Powered by Techcity

Vì sao Bộ Tài chính “đòi nợ” Quảng Nam?

hoan-thanh-3-.jpg
Dự án thành phần HAW5 Xây dựng đường dẫn phía bắc cầu Cửa Đại đã hoàn thành nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng năm 2021 Ảnh TD

Dự án dừng kỹ thuật, vẫn nhận “trát đòi nợ”

Dự án phát triển môi trường, hạ tầng đô thị để ứng phó biến đổi khí hậu TP.Hội An có tổng vốn đầu tư 88,5 triệu USD, tương đương hơn 1.859 tỷ đồng. Trong đó vốn vay Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) 70 triệu USD, vốn viện trợ không hoàn lại 3 triệu USD và 15,5 triệu USD vốn đối ứng. Dự án thực hiện từ 2015 – 2022 theo Quyết định số 665 ngày 26/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

Kế hoạch hoàn thành dự án vào 31/12/2022 đã không thể thực hiện được. Thủ tướng Chính phủ đã quyết định gia hạn dự án kết thúc vào 31/12/2023. HĐND tỉnh đã đồng ý bỏ ra 56 tỷ đồng từ ngân sách địa phương cho chủ đầu tư trả các chi phí phát sinh trong thời gian gia hạn khoản vay ADB của dự án 88,5 triệu USD này. Tuy nhiên, dự án vẫn không thể hoàn thành đúng tiến độ như cam kết.

Theo chủ đầu tư (Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Quảng Nam), tất cả gói thầu của dự án, bao gồm 3/3 gói thầu tư vấn có sử dụng vốn ADB, 8/8 gói thầu xây lắp thuộc 5 dự án thành phần và 1 gói thầu HA/C1 (hệ thống cảnh báo lũ tại sông Vu Gia – Thu Bồn) đã được trao hợp đồng. Các dự án thành phần: HA/W1 (xây dựng hồ chứa nước Lai Nghi, Pháp Bảo); HA/W2 (đường dẫn cầu Cửa Đại nam Hội An); HA/W5 (xây dựng đường dẫn phía bắc cầu Cửa Đại và HA/C1 (hệ thống cảnh báo lũ tại sông Vu Gia – Thu Bồn) đã hoàn thành, đưa vào sử dụng.

Tuy nhiên, có 2 gói thầu không thể hoàn thành đúng thời gian thực hiện dự án. Cụ thể, gói thầu HA/W3-2 nạo vét sông Cổ Cò thuộc dự án thành phần HA/W3 và gói thầu HA/W4 nâng cấp, cải tạo tuyến ĐT608 chỉ hoàn thành đoạn từ cầu chui quốc lộ 1 đến cống Lai Nghi và đoạn ĐT609. Số còn lại gồm đoạn từ cống Lai Nghi đến ngã ba Lai Nghi và ĐH14.ĐB, đoạn tuyến kè từ cống Lai Nghi đến ngã ba Lai Nghi vẫn chưa có mặt bằng, không thể triển khai thi công. Bất khả kháng, chủ đầu tư buộc lòng phải đề nghị UBND tỉnh cho phép không thực hiện gói thầu HA/W3-2 nạo vét sông Cổ Cò, dừng kỹ thuật các đoạn tuyến ĐH14.ĐB, ĐT608 (từ cống Lai Nghi đến ngã ba Lai Nghi) thuộc gói thầu HA/W4 nâng cấp, cải tạo tuyến ĐT608, dừng kỹ thuật đoạn kè từ cống Lai Nghi đến ngã ba Lai Nghi thuộc gói thầu HA/W1 (xây dựng hồ chứa nước Lai Nghi và Pháp Bảo).

