Powered by Techcity

Về phương Nam lắng nghe…


8.jpg
Trình diễn đờn ca tài tử Nam Bộ Ảnh ST

Theo tinh thần ấy, hồi những năm 1930, từ một làng nhỏ trên Cù lao Giêng (Chợ Mới – An Giang), ông nội tôi đã đi nhiều nơi tìm bà con dòng họ và lần về cội nguồn quê quán.

Gia phả được ông ghi chép đến ông sơ đời thứ nhứt là “ở Quảng Ngãi hay Bình Định, mà gốc gác chắc cũng từ vùng Thanh Nghệ, tránh giặc mùa mà lưu lạc vô nơi này…”. Theo cuốn gia phả này thì đời ông nội tôi là thứ 5 và đến tôi là đời thứ 7.

Thời mở đất

Gia phả nhiều gia đình, dòng họ ở Nam Bộ cũng ghi nhận quê hương là miền Trung từ nhiều đời trước… Từ trong lịch sử, những đợt chuyển cư từ vùng Ngũ Quảng vào đất Đồng Nai – Gia Định diễn ra không ồ ạt nhưng tương đối đều đặn và liên tục.

Những đoàn lưu dân tự phát gồm người cùng quê hương bản quán, cùng dòng họ, theo quy luật “người đi trước rước người đi sau”, đến những đợt di dân quy mô lớn do triều Nguyễn tổ chức, “những người dân có vật lực ở xứ Quảng Nam, Điện Bàn, Quảng Ngãi, Quy Nhơn mộ vào Nam khai phá” như Lê Quý Đôn ghi chép trong Phủ biên tạp lục…

Nương theo bờ biển bằng những chiếc ghe bầu, lưu dân vào miền đất mới theo hai con đường chính: từ cửa Cần Giờ ngược dòng Đồng Nai vào vùng Gia Định. Từ đó có thể đi theo sông rạch về miền Tây mà nơi dừng chân đầu tiên là khu vực Long An ngày nay.

Một con đường khác là đi vào các cửa sông Tiền thuộc vùng Mỹ Tho, Bến Tre rồi dừng chân trên những giồng, gò còn hoang sơ nhưng rộng rãi bằng phẳng, gian nan khai khẩn trồng trọt, đánh bắt cá tôm… bắt đầu cuộc sống trên “vùng đất mới”.

Vài đời sau vì kế sinh nhai, vì chiến tranh hay những lý do khác, con cháu họ di chuyển và phân tán đi nhiều nơi, khai phá vùng đồng bằng rộng lớn.

Chính vì vậy mà ở Nam Bộ có rất nhiều di tích phản ánh thời “mở đất”: đình làng, đền, miếu, lăng mộ… thờ cúng bái vọng những nhân vật lịch sử, mà phần lớn gốc gác đều từ vùng Ngũ Quảng.

images783822_vlcsnap_2024_05_26_18h02m03s392.jpg
Tượng Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh tại đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh TP Biên Hòa tỉnh Đồng Nai Ảnh DH

Lưu danh sử sách

An Giang quê tôi là nơi có nhiều di tích của những công thần nhà Nguyễn quê ở miền Trung, nổi bật là hai danh thần Nguyễn Hữu Cảnh và Nguyễn Văn Thoại.

Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh là người có công lớn trong việc khai hoang, lập làng, xác định chủ quyền, bình định an dân… trên vùng đất Gia Định xưa nên cư dân Nam Bộ lập nhiều đình, miếu, kính cẩn tôn thờ ông là “Thượng đẳng phúc thần”.

Tại An Giang, dọc bờ sông Tiền ngày trước, nơi mà thuyền ông từng đi ngang hoặc ghé qua, cư dân xây dựng nhiều đình, dinh để ghi nhớ công trạng. Ở huyện Chợ Mới, nơi ông từng dừng chân năm 1.700 được gọi là cù lao Ông Chưởng.

Cù lao Ông Chưởng từ lâu đã gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của huyện Chợ Mới. Đây là một trong những vùng đất được khai phá đầu tiên của tỉnh An Giang, mở ra cơ hội cho lưu dân người Việt khai phá, định cư, lập làng, tiến tới xác lập chủ quyền.
Một danh thần của thời mở cõi khác, là Thoại Ngọc Hầu.

