Powered by Techcity

Vỡ kế hoạch giải ngân


anh lam viec
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn làm việc với các ngành địa phương về tiến độ thực hiện Tiểu dự án 1 Ảnh NĐ

Tỷ lệ giải ngân thấp

Giai đoạn 2022 – 2024, trên cơ sở đăng ký khối lượng của các địa phương Nam Trà My, Bắc Trà My, Phước Sơn, Hiệp Đức, Nam Giang, Đông Giang, Tây Giang, nguồn vốn đã phân bổ hơn 189 tỷ đồng để thực hiện Tiểu dự án “Phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân” (Tiểu dự án 1, thuộc dự án 3 – Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi).

Về kết quả giải ngân, theo Sở NN&PTNT, năm 2022 đạt 10,43% kế hoạch vốn giao. Trong khi đó, năm 2023, các địa phương giải ngân được hơn 22 tỷ đồng (vốn năm 2022 chuyển sang đạt 28,53%, vốn phân bổ năm 2023 đạt 14,59%). Còn năm 2024 ước giải ngân hơn 33,6 tỷ đồng, đạt 50% kế hoạch vốn giao.

Ngoài vướng mắc do cơ chế, việc phân bổ vốn chậm, vào thời điểm không thuận lợi, thì trong thực tiễn triển khai thực hiện Tiểu dự án 1 cũng gặp những khó khăn, khối lượng không đạt như đăng ký ban đầu khiến vỡ kế hoạch giải ngân vốn được giao.

Theo phân tích của ngành chuyên môn và địa phương, chỉ có hai hạng mục của Tiểu dự án “Phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân” là khoán bảo vệ rừng và bảo vệ rừng được thực hiện cơ bản suôn sẻ.

Đối với 4 hạng mục còn lại không vướng quy định thì không có đối tượng tham gia, người dân không mặn mà do rắc rối về thủ tục hồ sơ, quen với trồng cây keo, nên vận động đổi sang trồng loại cây khác rất khó…

Ông Đinh Văn Bảo – Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Giang cho hay, năm 2023, huyện thực hiện được 400ha trồng rừng sản xuất. Tuy nhiên, việc vận động người dân đăng ký lập được hồ sơ, phê duyệt thiết kế, tổ chức đấu thầu hết sức khó khăn. Nghị quyết Huyện ủy Đông Giang đề ra hằng năm trồng 800ha rừng gỗ lớn, với định hướng cây quế, trồng từ 10 – 15 năm. Khi người dân đăng ký, diện tích phân tán nhỏ lẻ, không đáp ứng tối thiểu 3ha, hay nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng nên không thực hiện được.

Theo ông Bảo, huyện quy hoạch rừng sản xuất 19 nghìn héc ta, đăng ký một năm trồng 800ha; khi triển khai theo kế hoạch trồng rừng thì nhiều diện tích đang trồng keo từ 3 – 5 tuổi, không thể tham gia ngay.

Có trường hợp người dân đăng ký tham gia năm 2023, xác định trúng vào diện tích quy hoạch rừng phòng hộ; theo đó, năm 2024, huyện đưa vào chỉ tiêu trồng rừng phòng hộ, nhưng người dân cũng nảy sinh tư tưởng sợ mất đất, chu kỳ khai thác chỉ được 20% theo từng năm… Người dân còn e dè dù theo quy định được hỗ trợ cao gấp đôi.

Ở góc độ chuyên môn, theo ông Trần Út – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, các địa phương chưa rà soát kỹ việc đăng ký khối lượng thực hiện hỗ trợ trồng rừng sản xuất và phòng hộ. Qua làm việc với các địa phương, khối lượng đăng ký nhiều (cụ thể năm 2022 và 2023 là hơn 2.447,3ha).

Định mức hỗ trợ bảo vệ rừng (400 nghìn đồng/ha) và phát triển rừng (10 triệu đồng/ha) còn thấp, chưa khuyến khích người dân tham gia các hạng mục phát triển rừng.

