Powered by Techcity

Tư duy làng nghề thời hội nhập


st.jpg
Thợ ở làng nghề truyền thống Kim Bồng xã Cẩm Kim TPHội An Ảnh TTVHHA

Nhưng trên hết và trước hết, hoạt động của làng nghề là hoạt động kinh tế. Mà quy luật kinh tế thì không phụ thuộc ý muốn chủ quan của con người.

Trăm năm dâu bể

Tuổi nhỏ của tôi đã quen thuộc với thanh âm rộn rã trên khúc sông quê sau những buổi chiều tà. Mỗi ngày, khi mặt trời vừa khuất núi, cũng là lúc một quãng sông bình yên trở nên sôi động lạ thường.

Hàng chục, có khi cả trăm người làng cùng đổ ra bến sông, lỉnh kỉnh công cụ hành nghề thô sơ như: nơm, lờ, đó, ục ục, nhũi, rớ, rập… (các công cụ đánh bắt tôm cá). Tiếng nói, tiếng cười và đủ loại âm thanh va đập từ các công cụ làm nghề xuống mặt nước rộn vang cả một đoạn sông.

Làng nghề đan tre Xóm Bàu (xã Duy Thành, Duy Xuyên) hồi đó nổi tiếng cả vùng. Hầu như già, trẻ, gái, trai đều tham gia các công đoạn sản xuất sản phẩm của làng nghề.

Đủ loại: từ dụng cụ phục vụ sinh hoạt gia đình hằng ngày đến công cụ lao động sản xuất, đánh bắt tôm cá đều từ cây tre; và hàng trăm loại sản phẩm của làng tỏa đi khắp nẻo.

cum-5 (1)
Nhà nước cần có nhiều hơn các chính sách thúc đẩy du lịch xanh phát triển bền vững nhất là tại các làng quê làng nghề miền núi

Công cuộc xây dựng nông thôn mới và quá trình hội nhập, phát triển kinh tế ngày càng sôi động diễn ra song hành với sự suy thoái, lụi tàn của làng nghề đan tre ở Xóm Bàu. Làng tôi và nhiều làng quê khác, những hàng tre dần thưa thớt.

Các cụ già tỏ ra tiếc nuối, muốn giữ lại nơi vườn nhà vài bụi tre, để khi chết có cái lạt “bó quan”, cuối cùng cũng không giữ nổi. Theo thời gian, “quan” đã không còn cần lạt tre để bó, cũng như trẻ thơ đã không còn cần những chiếc nôi tre…

Đầu năm 1990, tôi có chuyến thực tập tốt nghiệp tại làng mộc mỹ nghệ Kim Bồng (Hội An). Mới bắt đầu công cuộc đổi mới ít năm, nhưng những lão nghệ nhân của làng đã bày tỏ lo âu vì sự thiếu vắng của lớp kế nghiệp của một làng nghề đã nổi tiếng hàng mấy trăm năm.

“Bây giờ bọn trẻ có nhiều việc để làm, sẽ đến lúc không còn ai theo nghề của cha ông nữa”- một lão nghệ nhân ngậm ngùi.

Chiếu cói Duy Vinh; mộc Văn Hà; đan tre Xóm Bàu, Tam Vinh; ươm tơ dệt lụa Duy Trinh;… và bao làng nghề truyền thống nổi tiếng khác khắp xứ Quảng đã lụi tàn, biến mất, hoặc đang dần thoi thóp?

cum-5 (1)q
Nhà nước cần có nhiều hơn các chính sách thúc đẩy du lịch xanh phát triển bền vững nhất là tại các làng quê làng nghề miền núi

Giữ “lửa” và phát triển làng nghề

Sự đa dạng trong quá trình hình thành nguồn gốc cư dân cùng những bước tiến kinh tế, công nghệ, văn hóa, giao lưu, hội nhập đã giúp xứ Quảng nổi danh là “đất trăm nghề”. Đó là niềm tự hào, là vốn văn hóa và hành trang vật chất quan trọng để Quảng Nam tiếp tục tiến bước trên hành trình công nghiệp hóa và hội nhập.

