Powered by Techcity

Trường tồn hội lễ dân gian

ba-cho-duoc-9.jpg
Cộ Bà Chợ Được vừa tổ chức thu hút hàng ngàn người dân tham dự Ảnh HỒ QUÂN

Nghi thức dân gian

Lễ tế tại lăng cá Ông (phường Mân Thái, TP. Đà Nẵng) nhiều năm qua được thể chế hóa bằng một hương ước trong lịch sử. Câu chữ trong Hương Lệ viết: “Hiệp toàn dân xã nội” nhằm chỉ một nghi lễ mang tính cộng đồng mà các tầng lớp ngư dân đều tham gia.

Vào ngày 26 tháng Giêng hằng năm, lễ cúng Nghinh Ông ngày nay là lễ hội cầu ngư, trở thành nếp sinh hoạt văn hóa tâm linh của vùng biển Đà Nẵng.

Trong lễ hội, người dân hát bả trạo – một hình thái phi vật thể mang tính nhân văn và nghệ thuật đã được công nhận là di sản văn hóa quốc gia.

Sau lễ cúng cá ông, người dân sử dụng các điệu hò hát dân ca với nội dung kể công ơn của cá ông đã giúp đỡ các ngư phủ vượt qua nhiều thử thách, dông bão để vào bờ bình an.

Vở diễn có nhiều lớp, phỏng theo các làn điệu dân ca và múa hát, mô tả cảnh sóng to gió lớn qua nhiều canh trong đêm, nhờ cá ông dìu vào bờ an toàn…

Hầu như các hội làng đầu xuân của người làng biển với lễ cúng và hát bả trạo, vai trò của quần chúng – ngư dân là vai chính. Từ người chánh tế, các thầy tư lễ đến các trạo tử và cả người xem đều là cư dân sở tại. Năng lực sáng tạo tại chỗ vô cùng xúc động và thu hút…

Sắc thái cộng đồng

Người vùng Đông xứ Quảng vừa mới dự cuộc hội làng lớn nhất đầu xuân tại đây, là lễ hội Cộ Bà Chợ Được. Đây là lễ hội dân gian đã có từ hơn thế kỷ nay, quy tụ hàng ngàn người dân đến cầu lộc cho một năm mới an khang.

ba-cho-duoc-3.jpg
Cộ Bà Chợ Được vừa tổ chức thu hút hàng ngàn người dân tham dự Ảnh HỒ QUÂN

Lễ rước cộ Bà là một hình thức nghệ thuật thông qua các trò diễn xướng dân gian mang tính cộng đồng. Đồng thời chứa nhiều giá trị tâm linh, văn hóa, nghệ thuật, điêu khắc, tạo hình, sân khấu, luật tục, lễ nghi.

“Cộ” có nghĩa là “kiệu”, các nghệ nhân trang trí một bàn cộ để khiêng đi trong buổi lễ. Rước cộ Bà là dùng kiệu để nghinh Bà, nghinh sắc phong của Bà đi quanh chợ và khu vực lân cận.

Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa dân gian địa phương còn gọi chợ Được có nghĩa là “Đắc thị”. Ngoài là một vị thần hiển linh, người dân vùng Đông Thăng Bình từ xưa đã coi Bà là vị sáng lập ra chợ Được, hay còn gọi là chợ Bà – một trong ba chợ lớn nhất ở xứ Quảng từ xưa…

Điều độc đáo nữa ở hội làng, là sự chung lưng của hàng ngàn người dân. Trước ngày diễn ra Lệ Bà, có khi cả tháng, tùy theo chủ đề mỗi năm, người dân các làng trong vùng đã góp tiền của, công sức thực hiện các mô hình xe hoa, diễn tấu cho đêm chính lễ. Nhờ tính cộng đồng ấy, những đêm rước Cộ thường thu hút hàng chục ngàn người dân tham dự.

Hội làng luôn cuốn hút

Điểm lại hai cuộc hội làng tháng Giêng, chính sắc thái văn hóa dân gian của xứ Quảng đã tạo nên tính cộng đồng từ sự tham gia của quần chúng.

Với sự sáng tạo không ngừng nghỉ của người dân, cuộc hội làng vì thế chưa bao giờ thôi cuốn hút. Lễ hội mang trong lòng nó niềm tự hào về làng quê, rộng hơn là quê hương đất nước. Đây chính là điều nuôi sống tâm hồn của cả cộng đồng.