Các hạng mục hỗ trợ thực hiện phần lớn giao cho UBND xã, song trên địa bàn tỉnh hiện nay, hầu hết cán bộ lâm nghiệp xã là bán chuyên trách hoặc kiêm nhiệm nên thiếu chuyên môn. Do đó, việc triển khai tham mưu thực hiện tiểu dự án này còn chậm và hạn chế.

anh giam sat 7
Lực lượng chức năng khảo sát thực trạng rừng Ảnh NĐ

Quyết tâm làm khi còn dư địa

Theo Ban Dân tộc tỉnh, số vốn còn lại chưa phân bổ cho các huyện hơn 104,5 tỷ đồng, để giải ngân hết nguồn vốn này là điều không dễ. Để không bị mất vốn, trong trường hợp bất khả kháng, các địa phương cần tính toán linh hoạt điều chỉnh nguồn vốn từ Tiểu dự án 1 sang các dự án cùng Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Thống nhất với đề xuất này, song ông A Lăng Mai – Trưởng ban Dân tộc tỉnh cũng lưu ý, miền núi có thế mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp, chính sách hỗ trợ đều vì mục tiêu này.

Vậy nên, Sở NN&PTNT phối hợp với các địa phương rà soát lại khối lượng, kiểm tra lại con số đã giải ngân trong số vốn đã phân bổ được bao nhiêu, xác định rõ nhu cầu để đăng ký sử dụng đối với số vốn còn lại.

Cho biết dư địa thực hiện Tiểu dự án 1 tại các địa phương còn lớn, theo ông Từ Văn Khánh – Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh, đối với kế hoạch năm 2024, khả năng các địa phương đăng ký hạng mục khoán bảo vệ rừng và bảo vệ rừng giải ngân 100%. Còn các hạng mục khác giải ngân đạt khoảng 50%.

Để thực hiện đạt cam kết giải ngân 50% vào cuối năm 2024, các địa phương cấp huyện chỉ đạo UBND các xã làm chủ đầu tư đẩy mạnh tuyên truyền vận động người dân thấy được lợi ích trồng rừng, phục hồi rừng, từ đó đăng ký tham gia.

“Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXII, đến năm 2025, Quảng Nam phải đạt độ che phủ rừng 61%. Tuy nhiên, đến cuối năm 2023 mới đạt được 58,88% (nhiều diện tích rừng bị mất do bão lũ, sạt lở năm 2020).

Với tiến độ thực hiện như hiện nay, đến năm 2025 tỷ lệ che phủ dự kiến mới đạt 59,5%. Muốn đạt được độ che phủ rừng theo kế hoạch, mỗi năm chúng ta phải trồng 3.000ha rừng. Chúng ta thực hiện đạt được chỉ tiêu của Tiểu dự án 1 hơn 3.300ha sẽ góp phần vào việc hoàn thành chỉ tiêu che phủ rừng như nghị quyết của Tỉnh ủy đề ra” – ông Khánh nói.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn đề nghị các địa phương phối hợp với Sở NN&PTNT rà soát, đánh giá lại kết quả và dư địa thực hiện với các hạng mục khoanh nuôi tái sinh rừng có trồng rừng bổ sung, trồng rừng phòng hộ, rừng sản suất.

Nguồn vốn đã giao, có địa chỉ, đang thực hiện thì đôn đốc khẩn trương hoàn thành để đảm bảo giải ngân, với tinh thần không để mất vốn. Đối với nguồn vốn chưa phân bổ hơn 104,5 tỷ đồng, cần làm rõ nguyên nhân, đề xuất cách thức, giải pháp để xử lý.

Sở NN&PTNT và Ban Dân tộc tỉnh làm việc với các địa phương xác định lại tinh thần quyết tâm làm khi còn dư địa, điều kiện, đối tượng, chỉ khi không thể thực hiện được thì mới điều chỉnh nguồn vốn.