Đã có nhiều đề án, dự án và rất nhiều nỗ lực của các cấp, ngành, địa phương cùng với người dân nhằm khôi phục, duy trì và phát triển các làng nghề.

Nhưng trước hết, và trên hết là sự ra đời, tồn tại, phát triển hay diệt vong của sản phẩm làng nghề, nghề thủ công luôn gắn liền với bước chuyển của đời sống kinh tế – xã hội và văn minh nhân loại. Hội nhập, giao lưu quốc tế càng mở rộng, cơ hội và thách thức đối với mỗi làng nghề càng nhiều hơn.

san-pham-tu-mo-cau.jpg
Các sản phẩm làm từ mo cau ở làng Lộc Yên Tiên Phước

Nhà trưng bày, giới thiệu sản phẩm làng nghề truyền thống đúc đồng Điện Phương và nhiều “nhà” tương tự ở các làng nghề khác trong tỉnh từ vài chục năm trước, mỗi cái tiêu tốn hàng trăm triệu đồng, bao năm nay trở nên vắng vẻ.

Nhiều máy móc, thiết bị hỗ trợ sản xuất được đầu tư ở làng chiếu cói Duy Vinh, dệt Nam Phước không còn hữu dụng. Chưa kể, có thêm nhiều hình thức hỗ trợ khác nhằm khôi phục, phát triển làng nghề truyền thống ở các địa phương nhưng cũng không cứu nổi sự tồn tại của nhiều làng nghề.

Gần đây, nhiều ý kiến tiếp tục kêu gọi hỗ trợ các làng nghề về vốn vay ưu đãi, đăng ký nhãn hiệu, quảng cáo sản phẩm, nhất là đầu tư thiết bị đổi mới công nghệ để gia tăng năng lực sản xuất và cạnh tranh trên thị trường.

Lý do là các chủ thể sản xuất của làng nghề (hợp tác xã, hộ sản xuất) đều là doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, nên rất cần được hỗ trợ nhiều. Liệu có đúng và cần thiết với tất cả làng nghề?

Câu trả lời có lẽ nên bắt đầu từ những tín hiệu của thị trường và các giá trị văn hóa ẩn chứa trong mỗi sản phẩm của làng nghề, nghề truyền thống. Về cơ bản, sự tồn tại và phát triển của mỗi làng nghề là khác nhau. Nó phụ thuộc những yếu tố đầu vào riêng có của mỗi làng nghề (nguyên liệu sản xuất, trình độ tay nghề, bản sắc văn hóa).

Đặc biệt, đầu ra sản phẩm của đa số làng nghề thủ công truyền thống là những thị trường ngách, không phải phục vụ đại trà như hàng công nghiệp. Bởi vậy, không phải tất cả làng nghề đều cần thiết đầu tư với những cách giống nhau.

Cũng không nên gắng gượng đổ vốn vào các làng nghề mà sản phẩm đã không còn lý do nào để tồn tại trên thương trường. Càng không cần thiết những dự án đầu tư hỗ trợ làng nghề một cách nóng vội, hời hợt, chủ quan, đo may “đồng phục” cho các làng nghề.

Vĩ thanh…

Cuối năm rồi, dạo qua hội chợ xuân tại Trung tâm Văn hóa tỉnh, tôi tình cờ gặp được một hậu nhân của làng mộc Kim Bồng. Một bạn trẻ trình làng bằng những sản phẩm gỗ nghệ thuật điêu khắc độc đáo, hoàn toàn thủ công. “Em vẫn theo nghề mộc của cha ông, nhưng hàng của em là độc bản, kén khách. Tuy vậy, vẫn có đầu ra”- bạn trẻ tự hào.

hoa-mo-cau.jpg
Các sản phẩm làm từ mo cau ở làng Lộc Yên Tiên Phước

Nghề đan tre ở nhiều làng quê xứ Quảng hoặc đã lụi tàn, hoặc đang èo uột, nhưng nhiều thợ tre ở làng quê Cẩm Thanh (Hội An) vẫn đang sống khỏe với những sản phẩm mỹ nghệ từ cây tre, hay các công trình khách sạn, nhà hàng mọc lên ngày càng nhiều ở Hội An, Đà Nẵng,…

Ngược lên làng cổ Lộc Yên (Tiên Phước), gần đây xuất hiện một làng nghề thủ công hoàn toàn mới lạ – nghề sản xuất các sản phẩm dân dụng từ… mo cau!

Nhớ lại cách đây hơn mười năm, tôi có dịp tham quan một xưởng sản xuất sản phẩm lụa tơ tằm truyền thống ở Hàng Châu (Trung Quốc).

Chỉ là một cơ sở nhỏ, vài chục người làm nghề, nhưng điều bất ngờ là câu chuyện về sự ra đời, lịch sử phát triển và các công đoạn làm ra sản phẩm được tái hiện vô cùng sinh động, cuốn hút qua nhiều hình ảnh trực quan nơi đây.

Đến nỗi, mỗi du khách trong đoàn, trước khi rời đi đều có trong tay vài thứ, dẫu biết rằng rất đắt đỏ so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường ra đời từ các nhà máy công nghiệp.

Và trong thời đại của công nghệ điện tử, công nghệ số, ở xứ sở đồng hồ Thụy Sĩ, những người thợ thủ công vẫn miệt mài, tỉ mỉ chế tác những chiếc đồng hồ có giá bán lên đến hàng chục ngàn đô la.
Một cách nào đó, làng nghề truyền thống và nghề thủ công luôn có lối đi riêng….

Vấn đề là cách thức chúng ta tiếp cận, thúc đẩy và thậm chí không cần níu kéo.



Nguồn: https://baoquangnam.vn/tu-duy-lang-nghe-thoi-hoi-nhap-3141108.html

Cùng chủ đề

Lan tỏa văn hóa vùng cao sơn ngọc quế

“Chương trình biểu diễn của đoàn Bắc Trà My hài hòa, quảng bá được trang phục, cồng chiêng của người Co, Ca Dong, góp phần vào thành công của hoạt động kỷ niệm” - bà Lập ghi nhận.Khép lại...

Làng nghề truyền thống ở Hội An tiếp cận số hóa

Bà Nguyễn Thị Xuân Vui – Phó Trưởng phòng Kinh tế TP.Hội An thông tin, đơn vị thường xuyên tư vấn, hướng dẫn các cơ sở ngành nghề nông thôn nói chung và các cơ sở nghề, làng nghề...

Giữ hồn di sản, những chuyện rời…

Hãy nhìn các lễ hội văn hóa, đó là giá trị văn hóa phi vật thể được vẽ lại hình hài trong không gian hẹp, hiện hình dưới con mắt hiện đại với sự hỗ trợ của sáng tạo...

Quảng Nam gắn kết sản phẩm OCOP với du lịch

Bà Lưu Thị Thu - Giám đốc Công ty TNHH SXTM Quý Thu (Quế Sơn) chia sẻ, phần lớn sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ thông qua các hoạt động du lịch.Đến nay, bánh dừa nướng Quý...

Rừng, nước, gió, đá, lửa…

<!]> Nguồn: https://baoquangnam.vn/rung-nuoc-gio-da-lua-3142401.html

Cùng tác giả

GDP Việt Nam năm 2024 tăng 7,09%

Theo số liệu công bố sáng 6/1 của Tổng cục Thống kê, GDP quý IV/2024 tăng 7,55% so với cùng kỳ năm trước đó.Như vậy, GDP 2024 tăng 7,09% so với năm 2023. Mức này chỉ thấp hơn tốc độ tăng các năm 2018, 2019 và 2022 trong 15 năm qua, cho thấy kinh tế phục hồi rõ nét.Tăng trưởng kinh tế vượt 7% của Việt Nam là điểm sáng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn khó...

‏Du lịch Đà Nẵng kỳ vọng thu hút gần 12 triệu lượt khách năm 2025‏

Tổng lượt khách do cơ sở lưu trú Đà Nẵng phục vụ năm 2024 ước đạt 10,9 triệu lượt, tăng 32,4% so với năm 2023. Trong đó, khách quốc tế đạt hơn 4,1 triệu lượt (tăng hơn 35%); khách...

OCOP 3 sao với bún gạo lứt khô Lợi Phát

Tuy làm bún gạo lứt tốn gấp hai thời gian thành phẩm bún gạo trắng, nhưng giá cả hai loại này chênh lệch gấp đôi. “Làm mấy chục ký gạo lứt thì bằng thời gian làm 1 tạ gạo...

Xây dựng đề án tổng thể phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm

Cù Lao Chàm là một cụm đảo cách bờ biển Cửa Đại, Hội An khoảng 15km, gồm 7 hòn đảo với cảnh quan độc đáo và sự đa dạng sinh học vô cùng nổi bật. Năm 2005, Cù Lao...

18 du khách đến từ Italia “xông đất” Đô thị cổ Hội An

.tdi_69{vertical-align:baseline}.tdi_69>.wpb_wrapper,.tdi_69>.wpb_wrapper>.tdc-elements{display:block}.tdi_69>.wpb_wrapper>.tdc-elements{width:100%}.tdi_69>.wpb_wrapper>.vc_row_inner{width:auto}.tdi_69>.wpb_wrapper{width:auto;height:auto}.tdi_69{padding-bottom:30px!important} .tdi_70{margin-top:0px!important;margin-bottom:0px!important;padding-bottom:0px!important} .tdb_single_content{margin-bottom:0;*zoom:1}.tdb_single_content:before,.tdb_single_content:after{display:table;content:'';line-height:0}.tdb_single_content:after{clear:both}.tdb_single_content .tdb-block-inner>*:not(.wp-block-quote):not(.alignwide):not(.alignfull.wp-block-cover.has-parallax):not(.td-a-ad){margin-left:auto;margin-right:auto}.tdb_single_content a{pointer-events:auto}.tdb_single_content .td-spot-id-top_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Top Ad'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad0 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 1'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad1 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 2'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad2 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 3'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-bottom_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Bottom Ad'!important}.tdb_single_content .id_top_ad,.tdb_single_content .id_bottom_ad{clear:both;margin-bottom:21px;text-align:center}.tdb_single_content .id_top_ad img,.tdb_single_content .id_bottom_ad img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_top_ad .adsbygoogle,.tdb_single_content .id_bottom_ad .adsbygoogle{position:relative}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{margin-bottom:15px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{text-align:center}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-right:auto;margin-left:auto}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left{float:left;margin-top:9px;margin-right:21px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right{float:right;margin-top:6px;margin-left:21px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title{width:300px;height:250px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title:before{position:absolute;top:50%;-webkit-transform:translateY(-50%);transform:translateY(-50%);margin:auto;display:table;width:100%}.tdb_single_content .tdb-block-inner.td-fix-index{word-break:break-word}.tdi_70 .tdb-block-inner{max-width:100%;margin-left:auto;margin-right:auto}.tdi_70,.tdi_70>p,.tdi_70 .tdb-block-inner>p{font-family:Noto Sans!important;font-size:15px!important;line-height:1.6!important;font-weight:400!important}.tdi_70 h1{font-family:Noto Sans!important;font-size:32px!important;line-height:1.2!important;font-weight:700!important}.tdi_70 h2{font-family:Noto Sans!important;font-size:24px!important;line-height:1.2!important;font-weight:600!important}.tdi_70 h3:not(.tds-locker-title){font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 h4{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 h5{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 h6{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 li{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 .tdb-block-inner blockquote p{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 .wp-caption-text,.tdi_70 figcaption{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70...

Cùng chuyên mục

Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam thăm Khu đền tháp Mỹ Sơn

Sáng 03/1/2025, Ngài Sandeep Arya – Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam và phu nhân đến thăm và làm việc tại Khu đền tháp Mỹ Sơn. Lãnh đạo Ban Quản lý Di sản Văn hoá Mỹ Sơn gửi lời chúc tốt đẹp đến Ngài Đại sứ cùng phu nhân, đánh giá cao sự quan tâm của Ngài Đại sứ dành cho di sản Mỹ Sơn; thể hiện qua việc tích cực thúc...

Thành lập hội đồng cấp tỉnh xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn...

Theo quyết định, hội đồng này gồm 9 người trong đó Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phan Thái Bình làm Chủ tịch hội đồng và Giám đốc Sở VH-TT&DL Nguyễn Thanh Hồng làm Phó Chủ tịch hội...

vừa mới được công nhận

Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg công nhận 33 Bảo vật Quốc gia (đợt 13, năm 2024). Theo đó, Quảng Nam có 04 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận Bảo vật Quốc gia gồm: Bộ sưu tập trang sức vàng ở khu mộ táng Lai Nghi, Hạt mã não hình con chim nước và con hổ Lai Nghi, Trống đồng Hoàng Long và Thạp đồng Hoàng Long.Đại diện Hội đồng thẩm định...

Quảng Nam có thêm 4 bảo vật quốc gia

Bộ sưu tập trang sức vàng và hiện vật mã não hình động vật ở khu mộ táng Lai Nghi do Bảo tàng Quảng Nam lưu giữ và lựa chọn xây dựng hồ sơ là các hiện vật phát...

Hấp lực từ bảo vật văn hóa Champa

Năm 2019, nhân kỷ niệm 100 năm mở cửa, Bảo tàng Điêu khắc Chăm đã có báo cáo sơ bộ về lượng khách tham quan kể từ năm 1936 cho đến năm 2018. Trong đó, giai đoạn từ 2005...

Chuyện vụn quanh di tích

Và tôi thì có một ngày đáng nhớ!Hôm nay tôi và người bạn đến từ Canada đứng nép trong lòng tháp B1- đền thờ chính. Tôi không làm công việc thuyết minh nên lặng nhìn hai vị khách Ấn...

Những bản phả ký đặc biệt ở Tam Kỳ xưa

Mặt trước tấm bia này khắc 24 dòng đứng gồm khoảng 600 đơn vị chữ Nho nhiều kích cỡ khác nhau. Ở vị trí trán bia khắc một dòng ngang chữ lớn “Trần Đại lang tự sở xuất” (tạm...

Phả hệ làng, chuyện của đời người…

Theo đó, từ 4 bản Bắc địa tấu từ mà ông Phụng sưu tầm, đối chiếu và lý giải, cho thấy làng Ngũ Giáp ngày nay chính là Phong Niên xã, mang ý nghĩa của năm được mùa. Ông...

Thành cổ Quảng Nam qua Di sản Mộc bản Triều Nguyễn

Đến năm Bính Dần (1866), Phạm Phú Thứ, một người con của quê hương Quảng Nam đã tâu lên vua Tự Đức rằng, tỉnh Quảng Nam mất mùa mấy năm luôn, có người nói “vì cớ tỉnh thành ở...

Sôi động đêm nhạc hội đếm ngược đón giao thừa 2024 tại Quảng trường 24/3

Sự kiện âm nhạc và countdown (đếm ngược) đón giao thừa hoành tráng diễn ra từ 21h ngày 31/12/2024 đến 0h30 ngày 1/1/2025 với rực rỡ ánh sáng và âm thanh chất lượng cao. Đông đảo người dân đứng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất