tích cực hơn để tháo gỡ. Phóng viên báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Thạch Dương, Trưởng ban Dân tộc, Phó Ban chỉ đạo Chương trình MTQG 1719 tỉnh Vĩnh Long để có thông tin rõ hơn về tình hình triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn thời gian qua.Lần đầu tôi đến Đà Lạt là vào mùa mai anh đào nở rộ. Trước đó tôi đã nghe nhiều về loài hoa này nhưng khi tận mắt ngắm nhìn, vẫn không khỏi ngỡ ngàng bởi vẻ đẹp như thơ của nàng hoa. Trong hanh hao se lạnh của phố núi mờ sương, từng chùm mai anh đào bung mình khoe sắc. Cánh hoa e ấp như em bé đang say mộng bỗng giật mình tỉnh giấc, như cô sơn nữ ngơ ngác trước phố xá rộn ràng. Màu hồng tươi thắm trong vạt nắng vàng chảy mật, rạng rỡ gọi Xuân về.Cái bắt tay “lịch sử” của hai địa phương Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng đã làm sống dậy một hùng quan, tạo lập một hình mẫu tiêu biểu về công tác khôi phục bảo tồn di sản. Cứ thế, Hải Vân Quan đã sống dậy như một thời hào hùng thủa xưa, nơi mà người người đi qua phải nhớ đến.Bát Xát (Lào Cai) là huyện vùng cao biên giới còn nhiều khó khăn; tuy nhiên, thời gian qua công tác khuyến học, khuyến tài phát triển mạnh mẽ. Trong đó, các dòng họ khuyến học trong đồng bào DTTS đã và đang góp phần lan tỏa tinh thần hiếu học, học tập suốt đời.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều ngay 24/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Tôn vinh nét đẹp cổ phục Việt. Trải nghiệm đêm tháp Pô Sah Inư. Lễ hội Kìn chiêng bốc mạy của người Thái. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Chú trọng protein, các thực phẩm chống viêm, nguồn gốc thực vật, cắt giảm đường và muối là những xu hướng trong chế độ ăn uống sẽ được nhiều người lựa chọn vào năm 2025.Lễ Mừng lúa mới (Hàng Sị Phạt) của dân tộc Cống tại huyện Nậm Nhùn (tỉnh Lai Châu) được tổ chức với ý nghĩa tạ ơn ông bà, tổ tiên và các vị thần linh đã phù hộ, che chở cho cây trồng tốt tươi, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, đầy đủ và hạnh phúc. Đây cũng là một trong những lễ hội độc đáo, đặc sắc mang đậm nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc.Với mục tiêu nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, tạo nhiều sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, mang tính đặc trưng vùng miền địa phương, thời gian qua, tỉnh Tuyên Quang đã đẩy mạnh triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP). Đặc biệt, Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) triển khai trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã và đang mang đến “luồng gió mới” cho nhiều doanh nghiệp, HTX tại vùng đồng bào DTTS và miền núi đẩy mạnh phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, tạo ra nhiều sản phẩm nông sản, dược liệu có chất lượng.Rồ Ôn là khu dân cư xã vùng cao Phước Hà thuộc huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận, có nhiều nghệ nhân tâm huyết giữ nghề mây tre đan truyền thống của đồng bào Raglay. Các sản phẩm đan lát từ mây tre “mẹ truyền con nối” gắn bó với đời sống người dân địa phương. Nghề mây tre đan tạo ra những sản phẩm tinh xảo, đáp ứng nhu cầu của thị trường, tạo việc làm cho đồng bào Raglay, tăng thu nhập, nâng cao đời sống gia đình, tích cực góp phần xây dựng nông thôn mới.Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Nam vừa có công văn gửi các ngành, địa phương về việc chủ động ứng phó với mưa lớn, thời tiết nguy hiểm trên biển và nguy cơ ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất trên địa bàn tỉnh.
Cụ thể, theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tháng 11/2024, giá trị xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt 500 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu rau quả 11 tháng năm 2024 lên 6,66 tỷ USD, tăng 28,2% so với cùng kỳ năm 2023. Với kết quả này, ngành rau quả Việt Nam tự tin có thể lập kỷ lục 7,2 tỷ USD trong cả năm 2024.
Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang hầu hết các thị trường lớn tăng trưởng khả quan, trong đó khai thác tốt nhiều thị trường tiềm năng như: Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, UAE. Đóng góp phần lớn vào kim ngạch xuất khẩu rau quả phải kể đến sản phẩm sầu riêng với thị trường chủ lực là Trung Quốc. Trong các mặt hàng rau quả xuất khẩu, giá trị xuất khẩu sầu riêng ghi nhận tăng trưởng 45%, xuất khẩu chuối ghi nhận tăng trưởng hơn 24%, xoài tăng 40%, mít tăng 25%… so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, Trung Quốc đứng vị trí thứ nhất về tiêu thụ hàng rau quả của Việt Nam với 66,5% thị phần, đạt 4,1 tỷ USD, tăng 28,7% so với cùng kỳ năm 2023. Hai thị trường xuất khẩu rau quả lớn tiếp theo là Mỹ và Hàn Quốc có thị phần lần lượt là 4,7% và 4,3%.
Giá trị xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam tăng ở 14 trong tổng số 15 thị trường xuất khẩu chính. Thị trường Đức có mức tăng mạnh nhất, với 73,6%. Hà Lan là thị trường quan trọng duy nhất có giá trị xuất khẩu giảm, với mức giảm là 26%.
Từ chiều ngược lại, giá trị nhập khẩu rau quả tháng 11/2024 ước đạt 230 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu rau quả 11 tháng năm 2024 lên 2,1 tỷ USD, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm 2023. Trung Quốc (chiếm thị phần 42,4%), Hoa Kỳ (17,9%) và Australia (7%) là 3 thị trường cung cấp rau quả lớn nhất cho Việt Nam. So với cùng kỳ năm 2023, giá trị nhập khẩu rau quả trong 11 tháng năm 2024 từ Trung Quốc tăng 24,2%, Hoa Kỳ tăng 29,9% và Australia tăng 3,2%.