Nguồn: https://baoquangnam.vn/trien-khai-chinh-sach-phat-trien-kinh-te-lam-nghiep-gan-voi-bao-ve-rung-vo-ke-hoach-giai-ngan-3139786.html

Cùng chủ đề

Phước Sơn giải ngân vốn 3 chương trình mục tiêu quốc gia đạt 43,2%

Đến 15/11, huyện Phước Sơn giải ngân được hơn 221,2/512,5 tỷ đồng (đạt 43,2%); trong đó, vốn đầu tư giải ngân 146,4 tỷ đồng (đạt 51,8%), vốn sự nghiệp giải ngân 74,8 tỷ đồng (đạt 32,6%). Kế hoạch vốn...

Tăng tốc… giải ngân

Nguồn vốn lớn, giải ngân thấpNăm 2024, vốn đầu tư công của Quảng Nam khá lớn, nhất là đối với 3 chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Tuy nhiên, thời gian qua nhiều đơn vị, địa phương có tỷ lệ giải ngân rất thấp,...

Điều chỉnh kinh phí sự nghiệp thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn đã nghe báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh, Sở LĐ-TB&XH, Sở NN&PTNT, Văn phòng Điều phối nông thôn mới, Sở Tài chính, Sở KH&ĐT về công tác điều chuyển nguồn...

Quảng Nam gấp rút phân bổ vốn đầu tư công

Chính quyền đã ban hành chỉ thị phấn đấu giải ngân 100% tổng vốn đầu tư công 2024 theo các mốc thời gian cụ thể. Có thể hiểu áp lực giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 rất...

Huyện ủy Phước Sơn tổ chức diễn đàn “Đảng lắng nghe dân nói”

Tại diễn đàn, nhân dân mong muốn huyện tạo điều kiện cho các đối tượng ngoài hộ nghèo, cận nghèo được tham gia các dự án sản xuất kinh doanh; hỗ trợ chi phí trồng rừng gỗ lớn, tìm...

Cùng tác giả

Sáp nhập Liên đoàn Lao động huyện Nông Sơn vào Liên đoàn Lao động huyện Quế Sơn

Đại diện lãnh đạo LĐLĐ tỉnh đã công bố quyết định sáp nhập LĐLĐ huyện Nông Sơn vào LĐLĐ huyện Quế Sơn kể từ ngày 1/1/2025; chấm dứt hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Ủy ban...

Năm 2024, Quảng Nam giải quyết đúng hạn 99,76% hồ sơ thủ tục hành chính ở cấp tỉnh

Tại hội nghị, Chánh Văn phòng UBND tỉnh tặng giấy khen 7 tập thể, 11 cá nhân hoàn thành tốt công tác tiếp nhận và giải quyết TTHC năm 2024.Năm 2024, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai...

Đại biểu HĐND tỉnh Quảng Nam tiếp xúc cử tri các xã cánh Đông huyện Thăng Bình – Đài Phát Thanh

Sáng ngày 6/1/2025, các đại biểu HĐND tỉnh Quảng Nam gồm Đại tá Hoàng Văn Mẫn – Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh, ông Phan Thanh Thiên – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy tiếp xúc với gần 100 cử tri thị trấn Hà Lam, xã Bình Nguyên và các xã cánh đông huyện Thăng Bình.Sau khi nghe đại biểu HĐND tỉnh thông tin những nội dung kỳ họp thứ 28, HĐND tỉnh khóa X,...

Đảng ủy Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Nam triển khai công tác biên phòng 2025 – Đài Phát Thanh

Chiều ngày 06/1/2025, Đảng ủy Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Nam tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác biên phòng năm 2025. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu dự hội nghị.Dịp này, Bộ chỉ huy BĐBP Quảng Nam được Bộ Quốc Phòng tặng cờ thi đua “Đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua quyết thắng”; nhiều tập thể, cá nhân được UBND tỉnh, Chính ủy BĐBP tuyên dương, khen thưởng vì đã...

Đại biểu HĐND tỉnh Quảng Nam tiếp xúc cử tri huyện Thăng Bình

Bày tỏ vui mừng trước những kết quả Quảng Nam đạt được thời gian qua, cử tri huyện Thăng Bình kiến nghị nâng chế độ đóng bảo hiểm xã hội và nhận lương hưu đối với cán bộ không...

Cùng chuyên mục

GDP Việt Nam năm 2024 tăng 7,09%

Theo số liệu công bố sáng 6/1 của Tổng cục Thống kê, GDP quý IV/2024 tăng 7,55% so với cùng kỳ năm trước đó.Như vậy, GDP 2024 tăng 7,09% so với năm 2023. Mức này chỉ thấp hơn tốc độ tăng các năm 2018, 2019 và 2022 trong 15 năm qua, cho thấy kinh tế phục hồi rõ nét.Tăng trưởng kinh tế vượt 7% của Việt Nam là điểm sáng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn khó...

OCOP 3 sao với bún gạo lứt khô Lợi Phát

Tuy làm bún gạo lứt tốn gấp hai thời gian thành phẩm bún gạo trắng, nhưng giá cả hai loại này chênh lệch gấp đôi. “Làm mấy chục ký gạo lứt thì bằng thời gian làm 1 tạ gạo...

Từ 1/1/2025, dự án đầu tư của Quảng Nam dưới 15 tỷ đồng do Giám đốc Sở Tài chính phê duyệt quyết toán

Theo đó, UBND tỉnh ủy quyền cho Giám đốc Sở Tài chính phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành và chủ tịch UBND cấp huyện phê duyệt quyết toán chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.Cụ...

Đưa 600 mặt hàng lên trang sản phẩm của Quảng Nam

Trong đó Sở Công Thương đã xây dựng, đưa vào hoạt động trang sản phẩm tỉnh Quảng Nam (sanpham.quangnam.gov.vn) tích hợp ứng dụng Smart Quảng Nam với 600 sản phẩm của 127 cơ sở, doanh nghiệp. Sở NN&PTNT hỗ...

Tam Kỳ với những động lực mới

Thu ngân sách khởi sắcCũng như nhiều địa phương khác, năm 2024 TP. Tam Kỳ đối mặt với nhiều khó khăn trong công tác thu ngân sách, nhất là khoản thu tiền sử dụng đất phải điều chỉnh giảm...

Tổng kiểm kê tài sản công, tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý

Việc tổng kiểm kê thực hiện theo Quyết định số 213 ngày 1/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án tổng kiểm kê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản kết...

Phát triển kinh tế – xã hội của Quảng Nam năm 2025: Vì mục tiêu tăng trưởng “hai con số”

“Chúng ta đã rút ra được nhiều kinh nghiệm quý báu để lưu ý và làm tốt hơn trong giai đoạn sắp tới. Không được bi quan trước khó khăn, nhưng cũng không thỏa mãn với những gì đã...

Điều chỉnh tiến độ thực hiện một dự án ven biển phường Điện Dương đến hết năm 2026

Theo đề nghị của Sở KH-ĐT, ý kiến của UBND thị xã Điện Bàn và Sở TN-MT, UBND tỉnh thống nhất điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án này đến tháng 12/2026 sẽ hoàn thành, đưa toàn bộ...

Hội An có hơn 100.000 chậu quật cảnh phục vụ Tết nguyên đán Ất Tỵ

Riêng xã Cẩm Hà có hơn 350 hộ trồng quật bán dịp Tết, với khoảng 71.000 chậu các loại. Đến thời điểm này, các nhà vườn trồng quật đã được các thương lái đến hỏi mua và đặt cọc...

Kiệu tết chậm lớn do thiếu nắng

Nhà trồng 3 sào kiệu, từ 6 giờ sáng đến hơn 11 giờ trưa vẫn ở trên mấy đám kiệu, bà Nguyễn Thị Hường (thôn Tất Viên, xã Bình Phục) trông trời: “Chỉ mong trời nắng cứu được củ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất