Powered by Techcity

Từ địa văn hóa, nghĩ về Sa Huỳnh


453-202410141624542.jpg
Chum gốm được Bảo tàng Quảng Nam phát hiện ở địa điểm thăm dò Thổ Chùa năm 2024

Trong quá trình khảo sát các di tích, địa điểm khảo cổ ở Quảng Nam, chúng tôi đã sử dụng phương pháp khảo sát thực địa kết hợp sử dụng phần mềm định vị GPS/GIS để thu thập dữ liệu thực địa.

Quy luật phân bố di tích

Theo quy luật đó, khi điều tra, khảo sát, kiểm tra các vị trí khúc cua dọc theo nhánh sông chính và các chi lưu ở khu vực miền núi Quảng Nam, chúng tôi đã phát hiện được nhiều di tích văn hóa Sa Huỳnh mới.

Tại huyện Bắc Trà My, trước đây, trong đợt khảo sát năm 2001 của đoàn khảo cổ do GS. Mariko Yamagata, Bùi Chí Hoàng và các nhà khảo cổ khác đã phát hiện 2 địa điểm văn hóa Sa Huỳnh ở ngầm sông Trường là tổ Trấn Dương và tổ Mậu Long.

Tại đây, khi quan sát một khu vực sạt lở, các nhà khảo cổ học đã phát hiện một đáy chum, trong đó có 1 con dao sắt và một số mảnh gốm văn hóa Sa Huỳnh. Vùng phân bố di tích dọc theo ngầm sông Trường có chiều dài chừng 100m.

Trong đợt khảo sát năm 2024, chúng tôi phát hiện thêm 2 địa điểm có dấu tích của văn hóa Sa Huỳnh. Tại một gò đất cao, khá bằng phẳng, trải dài khoảng 500m, bên sông Trường, tên là Bãi Dài, thuộc thôn Long Sơn, Trà Sơn, Bắc Trà My, người dân cho biết, trước đây khi làm đất trồng hoa màu, họ phát hiện rất nhiều chum nồi, mảnh vỡ nổi dày.

Sau các đợt lũ rút, tại khu vực này cũng có rất nhiều chum gốm lớn bị vỡ, phát lộ trên bề mặt gò. Tuy nhiên, do không rõ về giá trị của những mộ chum này nên họ cũng không đào xới. Tại phần đất còn lại đang trồng hoa màu, chúng tôi vẫn tìm thấy nhiều mảnh gốm Sa Huỳnh vỡ nhỏ.

Địa điểm thứ 2 nằm hai bên khu vực cầu Nước Oa đoạn bắc qua sông Trường. Ở những khu đất bằng phẳng được sử dụng để trồng các loại hoa màu, chúng tôi đã phát hiện một số mảnh đồ đựng gốm Sa Huỳnh.

Thêm những phát hiện mới

Huyện Phước Sơn trước đây chưa tìm thấy bất kỳ dấu tích địa điểm khảo cổ nào. Tuy nhiên, mới đây, tại một bãi bồi ven sông ở khu vực thôn 2, xã Phước Hiệp, chúng tôi đã phát hiện rất nhiều mảnh đồ đựng gốm Sa Huỳnh.

453-202410141624541.jpg
Địa điểm Bãi Dài một khúc cua ở khu vực sông Trường

Ngoài ra, theo lời kể của bà Hồ Thị Phiên tại khu vực thôn 5, Bà Xá cách đây vài năm, khi đi hái rau dớn, bà phát hiện một chum gốm cao khoảng 1m, bị sạt ngay bên đường mòn trong rừng ở khu đồi ông Chờ. Tuy nhiên, sau đó chum gốm này bị người dân đào mất nên không rõ trong chum có gì.

Xuôi theo dòng sông Trà, trên địa bàn huyện Hiệp Đức trước đây, chúng tôi từng phát hiện trống đồng tại địa điểm khe Lành Anh (nay thuộc xã sông Trà, trước đây thuộc thôn 1B, xã Phước Trà nên thường gọi là trống đồng Phước Trà). Khu vườn này hiện được trồng keo, cũng rất có tiềm năng trong việc khai quật khảo cổ để tìm hiểu thêm về văn hóa Sa Huỳnh ở miền núi Quảng Nam.

Ở đoạn dưới của sông Trà khu vực sông Trường nơi giao giữa sông Trà và sông Tranh, ở các xã Hiệp Hòa, Hiệp Thuận, thị trấn Tân Bình của huyện Hiệp Đức, trong quá trình khảo sát dọc sông đã phát hiện thêm 14 địa điểm mới có dấu tích văn hóa Sa Huỳnh.

Để kiểm chứng thêm, tháng 5, 6/2024, Bảo tàng Quảng Nam đã tiến hành thăm dò khảo cổ địa điểm Thổ Chùa ở xã Hiệp Hòa, huyện Hiệp Đức. Kết quả đào thăm dò 21m2 đã xuất lộ dấu tích của 1 mộ đất, 1 mộ vò và 2 ngôi mộ chum với nhiều đồ tùy táng cùng các dấu vết di chỉ cư trú.

Ở huyện Đông Giang, lần đầu tiên dấu tích văn hóa Sa Huỳnh cũng được ghi nhận ở dải đất bên cạnh một nhánh thượng nguồn sông Vu Gia. Dòng sông ở khu vực này có tên gọi là sông Pa Con, thuộc thôn Chờ Nét, xã A Ting.

Theo người dân địa phương, cách đây khoảng 20 năm, khi canh tác ở một thửa đất bên cạnh sông Pa Con, người dân đã phát hiện một khu vực có rất nhiều chum gốm, trong chum chứa nhiều hạt mã não. Do mã não là đồ trang sức được yêu thích của đồng bào Cơ Tu nên những người dân ở đây đã đào phá rất nhiều chum gốm.

Tiềm năng cho nghiên cứu mới

Cho đến nay, hầu hết địa điểm văn hóa Sa Huỳnh ở thượng nguồn sông Thu Bồn và các nhánh sông Vu Gia chưa được khai quật, nghiên cứu khảo cổ một cách đầy đủ và toàn diện.

453-202410141624543.jpg
Bản đồ phân bố các di tích địa điểm văn hóa Sa Huỳnh trên đất Quảng Nam

Tuy nhiên, các dấu vết văn hóa Sa Huỳnh đã phát hiện cho thấy mật độ phân bố địa điểm của văn hóa Sa Huỳnh ở miền núi Quảng Nam khá đậm đặc, tập trung vào các gò đất, bãi đất bằng phẳng dọc hai bờ sông.

Phổ biến ở các địa điểm này, người dân phát hiện các loại chum lớn hình trụ, trong chum có nhiều đồ đồng, đồ sắt và các loại đồ trang sức đá mã não, thủy tinh, đất nung…

Kết quả nghiên cứu này vừa góp phần bổ sung những nhận thức mới cho văn hóa Sa Huỳnh, đồng thời phản ánh một phần về tư duy, quan niệm của cư dân cổ trong việc lựa chọn khu vực cư trú và chôn các khu mộ táng.

Có thể họ dùng khúc cua các dòng chảy sông như một cách đánh dấu cho vị trí chôn cất của các khu mộ táng. Ở lưu vực các dòng sông với những thuận lợi điều kiện địa lý tự nhiên đã thu hút quá trình tụ cư, sinh sống của các lớp cư dân cổ.

Phát hiện về quy luật phân bố cũng như những địa điểm khảo cổ mới này sẽ góp phần quan trọng trong việc nghiên cứu văn hóa Sa Huỳnh trong tương lai ở Quảng Nam nói riêng và dải đất miền Trung Việt Nam nói chung.



Nguồn: https://baoquangnam.vn/tu-dia-van-hoa-nghi-ve-sa-huynh-3143358.html

Cùng chủ đề

Quảng Nam giải ngân 54% nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia

Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có 5 chỉ tiêu vượt kế hoạch gồm hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 3.707 hộ, giảm tỷ...

Bộ GD-ĐT trả lời cử tri Quảng Nam về tinh giản biên chế ngành giáo dục

Theo kiến nghị của cử tri, việc thực hiện tinh giản biên chế theo yêu cầu chung gặp nhiều khó khăn đối với ngành giáo dục, vì đặc điểm nghề nghiệp của nhà giáo là dạy học và giáo...

Kiến nghị bổ sung thêm một lớp bê tông nhựa dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 14E

Theo UBND tỉnh Quảng Nam, dự án cải tạo, nâng cấp QL14E (đoạn km15+270 - km89+700) đã được Bộ GTVT phê duyệt tại Quyết định số 1070, ngày 4/8/2022 và Cục Đường bộ Việt Nam (chủ đầu tư) phê...

Quảng Nam rà soát, phân loại nhà, đất là tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở

Việc quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở giao cho tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương quản lý, khai...

Cùng tác giả

Liên đoàn Lao động huyện Tây Giang giới thiệu 55 đoàn viên ưu tú kết nạp Đảng

Dịp này, LĐLĐ Quảng Nam tặng bằng khen 3 tập thể và 1 cá nhân; UBND huyện Tây Giang tặng giấy khen 4 tập thể và 4 cá nhân; LĐLĐ huyện tặng giấy khen 3 tập thể và 12...

Quảng Nam giải ngân 54% nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia

Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có 5 chỉ tiêu vượt kế hoạch gồm hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 3.707 hộ, giảm tỷ...

Đảng bộ huyện Nam Giang kết nạp 114 đảng viên mới năm 2024

Huyện ủy Nam Giang hoàn thành biên soạn, tái xuất bản tập sách “Những sự kiện lịch sử huyện Giằng (1885 - 1975); phát hành tập san “Đảng bộ huyện Nam Giang 75 năm vững bước đi lên”; sưu...

