Lũy kế 4 tháng đầu năm 2024, số vốn đầu tư này đã đạt gần 1.800 tỷ đồng (tăng 16,6% so cùng kỳ, đạt 20,9% kế hoạch). Vốn đầu tư thuộc cấp tỉnh quản lý thực hiện đạt 818 tỷ đồng, đạt 25,5% kế hoạch, nhưng giảm 15,6% so cùng kỳ.
Vốn cấp xã quản lý ước thực hiện 80 tỷ đồng, giảm 19,9% so cùng kỳ. Tăng trưởng mạnh thuộc về vốn đầu tư thuộc cấp huyện quản lý, ước thực hiện 882 tỷ đồng(tăng 93% so cùng kỳ và đạt 16,6% kế hoạch.
Khối lượng vốn đầu tư thực hiện trong 4 tháng qua, tập trung chủ yếu ở công trình giao thông chuyển tiếp có tổng mức đầu tư tương đối lớn. Cụ thể như: dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 14E đoạn km 15+270 – km 89+700 (đi qua Hiệp Đức, Phước Sơn, Thăng Bình); dự án nối quốc lộ 14H đến ĐT609C – Đại Lộc, cầu Tân Bình và đường tránh quốc lộ 14E qua nội thị thị trấn Tân Bình (Hiệp Đức); dự án đường giao thông kết nối với các tiểu vùng sản xuất nông lâm nghiệp với các khu – cụm công nghiệp Quế Sơn (ĐH21QS)
Ngoài ra, còn có các dự án nâng cấp, mở rộng trục chính nội thị (đoạn từ ngã ba đường tránh Điện Minh – cầu Câu Lâu cũ – Điện Minh và Điện Phương); đường trục chính từ khu công nghiệp Tam Thăng đi cảng Kỳ Hà và sân bay Chu Lai; đường bao Nguyễn Hoàng, đường gom tại nút giao giữa đường Lý Thường Kiệt và đường Nguyễn Hoàng (Tam Kỳ); tuyến nối từ ĐT609C đến quốc lộ 14B; dự án Phát triển môi trường, hạ tầng đô thị để ứng phó với biến đổi khí hậu TP.Hội An…
Tuy nhiên, tính đến cuối tháng 4/2024, tỷ lệ giải ngân mới chỉ đạt 12,6% (891,4/7.056,8 tỷ đồng). Tỷ lệ này cao hơn so cùng kỳ năm 2023 (4 tháng đầu năm 2023 giải ngân đạt 10,3% kế hoạch vốn (878,3 tỷ đồng), nhưng tiến độ giải ngân vốn đầu tư công bị đánh giá thấp.