Ông tên Nguyễn Văn Thoại, quê tại huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Cuộc đời binh nghiệp của Thoại Ngọc Hầu trải qua chiến trận và gian khổ giai đoạn “Gia Long tẩu quốc”…

Sau khi nhà Nguyễn thống nhất đất nước, ông nhậm chức trấn thủ trấn Vĩnh Thanh (1817). Tại đây, ông đã thực hiện việc khẩn hoang lập ấp, đào kinh đắp đường, phát triển và bảo vệ vùng đất mới.

Năm 1818, ông vâng lệnh vua cho đào kênh Thoại Hà nối rạch Đông Xuyên (Long Xuyên) với ngọn Giá Khê (Rạch Giá). Vua Gia Long đã cho phép lấy tên ông để đặt cho tên núi (Thoại Sơn) và tên kênh (Thoại Hà).

Năm 1819 Thoại Ngọc Hầu khởi công đào kênh Vĩnh Tế, sau 5 năm con kênh quan trọng này hoàn thành (năm 1824). Con kênh nối liền Châu Đốc – Hà Tiên có ý nghĩa quan trọng trong giao thông vận tải và an ninh quốc phòng.

Đặc biệt có tác động lớn đến phát triển nông nghiệp vì kênh đưa nước ngọt sông Hậu vào rửa phèn ở vùng đất mặn, tạo điều kiện cho dân chúng đến khai hoang lập ấp, xây dựng xóm làng. Từ đây lại có thêm nhiều gia đình dòng họ từ miền Trung tiếp tục truyền thống mở đất đến định cư ở “vùng đất mới”.

Năm 1823, ông cho lập 5 làng trên bờ kênh Vĩnh Tế. Năm 1825, ông cho đắp con đường từ Châu Đốc lên Lò Gò (tức thị trấn Angkor Borei thuộc Campuchia ngày nay) – Sóc Vinh nối các làng với nhau rất tiện lợi trong việc đi lại của nhân dân. Năm 1826 ông cho đắp lộ Núi Sam – Châu Đốc, dài 5km. Làm xong, ông cho khắc bia “Châu Đốc Tân Lộ Kiều Lương” dựng tại núi Sam để kỷ niệm.

Năm 1828 ông dựng bia Vĩnh Tế sơn, nội dung tế cô hồn những dân binh, đồng thời ông cho thu nhặt và cải táng hài cốt của những người đã mất trong khi đào kênh Vĩnh Tế…

Hiện nay khu mộ ông Thoại Ngọc Hầu và hai người vợ của ông tại chân núi Sam là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Nơi đây còn là một vùng văn hóa tâm linh quan trọng của cả Nam Bộ, ghi dấu ấn giai đoạn xây dựng và củng cố vùng đất biên cương Tây Nam của Tổ quốc.

lang-tnh-scaled.jpg
Di tích Lăng Thoại Ngọc Hầu nằm dưới chân núi Sam tỉnh An Giang Ảnh Ban Quản lý KDL Quốc gia Núi Sam

Văn hóa lưu truyền từ Ngũ Quảng

Nhìn lại lịch sử khẩn hoang mở đất của ông cha ta, mới thấy việc di dân đến vùng đất mới trải qua vô vàn khó khăn, thách thức.
Thời chúa Nguyễn di dân tự do thường xuyên, “dân đi trước chính quyền đi sau”. Qua triều Nguyễn các đợt di dân ngày càng lớn hơn, được nhà nước tổ chức và khuyến khích nên hiệu quả rõ ràng và nhanh chóng.

Trong nửa đầu thế kỷ 19, nhà Nguyễn tổ chức bộ máy hành chính, đáp ứng kịp thời việc mở rộng lãnh thổ, tổ chức quân đội bảo toàn những thành quả đạt được, ổn định cuộc sống của dân ở vùng đất mới… Quá trình này có vai trò quan trọng của lưu dân Ngũ Quảng, người Hoa và các cư dân bản địa, họ cùng nhau thực thi công cuộc khai khẩn và phát triển vùng đất mới.