Hội An tạm dừng bán vé tham quan phố cổ và làng nghề dịp Tết Nguyên đán

Cạnh đó cũng tạm dừng hoạt động hướng dẫn tham quan tại khu phố cổ, các làng nghề, Rừng dừa Bảy Mẫu - Cẩm Thanh, Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An trong...

Quảng Nam công bố Quyết định thành lập Ủy ban MTTQ Việt Nam lâm thời huyện Quế Sơn

Chiều ngày 08/1/2025, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Nam công bố Quyết định thành lập Ủy ban MTTQ Việt Nam lâm thời huyện Quế Sơn trên cơ sở sáp nhập Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Nông Sơn vào Ủy ban MTTQ Việt Nam Quế Sơn.Ủy ban MTTQ Việt Nam lâm thời huyện Quế Sơn gồm 102 ủy viên, ông Phạm Đình Bảy được chỉ định giữ chức Chủ tịch, ông Đỗ Đình Hà, ông Thái Văn...

Cùng chuyên mục

Những bảo vật từ một ngôi đền

Mukhalinga là Linga 3 phần, từ phần tròn có khuôn mặt tượng thần Shiva nhô ra. Hiện vật được các nhà nghiên cứu cho là kiệt tác, thể hiện đầy đủ những chuẩn mực về hình dáng và ý...

Hai bộ gia phả quý

Ông được Hồ Quý Ly cử vào Nam năm 1402 làm Chánh Đô vũ sứ phủ Thăng Hoa, lo việc vỗ an người Chiêm, di dân người Việt đến định cư trên vùng đất mới.Ông mất năm 1409, táng...

Tìm cội nguồn từ trang gia phả…

Ông Phan Văn Phúc, đại diện tộc Phan ở Đà Nẵng, có nguồn gốc từ Quảng Trị nhìn nhận, câu chuyện của tộc Phạm ở Đại Lộc, cũng là vấn đề “đau đầu” với dòng họ ông.Mặc dù tộc...

Hội An tổ chức hội thi “Cây nêu ngày tết” xuân Ất Tỵ

Đối tượng tham gia là các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp, trường học, nhà văn hóa thôn/khối phố, điểm di tích trên địa bàn thành phố; đặc biệt là các đơn vị có trụ sở nằm...

Thúc đẩy công nghiệp văn hóa, cơ hội nào cho Quảng Nam?

Bà Thân Thị Thu Huyền - Giám đốc điều hành “Đảo Ký ức Hội An” cho rằng, Quảng Nam hội tụ đầy đủ yếu tố để phát triển mạnh du lịch văn hóa đặc thù và xa hơn là...

Tam Kỳ tổ chức 4 giải chạy Marathon trong giai đoạn 2025-2027

Theo thỏa thuận ký kết giữa UBND thành phố Tam Kỳ và Công ty Khám phá không giới hạn Việt Nam, trong giai đoạn 2025-2027, hai bên sẽ phối hợp tổ chức 4 giải chạy Marathon trên địa bàn thành phố nhằm thúc đẩy quảng bá hình ảnh và tiềm năng của thành phố.Cụ thể, năm 2025, Tam Kỳ sẽ tổ chức giải chạy Marathon “Hành trình về đất mẹ” vào tháng 3 chào mừng kỷ niệm 95 năm...

Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam thăm Khu đền tháp Mỹ Sơn

Sáng 03/1/2025, Ngài Sandeep Arya – Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam và phu nhân đến thăm và làm việc tại Khu đền tháp Mỹ Sơn. Lãnh đạo Ban Quản lý Di sản Văn hoá Mỹ Sơn gửi lời chúc tốt đẹp đến Ngài Đại sứ cùng phu nhân, đánh giá cao sự quan tâm của Ngài Đại sứ dành cho di sản Mỹ Sơn; thể hiện qua việc tích cực thúc...

Thành lập hội đồng cấp tỉnh xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn...

Theo quyết định, hội đồng này gồm 9 người trong đó Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phan Thái Bình làm Chủ tịch hội đồng và Giám đốc Sở VH-TT&DL Nguyễn Thanh Hồng làm Phó Chủ tịch hội...

vừa mới được công nhận

Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg công nhận 33 Bảo vật Quốc gia (đợt 13, năm 2024). Theo đó, Quảng Nam có 04 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận Bảo vật Quốc gia gồm: Bộ sưu tập trang sức vàng ở khu mộ táng Lai Nghi, Hạt mã não hình con chim nước và con hổ Lai Nghi, Trống đồng Hoàng Long và Thạp đồng Hoàng Long.Đại diện Hội đồng thẩm định...

Quảng Nam có thêm 4 bảo vật quốc gia

Bộ sưu tập trang sức vàng và hiện vật mã não hình động vật ở khu mộ táng Lai Nghi do Bảo tàng Quảng Nam lưu giữ và lựa chọn xây dựng hồ sơ là các hiện vật phát...

Tin nổi bật

Tin mới nhất