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ nói, những làng không có lễ hội, có thể họ giàu có nhưng chưa chắc đã vững bền. Cả nước có khoảng 7.000 lễ hội, trong đó chủ yếu là hội làng. “Hệ giá trị lễ hội” có nhiều phương diện, nhưng trên hết, lễ hội vẫn mang giá trị cố kết cộng đồng lớn nhất.

Tính chất văn hóa cộng đồng ở xứ Quảng còn có thể tìm thấy trong các lễ hội Cầu Bông ở Trà Quế, lễ hội Mục đồng ở các làng quê khắp Quảng Nam và các lễ tế Kỳ Yên ở các đình làng…

“Cái gì thuộc về nhân dân thường sẽ trường tồn”. Câu nói ấy có lẽ phù hợp với các lễ hội đầu năm mới ở xứ Quảng!

Nguồn

Cùng chủ đề

Muôn nẻo du xuân

“Đặc biệt, khách lưu trú tại các cơ sở lưu trú du lịch khu vực trung tâm TP.Hội An dịp Tết Ất Tỵ rất đông, công suất sử dụng phòng các khách sạn hạng 4 - 5 sao ước...

Đi tìm lễ hội đặc trưng cho du lịch Quảng Nam

Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phan Thái Bình, để Quảng Nam tổ chức được một lễ hội mang tính thường niên và tạo ấn tượng sâu sắc với du khách, rất cần có sự giúp đỡ,...

Tựa núi, kết tình anh em…

Các huyện miền núi Quảng Nam đều khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng. Sự không đồng nhất về đặc điểm tự nhiên tạo nên những khác biệt trong cuộc sống thực tế và trong văn hóa ứng xử....

Âm nhạc của người miền núi

Thế nhưng, trong thời đại ngày nay, xu thế hội nhập cộng với sự phát triển các phương tiện công nghệ thông tin đại chúng, thanh thiếu niên miền núi quay lưng với âm nhạc truyền thống. Những người...

Hơn 12 nghìn lượt khách tham gia Lễ hội ớt A Riêu huyện Đông Giang

Công ty CP Khu du lịch sinh thái Hang Gợp (trực thuộc Tập đoàn FVG) - đơn vị tài trợ lễ hội cho biết, chương trình thu hút hơn 12 nghìn lượt khách đến tham quan, mua sắm, tham...

Cùng tác giả

Quảng Nam chuẩn bị cho Lễ bế mạc Năm Đa dạng sinh học Quốc gia – Quảng Nam 2024

Chiều ngày 10/2, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh Quảng Nam Phan Thái Bình chủ trì buổi làm việc với các sở, ngành, địa phương chuẩn bị tổ chức Lễ bế mạc Năm phục hồi đa dạng sinh học Quốc gia – Quảng Nam 2024.Năm phục hồi đa dạng sinh học Quốc gia được tổ chức tại Quảng Nam là sự kiện môi trường có quy mô tầm quốc gia và quốc tế. Từ tháng 3 đến tháng 11/2024,...

Đến cuối tháng 1, dư nợ cho vay của các ngân hàng thương mại Quảng Nam đạt 117.037 tỷ đồng

Ông Phạm Trọng - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Quảng Nam cho biết, đối với các lĩnh vực cho vay ưu tiên, đến ngày 31/1, cho vay nông nghiệp, nông thôn có dư nợ 33.050 tỷ...

Xử lý 5 trường hợp liên quan đến thiết bị giám sát hành trình

Lực lượng thanh tra cũng đã kiểm tra hoạt động vận tải bằng xe ô tô, dịch vụ hỗ trợ vận tải tại Cảng Hàng không Chu Lai. Kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về...

THACO AUTO đẩy mạnh xuất khẩu xe thương hiệu THACO và quốc tế

Để đạt được các mục tiêu đề ra, THACO AUTO chú trọng đầu tư chuyên sâu cho hoạt động R&D, nghiên cứu các xu hướng sản phẩm mới, nhu cầu của khách hàng và điều kiện hạ tầng giao...

Rà soát, phòng chống lãng phí công trình, tài sản công… trên địa bàn Quảng Nam

Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể thuộc tỉnh và chủ tịch UBND cấp huyện được yêu cầu tiếp tục quán triệt, triển khai nghiêm túc, hiệu quả chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm...

Cùng chuyên mục

Quảng Nam: Đặcsắc lễ hội Bà Chiêm Sơn

Trong hai ngày 8 và 9/2, tức ngày 11, 12 tháng Giêng Âm lịch, tại làng Chiêm Sơn, xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên đã diễn ra sôi nổi lễ hội truyền thống Bà Chiêm Sơn.Năm nay, lễ hội Bà Chiêm Sơn được tổ chức với 2 phần lễ và phần hội, riêng về phần lễ tổ chức theo nghi thức truyền thống.Lễ vật cúng tế do dân làng sắm sửa gồm cơm, thịt heo và trái cây, ngoài...

Giỗ tổ làng đúc đồng Phước Kiều

Nghệ nhân Dương Ngọc Tiển - Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ thương mại Đồng Phước Kiều chia sẻ, những sản phẩm của làng đã phần nào góp phần vào không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên."Có...

Quảng Nam quyết tâm giành 3 điểm trong ngày trở lại SVĐ Tam Kỳ

Sau gần hai năm phải thuê SVĐ Hòa Xuân (Đà Nẵng) làm sân nhà, CLB Bóng đá Quảng Nam chính thức trở lại thi đấu tại SVĐ Tam Kỳ từ vòng 12 V-League 2024-2025, khi tiếp đón CLB Bình Dương vào chiều nay (9/2). Đây được xem là động lực để đội bóng xứ Quảng cải thiện thành tích trong giai đoạn còn lại của mùa giải.Hiện tại, sau 10 trận đấu, Quảng Nam mới có 11 điểm, tạm...

Gần 150 vận động viên tham gia Giải chạy bộ thiện nguyện phường An Mỹ

Sáng ngày 9/2, tại TP Tam Kỳ, Đoàn phường An Mỹ phối hợp với Trường THPT Hà Huy Tập tổ chức Giải chạy bộ thiện nguyện nhằm gây quỹ hỗ trợ học sinh nghèo. Sự kiện thu hút gần 150 vận động viên là giáo viên, học sinh, đoàn viên thanh niên và người dân tham gia.Trước khi xuất phát, lễ khai mạc đã được tổ chức trang trọng tại bờ hồ Nguyễn Du. Các vận động viên tranh...

Sôi động Ngày hội làng nghề truyền thống Kim Bồng

Chiều tối 8/2, tại Trung tâm làng nghề Kim Bồng (xã Cẩm Kim, TP. Hội An), UBND xã Cẩm Kim tổ chức Ngày hội làng nghề truyền thống Kim Bồng với nhiều hoạt động hấp dẫn, thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia trải nghiệm.Năm nay, ngày hội diễn ra với nghi thức “phạt mộc”, chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc cùng nhiều trò chơi dân gian thú vị. Điểm nhấn...

Nghề chiếu cói Kim Bồng đón bằng công nhận nghề truyền thống tỉnh Quảng Nam

Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 17 nghề truyền thống, 8 làng nghề và 20 làng nghề truyền thống được công nhận. ...

Khách quốc tế hào hứng dệt chiếu, đan thúng tại hội làng Kim Bồng

Theo ông Huỳnh Ngọc Hùng - Chủ tịch UBND xã Cẩm Kim, lễ hội vừa là dịp ghi ơn công đức các bậc tổ nghề, vừa giữ gìn và phát huy giá trị làng nghề đặc sắc, làng quê...

Tọa đàm “Thơ Quảng Nam trong dòng chảy thơ Việt đương đại” – Đài Phát Thanh

Nằm trong chuỗi hoạt động của Ngày thơ Việt Nam năm nay, Chi hội Văn học thuộc Hội Văn học – Nghệ thuật Quảng Nam vừa tổ chức tọa đàm với chủ đề “Thơ Quảng Nam trong dòng chảy thơ Việt Nam đương đại”. Chương trình quy tụ nhiều hội viên Chi hội Văn học và người yêu thơ trong tỉnh tham dự.Năm nay, Ngày thơ Việt Nam mang chủ đề “Tổ quốc bay lên”,  được tổ chức đồng...

Sắc màu hội tết Nguyên tiêu

Nguồn: https://baoquangnam.vn/sac-mau-hoi-tet-nguyen-tieu-3148671.html

Tổ chức lễ hội khai sơn làng Nghi Sơn

Nhân dịp tổ chức lễ hội khai sơn năm nay, Chi hội Khuyến học làng Nghi Sơn trao học bổng khuyến học cho 54 học sinh, sinh viên có thành tích xuất sắc năm học 2023 - 2024 và...

Tin nổi bật

Tin mới nhất