Việc dừng kỹ thuật dự án đã được UBND tỉnh Quảng Nam chấp thuận. Các hạng mục dang dở sẽ tiếp tục đầu tư khi ngân sách đủ lực. Nhưng, bất ngờ, Quảng Nam lại nhận “trát đòi nợ”. Phó Giám đốc Sở Tài chính Trần Quốc Tuấn cho biết Sở Tài chính đã nhận được Công văn số 11896 ngày 1/11/2023 của Bộ Tài chính (Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại) kèm phụ lục nêu Quảng Nam chưa nộp phí cam kết từ ngày 1/11/2017 đến 31/12/2022 là 527.743,92 USD và lãi phạt chậm phát sinh do chưa nộp phí cam kết từ 1/11/2017 đến 31/12/2022 là 27.936,77 USD.

dt-608.jpg
ĐT608 từ cống Lai Nghi đến ngã ba Lai Nghi gói thầu HAW4 vẫn dở dang

Đề nghị có được chấp nhận?

Theo Sở Tài chính, UBND tỉnh phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án (Quyết định số 1356 ngày 17/4/2015 của UBND tỉnh) cũng đã cơ cấu lãi, phí cam kết vào chi phí tài chính của dự án, trong đó phí cam kết 0,34 triệu USD trong tổng vốn vay 70 triệu USD để thực hiện trả phí cam kết của dự án. Vào các ngày 1 tháng 5 và 1 tháng 11 hằng năm, từ năm 2017 đến 31/12/2022, ADB đã trừ phí cam kết, lãi vay và ghi nợ cho khoản vay

Hơn 5 tháng sau ngày nhận “trát đòi nợ”, Sở Tài chính báo cáo UBND tỉnh, nêu rõ: Theo Hiệp định vay 3340-VIE ký ngày 25/3/2017 giữa Chính phủ Việt Nam và ADB thì lãi vay và phí cam kết được gốc hóa trong trong suốt thời gian thực hiện của dự án (bao gồm tỉnh Quảng Bình và Quảng Nam). Khoản vay có tổng vốn 100 triệu USD (trong đó tỉnh Quảng Nam là 70 triệu USD, tỉnh Quảng Bình 30 triệu USD). Trong 100 triệu USD khoản vay có phân bổ 6,49 triệu USD (cả tỉnh Quảng Nam và Quảng Bình) để trả tiền lãi và phí cam kết (gốc hóa) trong suốt thời gian thực hiện của dự án. ADB có quyền rút tiền từ tài khoản khoản vay để tự thanh toán, thay mặt cho bên vay số tiền cần thiết để thanh toán các khoản đến hạn đối với tiền lãi và phí cam kết.

img_1656.jpg
Hồ Pháp Bảo Hội An thuộc Dự án thành phần HAW1 đã hoàn thành

Theo yêu cầu của ADB, Ban Quản lý dự án các công trình giao thông Quảng Nam đã tạm tách phí cam kết, lãi vay phần của tỉnh Quảng Nam và ghi nhận vào báo cáo tài chính hằng năm của dự án. Tuy nhiên, trong Thỏa thuận cho vay lại số 32 ngày 30/3/2018 giữa Bộ Tài chính và UBND tỉnh Quảng Nam, lãi vay được gốc hóa, nhưng phí cam kết không được gốc hóa trong thời gian thực hiện dự án. Sự việc Bộ Tài chính chỉ căn cứ vào Thỏa thuận vay lại, không đề cập đến Hiệp định vay 3340VIE và có sự khác nhau giữa hiệp định vay và thỏa thuận cho vay lại về trả phí cam kết của dự án và lãi phạt chậm trả phí cho thấy sự “bất hợp lý” về việc “đòi nợ” này.

Ngày 10/5/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu đã có công văn gửi Bộ Tài chính (số 3310), theo đó UBND tỉnh thống nhất nộp phí cam kết trong thời gian thực hiện dự án. Bộ Tài chính không ghi nợ cho Quảng Nam. Riêng về khoản lãi phạt phát sinh do chưa nộp phí cam kết từ ngày 1/11/2017 đến 31/12/2022 cần phải tính toán cụ thể. Theo Bộ Tài chính tính toán, số tiền lãi phạt chậm là 27.936,77 USD. Theo rà soát hồ sơ của Quảng Nam thì kỳ ngày 1/11/2017, Thỏa thuận cho vay lại chưa được ký, chỉ ký ngày 30/3/2018, nên không đủ cơ sở để Quảng Nam nộp phí cam kết kỳ 1/11/2017. Quảng Nam yêu cầu Bộ Tài chính chỉ tính số tiền lãi phạt chậm trả chưa nộp khoản phí cam kết từ 1/5/2018 đến 1/5/2022 với số tiền 21.427,39 USD.