Đi vào miền Nam với công cụ, vũ khí và kinh nghiệm lao động, lưu dân còn mang theo nền văn hóa phong phú. Đờn ca tài tử Nam Bộ là một trong những thành tựu kế thừa và phát triển vốn văn hóa lưu truyền từ Ngũ Quảng.

Từ nhạc lễ, hát bội và một số sinh hoạt âm nhạc khác, đờn ca tài tử mang tính ngẫu hứng sáng tạo, lời ca và nhạc điệu phản ánh nhu cầu của con người ở không gian văn hóa xã hội mới. Người Nam Bộ luôn coi đờn ca tài tử là phần quan trọng của đời sống tinh thần, không thể thiếu trong các dịp lễ tết, giỗ chạp, cưới hỏi, hội họp…

Về phương Nam nghe đờn ca tài tử, ta được đắm mình hoài niệm về cội nguồn lắng đọng trong từng bài bản, từng điệu hò, giọng ca giản dị chân thành…

Và dù đã trải qua hàng trăm năm với những biến thiên lịch sử, vẫn còn đó những đền miếu thờ công thần danh tướng có công mở mang đồng bằng sông Cửu Long, những ngôi đình thờ các vị “tiền hiền hậu hiền” góp sức xây dựng từng làng xóm.

Từ hơn 300 năm trước đến nay, bao lớp người từ miền Trung đã ra đi. Đi một ngày đàng… những “sàng khôn” của thế hệ trước luôn được thế hệ sau tiếp nhận, tích lũy, bồi đắp, góp phần xây dựng đất phương Nam và nhiều vùng miền khác.



Nguồn: https://baoquangnam.vn/ve-phuong-nam-lang-nghe-3139072.html

Cùng chủ đề

Ngang dọc sông nước miền Tây

Đốt đèn dầu, nghe vọng cổTừ chợ Cái Răng, các ghe thuyền theo sông Cần Thơ tìm đến Rạch Trường Tiên, rồi theo các rạch nhỏ tìm đến làng vườn Mỹ Khánh. Đây là một trong những vườn trái...

Cùng tác giả

UBND huyện Hiệp Đức giảm còn 9 cơ quan chuyên môn sau sắp xếp, kiện toàn

Cùng với đó, tiếp nhận, chuyển giao chức năng, nhiệm vụ đối với các cơ quan:Văn phòng HĐND và UBND huyện Hiệp Đức: Tiếp nhận chức năng tham mưu quản lý nhà nước về lĩnh vực bảo trợ xã...

Công bố quyết định thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Tam Kỳ

Tại hội nghị, Thành ủy Tam Kỳ đã công bố các quyết định về thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy; Quyết định điều động, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo quản lý; quyết định giải...

Vào mùa lễ hội xuân, Quảng Nam kiểm soát ngăn ngừa hành vi trục lợi

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở VH-TT&DL chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm quy định tại các chỉ thị, nghị định của...

Quảng Nam khẩn trương thực hiện các trình tự, thủ tục sắp xếp tổ chức bộ máy

Ngày 11/2 Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam ký công văn gửi các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; Ban Quản lý các Khu kinh tế và Khu công nghiệp; Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND tỉnh về việc tiếp tục thực hiện phương án sắp xếp tổ chức bộ máy; Công văn nêu rõ:Trên cơ sở chỉ đạo tại Công văn số 24/CV-BCĐTKNQ18 ngày 18/12/2024, Công văn số 05/CV-BCĐTKNQ18 ngày 12/01/2025 của Ban Chỉ...

Khai mạc trọng thể Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV

Cũng theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội sẽ tiến hành một số nội dung về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền, theo đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kiện toàn...

Cùng chuyên mục

Vào mùa lễ hội xuân, Quảng Nam kiểm soát ngăn ngừa hành vi trục lợi

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở VH-TT&DL chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm quy định tại các chỉ thị, nghị định của...

Tết Nguyên tiêu thời nhà Nguyễn

Năm Minh Mệnh năm thứ 16 (1835), vua dụ Nội các rằng: “Năm nay, nhờ trời thương, Nam Bắc hai kỳ đều làm xong công cuộc lớn, giặc cướp đã dẹp yên, mùa màng thuận, năm được mùa, ta...

Đại Lộc tổ chức đêm thơ Nguyên tiêu “Tổ quốc bay lên”

Nhân Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23, tối ngày 10/2, Trung tâm VH-TT&TT-TH huyện Đại Lộc đã tổ chức đêm thơ Nguyên tiêu với chủ đề “Tổ quốc bay lên”. Sự kiện thu hút đông đảo văn nghệ sĩ, người yêu thơ trong và ngoài huyện tham dự.Chương trình đêm thơ gồm nhiều tiết mục đặc sắc như hát, diễn ngâm, đọc thơ và giao lưu giữa các văn nghệ sĩ với người yêu thơ. Đây là dịp...

Quảng Nam: Đặcsắc lễ hội Bà Chiêm Sơn

Trong hai ngày 8 và 9/2, tức ngày 11, 12 tháng Giêng Âm lịch, tại làng Chiêm Sơn, xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên đã diễn ra sôi nổi lễ hội truyền thống Bà Chiêm Sơn.Năm nay, lễ hội Bà Chiêm Sơn được tổ chức với 2 phần lễ và phần hội, riêng về phần lễ tổ chức theo nghi thức truyền thống.Lễ vật cúng tế do dân làng sắm sửa gồm cơm, thịt heo và trái cây, ngoài...

Giỗ tổ làng đúc đồng Phước Kiều

Nghệ nhân Dương Ngọc Tiển - Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ thương mại Đồng Phước Kiều chia sẻ, những sản phẩm của làng đã phần nào góp phần vào không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên."Có...

Quảng Nam quyết tâm giành 3 điểm trong ngày trở lại SVĐ Tam Kỳ

Sau gần hai năm phải thuê SVĐ Hòa Xuân (Đà Nẵng) làm sân nhà, CLB Bóng đá Quảng Nam chính thức trở lại thi đấu tại SVĐ Tam Kỳ từ vòng 12 V-League 2024-2025, khi tiếp đón CLB Bình Dương vào chiều nay (9/2). Đây được xem là động lực để đội bóng xứ Quảng cải thiện thành tích trong giai đoạn còn lại của mùa giải.Hiện tại, sau 10 trận đấu, Quảng Nam mới có 11 điểm, tạm...

Gần 150 vận động viên tham gia Giải chạy bộ thiện nguyện phường An Mỹ

Sáng ngày 9/2, tại TP Tam Kỳ, Đoàn phường An Mỹ phối hợp với Trường THPT Hà Huy Tập tổ chức Giải chạy bộ thiện nguyện nhằm gây quỹ hỗ trợ học sinh nghèo. Sự kiện thu hút gần 150 vận động viên là giáo viên, học sinh, đoàn viên thanh niên và người dân tham gia.Trước khi xuất phát, lễ khai mạc đã được tổ chức trang trọng tại bờ hồ Nguyễn Du. Các vận động viên tranh...

Sôi động Ngày hội làng nghề truyền thống Kim Bồng

Chiều tối 8/2, tại Trung tâm làng nghề Kim Bồng (xã Cẩm Kim, TP. Hội An), UBND xã Cẩm Kim tổ chức Ngày hội làng nghề truyền thống Kim Bồng với nhiều hoạt động hấp dẫn, thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia trải nghiệm.Năm nay, ngày hội diễn ra với nghi thức “phạt mộc”, chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc cùng nhiều trò chơi dân gian thú vị. Điểm nhấn...

Nghề chiếu cói Kim Bồng đón bằng công nhận nghề truyền thống tỉnh Quảng Nam

Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 17 nghề truyền thống, 8 làng nghề và 20 làng nghề truyền thống được công nhận. ...

Khách quốc tế hào hứng dệt chiếu, đan thúng tại hội làng Kim Bồng

Theo ông Huỳnh Ngọc Hùng - Chủ tịch UBND xã Cẩm Kim, lễ hội vừa là dịp ghi ơn công đức các bậc tổ nghề, vừa giữ gìn và phát huy giá trị làng nghề đặc sắc, làng quê...

Tin nổi bật

Tin mới nhất