Tuy nhiên, ngay số tiền lãi phạt chậm phát sinh này, Quảng Nam cũng yêu cầu Bộ Tài chính không tính. Lý do Quảng Nam đưa ra là đã có sự khác nhau giữa Hiệp định vay và Thỏa thuận vay lại số 32 ngày 30/3/2018 về việc trả phí cam kết của dự án. Theo Hiệp định vay 3340-VIE thì phí cam kết được gốc hóa, nhưng Thỏa thuận cho vay lại giữa Bộ Tài chính và UBND tỉnh Quảng Nam thì phí cam kết không được gốc hóa. Đây là khoản vay mà tỉnh vay lại 100%, thực tế phí cam kết đã được gốc hóa và được ghi nhận vào báo cáo tài chính hằng năm nên không phát sinh khoản phạt chậm trả đối với ADB. Ngoài ra, một điểm quan trọng nữa được Quảng Nam viện dẫn rõ: Bộ Tài chính là cơ quan cho vay lại. Nhưng từ khi ký Thỏa thuận cho vay lại (30/3/2018) đến 31/12/2022, Bộ Tài chính không có văn bản nào gửi các ban, ngành, đơn vị liên quan đến việc UBND tỉnh Quảng Nam phải nộp phí cam kết của dự án ADB. Không nói gì hay đưa văn bản liên quan về lãi phạt chậm phát sinh do việc chậm nộp phí cam kết trong thời gian thực hiện dự án. Cho đến khi làm thủ tục gia hạn thời gian thực hiện dự án, Bộ Tài chính mới có công văn “đòi nợ”.

Kiến nghị đã gửi đi, nhưng “món nợ” này của Quảng Nam có được xử lý hay không, vẫn phải chờ!

Nguồn

Cùng chủ đề

Khẩn trương áp dụng thiết bị cột đo xăng dầu kết nối tự động

Thời gian qua, Ủy ban Tiêu chuẩn đo lường chất lượng quốc gia (trước đây là Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng) đã ban hành Quyết định phê duyệt mẫu cột đo xăng dầu có chức năng...

Quảng Nam ban hành chỉ thị về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế

Cụ thể, UBND tỉnh yêu cầu chủ tịch UBND cấp huyện triển khai, chỉ đạo thực hiện ngay các nội dung tại Quyết định số 2952 ngày 6/12/2024 của UBND tỉnh về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát...

Đại biểu “truy” trách nhiệm thực hiện các nghị quyết

Chủ trì phiên chất vấn gồm Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đức Dũng và 2 Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Xuân Vinh, Nguyễn Công Thanh.Trả lời chất vấn của các đại...

Hoàn thiện các báo cáo về tài chính, ngân sách trình HĐND tỉnh

Theo ông Đặng Phong - Giám đốc Sở Tài chính, nguồn tăng thu ngân sách tỉnh thấp. Khả năng cân đối nguồn để thực hiện các nghị quyết có hiệu lực thi hành đến năm 2025 gặp nhiều khó...

Cùng tác giả

Quảng Nam hướng đến nhiều hoạt động kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Tỉnh Quảng Nam hiện nay có 4 cơ quan báo chí, gồm: Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Quảng Nam, Tạp chí Đất Quảng, Tạp chí Khoa học. Đến tháng 12/2024, toàn tỉnh có 98 người được...

Điều động Giám đốc Sở GTVT Văn Anh Tuấn giữ chức Bí thư Huyện ủy Núi Thành

Tại hội nghị, lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy công bố Quyết định số 1827 ngày 14/2/2025 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc điều động ông Văn Anh Tuấn - Giám đốc Sở GTVT đến nhận...

Toàn cảnh về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy tỉnh Quảng Nam

Chính trịNGUYÊN ĐOAN - NGUYỄN TUẤN • 17/02/2025 17:11(QNO) - Phát huy những kết quả đã đạt được qua 7 năm việc thực hiện Nghị quyết Trung ương số 18 (khóa XII), Quảng Nam đang tiến hành khẩn trương, nghiêm túc các đề án, phương án sắp xếp tinh gọn tổ chức của hệ thống chính trị của tỉnh. Nguồn: https://baoquangnam.vn/toan-canh-ve-sap-xep-tinh-gon-to-chuc-bo-may-tinh-quang-nam-3149088.html

Quảng Nam triển khai nhiệm vụ công tác báo chí năm 2025

Chiều 17/2, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh uỷ, Sở Thông tin và Truyền thông và Hội Nhà báo tỉnh Quảng Nam phối hợp tổ chức hội nghị tổng kết công tác báo chí năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.Tại hội nghị, Giám đốc Sở TT&TT Nguyễn Đức Bình đã phát động đợt thi đua kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Dịp này, UBND tỉnh đã tuyên dương, khen thưởng các...

Cùng chuyên mục

Tiếp tục ưu đãi thuế công nghiệp hỗ trợ ô tô đến 31/12/2027

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 21/2025 ngày 10/2/2025 sửa đổi, bổ sung Điều 9 của Nghị định số 26/2023/NĐ-CP về biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức...

Tìm hiểu, khảo sát địa điểm đầu tư dự án bến du thuyền quốc tế tại Quảng Nam

Được biết, Công ty CP Biển Việt được thành lập từ năm 2003, ngành nghề hoạt động tập trung vào các lĩnh vực dầu khí, xăng dầu, vận tải biển. Văn phòng chính tại TP.Hồ Chí Minh, các chi...

Chợ truyền thống cần thay đổi nhiều hơn

Không ít doanh nghiệp sản xuất nhận định, hàng đưa vào chợ bán chậm hơn hẳn so với cách bán hàng trực tuyến, bán qua các kênh thương mại hiện đại. Hơn nữa, dù chợ truyền thống có tu...

Tiên Phước phải khắc phục triệt để các dự án chậm tiến độ, chậm đưa đất vào sử dụng

Trước đó, Bí thư Tỉnh ủy Lương Nguyễn Minh Triết, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Nam Hưng và đoàn công tác cũng đã đến thăm, tặng quà cho hộ gia đình bà Nguyễn Thị Lãnh (con liệt sĩ,...

UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu khẩn trương xây dựng kịch bản tăng trưởng 2 con số trong năm 2025

Sở Kế hoạch và Đầu tư được giao chủ trì, khẩn trương tham mưu kịch bản tăng trưởng theo yêu cầu tại Nghị quyết số 25 của Chính phủ; chịu trách nhiệm toàn diện trước UBND tỉnh, Chủ tịch...

Năm 2025, Nam Giang phấn đấu có ít nhất 12 sản phẩm OCOP 3 sao trở lên

Theo kế hoạch, huyện Nam Giang tăng cường tập huấn, đào tạo, hướng dẫn chuyên ngành theo lĩnh vực quản lý nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm (an toàn thực phẩm, công bố chất lượng, hồ sơ lô,...

Khẩn trương phân bổ, giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn Quảng Nam

UBND tỉnh giao Sở KH-ĐT nghiên cứu các ý kiến của Bộ Tài chính tại Công văn số 1298 ngày 4/2/2025 về tình hình thanh toán vốn các chương trình mục tiêu quốc gia nguồn ngân sách nhà nước...

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia

Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn nhấn mạnh, năm 2025 là năm cuối thực hiện các chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2025; do đó các sở, ngành, địa phương...

Doanh nghiệp Quảng Nam và động lực mới cho xuất khẩu

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Quảng Nam gồm sản phẩm may mặc, dệt kim, điện tử và linh kiện điện tử, giày da, sản phẩm từ gỗ, lều, vải các loại...Có thể thấy, những nỗ lực...

Thúc đẩy làm đường dẫn cầu Sông Thu

Trong số 11 hộ nêu trên, 6 hộ có diện tích đất ở bị thu hồi (5 hộ thuộc trường hợp phải di chuyển chỗ ở, 1 hộ chưa có nhà ở). Huyện sẽ bố trí vào khu tái...

Tin nổi bật

Tin mới nhất